Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 (Bản mới)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 (Bản mới)

I. MỤC TIÊU:

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ khó, tên riêng người nước ngoài.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng rõ ràng, chậm raĩ, cảm hứng ca ngợi ma- gien - lăng và đoàn thám hiểm

- Hiểu những từ ngữ khó trong bài.- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Ma- gien -lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mênh lịch sử : Khẳng đinh trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- ảnh chân dung Ma- gien -lăng .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Củng cố kiến thức (4)

- HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Trăng ơi . từ đâu đến ?

- GV nhận xét và cho điểm.

 Giới thiệu bài(1)

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc đúng (12)

- GV chia đoạn: Bài văn chia làm 6 đoạn.

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn 2-3 lượt .

- Lượt 1:GV kết hợp giúp HS đọc đúng các từ khó: Ma- gien -lăng, Man- ta, Xê – vi- la.

- Lượt 2: Giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ : Sứ mạng, ma – tan

- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng, cách phát âm (nếu có)

- HS luyện đọc bài trong nhóm(HS luyện đọc theo cặp)

- Một HS đọc cả bài .

- GV đọc diễn cảm toàn bài .

 

doc 21 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Thứ 2 ngày 6 tháng 4 năm 2009
tập đọc
hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất 
i. mục tiêu:
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ khó, tên riêng người nước ngoài. 
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng rõ ràng, chậm raĩ, cảm hứng ca ngợi ma- gien - lăng và đoàn thám hiểm 
- Hiểu những từ ngữ khó trong bài.- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Ma- gien -lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mênh lịch sử : Khẳng đinh trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới .
ii. đồ dùng dạy học 
- ảnh chân dung Ma- gien -lăng .
iii. các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức (4’)
- HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Trăng ơi .... từ đâu đến ?
- GV nhận xét và cho điểm.
 Giới thiệu bài(1’)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc đúng (12’)
- GV chia đoạn: Bài văn chia làm 6 đoạn.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn 2-3 lượt .
- Lượt 1:GV kết hợp giúp HS đọc đúng các từ khó: Ma- gien -lăng, Man- ta, Xê – vi- la.
- Lượt 2: Giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ : Sứ mạng, ma – tan
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng, cách phát âm (nếu có) 
- HS luyện đọc bài trong nhóm(HS luyện đọc theo cặp)
- Một HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài (10’)
-HS đọc thầm đoạn 1 bài văn và trả lời câu hỏi1 SGK.(HS nêu)
* GV chốt ý 1: Mục đích của cuộc thám hiểm.
- HS đọc đoạn 2 trả lời câu hỏi 2. (2HS nêu)
* GV chốt ý 2: Phát hiện ra Thái Bình Dương.
-HS đọc thầm đoạn 1 bài văn và trả lời câu hỏi3,4 SGK.(2-3 HS nêu)
* GV chốt ý 3: Những khó khăn của đoàn thám hiểm.
* GV chốt ý 4: Giao tranh với dân ở đảo Ma-tan, Ma- gien- lăng bỏ mạng.
* GV chốt ý 5: Trở về Tây Ban Nha.
* GV chốt ý 6: Kết quả của đoàn thám hiểm.
- Câu chuyện giúp en hiểu những gì về các nhà thám hiểm ? (HS nêu)
- Câu chuyện ca ngợi về điều gì? (HS nêu)
* GV chốt: Ca ngợi Ma- gien -lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mênh lịch sử, Khẳng đinh trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới .
Hoạt động 4: Hướng dẫn đọc diễn cảm (10’)
- HS nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài. GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của bài văn và thể hiện diễn cảm .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn “ Vượt Đại Tây Dương .........ổn định được tinh thần "
- Cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp (3HS đọc)
- GV nhận xét, cho điểm .
Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò 
 GV nhận xét tiết học. Về nhà đọc lại bài.
 Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Toán 
luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Ôn tập và củng cố kiến thức về phân số, các phép tính về phân số, tìm phân số của một số. Giải bài toán có liên quan đến tìm hai số biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Rèn kĩ năng giải bài toán thuộc các dạng trên.
 I. đồ dùng dạy học: 
 Phiếu học tập.
 III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức (5’) 
 ? Nêu cách cộng, trừ , nhân, chia phân số? 
? Nêu cách giải BT “ Tìm 2 số biết tổng ( hiệu) và tỉ số của 2 số đó”
 Giới thiệu bài: (1’) 
Hoạt động 2: HDHS thực hành: (7’) 
- GV giao bài tập cho HS làm từ bài 1 đến 4.
- HS làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- Tổ chức chữa bài cho HS.
Hoạt động 3: Củng cố các phép tính của phân số (13’)
Bài 1: Củng cố về các phép tính với phân số và thứ tự thực hiện các phép tính.
- 3 HS trung bình lên bảng làm bài, nêu cách làm.
- HS nhận xét, chữa bài.
* GV chốt: Cách thực hiện các phép tính của phân số.
Bài 2: Củng cố kỹ năng tìm phân số của một số, cách tính diện tích hình bình hành.
- Nêu cách tính diện tích hình bình hành ? cách tìm phân số của một số ?
- 1 HS khá lên bảng làm bai, nêu cách làm.
- HS nhận xét, chữa bài. 
Hoạt động 4: Củng cố kỹ năng giải toán Tổng - tỉ, Hiệu - tỉ. (17’)
Bài 3: Củng cố kỹ năng giải toán Hiệu – tỉ.
- 1HS lên giải bài toán nêu các bước giải toán.
- Lưu ý HS chỉ tìm tuổi mẹ, không tìm tuổi con.
* GV củng cố về giải bài toán về: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số.
Bài 4: Củng cố về bài toán: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số.
- GV chấm 1 số bài.
Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò: (3’) 
- Nhắc lại ND bài. GV nhận xét tiết học. Về nhà làm bài tập ở SGK.
- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Khoa học
 nhu cầu chất khoáng của thực vật 
I. Mục tiêu
- Nắm được vai trò của các chất khoáng đối với đời sống thực vật.
- Trình bày nhu cầu về các chất khoáng của thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt.
ii. Đồ dùng dạy - học
- Hình trang 114, 115 SGK.
- Phiếu học tập.
iii. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức (4’) 
- Trình bày nhu cầu về nước của thực vật ? (1HS nêu)
- GV nhận xét cho điểm.
Giới thiệu bài: (1’)	
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò của các chất khoáng đối với thực vật (15’)
Cho HS quan sát hình ở SGK, thảo luận nhóm 2 câu hỏi:
+ Các cây cà chua ở hình b, c, d thiếu các chất khoáng gì ? Kết quả ra sao ?
+ Trong số các cây cà chua a, b, c, d cây nào phát triển tốt nhất ? Hãy giải thích tại sao ? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì?
+ Cây cà chua nào phát triển kém nhất, tới mức không ra hoa, kết quả được ? Tại sao ? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì ?
- Đại diện các nhóm trình bày câu hỏi, mỗi nhóm một câu, các nhóm khác bổ sung.
- GV rút ra KL chung: Vai trò chất khoáng đối với sự phát triển của cây.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nhu cầu các chất khoáng của thực vật (15’) 
- Cho HS đọc mục bạn cần biết ở SGK làm việc cá nhân vào vở bài tập: Đánh dấu nhân vào cột tương ứng với nhu cầu về chất khoáng của từng cây?
- Cho HS làm việc cá nhân vào vở bài tập.
- GV treo bảng phụ ghi bài tập, 1 HS lên làm bài và trình bày trước lớp.
- HS nhận xét và bổ sung.
- GV kết luận về kết quả đúng.
- Nhận xét về nhu cầu chất khoáng của các loại cây? (HS nêu)
* Kết luận : Mỗi loại cây ở mỗi giai đoạn phát triển có nhu cầu về chất khoáng khác nhau.
Hoạt động nối tiếp: Củng cố dặn dò: (3’) 
- GV nhắc lại ND bài. Nhận xét tiết học. Về nhà làm các bài tập còn lại ở VBT.
- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Kỹ thuật: 
 Lắp xe nôi (Tiết 2)
I.Mục tiêu:
( Như tiết 1 )
II. đồ dùng dạy- học:
 -Mẫu xe nôi lắp sẵn.
 -Bộ lắp ghép mô hình KT.
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức (4’) 
- Muốn lắp xe nôi ta cần chọn những chi tiết nào? Nêu các bước lắp xe nôi?
- GV nhận xét cho điểm.
Giới thiệu bài :(1’)
Hoạt động 2: Thực hành (22’)
*Chọn chi tiết.
-GV y/c HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo sgk-GVKT và HDHS chọn đúng.
*Lắp từng bộ phận.
- GV quan sát hướng dẫn các nhóm.
*Lắp ráp xe nôi.
_Y/c HS lắp ráp các bộ phận và lưu ý vặn chặt các mối ghép xe.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập (10’)
GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm và nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép xe nôi.
Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò (3’)
- GVNX giờ học.
- GV nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Thể dục
 Nhảy dây
I. Mục tiêu:
- Củng cố nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
- Rèn kĩ năng nhảy dây, y/c thực hiện cơ bản đúng động tác và đạt thành tích cao.
- HS có ý thức tự giác, nghiêm túc khi luyện tập.
II. Địa điểm và phương tiện:
 Mỗi HS 1 dây nhảy.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Phần mở đầu: (8’)
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học.
- Khởi động: GV hướng dẫn và hô cho HS xoay khớp cổ chân, cổ tay.
- Ôn 5 động tác đầu của bài thể dục phát triển chung.
- KTBC: Nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
Hoạt động 2: Phần cơ bản: (20’)
+ Ôn nhảy dây kiểu chụm chân.
- Cho HS nhắc lại kỹ thuật nhẩy dây kiểu chụm chân.
- Cho HS ôn lại kiểu nhảy dây kiểu chụm chân.
+ Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
- Cho HS nhắc lại kỹ thuật nhẩy dây kiểu chân trước chân sau.
- Cho HS ôn lại kiểu nhảy dây kiểu kiểu chân trước chân sau.
+ GV chia nhóm cho HS luyện tập.
+ Thi nhảy dây: GV cho các nhóm cử đại diện lên thi nhảy dây.
- GV và Hs nhận xét tuyên dương nhóm nhảy tốt.
Hoạt động 3: Phần kết thúc: (7’)
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Tập một số động tác hồi tĩnh.
- NX giờ học.
- Dặn dò: Ôn luyện nhảy dây: chuẩn bị giờ sau.
Thứ 3 ngày 7 tháng 4 năm 2009
Tiết 1: Chính tả ( nhớ- viết)
 đường đi sa pa
I. Mục tiêu 
- Viết đúng tên riêng. Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r/d/gi 
- Nhớ - viết chính xác, đẹp một đoạn trong bài “ Đường đi Sa Pa”.
- Rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy - học: 
1 số tờ phiếu khổ rộng viết ND bài 2a, 3a.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức (4’) 
- GV đọc 2 HS viết bảng 1 số từ bắt đầu bằng ch/tr, lớp viết vở nháp. 
- GV nhận xét cho điểm. 
 Giới thiệu bài : (1’)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhớ-viết (20’) 
- GV gọi một HS đọc thuộc lòng đoạn văn cần viết.
- Vì sao tác giả gọi Sa Pa là "món quà kì diệu của thiên nhiên"? (HS nêu)
- HS mở SGK tìm các từ ngữ dễ viết sai có trong bài.
- GV hướng dẫn HS viết các từ dễ viết sai: thoắt, khoảnh khắc, hây hẩy, nồng nàn...
- HS viết bài vào vở chính tả.
- GV thu vở chấm và nhận xét một số bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả.(10’)
Bài tập 2a: Cho nêu yêu cầu của bài tập.
- GV hướng dẫn HS tìm tiếng có nghĩa bắt đầu bằng r/d/gi ghép với vần a, ong, ông, ưa.
- HS làm bài trong vở bài tập, 1HS làm bài trên bảng nhóm.
- HS lên dán kết quả và trình bày. HS nhận xét, chữa bài.
- GV nhận xét và kết luận lời giải đúng. 
Bài tập 3a : GV tổ chức cho HS làm tương tự bài 2 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò.(3’)
- GV nhắc lại ND bài.
- GV nhận xét tiết học. CB bài sau.
Tiết 2: Luyện từ và câu
 mở rộng vốn từ : Du lịch – thám hiểm
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm: Du lịch - Thám hiểm.
- Biết viết một đoạn văn về hoạt động du lịch hay thám hiểm có sử dụng những từ ngữ tìm được.
- HS yêu thích du lịch và thám hiểm những miền đất lạ.
II. Đồ dùng dạy - học 
- Bảng phụ cho HS làm bài tập .
iii. các hoạt động dạy - học 
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức (4’) 
- Thế nào là du lịch, thế nào là thám hiểm? Đặt câu với các từ trên? (1HS nêu)
- GV nhận xét cho điểm.
- GV giới thiệu bài (1’)
Hoạt động 2: Hệ thống và mở rộng vốn từ (20’)
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 tìm từ viết vào bảng nhóm.
Nhóm 1: Tìm từ ngữ chỉ đồ dùng cần cho chuyến du lịch
Nhóm 2: Tìm từ c ... ch vì sao em cho là hay hoặc trong câu văn đó tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?( Dành cho học sinh khá - giỏi)
- GV kết luận chung về cách quan sát và miêu tả con vật.
Hoạt động 3: Thực hành quan sát để miêu tả con vật (18’)
Bài 3: GV treo tranh con mèo, con chó lên bảng cho HS quan sát các đặc điểm nổi bật về hình dáng của con vật, dùng từ ngữ để miêu tả.
- HS làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- GV kiểm tra kết quả quan sát ngoại hình, hành động con mèo, con chó: HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, cho điểm HS làm tốt . 
Bài tập 4: GV lưu ý HS chọn các hoạt động tiêu biểu, riêng biệt của con vật để tả
- HS làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- HS trình bày bài làm của mình trước lớp.
- GV nhận xét và sửa cách dùng từ để miêu tả cho HS.
Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò: (3’) 
- Nhắc lại ND bài. GV nhận xét tiết học. Về nhà hoàn thiện bài tập.
- CB bài sau.
Tiết 1: (Chiều) Đạo đức
 bảo vệ môi trường (T1)
I. Mục tiêu
- HS hiểu : Con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. 
- Biết bảo vệ giữ gìn môi trường trong sạch. 
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường. Không đồng tình ủng hộ những hành vi, thái độ phá hoại môi trường. 
II . Đồ dùng dạy - học 
- Các tấm bìa xanh, đỏ, trắng.
- Phiếu giao việc.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức (3’) 
- Nêu 1 số nguyên nhân của tai nạn GT ? Cần làm gì để hạn chế tai nạn GT ? 
- GVnhận xét cho điểm.
Giới thiệu bài: (1’) 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bảo vệ môi trường (15’)
- GV chia nhóm yêu cầu HS thảo luận về các sự việc đã nêu trong SGK ( ở thông tin 1 thay từ “nạn” bằng từ “bị”, bỏ từ “bị” ở trên. Sửa lại CH 1: Qua những thông tin trên, theo em, môi trường bị ô nhiễm là do các nguyên nhân nào nào ?)
- HS thảo luận nhóm 2 các câu hỏi ở SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày kết qủa thảo luận, các nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận:Tác hại của đất rừng bị sói mòn, rừng bị thu hẹp, dầu đổ vào đại dương.
- HS đọc ghi nhớ SGK. (2,3 HS đọc)
Hoạt động 3: Thực hành (15’)
Bài tập 1: Cho HS dùng thẻ để bày tỏ ý kiến xem việc làm nào thể hiện bảo vệ môi trường.
- GV lần lượt đưa ra từng việc làm, HS dùng thẻ để bày tỏ ý kiến.
- Yêu cầu 1 số HS giải thích cho lựa chọn của mình.
- GV kết luận: Các việc làm bảo vệ môi trường: b) c) đ) g)
Họat động nối tiếp: Củng cố, dặn dò: (5’)
- GV nhận xét tiết học.
- Vận dụng những hành vi, chuẩn mực đạo đức đã được học vào trong cuộc sống.
 Thứ sáu, ngày 10 tháng 4 năm 2009
Tiết 1: Luyện từ và câu
 câu cảm 
I. Mục tiêu: 
- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm, nhận diện được câu cảm. 
- Biết đặt và sử dụng câu cảm.
- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học 
 - Vở bài tập tiếng Việt.
 - Bảng phụ, bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức (4’) 
Hai HS đọc đoạn văn viết về du lịch hay thám hiểm. (1HS đọc bài)
- GVnhận xét cho điểm.
Giới thiệu bài.(1’)
Hoạt động 2: Tìm hiểu về câu cảm (15’)
Bài 1: Cho HS đọc nội dung yêu cầu bài tập phần nhận xét, cho biết: 
- Các câu in nghiêng trong đoạn văn được dùng để làm gì ? cuối câu có dấu gì? - HS thảo luận cặp đôi bài tập.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung.
*GV chốt câu TL:
- Câu cảm dùng để bộc lộ cảm xúc người nói.
- Trong câu cảm thường có các tự ngữ: ôi, chao, trời, quá, lắm, thật...
- HS đọc ghi nhớ SGK (3HS đọc)
- HS lấy ví dụ về câu cảm.
Hoạt động 3: Luyện tập: (18’)
Bài tập 1: Chuyển các câu kể sau thành câu cảm.
- HS làm bài cá nhân vào vở bài tập, 1 HS làm bảng nhóm.
- HS trưng kết quả và trình bày, HS nhận xét và bổ sung.
- Nêu sự khác nhau về đặc điểm của câu kể và câu cảm khi chuyển ?
- GV đánh giá, kết luận lời giải đúng. 
Bài tập 2: GV chia nhóm giao nhiệm vụ. Thảo luận nhóm 2 đặt câu cảm cho hai tình huống SGK. 2nhóm làm bảng nhóm.
- HS trưng kết quả và trình bày, HS bổ sung.
- Nêu nhiều câu cảm khác nhau( HS khá)
- GV chốt cách đặt câu cảm trong từng trường hợp.
Bài tập 3: GV nhắc HS: Cần nói cảm xúc bộc lộ trong mỗi câu cảm.
- Có thể nêu thêm tình huống sử dụng câu đó.( Dành cho học sinh khá)
- GV cho HS nêu miệng kết quả bài làm, đọc đúng thể hiện cảm xúc của câu cảm.
Hoạt động nối tiếp: Củng cố dặn dò: (3’) 
- Nhắc lại ND của bài. GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Thể dục
Môn thể thao tự chọn: Đá cầu
Trò chơi: Kiệu người.
I. Mục tiêu:
- Ôn một số nội dung của môn tự chọn “Đá cầu”; chơi “Kiệu người”.
- Yêu cầu thực hiện đá cầu đúng đúng động tác và nâng cao thành tích; tham gia chơi trò chơi chủ động và đảm bảo an toàn.
- HS có ý thức tự giác, nghiêm túc khi luyện tập.
II. Địa điểm và phương tiện:
- Vệ sinh sân tập.
- Mỗi HS 1 quả cầu.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Phần mở đầu: (8’)
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Khởi động: GV điều khiển cho HS dàn hàng, xoay khớp cổ chân, cổ tay.
- Cho HS tập lại bài thể dục phát triển chung.
Thực hành đá cầu: Cho HS ôn lại kỹ thuật đá cầu.
Hoạt động 2: Phần cơ bản: (20’)
1. Môn tự chọn: Đá cầu.
- Cho HS ôn bài tâng cầu bằng đùi.
- GV cho HS thực hiện ôn bài tâng cầu bằng đùi, GV uốn nắn và sửa sai cho HS.
- GV chia nhóm (3nhóm) cho HS luyện tập tâng cầu bằng đùi.
- Tổ chức cho HS thi tâng cầu bằng đùi.
- GV nhận xét và cho điểm.
- Ôn chuyền cầu theo nhóm 2 người.
- GV cho HS thực hiện ôn bài chuyền cầu theo nhóm 2 người, GV uốn nắn và sửa sai cho HS.
- GV chia nhóm (nhóm 2) cho HS luyện tập chuyền cầu theo nhóm 2 người.
- Tổ chức cho HS thi chuyền cầu theo nhóm 2 người. 
- GV nhận xét và cho điểm.
2. Trò chơi vận động “ Kiệu người”
- GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi .
- GV nhắc HS đảm bảo kĩ thuật để an toàn trong khi chơi.
Hoạt động 3: Phần kết thúc (7’)
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- Dặn dò: Ôn đá cầu; chuẩn bị giờ sau.
Tiết 1: Toán 
 Thực hành 
I. Mục tiêu 
- Củng cố kiến thức liên quan đến bản đồ 
- Biết cách đo độ dài một đoạn thẳng trong thực tế bằng thước dây. Biết cách xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất 
II. Đồ dùng dạy - học 
- Thước dây, cọc tiêu. 
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức (4’) 
- Nêu cách tìm độ dài thu nhỏ trên bản đồ, độ dài thật trong thực tế ? (HS nêu)
- GVnhận xét cho điểm
Giới thiệu bài : (1’)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành (13’) 
- GV giới thiệu dụng cụ đo đoạn thẳng trên mặt đất (Không quá dài) là thước dây.
 - GV hướng dẫn HS cách đo độ dài đoạn thẳng và cách xác định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất như trong SGK.
Hoạt động 3: Thực hành (17’)
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (theo tổ) 
- Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, cố gắng để mỗi nhóm thực hành một hoạt động khác nhau.
Bài 1 : 
- Giao việc: Nhóm 1 đo chiều dài lớp học. 
 Nhóm 2 đo chiều rộng lớp học. 
 Nhóm 3 đo khoảng cách giữa hai cây trong sân trường. 
- Ghi kết quả đo được theo nội dung bài học.
Bài 2: Tập ước lượng độ dài 
- Cho mỗi HS bước 10 bước, ước lượng độ dài, rồi lấy thước kiểm tra lại kết quả.
Báo cáo kết quả thực hành: Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thực hành của nhóm mình.
- GVnhận xét đánh giá chung.
Hoạt động nối tiếp: Củng cố dặn dò: (3’) 
- GV nhận xét tiết học. Về nhà làm các bài tập SGK.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
Tiết 3: Tập làm văn
 điền vào giấy tờ in sẵn 
I. Mục tiêu: 
- Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.
- Biết tác dụng của việc khai báo tạm vắng, tạm trú.
- GD HS có ý thức tôn trọng pháp luật và thực hiện theo pháp luật.
II. Đồ dùng dạy - học 
 - Chuẩn bị phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức (4’) 
- Cho HS đọc bài văn miêu tả ngoại hình con vật tiết tập làm văn trước.
GVnhận xét cho điểm.
Giới thiệu bài: (1’) 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS điền vào giấy tờ in sẵn (30’)
Bài tập 1: GV treo tờ phiếu phô tô phóng to lên bảng, giải thích những từ ngữ viết tắt: CMND,. 
- GV hướng dẫn HS điền đúng vào ô trống ở mỗi mục.
Lưu ý HS tình huống giả định là em và mẹ đến nhà bà con ở tỉnh khác. Vậy địa chỉ ghi tạm trú phải là địa chỉ của người họ hàng.
- 1,2 HS làm mẫu.
- HS làm bài cá nhân vào vở bài tập, 1HS làm bài trên mẫu phiếu phô tô to.
- HS trưng kết quả và trình bày, HS khác bổ sung.
- GV nhận xét sửa những chỗ HS điền sai.
Bài tập 2: Tại sao phải khai tạm trú tạm vắng ?
Giúp HS đi đến KL chung: Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền địa phương quản lý
Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò: (3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết tập làm văn tới.
 Khoa học
 Nhu cầu không khí của thực vật 
I. Mục tiêu
- Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống thực vật. HS nêu được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.
- Biết cách chăm sóc cây.
II. Đồ dùng dạy - học
- Hình trang 120, 121SGK.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức (4’) 
- Kể ra vai trò của chất khoáng đối với đời sống thực vật? (1 HS nêu)
- GVnhận xét cho điểm.
Giới thiệu bài: (1’) 
Hoạt động 2 : Sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp. (15’)
- Không khí có những thành phần nào ? (HS nêu)
- Kể tên những khí quan trọng đối với đời sống thực vật? (HS nêu)
- Cho HS quan sát Hình 1,2 SGK thảo luận nhóm câu hỏi: 
- GV nêu yêu cầu thảo luận về quá trình quang hợp của cây: 
Trong quá trình quang hợp thực vật hút những gì và thải ra khí gì? Trong quá trình hô hấp thực vật hút những gì và thải ra khí gì?
- Quá trình quang hợp diễn ra khi nào ? - Quá trình hô hấp diễn ra khi nào ? 
- HS thảo luận nhóm 4 ghi kết qủa thảo luận ra phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung.
- Điều gì sẽ xẩy ra khi một trong hai quá trình trên ngừng hoạt động? (HS nêu)
*GV KL: Không khí cần cho quá trình hô hấp và quang hợp của thực vật.
Hoạt động 3: Nhu cầu không khí của thực vật (13’)
- GV nêu vấn đề: Thực vật “ăn” gì để sống ? Nhờ đâu thực vật thực hiện được điều kì diệu ấy ? (HS dựa vào kiến thức vừa tìm hiểu để trả lời)
- Nêu ứng dụng về nhu cầu khí các - bô-níc, khí ô xi của thực vật trong trồng trọt? (HS nêu)
* GV kết luận chung về nhu cầu không khí của thực vật.
Hoạt động nối tíêp: Củng cố dặn dò: (3’) 
- GV nhắc lại ND bài. Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 30(8).doc