Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Trung Kiên

Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Trung Kiên

Môn: Tập đọc

THƯ THĂM BẠN

I. Mục tiêu:

 - Biết đọc lá thư lưu loát, giọng dọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba.

- Hiểu được tình cảm của người viết thư : thương bạn muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. Nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư.

- Biết thông cảm và chia sẻ buồn vui cùng bạn

II. Đồ dùng dạy học:

Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk.

III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

 

doc 24 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Trung Kiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 17 tháng 9 năm 2012
Môn: Thể dục
ĐI ĐỀU, ĐỨNG LẠI, QUAY SAU
TRÒ CHƠI : KÉO CƯA LỪA XẺ
I. Mục tiêu:
- Đi đều, đứng lại, quay sau. Nhận biết đúng hướng quay, cơ bản đúng động tác, đúng khẩu lệnh.
 	- Biết quay đúng hướng, cơ bản đúng động tác.
- Chơi đúng luật hào hứng trong khi chơi.
- GD ý thức tập luyện thường xuyên.
II. Pương tiện- Dụng cụ
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
NỘI DUNG
Định
lượng
PH/pháp và hình thức tổ chức
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Chơi trò chơi"Diệt con vật có hại"
- Kiểm tra: Động tác quay phải, quay trái.
 1-2p
 2-3p
 3p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
2. Phần cơ bản:
- Ôn quay phải, quay trái, đi đều.
GV điều khiển cả lớp tập, sau đó chia tổ tập luyện.
GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ.
- Học kĩ thuật động tác quay sau.
GV làm mẫu động tác.Lần 1 làm chậm, lần 2 vừa làm mẫu vừa giảng giải yếu lĩnh động tác.
Cho HS tập, GV nhận xét sửa chữa sai sót cho HS.
- Trò chơi" Nhảy đúng, nhảy nhanh"
GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi, cho một nhóm HS ra làm mẫu cách nhảy, sau đó cho cả lớp chơi.
GV quan sát, nhận xét biểu dương tổ thắng cuộc.
 3-4p
 2 lần
 7-8p
 6-8p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
4
3
2
1
4
3
2
1
 s
 X X
 X X
 X X
 X X 
3. Phần kết thúc:
- Cho HS hát một bài và vỗ tay theo nhịp.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài về nhà.
 1-2p
 1-2p
 1-2p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
Môn: Tập đọc
THƯ THĂM BẠN
I. Mục tiêu:
	- Biết đọc lá thư lưu loát, giọng dọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba. 
- Hiểu được tình cảm của người viết thư : thương bạn muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. Nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư.
- Biết thông cảm và chia sẻ buồn vui cùng bạn
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
Gv nhận xột ,ghi điểm.
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
- Tranh vẽ gì?
 b. Luyện đọc:
- Tổ chức cho hs đọc bài, luyện đọc từ khó, giải nghĩa từ.
- Gv đọc mẫu cả bài.
c) Tìm hiểu bài:
- Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không?
- Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
* Nêu ý đoạn 1?
- Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng?
- Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất biết an ủi bạn Hồng?
* Nêu ý 2?
- Nêu tác dụng của dòng mở đầu và dòng kết thúc bức thư?
- Nêu nội dung chính của bài.
d) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Gv HD đọc diễn cảm toàn bài.
- HD đọc diễn cảm đoạn 1 - 2.
 - Gv đọc mẫu.
3. Củng cố; dặn dò:
- Qua bài đọc giúp các em hiểu điều gì?
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 Hs đọc thuộc lòng bài thơ,trả lời câu hỏi của bài.
- Hs quan sát tranh minh hoạ , nêu nội dung tranh.
- 1 hs đọc toàn bài.
- Hs nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.
Lần 1: Đọc + đọc từ khó.
Lần 2: Đọc + đọc chú giải.
- Hs luyện đọc theo cặp.
- 1 hs đọc cả bài.
- Không, Lương chỉ biết Hồng khi đọc qua báo.
- Để chia buồn với bạn.
* Lý do viết thư.
- " Hôm nay .ra đi mãi mãi."
- Khơi gợi trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha
Khuyến khích Hồng học tập người cha vượt qua nỗi đau.
Làm cho Hồng yên tâm là bên cạnh Hồng còn có rất nhiều người.
* Lời chia sẻ an ủi , thăm hỏi bạn.
- Nói về địa điểm , thời gian viết thư và lời chào hỏi.
Dòng cuối: Ghi lời chúc hoặc lời nhắn nhủ, cảm ơn, hứa hẹn ,kí tên.
- Hs nêu .
- 3 hs thực hành đọc 3 đoạn.
- Hs theo dõi.
- Hs luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Hs thi đọc diễn cảm.
- Hs nêu lại nội dung chính.
Môn: Toán
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Biết đọc viết các số đến lớp triệu, củng cố thêm về hàng và lớp, củng cố cách dùng bảng thống kê số liệu.
- Đọc, viết đúng các số đến lớp triệu
- Tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ kẻ sẵn 9 hàng của 3 lớp đã học.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gv viết lên bảng: 87 235 215
- Yêu cầu hs đọc số , nêu tên các hàng trong từng lớp.
- Gv nhận xét.
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
 b) Gv hướng dẫn cách đọc và viết số.
- GV đưa bảng phụ đã chuẩn bị.
- Gv hướng dẫn cách đọc số:
+ Nêu lại cách đọc số?
c) Thực hành:
Bài 1: Viết và đọc theo bảng.
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân , viết các số tương ứng vào vở và đọc số đó.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2:Đọc các số sau.
- Gv viết các số lên bảng.
- Gọi hs nối tiếp đọc các số.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3:Viết các số sau.
- Gv đọc từng số cho hs viết vào bảng con.
- Gv nhận xét.
Bài 4 : Đọc bảng số liệu.
- Gọi hs đọc đề bài.
+ Nêu cách đọc bảng số liệu?
a. Số trường THCS là bao nhiêu?
b. Số hs tiểu học là bao nhiêu?
c. Số gv THPT là bao nhiêu?
- Gv chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố; dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 hs đọc số phân tích các hàng.
- Hs theo dõi.
- Hs qua sát , đọc nội dung các cột trong bảng.
- Tách thành từng lớp
Đọc từ trái sang phải.
- Hs viết lại các số đã cho trong bảng ra bảng lớp. 342 157 413
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs viết và đọc các số:
32 000 000 843 291 712
352 516 000 308 150 705
32 516 497 700 000 231
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs nối tiếp , mỗi em đọc 1 số.
- 1 hs đọc đề bài.
- 2 hs lên bảng viết số, lớp viết vào bảng con.
a.10 250 214 b.253 564 888
c.400 036 105 d.700 000 231
- 1 hs đọc đề bài.
- Đọc tên từng cột và nội dung cột theo hàng ngang.
+ 9873 trường
+ 8 350 191 học sinh
+ 98 714 giáo viên.
- HS chú ý lắng nghe.
Môn: Chính tả (Nghe- viết)
CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
I. Mục tiêu:
- Nghe – Viết lại đúng chính tả bài thơ cháu nghe câu chuyện của bà. Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn( tr/ch; dấu hỏ/ dấu ngã)
- Trình bày đúng đẹp các dòng thơ lục bát và các khổ thơ.
- Cảm thông, thương, kính trọng ông bà
II. Đồ dùng dạy học:
Chép sẵn bài tập 2a vào bảng nhóm cho hs làm bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 1 hs đọc các tiếng có âm đầu l / n cho cả lớp viết.
- Gv nhận xét.
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Hướng dẫn nghe - viết:
- Gv đọc bài viết.
+ Nội dung bài thơ nói lên điều gì?
- Tổ chức cho hs luyện viết từ khó, gv đọc từng từ cho hs viết.
- Gv đọc từng câu thơ cho hs viết bài vào vở.
- Gv đọc cho hs soát bài.
- Thu chấm 5 - 7 bài.
c. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2a: Điền vào chỗ trống tr hay ch.
- Gọi hs đọc đề bài.
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân,3 hs làm vào bảng nhóm.
- Gọi hs đọc câu chuyện đã điền hoàn chỉnh.
+ Câu chuyện có ý nghĩa ntn?
- Chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố; dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 hs lên bảng, lớp viết vào nháp.
- Hs theo dõi.
- Hs theo dõi, đọc thầm.
- Tình thương của hai bà cháu dành cho một cụ già lạc đường về nhà.
- Hs luyện viết từ khó vào bảng con.
- Hs viết bài vào vở.
- Đổi vở soát bài theo cặp.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs làm bài vào vở, 3 hs đại diện chữa bài.
Các từ cần điền: tre; chịu; trúc; tre; tre; chí; chiến; tre.
- 1 hs đọc to đoạn văn đã điền hoàn chỉnh.
- Tre trung hậu, bất khuất, kiên cường, chung thuỷ như chính người dân VN ta. Tre là bạn thân thiết của dân Việt ta.
- HS chú ý lắng nghe.
Thứ ba ngày 18 tháng 9 năm 2012
Môn: Luyện từ và câu
TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
I. Mục tiêu:
- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ: tiếng dùng dể tạo nên từ, còn từ dùng để tạo nên câu; tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa, còn từ bao giờ cũng phải có nghĩa. Bước đầu làm quen với từ điển
- Phân biệt được từ đơn, từ phức. Biết dùng từ điển để timg hiểu về từ.
- Có ý thức sử dụng từ chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Dấu hai chấm có tác dụng gì? Nêu ví dụ?
- Gv nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Phần nhận xét:
- Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm nội dung bt.
- Gọi hs chữa bài.
- Gv nhận xét.
* Ghi nhớ:
- Gọi hs đọc ghi nhớ.
c. Hướng dẫn hs làm bài tập:
 Bài 1: Dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ.
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Tìm trong từ điển:
+ Tổ chức cho hs mở từ điển tìm từ theo yêu cầu.
- Gv nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Đặt câu.
- Tổ chức cho hs làm bài vào vở.
- Gọi hs nối tiếp đọc câu đặt được. 
- Gv nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố; dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 hs nêu.
- Hs theo dõi.
- Hs nối tiếp đọc các yêu cầu .
- Nhóm 4 hs thảo luận.
- Đại diện nhóm nêu kết quả.
+ Từ đơn : nhờ, bạn, lại , có , chí, nhiều , năm , liền, Hạnh , là.
+ Từ phức: giúp đỡ , học hành, học sinh , tiên tiến.
+ Tiếng dùng để cấu tạo nên từ.
+ Từ dùng để biểu thị sự vật và để cấu tạo câu.
- 2 hs đọc ghi nhớ.
- Hs đọc đề bài.
- Hs làm bài theo nhóm 2.
- Hs nối tiếp nêu miệng kết quả .
Rất /công bằng/rất/ thông minh
Vừa / độ lượng/ lại/đa tình / đa mang. 
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs thảo luận theo nhóm 2, trình bày kết quả trước lớp.
+ Người : công nhân , nhân dân , nhân loại , nhân tài.
+ Từ đơn: buồn , đẫm , hũ , mía 
+ Từ phức: hung dữ , anh dũng , băn khoăn 
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs đặt câu , nêu miệng kết quả câu vừa đặt được.
- HS chú ý lắng nghe.
Môn: Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
-Củng cố cách đọc, số viết số đến lớp triệu.
- Nhận biết được giá trị của từng chữ số trong một số
- Tính cẩn thận, chính xác và yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
II. Đồ dùng dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gv nhận xét và ghi điểm.
2 .Hướng dẫn luyện tập:
- Nêu tên các hàng đã học theo thứ tự từ bé đến lớn?
- Các số đến lớp triệu có thể có mấy chữ số?
Bài 1: Viết theo mẫu.
- Gọi hs khá phân tích mẫu.
- Yêu cầu hs làm bài vào vở , đọc kết quả.
- Gv nhận xét.
Bài 2: Đọc các số sau.
- Gọi hs nối tiếp đọc các số đã cho.
- Chữa bài , nhận xét.
Bài 3: Viết các số sau.
- Gv đọc từng số .
- Cho hs viết vào nhỏp , 2 hs lên bảng.
- Gv nhận xét.
Bài 4: Nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân vào vở.
3. Củng cố; dặ ... thú dữ.
- Gỗ , tre , nứa
Bếp đặt ở giữa nhà sàn, là nơi đun nấu và sưởi ấm khi mùa đông giá rét.
 - Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Hs nghe.
- 4, 5 hs nêu.
- Mua bán , trao đổi hàng hoá, giao lưu văn hoá
- Vải thổ cẩm, ngựa,phục vụ đi lại, may vá.
- Hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng
- Hs quan sát tranh và nêu nhận xét của mình.
- HS chú ý lắng nghe.
Môn: Kĩ thuật
CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU
I. Mục tiêu:
- HS biết cách vạch dấu trên vải và cắt theo đờng vạch dấu.
- Vạch được đường dấu trên vải và cắt được vải theo đường vạch dấu đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
- Giáo dục ý thức an toàn lao động
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu một mảnh vải đã được vạch dấu
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết: một mảnh vải kích thớc 20 cm x 30 cm, kéo cắt vải, phấn vạch trên vải, thớc.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Hớng dẫn tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu
- GV giới thiệu mẫu, hớng dẫn HS quan sát, nhận xét hình dạng các đường vạch dấu, đường cắt vải theo đường vạch dấu.
- GV nhận xét bổ sung câu trả lời của HS và kết luận
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a.Vạch dấu trên vải
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1a, 1b, để nêu cách vạch dấu đờng thẳng đờng cong trên vải.
- GV đính vải lên bảng gọi một HS lên thực hiện thao tác đánh dấu hai điểm cách nhau 15 cm và vạch dấu nối hai điểm để được đường vạch dấu thẳng. Một HS khác thực hiện thao tác vạch dấu đường cong.
- GV lưu ý HS một số điểm...
c. Cắt vải theo đường vạch dấu:
- HS quan sát hình 2a, 2b nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu
- GV nhận xét bổ sung
* Hoạt động 3: HS thực hành vạch dấu và cắt vải theo đờng vạch dấu
- GV nêu thời gian và yêu cầu thực hành
- GV quan sát, uốn nắn, chỉ dẫn thêm cho HS
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành của HS.
- HS dựa vào tiêu chuẩn tự đánh giá sản phẩm thực hành
- GV nhận xét, đấnh giá kết quả học tập của HS theo hai mức: hoàn thành và cha hoàn thành
3. Củng cố; dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- GV hướng dẫn HS đọc trớc bài chuẩn bị dụng cụ vật liệu cho bài sau.
- HS nêu tác dụng của việc vạch dấu trên vải và các bớc cắt vải theo đờng vạch dấu.
- HS quan sát
- HS đọc phần ghi nhớ
- HS thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu.
- HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- HS chú ý lắng nghe.
Thứ sáu ngày 21 háng 9 năm 2012
Môn: Tập làm văn
VIẾT THƯ
I. Mục tiêu:
- HS nắm chắc hơn mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư.
- Biết vận dụng những kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin
- Giáo dục tình bạn thân ái, đoàn kết, chân tình.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Phần nhận xét:
- Tổ chức cho hs đọc thầm bài văn " thư thăm bạn " thảo luận nhóm yêu cầu 1,2,3.
+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
+ Theo em người ta viết thư để làm gì?
+ Đầu thư bạn Lương viết gì?
+ Lương thăm hỏi gia đình và địa phương Hồng ntn?
+ Lương thông báo với Hồng tin gì?
+ Theo em nội dung bức thư cần có những gì?
+ Qua bức thư em có nhận xét gì về phần đầu và phần cuối bức thư?
- Gọi hs trình bày.
*.Phần ghi nhớ:
c. Thực hành: * Gv hd tìm hiểu đề.
Đề bài: Viết thư gửi một người bạn ở trường khác để thăm hỏi và kể cho bạn nghe tình hình lớp và trường em hiện nay
+ Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai?
+ Mục đích viết thư là gì?
+ Thư viết cho bạn cần xưng hô ntn?
+ Em cần kể cho bạn nghe điều gì về tình hình ở lớp ở trường mình?
+ Em nên chúc và hứa hẹn điều gì với bạn? - Gv gạch chân các từ quan trọng trong đề .
* Viết thư.
- Tổ chức cho hs viết bài vào vở.
- Gọi hs đọc thư vừa viết .
- Gv nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố; dặn dò:
- Hệ thống nội dung tiết học .
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs theo dõi
- 1 Hs đọc to bài văn.
- Hs nối tiếp đọc 3 yêu cầu của bài.
- Hs trao đổi cặp, trả lời câu hỏi.
- Thăm hỏi, động viên Hồng.
- Thăm hỏi, động viên, thông báo, trao đổi ý kiến
- Sự quan tâm của mọi người với nhân dân vùng lũ
- Nội dung bức thư cần:
Lí do mục đích viết thư
Thăm hỏi người nhận thư
Thông báo tình hình của người viết thư
Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm
- Phần mở đầu ghi thời gian, địa điểm viết thư, lời thăm hỏi
Phần cuối ghi lời chúc, lời hứa hẹn
- 2 hs đọc ghi nhớ
- Hs đọc đề bài.
- Bạn ở trường khác
- Kể cho bạn nghe tình hình của lớp của trường em
- Bạn, cậu, đằng ấy ; xưng là :tớ, mình
- Tình hình học tập, văn nghệ, thể thao, thăm quan , thầy cô giáo. ..
- Chúc bạn khoẻ, hẹn thư sau.
- Hs viết bài vào vở
- 4 -> 5 hs đọc bài vừa viết.
- HS chú ý lắng nghe.
Môn: Toán
VIẾT SỐTỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về: đặc điểm của hệ thập phân; sử dụng mười kí hiệu ( chữ số) để viết số trong hệ thập phân; giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể
- Viết được số trong hệ thập phân
- Tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gv nhận xét, cho điểm
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Hướng dẫn hs nhận biết đặc điểm của hệ thập phân:
- Từ kiểm tra gv dẫn dắt hs sang bài mới: ở mỗi hàng chỉ có thể viết được 1 chữ số.
+ 10 đơn vị bằng mấy chục?
+ 10 chục bằng mấy trăm?
+ 10 trăm bằng mấy nghìn?
+ Ta sử dụng những chữ số nào để viết được mọi số tự nhiên?
+ Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào đâu?
- Gv nêu VD: 999 nêu giá trị của mỗi chữ số 9 trong số trên?
c. Thực hành:
Bài 1: Viết theo mẫu.
- Tổ chức cho hs làm bài vào vở, gọi 2 hs làm trên bảng lớp.
- Gv nhận xét.
Bài 2: Viết mỗi số sau thành tổng.
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân, 2 hs lên bảng làm bài.
- Gv chữa bài, nhận xét.
Bài 3: Ghi giá trị của chữ số 5 trong mỗi số
- Gọi hs đọc đề bài.
- Cho hs làm bài vào vở, chữa bài.
- Gv nhận xét.
3. Củng cố; dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.`
- 2HS làm bài tập tiết trước
- HS chú ý theo dõi.
- 10 đơn vị bằng 1 chục
- 10 chục bằng 1 trăm
- 10 trăm bằng 1 nghìn
- 10 chữ số: 0, 1, 2, 3, 3, 5, 6, 7, 8, 9.
- Hs nêu ví dụ: 789; 324; 1856; 27005.
- Hs nêu giá trị của mỗi chữ số trong từng số.
- Phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
- 9; 90; 900
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs kẻ bảng vào vở, điền kết quả.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs viết vào vở, 2 hs lên bảng làm bài.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs làm bài vào vở,2 hs lên bảng viết.
Số
57
5 824
5824769
Giá trị của chữ số 5
50
5 000
5000000
- HS chú ý lắng nghe.
Môn: Khoa học
VAI TRÒ CỦA VI TA MIN, CHẤT KHOÁNG VÀ
CHẤT XƠ
I. Mục tiêu:
- Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa nhiều vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ.
- Xác định nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ
- Có ý thức bảo vệ sức khoẻ, ăn uống đủ chất.
II. Đồ dùng dạy học:
Hình trang 14 ; 15 sgk .VBT khoa học
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu vai trò của chất đạm và chất béo?
- Kể tên các loại thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo? 
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Trò chơi " Thi kể tên các thức ăn chứa nhiều chất vi ta min , chất khoáng và chất xơ".
B1: Gv giao nhiệm vụ cho hs : thảo luận theo nhóm.
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất khoáng , vi ta min và chất xơ?
- Nêu nguồn gốc của các thức ăn đó?
B2: Các nhóm báo cáo kết quả.
B3: Gv kết luận: sgv.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của chất khoáng, chất xơ và vi ta min.
- Nêu tên một số chất vi ta min mà em biết? Nêu vai trò của chất vi ta min đó?
- Nêu tên một số chất khoáng mà em biết ? Vai trò của các chất khoáng đối với cơ thể?
- Tại sao hàng ngày ta phải ăn thức ăn có chứa chất xơ?
- Tại sao ta cần uống đủ nước?
- Đại diện nhóm nêu kết quả.
Gv kết luận.
3. Củng cố; dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 hs nêu.
- Nhóm 4 hs thảo luận, hoàn thành bảng phân loại.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
+ Chất khoáng: sữa, trứng, thịt gà(đv)
+ Chất xơ: bắp cải, rau ngót(tvật)
+ Vi ta min: Rau, củ, quả (tvật)
- Hs theo dõi
- Hs thảo luận nhóm 4.
- Vi ta min A, Vi ta min D, Vi ta min E; 
Vi ta min làm sáng mắt, giúp xương cứng, cơ phát triển,, nếu thiếu vi ta min cơ thể sẽ bị bệnh.
- Sắt, can xitham gia vào việc xây dựng cơ thể, tạo ra các men thúc đẩy, điều khiển HĐ của cơ thể
- Chất xơ rất cần để đảm bảo HĐ bình thường của bộ máy tiêu hoá.
- Nước luân chuyển các chất dinh dưỡng
Nước giúp thải ra các chất thừa,chất độc hại của cơ thể.Nước chiếm hai phần ba trọng lượng cơ thể.
 - Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS chú ý lắng nghe.
Sinh hoạt
SƠ KẾT TUẦN 03
I. Mục tiêu:
 	- HS thấy được trong tuần qua mình có những ưu, khuyết điểm gì.
- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Giáo dục ý thức phê và tự phê.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
- Học sinh: ý kiến phát biểu.
III. Tiến trình sinh hoạt:
- GV đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
 	+ Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
+ Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
+ Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
+ Đánh giá xếp loại các tổ. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
 + Về học tập 
 + Về đạo đức 
 + Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ
 + Về các hoạt động khác
- Tuyên dương, khen thưởng. 
- Phê bình 
 * Đề ra phương hướng Tuần 04:
 - Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được.
 - Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
 - Giừ gìn vệ sinh trường lớp, thân thể, sách vỡ, đồ dùng học tập.
Kí duyệt
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
......................................................................
Vĩnh Bình, ngày......tháng.......năm 2012
Tổ phó
Trần Ngọc Duy

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_3_nam_hoc_2012_2013_nguyen_trung_kien.doc