Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2011-2012 - Đinh Văn Phấn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2011-2012 - Đinh Văn Phấn

Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.

Bài 5. TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC

I/Mục tiêu :

- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức (ND Ghi nhớ).

- Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ (BT1, mục PII); bước đầu làm quen với từ điển (hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ (BT2, BT3).

II/Đồ dùng dạy – học

GV: Giáo án , sgk , phiếu học tập

HS: Chuẩn bị bài chu đáo

III/Các họt động dạy – học chủ yếu

 

doc 30 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 26/01/2022 Lượt xem 225Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2011-2012 - Đinh Văn Phấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3:
Thứ hai ngày 5/9/2011 
(Khai giảng năm học 2011-2012)
==================================================
Thứ ba ngày 6/9/2011 
BUỔI SÁNG:
Tiết 1: TOÁN.
Bài 10
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
I. Mục tiêu:
- Nhận biết hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
- Biết viết các số đến lớp triệu.
Bài 1, bài 2, bài 3 (cột 2)
II. Đồ dùng dạy-học :
- GV : Giáo án, SGk, kẻ sẵn bảng như SGK trong bảng phụ.
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học.
III. Phương pháp:
Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức :
Cho hát, nhắc nhở học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ : 
Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 1:
Xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé.
213 987 ; 213 897 ; 213 978 ; 213 789
GV nhận xét, chữa bài và ghi điểm cho HS
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài – Ghi bảng.
b. Giới thiệu hàng triệu, chục triệu, trăm triệu, lớp triệu:
- Yêu cầu HS lên bảng viết số một nghìn, một chục nghìn, một trăm nghìn, mười trăm nghìn.
- GV: mười trăm nghìn còn gọi là một triệu, một triệu viết tắt là: 1 000 000.
+ Hướng dẫn HS nhận biết 1 000 000, 
10 000 000 : 100 000 000.
+ Lớp triệu gồm các hàng nào?
+ Yêu cầu HS nhắc lại các hàng theo thứ tự từ bé đến lớn.
c. Thực hành : 
Bài 1: Cho HS đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu dến 10 triệu.
+ Yêu cầu HS đếm thêm 10 triệu từ 10 triệu đến 100 triệu.
GV nhận xét chung.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó tự làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
+Viết số thích hợp vào chỗ chấm : 
M: 1 chục triệu 2 chục triệu
 10 000 000 20 000 000
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
Bài 3: 
- GV Yêu cầu HS viết số rồi trả lời câu hỏi:
- GV yêu cầu HS nhận xét và chữa bài vào vở.
Bài 4(Nếu còn thời gian): 
Yêu cầu HS đọc đầu bài, sau đó GV phát phiếu học tập cho học sinh làm bài theo nhóm
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm từng nhóm HS
4. Củng cố – dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn HS về làm bài tập 4 + (VBT) và chuẩn bị bài sau: “ Triệu và lớp triệu – tiếp theo”
Chuẩn bị đồ dùng, sách vở
1 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu.
 213 987 > 213 978 > 213 798 > 213 789
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS viết lần lượt : 1 000 ; 10 000 ; 100 000 ; 10 000 000
- HS theo dõi và nhắc lại ghi nhớ SGK
+ Lớp triệu gồm các hàng: hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu.
+ HS nhắc lại.
- HS đếm theo yêu cầu:
1 triệu, 2 triệu, 3 triệu, 4 triệu, 5 triệu, 6 triệu, 7 triệu, 8 triệu, 9 triệu, 10 triệu
+ 10 triệu, 20 triệu, 30 triệu, 40 triệu, 50 triệu, 60triệu, 70 triệu, 80 triệu, 90 triệu, 100 triêụ.
- HS chữa bài vào vở.
- HS làm bài vào vở. 
 3 chục triệu 4 chục triệu 5 chục triệu
 30 000 000 40 000 000 50 000 000
6 chục triệu 7 chục triệu 8 chục triệu
60 000 000 70 000 000 80 000 000
9 chục triệu 1 trăm triệu 2 trăm triệu
90 000 000 100 000 000 200 000 000
- HS chữa bài vào vở
- HS đọc số và tự làm bài vào vở + trả lời câu hỏi.
+ Mười lăm nghìn : 15 000
+ Ba trăm năm mươi : 350
+ Sáu trăm : 600
+ Một nghìn ba trăm : 1 300
+ Năm mươi nghìn : 50 000
+ Bảy triệu : 7 000 000
+ Ba mươi sáu triệu : 36 000 000
+ Chín trăm : 900
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS chữa bài vào vở
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
---------------------------------------------------------
Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
Bài 5. TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
I/Mục tiêu :
- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ (BT1, mục PII); bước đầu làm quen với từ điển (hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ (BT2, BT3).
II/Đồ dùng dạy – học 
GV: Giáo án , sgk , phiếu học tập 
HS: Chuẩn bị bài chu đáo 
III/Các họt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. KTBC
- Gọi hs nêu ghi nhớ bài Dấu hai chấm 
Nhận xét .
II.Bài mới
1. Giới thiệu bài(1p)
* Giới thiệu và ghi đầu bài .
2. Nhận xét (15p) 
 - Gọi hs đọc nhận xét .
- Xác định từ đơn từ phức trong đoạn văn .
? Thế nào là từ đơn lấy ví dụ minh hoạ ?
?Thế nào là từ phức lấy VD?
? Tiếng dùng để làm gì ?
?Từ dùng để làm gì ?
* Đặt câu hỏi rút ra ghi nhớ sgk .
Gọi hs đọc lại nhiều lần 
3.Luyện tập 
* Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1(7 p) 
Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu 
- Cho hs làm bài vào vở 
- Gọi hs nêu bài làm của mình 
- Nhận xét chữa bài 
Bài 2(8p)
Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu 
- Cho hs hoạt động nhóm đôi 
- Gọi các nhóm báo cáo .
- Nhận xét chữa bài 
Bài 3(6p)
Bài 3: Gọi hs đọc yêu cầu 
- Cho hs nêu miệng 
- Nhận xét chữa bài 
III.Củng cố –dặn dò(2p)
* Gọi hs nêu lại nội dung bài , ghi nhớ.
 - Nhận xét giờ học
- 2 hs đọc ghi nhớ 
- Nhận xét 
* Ghi đầu bài 
- 3 hs đọc 
- Xác định từ đơn từ phức trong đoạn văn .
+ Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn. 
VD: nhờ, bạn, lại, có, trí, nhiều, năm, liền, Hanh, là
+ Từ gồm nhiều tiếng là từ phức. 
VD: giúp đỡ, học hành, học sinh ...
+ Tiếng dùng để tạo từ, có thể dùng một tiếng để tạo nên một từ đó là từ đơn. Cũng có thể phải dùng hai tiếng trở lên để tạo nên một từ. Đó là từ phức .
+ Từ dùng để biểu thị sự vật, hoạt động, đặc điểm ...(Biểu thị ý nghĩa) Cấu tạo câu.
- Nhiều hs đọc ghi nhớ sgk 
- 2 hs đọc yêu cầu bài tập 
+Làm bài cá nhân : 
+Đáp án: 
- Từ đơn: rất, vừa, lại.
- Từ phức: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang .
- 2 hs đọc 
+ Hoạt động nhóm – báo cáo.
+ đẫm : Áo bố đẫm mồ hôi .
- 2 hs đọc yêu cầu bài tập 
+Làm bài cá nhân : 
+ Nêu miệng 
+ Nhận xét câu của bạn .
- 2 hs nêu lại nội dung bài 
-------------------------------------------------------------
Tiết 3: TẬP ĐỌC.
Bài 5: THƯ THĂM BẠN
I.Mục tiêu 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.
- Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn (trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư).
-Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư.
- Liên hệ về ý thức BVMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống của con người. Để hạn chế lũ lụtcon người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên.
- Luôn yêu thương, thông cảm và sẻ chia với những người gặp khó khăn.
II.Đồ dùng dạy – học 
 - Tranh minh hoạ 
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
I. KTBC(5p)
- Kiểm tra bài học thuộc lòng 
 Truyện cổ nước mình 
- Nhận xét cho điểm 
- Nội dung bài cũ 
II. Bài mới 
1.Giới thiệu (1p
*Giới thiệu và ghi đầu bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:(10p)
- Gọi 1 hs đọc toàn bài 
- Đoạn 1: Từ đầu.......chia buồn với bạn
- Đoạn 2: Còn lại
- Hướng dẫn đọc từ khó 
- Từ ngữ: Xả thân, quyên góp, khắc phục.
- Tổ chức luyện đọc theo nhóm 
- Đọc diễn cảm cả bài.
b) Tìm hiểu bài (10p)
Đoạn 1: 
- Bạn Lương có biết bạn Hồng không ?
- Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? 
*) Lý do bạn Lương viết thư cho Hồng
*Đoạn cuối: 
- Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng?
- Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất biết cách an ủi bạn Hồng. 
- Y/c học sinh đọc phần mở đầu và kết thúc.
- Những dòng mở đầu và kết thúc bài thơ có tác dụng gì?
*) Bạn Lương thăm hỏi, động viên, an ủi bạn Hồng.
- Gọi hs nêu nội dung bài .
c) Đọc diễn cảm: (10p)
-*GV đọc diễn cảm 
* Giọng đọc tình cảm, nhẹ nhàng, chân thành, trầm giọng khi đọc những câu văn nói về sự mất mát, giọng khỏe khoắn khi đọc những câu động viên.
- ( GV chép sẵn trên bảng phụ).
*Chú ý một số câu:
- Mình là Quách Tuấn Lương,/ học sinh lớp 4B,/ Trường Tiểu học Cù Chính Lan,/ thị xã Hòa Bình.//
- Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào về tấm gương dũng cảm của ba/ xả thân cứu người giữa dòng nước lũ.
- Mấy ngày nay,/ ở phường mình và khắp thị xã đang có phong trào quyên góp/ ủng hộ đồng bào khắc phục thiên tai.
III. Củng cố:(1p)
* Liên hệ: Em đã bao giờ làm gì để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn chưa?
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau;
- HSđọc và tìm hiểu câu truyện 
HSghi vở 
- 1 hs đọc 
- Một số HS tiếp nối đọc từng đoạn.
- HS đọc từ khó
- GV yêu cầu HS giải nghĩa các từ chú giải .
- Đọc theo nhóm đôi
- Các nhóm thi đọc .
- 1 hs đọc cả bài 
- Các nhóm HS đọc, trao đổi và thảo luận để trả lời các câu hỏi sgk.
- Lương không biết Hồng, mà biết Hồng khi đọc báo TNTP.
- Lương xúc động khi thấy cảnh ngộ đáng thương của Hồng, muốn viết thư thăm hỏi và chia buồn với bạn 
- HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Hồm nay, đọc báo ... trận lũ lụt vừa rồi. Cũng như Hồng.....thiệt thòi như thế nào?
- Chắc là Hồng tự hào....nước lũ. Mình tin rằng theo gương ba... nỗi đau này.
- HS đọc thầm những dòng mở đầu và kết thúc bức thư.
+ Mở đầu: Nêu rõ thời gian, địa điểm viết thư, lời chào hỏi người nhận thư.
+ Cuối thư: Ghi lời chúc, nhắn nhủ, cảm ơn ... sau đó người viết thư ký tên, ghi họ tên
- 2 hs nêu
*Nội dung: Tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn
-HS nêu cách đọc diễn cảm
-1 vài HS luyện đọc câu
- HS khác nhận xét
- Luyện đọc theo nhóm .
- Thi đọc 
- Hs trả lời 
-----------------------------------------------------------
Tiết 4: LỊCH SỬ.
NƯỚC VĂN LANG.
(Đ/C LUYẾN DẠY)
****************************************
BUỔI CHIỀU.
Tiết 1: ĐẠO ĐỨC.
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (Tiết1)
I. Mục tiêu : 
Học xong bài này, HS có khả năng nhận thức được:
 	 - Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và vượt qua khó khăn.
 	- Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
 	- Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục.
 	- Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
II. Chuẩn bị:
 	-SGK Đạo đức 4.
 	-Các mẫu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
 +Nêu phần ghi nhớ của bài “Trung thực trong học tập”.
 +Kể một mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
 -GV nhận xét, ghi điểm.
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Kể chuyện một học sinh nghèo vượt khó.
 -GV giới thiệu: Trong cuộc sống thường xảy ra những rủi ro, chúng ta cũng có thể rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta có thể làm gì để vượt lên số phận?
 Truyện “Một học  ... i 
2.Nhận xét (15p)
- Gọi hs đọc bài Thư thăm bạn 
? Bạn lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
? Người ta viết thư để làm gì ?
? Để thực hiện mục đích trên một bước thư cần có những nội dung gì ?
?Một bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào ?
- Ghi nhớ 
- Gọi hs đọc 
3.Bài tập .(17p)
*Hướng dẫn hs làm bài tập 
- Gọi hs đọc đề bài 
? Đề bài yêu cầu viết thư cho ai?
?Xác định mục đích viết thư?
?Thư viết cho bạn cần xưng hô như thế nào.
? Cần hỏi thăm bạn những gì.
?Cần hứa hẹn chúc bạn điều gì.
III/Củng cố - dặn dò (3p)
*Gọi hs nêu lại nội dung bài .
- Nhận xét giờ học 
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 hs 
- Chia buồn cùng Hồng vì cha bạn vừa mất .
- Để thăm hỏi thông báo tin tức cho nhau, trao đổi ý kiến, chia vui, chia buồn, bày tỏ ý kiến.
- Nêu lí do và mục đích viết thư 
- Thăm hỏi tình hình của người nhận thư .
- Thông báo tình hình của người viết thư .
- Nêu ý kiến cần trao đổi ...
- Đầu thư ghi điạ điểm, thời gian, lời thưa gửi .
- Cuối thư ghi lời chúc, lời hứa hẹn, kí tên .
* Nhiều hs đọc ghi nhớ .
- 3-4 em đọc đề bài xác định đề bài.
- Viết thư cho một bạn ở trường khác.
- Hỏi thăm kể cho bạn nghe tình hình ở lớp, ở trường em hiện nay.
- Xưng hô bạn, mình, cậu, tớ.
- Hỏi thăm sức khoẻ, học hành, gia đình, sở thích, tình hình học tập ở lớp, hoạt động ở trường.
- Chúc bạn học giỏi.
----------------------------------------------------------------
Tiết 2: TOÁN.
Bài 13: LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu:
- Đọc, viết thành thạo số đến lớp triệu.
- Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
Bài 1: chỉ nêu giá trị chữ số 3 trong mỗi số, bài 2 (a, b), bài 3 (a), bài 4
II- Đồ dùngdạy học
GV:Giáo án , sgk 
HS: Chuẩn bị bài chu đáo 
III- Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.KTBC:4P
- Cho hs đọc viết một số, số có 9 chữ số.
- Nhận xét 
B.Bài mới
* Giới thiệu và ghi đầu bài 
*Hướng dẫn hs làm bài tập 
Bài 1: 10p 
Bài 1 : Gọi hs đọc yêu cầu 
- Cho hs nêu miệng cách đọc số và cách ghi giá trị từng số .
Nhận xét – chữa bài 
Bài 2:10p
Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu 
- Cho hs làm bảng con, viết số.
- Nhận xét, chữa bài 
Bài 3: 8p
Bài 3: Gọi hs đọc yêu cầu 
- Cho hs nêu các cột , các hàng ở bảng số liệu theo nhóm đôi .
- Gọi các nhóm báo cáo 
- Nhận xét 
Bài 4:6p
-Bài 4: Gọi hs đọc yêu cầu 
- Cho hs nêu miệng 
- Nhận xét 
3.Củng cố,dặn dò(2p)
*Gọi hs nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét giờ học 
- Nêu miệng + viết bảng con 
* Ghi đầu bài 
- 2 hs 
35 627 449 :Ba mươi lăm triệu sáu trăm hai mươi bảy nghìn bốn trăm bốn mươi chín .
Giá trị của chữ số 5 và chữ số 3 là :
 5 000 000 ; 30 000 000
- Các số còn lại tương tự 
- 2 hs 
- Viết bảng 
a) 5 760 342 b) 5 706 342
c) 50 076 342 d) 57 634 002
- Nhận xét 
- 2 hs 
- Hoạt động nhóm đôi 
Đáp án: Lào; Cam-pu-chia; Việt Nam; Liên Bang Nga; Hoa Kỳ ; Ấn Độ
- 2 hs 
-Nêu miệng 
Đáp án : 
- Số tiếp sau 900 triệu là 1 000 triệu 
- 5 tỉ , 315 tỉ , 3 000 triệu- 3 tỉ 
- 2 hs 
---------------------------------------------------------------
Tiết 3: TIẾNG ANH
(Đ/C HƯƠNG DẠY)
---------------------------------------------------------------
Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
Bài 6. MỞ RỘNG VỐN TỪ NHÂN HẬU - ĐOÀN KẾT
I- Mục tiêu:
Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Nhân hậu - Đoàn kết (BT2, BT3, BT4); biết cách mở rộng vốn từ có tiếng hiền, tiếng ác (BT1).
-Rèn luyện để sử dụng tốt vốn từ trên .
-Hiểu được ý nghĩa của một số câu thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm.
II- Đồ dùng dạy học 
GV: Giáo án , sgk 
HS: Chuẩn bị bài chu đáo 
III- Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I/KTBC (5p)
- Gọi hs nêu ghi nhớ bài từ đơn – từ phức 
Nhận xét 
II/ Bài mới 
1. Giới thiệu bài (1p).
* Giới thiệu và ghi đầu bài 
2. HD làm bài tập .
Bài 1: (8p)
 Gọi hs đọc yêu cầu 
+ Cho hs làm việc theo nhóm- chia lớp thành 4 nhóm giao nhiệm vụ tìm từ trong từ điển và giải nghĩa từ .
+ Gọi các nhóm báo cáo 
+ Nhận xét chữa bài 
Bài 2 : (7p)
- Gọi hs đọc yêu cầu 
+ Cho hs hoạt động nhóm đôi nêu miệng 
+Nhận xét chữa bài 
Bài 3 : (6p )
- Gọi hs đọc yêu cầu 
+Cho hs nêu miệng 
+ Nhận xét chữa bài 
Bài 4: (6p)
- Gọi hs đọc yêu cầu 
+ Cho tự suy nghĩ và trả lời 
? Muốn biết nghĩa bóng của từ ta dựa vào đâu ?
Câu
Nghĩa đen
Nghĩa bóng
a, Môi hở răng lạnh 
môi, răng là hai bộ phận trong miệng, môi bao bọc che cho răng 
Những người gần gũi ruột thịt phải đùm bọc thương yêu nhau , 1 người yếu thì ảnh hưởng đến người khác .
b, Máu chảy ruột mềm 
Máu chảy thì đau tận trong ruột gan 
Người thân gặp nạn mình thấy đau đớn 
c,Nhường cơm sẻ áo 
Nhường cơm áo cho người khác 
Giúp đỡ san sẻ nhau lúc khó khăn hoạn nạn .
d, Lá lành đùm lá rách 
Lấy lá lành đùm lá rách cho khỏi hở 
Người giàu giúp người nghèo, người nghèo giúp người nghèo hơn .
+Gọi các nhóm báo cáo 
+ Nhận xét chữa bài 
III./ Củng cố dặn dò (3p)
*Gọi hs nêu lại nội dung bài 
 Nhận xét giờ học 
- 2 hs nêu 
- Ghi đầu bài 
- 2hs 
- 4 nhóm thảo luận ghi kết quả vào phiếu .
+hiền dịu (dịu hiền ): hiền hậu và dịu dàng 
+hiền đức : phúc hậu hay thương người .
+hiền lành : hiền lành và ôn hoà .
Từ : hiền tài , hiền triết , hiền nhân có nghĩa là : có đức hạnh và tài năng chứa không phải lành và tốt. 
+ ác độc : độc ác và cay nghiệt 
+ ác độc (độc ác ): ác và thâm hiểm .
ác ôn : kẻ độc ác gây nhiều tội lỗi với người khác.
ác khẩu : hay nói những lời độc ác .
- 2 hs đọc 
- Hoạt động nhóm – nêu miệng :
+
-
Nhân hậu 
nhân ái , hiền hậu, phúc hậu, trung hậu , nhân từ 
tàn ác, hung ác, độc ác, tàn bạo 
Đoàn kết 
cưu mang, che trở, đùm bọc .
bất hoà, lục đục , chia rẽ .
- 2 hs nêu yêu cầu 
+ Nêu miệng 
a, Hiền như đất (bụt)
b, Lành như bụt (đất )
c, Dữ như cọp 
d, Thương nhau như chị em gái .
- Nhận xét 
- 2 hs đọc 
- Muốn biết ... ta dựa vào nghĩa đen của từ .
- 2 hs nêu lại nội dung bài 
------------------------------------------------------------
Tiết 5: AN TOÀN GIAO THÔNG.
Bài 1: 
BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I-Mục tiêu
- HS biết thêm nội dung 12 biển báo hiệu giao thông phổ biến. HS hiểu ý nghĩa tác dụng ,tầm quan trọng của biển báo hiệu giao thông .
- HS nhận biết nội dung của các biển báo ở khu vực gần trường học ,gần nhà hoặc thường gặp .
- Khi đi đường có ý thức tham gia giao thông chú ý đến các biển báo hiệu giao thông
II-Nội dung ATGT
1.Ôn các biển báo hiệu đã học
-Biển báo cấm
-Biển báo nguy hiểm .
-Biển chỉ dẫn .
2. Học các biển báo mới .
-Biển báo cấm
-Biển báo nguy hiểm
-Biển hiệu lệnh
III-Chuẩn bị
- GV: Chuẩn bị biển báo
- HS: Vở + SGK
IV-Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (2’)
- Kiểm tra sự chuẩn bi của học sinh.
2. Bài mới. (28’)
a, Giới thiệu bài.
b, Nội dung.
*Hoạt động 1: Ôn tập và giới thiệu bài mới
a.Mục tiêu : HS hiểu được nội dung của các biển báo hiệu
- HS nhớ lại ý nghĩa của 11 biển báo hiệu đã học
- HS có ý thức thực hiện biển báo hiệu khi qua đường
b.Cách tiến hành .
Để điều khiển người và các phương tiện giao thông đi trên đường người ta đặt các biển báo hiệu giao thông .
- Các em đã từng nhìn thấynhững biển báo nào ? Biển báo đó có ý nghĩa gì ?
- GV nhắc lại ý nghĩa của một số biển báo
*Chơi trò chơi : Chọn 3 nhóm mỗi nhóm 4 em chia cho mỗi em 1 biển báo đã học. Lần lượt 3em nên chọn biển báo đúng với biển báo đã cầm
- GV nhận xét
*Hoạt động 2: Tìm hiểu nội đung biển báo mới
a-Mục tiêu : HS biết thêm 12 biển báo mới trong nội dung đã học
Củng cố nhận thức về đặc điểm của các lại biển báo
b- Cách tiến hành
GV đưa ra : biển số 11a;122
- Em có nhận xét gì về hình dạng màu sắc, hình vẽ của biển ?
- Biển báo này thuộc nhóm biển báo nào ?
- Căn cứ vào hình vẽ trên em cho biết nội dung cấm của biển là gì ?
- GVđưa ra biển: 108;209; 233 nêu hình dáng màu biển, hình vẽ ?
- Căn cứ vào hình vẽ bên trong em biết nội dung biển báo hiệu này là gì ?
- Căn cứ vào hình vẽ bên trong em biết nội dung biển báo hiệu sự nguy hiểm của biển ?
-Với biển báo hiệu 301 (a,b.c.d)thuộc nhóm biển báo hiệu nào ? có nội dung hiệu lệnh gì 
*Hoạt động 3: Trò chơi biển báo 
a. Mục tiêu : Học sinh nhớ được nội dung của 23 biển báo hiệu .
b-Cách tiến hành
- Chia làm 4 nhóm GV treo các biển báo
-Y/C học sinh nhớ lại biển nào tên là gì ?
- GVchỉ bất kỳ một biển báo nói ý nghĩa và tác dụng của biển báo
GVnhận xét
C - Củng cố dặn dò. (1’)
- GV tóm tắt lại mội lần cho HS ghi nhớ.
- Dặn HS đi đường phải thực hiện theo biển,không được làm trái với hiệu lệnh của biển
- HS nêu
- HS nên chơi trò chơi
- HS nhận xét
- Hình tròn
- Màu: nền trắng, viền đỏ
- Hình vẽ: màu đen
- Đây là biển báo cấm
- Biển 11a
- Hình tròn
Màu: nền trắng viền đỏ
Hình vẽ: chiếc xe đạp chỉ cấm đi xe đạp
- Biển 113: Chỉ ý nghĩa dừng lại
- HS nêu
- Biển báo nguy hiểm
- Biển báo 208: Báo hiệu giao nhau với đường ưu tiên .
- Biển báo 209: báo hiệu nơi giao nhau có tín hiệu đèn .
- Biển 301(a,b,c,d)hướng đi phải theo
- Biển báp 303: giao nhau chạy qua vòng xuyến
- Biển 304: Đường dành cho xe thô xơ
- Biển 305: Đường dành cho người đi bộ
- Mỗi nhóm một em lên gắn tên biển gắn xong lên tiếp tên của biển khác lần lượt cho đến hết.
- HS đọc
- HS nhận xét
- HS nhắc lại
- Ghi nhớ
-----------------------------------------------------------------
Tiết 6: SINH HOẠT TUẦN 3.
I- Yêu cầu
 	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
	- Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS
II- Lên lớp
	1. Tổ chức : Hát
	2. Bài mới
 a. Nhận định tình hình chung của lớp
	- Nề nếp : 
	 - Có ý thức đoàn kết với bạn, lễ phép với thầy cô giáo 
 + Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm
	 + Truy bài: Các em đã thực hiện tốt giờ truy bài, Song bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa có ý thức truy bài như: Thiệp, Ái.
	 - Học tập : Nề nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp còn mất trật tự chưa chú ý nghe giảng.
	 - Thể dục: Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, xếp hàng còn chậm.
	 - Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ.
b. Kết quả đạt được
 - Tuyên dương: Hường, Huyền, Quang, Dũng 
 - Phê bình : Thiệp, Ái  Hay MTT
c.. Phương hướng :
 	 - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.
 - Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại 
 - Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập giành nhiều hoa điểm 10

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_3_nam_hoc_2011_2012_dinh_van_phan.doc