Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - GV: Lê Thị Thanh

Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - GV: Lê Thị Thanh

Đạo đức Đ30

Bảo vệ môi trường (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

 - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường (BVMT) và trách nhiệm tham gia BVMT.

 - Nêu được những việc làm cần phù hợp với lứa tuổi BVMT.

 - Tham gia BVMT ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năngII. Tài liệu, phương tiên: Các tấm bìa xanh, đỏ, trắng. Phiếu giao việc.

III. Hoạt động dạy và học

A.Kiểm tra bài cũ:

- GV gọi 2 HS lần lượt trả lời các câu hỏi.

Vì sao phải tôn trọng luật giao thông?

- Em đã làm gì để thể hiện tôn trọng luật giao thông?

- HS nhận xét, bổ sung.

- GV đánh giá, cho điểm.

B. Bài mới:

1. Giới thiêu bài: Nêu yêu cầu của tiết học. - Khởi động: Trao đổi ý kiến.

- GV cho HS ngồi thành vòng tròn và nêu câu hỏi: Em đã nhận được gì từ môi trường? (nước, thức ăn, )

- GV kết luận: Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Vậy chúng

 

 

doc 19 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 374Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - GV: Lê Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Thứ hai ngày tháng năm 20
Đạo đức Đ30 
Bảo vệ môi trường (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
 - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ mụi trường (BVMT) và trỏch nhiệm tham gia BVMT.
 - Nờu được những việc làm cần phự hợp với lứa tuổi BVMT.
 - Tham gia BVMT ở nhà, ở trường học và nơi cụng cộng bằng những việc làm phự hợp với khả năng
II. Tài liệu, phương tiên: Các tấm bìa xanh, đỏ, trắng. Phiếu giao việc.
III. Hoạt động dạy và học
A.Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
Vì sao phải tôn trọng luật giao thông?
- Em đã làm gì để thể hiện tôn trọng luật giao thông?
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiêu bài: Nêu yêu cầu của tiết học. - Khởi động: Trao đổi ý kiến.
- GV cho HS ngồi thành vòng tròn và nêu câu hỏi: Em đã nhận được gì từ môi trường? (nước, thức ăn, )
- GV kết luận: Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? 
2.Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin
- Trên thế giới: 2 HS đọc thông tin trong SGK, 
- Các nhóm thảo luận thông tin này để tìm ra :
 +Nguyên nhân của những tình trạng trên
 +Những ảnh hưởng của nó đối với đời sống con người
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- GV chốt lại: TB hàng năm có khoảng 6-7 triệu héc ta đất trồng trọt bị mất màu mỡ do xói mòn.
- Mỗi năm, khoảng 500 nghìn tấn dầu đổ xuống biển.
- Nhiều người phải sử dụng nước ô nhiễm
-Việt Nam:
Diện tích rừng bị thu hẹp, sạt lở núi, lũ quét,.gây nguy hiểm cho người và khó khăn trong sản xuất.
- Nhiều người mắc bệnh do sống trong môi trường bị ô nhiễm, do sử dụng thực phẩm kém an toàn,.
- Cho học sinh đọc mục Ghi nhớ SGK
3.Hoạt động 2: Làm bài tập 1:
Bài 1: - HS nêu yêu cầu BT1.- Các cặp HS thảo luận.
- Theo từng nội dung các nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét , kết luận.
Tình huống b, c, đ, g là đúng
- Tình huống a, d, e, h là sai vì tất cả những việc làm trên đều dẫn tới làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước
Hoạt động 3: Làm bài tập 2: Bày tỏ ý kiến.
1 HS nêu nội dung bài tập.
- Từng học sinh nói điều dự đoán của mình trong từng việc làm cụ thể sẽ dẫn đến hậu quả gì.
- HS tự làm bài vào VBT.
- HS đọc chữa, kết hợp giải thích.
- Gv chốt lại.
.Hoạt động 4: Củng cố:.
* Có thể tổ chức thành trò chơi “ phỏng vấn” để HS phát biểu tự do.
- 1 HS lên điều khiển.
Để bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm, chúng ta cần có thái độ như thế nào?
- Vì sao phải tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường?
- Hãy kể những việc đã làm để bảo vệ môi trường
Dặn HS sưu tầm các thông tin, truyện, ca dao, tục ngữ về hoạt động bảo vệ môi trường.
- GV nhận xét tiết học,phát động, dặn dò HS.
______________________________________
Toán Đ146
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
- Thực hiện được cỏc phộp tớnh về phõn số . 
 - Biết tỡm phõn số và tớnh được diện tớch hỡnh bỡnh hành .
 - Giải được bài toỏn liờn quan đến tỡm một trong hai số biết tổng ( hiệu ) của hai số đú 
II. Hoạt động dạy và học
A.Kiểm tra
- GV gọi 1 HS lên bảng chữa bài tập 3. 
+ 2; 3 HS đọc đề bài mình đã đặt và nêu miệng bài giải.
+ Với HS thứ 2; thứ 3 có thể chỉ yêu cầu đặt đề cần nêu đáp số.
+ GV khuyến khích các em đặt đề với những đơn vị khác nhau.
- HS nhận xét. GVđánh giá, cho điểm.
B.Bài mới:
Bài1: + 1HS đọc yêu cầu của bài 1.
+ HS làm việc cá nhân + 1 HS khá lên bảng.+ HS và GV nhận xét, kết luận.
 + = + = 
 x = = 
 + : = + x = + 2 = 
Bài 2: + 1 HS đọc yêu cầu a+ Cả lớp đọc thầm lại.
+ GV yêu cầu HS chỉ ra dạng toán + Cả lớp nhận xét, chữa bài
Bài giải :
Chiều cao của hình bình hành là:
18 x = 10 (cm)
Diện tích hình bình hành là :
18 x 10 = 180 (cm2)
Đáp số : 180 cm2
Bài 3 :+ GV yêu cầu HS chỉ ra dạng toán 
+ GV vẽ sẵn sơ đồ lên bảng.+ Sau đó, GV yêu cầu 2Hs trung bình khá lên giải 2 ý.
+ Cả lớp nhận xét, chữa bài.
Các bước giải :
Vẽ sơ đồ
Tìm tổng số phần bằng nhau (2 + 5 = 7 phần )
Tìm số ô tô ( 63 : 7 x 5 = 45 ôtô )
Bài 4: Dành cho HS khá giỏi
+ GV yêu cầu HS chỉ ra dạng toán 
HS làm
+ Cả lớp nhận xét kết quả và kết luận.
+ 2 HS nhắc lại 
Các bước giải.
Vẽ sơ đồ
Tìm hiệu số phần bằng nhau (9-2=7 phần )
Tìm tuổi con ( 35 : 7 x 2 = 10 tuổi )
3. Củng cố, dặn dò (3'): GV tóm tắt nội dung bài học, HS về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau. 
_____________________________________
Tập đọc Đ59
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
 Trần Diệu Tần và Đỗ Thái
I. Mục đích, yêu cầu
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.
 - Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thỏm hiểm đó dũng cảm vượt bao khú khăn, hi sinh, mất mỏt để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trỏi đất hỡnh cầu, phỏt hiện Thỏi Bỡnh Dương và những vựng đất mới (trả lời được cỏc cõu hỏi 1,2,3,4 trong SGK).
 - HS khỏ, giỏi trả lời được CH5 (SGK).
II. Đồ dùng dạy học: ảnh chân dung Ma-gien-lăng.
III. Hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ: 2,3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ, nêu giọng đọc, đại ý của bài: Trăng ơi từ đâu đến?
- HS nhận xét bạn đọc
- GV nhận xét, đánh giá
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài: Bài đọc Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất giúp các em biết về chuyến thám hiểm nổi tiếng vòng quanh trái đất của Ma-gien-lăng, những khó khăn, gian khổ, những hi sinh, mất mát đoàn thám hiểm đã phải trải qua để thực hiện sứ mệnh vẻ vang.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc:
Chia 6 đoạn, mỗi lần chấm xuống dòng là một đoạn.
6 học sinh tiếp nối nhau đọc bài - đọc từng đoạn. Học sinh trong lớp đọc thầm theo các bạn.
- HS nêu từ ngữ khó đọc --> luyện đọc từ khó.
- Học sinh đọc những từ ngữ phần chú giải sau bài. Sau đó, giáo viên yêu cầu một số em giải nghĩa các từ đó. Giáo viên cùng cả lớp giải nghĩa thêm những từ ngữ khác trong bài mà học sinh chưa hiểu
 ( nếu có ). 
Giáo viên đọc bài văn.
Giọng đọc: rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi. Đọc rành rẽ những từ ngữ thông báo thời gian, nhấn giọng những từ ngữ nói về những gian khổ, hi sinh, mất mát mà đoàn thám hiểm đã trải qua, sứ mạng vinh quang mà đoàn thám hiểm đã thực hiện được.
b) Tìm hiểu bài.
Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi về bài văn dựa theo các câu hỏi trong SGK 
? Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
 (Cuộc thám hiểm của Ma-gien-lăng có nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới) 
? Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường?
(Cạn thức ăn, hết nước ngọt, thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. Phải giao tranh với thổ dân)
? Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào?
( Ra đi với năm chiếc thuyền, đoàn thám hiểm mất bốn chiếc thuyền lớn, gần hai trăm người bỏ mạng dọc đường, trong đó có Ma-gien-lăng bỏ mình trong trận giao tranh với thổ dân đảo Ma-tan. Chỉ còn một chiếc thuyền với 18 thuỷ thủ sống sót)
? Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào?
(Chọn ý c: Châu Âu - Đại Tây -Dương – châu Mĩ – Thái Bình Dương – châu á - ấn Độ Dương – châu Âu (Tây Ban Nha))
? Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt những kết quả gì?
( Chuyến thám hiếm kéo dài 1083 ngày đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới)
? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về những nhà thám hiểm?
( Những nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục đích đặt ra. ? Những nhà thám hiểm là những người ham hiểu biết, ham khám phá những cái mới lạ, bí ẩn...)
- GV ghi bảng đại ý
Đại ý: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những miền đất mới.
c) Đọc diễn cảm:
Giáo viên đọc diễn cảm bài văn. 
- HS nêu giọng đọc bài văn
 Vượt Đại Tây Dương, Ma-gien-lăng cho đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển Nam Mĩ. Tới gần mỏm cực nam thì phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông. Thấy sóng yên, biển lặng, Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương.
 Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ. Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch. Thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. May sao gặp một hòn đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và nước ngọt, đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần. Nhiều học sinh luyện đọc diễn cảm:
+ Đọc cá nhân 
+ Từng nhóm học sinh thi đọc diễn cảm . 
- Bình chọn nhóm đọc hay nhất.
- Giáo viên nhận xét và dặn dò 
C. Củng cố- dặn dò:
? Muốn tìm hiểu, khám phá thế giới, ngay từ bây giờ, HS cần rèn luyện những
 đức tính gì? (ham học hỏi, ham hiểu biết, dũng cảm, biết vượt qua khó khăn...)
- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
___________________________________
Khoa học Đ59
Nhu cầu chất khoáng của thực vật
I. Mục tiêu: 
 - Biết được một số từ ngữ liờn quan đến hoạt động du lịch và thỏm hiểm (BT1, BT2); bước đầu vận dụng vốn từ đó học theo chủ điểm du lịch, thỏm hiểm để viết đoạn văn núi về du lịch hay thỏm hiểm (BT3).
II. Đồ dùng dạy học: Hình trang 118, 119.
III. Hoạt động dạy và học
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của các chất khoáng đối với thực vật 
- GV yêu cầu HS quan sát các cây cà chua: a, b, c, d trang 118 SGK và thảo luận; 
+ Các cây cà chua ở hình b, c, d thiếu các chất khoáng gì? Kết quả ra sao? 
+ Trong số cây cà chua ở hình a, b, c, d cây nào phát triển tốt nhất? Hãy giải thích tại sao? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì? 
+ Cây cà chua nào phát triển kém nhất, tới mức không ra hoa kết quả được/ Tại sao? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì? 
- Đại diện các nhóm báo cáo. Cả lớp nhận xét.
- GV kết luận: SGK.
c) Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu các chất khoáng của thực vật.
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết tr.119 SGK để làm bài tập.
- HS làm việc theo nhóm phiếu bài tập sau: Đánh dấu x vào cột tương ứng với nhu cầu về các chất khoáng của từng loài cây.
Tên cây
Tên các chất khoáng cây cần nhiều hơn
Ni tơ (đạm)
Kali
Phốt pho.
Lúa
Ngô
Khoai lang
Cà chua
Đay
Rau muống
Cà rốt
Cải củ
- Đại diện các nhóm báo cáo. GV chữa bài.
- GV: Cùng một cây ở vào những giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu về các chất khoáng cũng khác nhau.
- Kết luận: SGK.
4. Củng cố, dặn dò (3'): GV tóm tắt nội dung bài học, HS về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau. 
__ ... á nhân hoặc trao đổi theo cặp để thực hiện từng yêu cầu của bài tập. - Học sinh phát biểu ý kiến. 
Tìm tác dụng của câu:
- Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao!
( Dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp của bộ lông con mèo)
- A! Con mèo này thật khôn!
( Dùng để thể hiện cảm xúc thán phục sự khôn ngoan của con mèo)
2. Cuối các câu trên có dấu chấm than.
3. Rút ra kết luận về câu cảm.
II. Phần ghi nhớ
- Học sinh căn cứ vào phần bài tập vừa làm trong mục nhận xét để rút ra ghi nhớ.
- 1,2 học sinh đọc nội dung Ghi nhớ trên bảng phụ. Cả lớp đọc thầm.
- Giáo viên yêu cầu học sinh học thuộc nội dung Ghi nhớ.
4. Phần luyện tập.
Bài 1: 1học sinh đọc yêu cầu bài 1- đọc cả mẫu. 
Học sinh suy nghĩ, làm bài rồi phát biểu ý kiến. 
- HS và GV nhận xét. - GV chốt những cách nói đúng.
Chuyển câu kể thành câu cảm:
- Con mèo này bắt chuột giỏi.
+ Chà (a, ôi...), con mèo này bắt chuột giỏi quá!
- Trời rét. 
+ Ôi ( ôi chao...), trời rét quá!
- Bạn Ngân chăm chỉ.
+ Bạn Ngân thật là chăm chỉ!
Bài 2: - học sinh đọc yêu cầu.
- giáo viên chia nhóm . Các nhóm thảo luận đặt câu cảm cho các tình huống , thư kí ghi nhanh. - Sau 3 phút, gọi các nhóm lên trình bày
Đặt câu cảm cho các tình huống:
Tình huống 1:
- Trời, cậu giỏi quá!
- Bạn thật là tuyệt!
- Bạn siêu quá!
....
Tình huống 2:
- Ôi! Cậu cũng nhứ ngày sinh nhật của mình à, thật tuyệt!
- Trời, ai thế này!
...
Bài 3:
1học sinh đọc yêu cầu bài 3. Cả lớp đọc lại. Học sinh suy nghĩ, làm bài của mình. 
Chữa miệng.
Cho biết cảm xúc được bộc lộ trong câu cảm:
- Ôi, bạn Nam đến kìa! ( bộc lộ cảm xúc mừng rỡ)
- ồ, bạn thông minh quá! ( bộc lộ cảm xúc thán phục)
- Trời, thật là kinh khủng!( bộc lộ cảm xúc ghê sợ)
* Kiểm tra (15'): 
Bài 1: Chuyển các câu kể sau thành câu cảm.
Bạn Ngân chăm chỉ.
Bạn Giang học giỏi.
Bài 2: Những câu cảm sau đây bộc lộ cảm xúc gì? 
Ôi, bạn Nam đến kìa! (mừng rỡ)
ồ, bạn Nam thông minh quá! (thán phục)
Trời, thật là kinh khủng! (ghê sợ)
- Biểu chấm: Bài 1: 4 điểm; bài 2: 5 điểm. Trình bày: 1 điểm.
3. Củng cố, dặn dò (3'): GV tóm tắt nội dung bài học, HS về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau. 
____________________________________
Kể chuyện Đ30
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục đích, yêu cầu 
 - Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được cõu chuyện (đoạn truyện) đó nghe, đó đọc núi về du lich hay thỏm hiểm.
 - Hiểu nội dung chớnh của cõu chuyện (đoạn truyện) đó kể và biết trao đổi vềnội dung, ý nghĩa của cõu chuyện (đoạn truyện).
 - HS khỏ, giỏi kể được cõu chuyện ngoài SGK.
II. Đồ dùng dạy học: Một số truyện viết về du lịch hay thám hiểm – tờ phiếu viết dàn ý bài kể chuyện.
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ (5'): HS kể 1- 2 đoạn truyện: Đôi cánh của Ngựa Trắng, nêu ý nghĩa của truyện.
2. Bài mới (28') 
a) Giới thiệu bài: - Tiết học hôm nay giúp các em được kể những câu chuyện đã nghe, đã đọc về du lịch, thám hiểm. Để kể được các em phải tìm đọc truyện ở nhà hoặc nhớ lại câu chuyện mình đã nghe, đã đọc. 
b) Hướng dẫn HS kể chuyện.
1 học sinh đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm. Giáo viên yêu cầu học sinh gạch dưới những chữ quan trọng của đề bài để không kể chuyện lạc đề tài.
Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã được nghe, được đọc về du lịch hay thám hiểm.
2HS nối tiếp đọc 2 gợi ý
* Gợi ý 1: Những câu chuyện có thật:
+ Các cuộc thám hiểm của Cô-lôm-bô từ 1492 đến 1504 phát hiện ra châu Mĩ.
+ Chuyến đi vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng.
+ Các cuộc thám hiểm Bắc Cực, Nam Cực, chinh phục đỉnh Ê-vơ-rét,...của nhiều nhà khoa học, nhà thể thao...
* Gợi ý 2: Những câu chuyện tưởng tượng:
+ Hai vạn dặm dưới đáy biển, Tám mươi ngày vòng quanh thế giới, cuộc du hành vào lòng đất, Năm tuần trên khinh khí cầu của Véc-nơ...
+ Gu-li-vơ du kí của Xuýp, Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài, Cuộc du lịch kì diệu của La-gớc-lốp...
GV treo bảng phụ ghi dàn ý bài kể chuyện.
- HS đọc
HS tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện mình định kể.
- Giáo viên mời nhiều học sinh phát biểu ý kiến.
- GV nhắc HS một số lưu ý khi kể
- HS kể chuyện trong nhóm đôi rồi trao đỏi về nội dung câu chuyện mình kể.
- Mỗi nhóm cử một đại diện thi kể. 
- HS trả lời câu hỏi về nội dung truyện
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, tính điểm theo các tiêu chí sau:
+ Nội dung, ý nghĩa câu chuyện có hay không?
+ Cách kể có háp dẫn không?
+ Có hiểu câu chuyện không?
- Cả lớp bình chọn bạn có truyện hay nhất, kể chuyện hay hấp dẫn nhất.
3. Củng cố, dặn dò (3'): GV tóm tắt nội dung bài học, HS về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau. 
________________________________________
Địa lý Đ29
Thành phố Đà Nẵng
I. Mục tiêu: 
- Nờu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế:
 + Thành phố Huế từng là kinh đụ của nước ta thời Nguyễn.
 + Thiờn nhiờn đẹp với nhiều cụng trỡnh kiến trỳc cổ khiến thu hỳt được nhiều du khỏch.
 - Chỉ được thành phố Huế trờn bản đồ (lược đồ).
II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ hành chính Việt Nam, một số ảnh về thành phố Đà Nẵng.
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ (5'): HS nêu nội dung ghi nhớ bài trước.
2. Bài mới (28') 
a) Giới thiệu bài 
b) Đà Nẵng – thành phố cảng.
* Hoạt động 1: Làm việc theo cặp.
- GV cho HS quan sát lược đồ và nêu được: 
+ Đà Nẵng nằm ở phía nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà.
+ Đà Nẵng có cảng biển Tiên Sa, cảng sông Hàn gần nhau.
- 1 vài HS báo cáo kết quả. HS khác nhận xét.
- GV yêu cầu HS quan sát H1 của bài và nêu được các phương tiện giao thông đến Đà Nẵng (tàu biển, tàu sông, ô tô, tàu hoả, máy bay)
- GV khái quát: Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền Trung vì 
c) Đà Nẵng – trung tâm công nghiệp
* Hoạt động 2: HS làm việc theo nhóm.
- GV cho nhóm HS dựa vào bảng kê tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển ở Đà Nẵng để trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số hàng hoá được đưa đến Đà Nẵng và hàng hoá từ Đà Nẵng đi các nơi khác bằng đường tàu biển? 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận: Đà Nẵng có các cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng, dệt, chế biến thực phẩm, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng.
d) Đà Nẵng - địa điểm du lịch
- GV yêu cầu HS tìm trên H1 và kể tên những địa điểm du lịch của Đà Nẵng? (Bãi tắm Mĩ Khê, Non Nước, 
- Vì sao Đà Nẵng lại thu hút và hấp dẫn khách du lịch? (Đà Nẵng có nhiều bãi biển đẹp )
3. Củng cố, dặn dò (3'): HS đọc nội dung bài học trong SGK.
- GV tóm tắt nội dung bài học, HS về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau. 
______________________________________
Thứ sáu ngày tháng năm 20 
Toán Đ150
Thực hành
I. Mục tiêu: Giúp HS.
 - Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế , tập ước lượng. 
II. Đồ dùng dạy học: Thước cuộn, một số cọc mốc, cọc tiêu.
III. Hoạt động dạy và học
Bài 2- trang 158 - 1 HS lên bảng chữa bài
Quãng đường từ bản A đến bản B dài 12 km.
 Đổi 12 km = 1200000cm.
Trên bản đồ tỉ lệ 1: 100000, quãng đường đó được vẽ dài là:
 1200000 : 100000 = 12 (cm)
 Đ/s: 12cm
- HS nhận xét - GV chấm điểm.
B. Dạy bài mới.
1. Bài học:
a)Đo đoạn thẳng trên mặt đất:
GV hỏi, HS trả lời.
Muốn đo độ dài đoạn thẳng AB trên mặt đất, người ta dùng dụng cụ gì?
- HS có thể đọc SGK rồi nêu cách đo.
- GV cho 2 HS lên làm mẫu đo độ dài đoạn thẳng AB trên bảng
( AB dài khoảng 2m)
+ Cách đo:
Cố định một đầu thước dây tại điểm A, kéo dài dây thước cho đến điểm B, rồi xác định độ dài trên thước dây.
b) Gióng đoạn thẳng ( vạch hay kẻ đoạn thẳng) trên mặt đất:
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
- GV treo hình vẽ trong SGK trang 70 đã được phóng to để hướng dẫn HS cách gióng
Muốn vẽ đoạn thẳng trên mặt đất, ta làm thế nào?
2. Luyện tập:
Bài 1:
1. Kiểm tra bài cũ (5'): Sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới (28') 
a) Giới thiệu bài 
b) Hướng dẫn HS thực hành tại lớp.
- Hướng dẫn HS cách đo độ dài đoạn thẳng và cách xác định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất như SGK.
c) Thực hành ngoài lớp
Bài 1: 
- GV chia nhóm các nhóm nhỏ (4 em)
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, mỗi nhóm thực hành một hoạt động khác nhau.
* Bài 2: Dành cho HS khá giỏi
- Tập ước lượng độ dài.
- Cho HS thực hành như bài 2 trong SGK. (mỗi em ước lượng 10 bước đi xem được khoảng mấy mét, rồi dùng thước kiểm tra lại.
3. Củng cố, dặn dò (3'): GV tóm tắt nội dung bài học, HS về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau. 
_____________________________________
Tập làm văn Đ60
Điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục đích, yêu cầu
 - Biết điền đỳng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Phiếu khai bỏo tam trỳ, tạm vắng (BT1); hiểu được tỏc dụng của việc khai bỏo tạm trỳ, tạm vắng (BT2).
III. Hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc bài 3,4 của tiết Luyện tập tả các bộ phận của con vật.
GV nhận xét , cho điểm.
B.Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
 Các em đã học cách điền nội dung thích hợp vào một số loại giấy tờ in sẵn. Hôm nay các em sẽ làm quen với một loại giấy tờ mới- Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng. Bài học hôm nay sẽ giúp các con hiểu vì sao phải khai báo tạm trú, tạm vắng và cách điền nội dung vào những chỗ trống trong phiếu đó.
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1:- HS đọc yêu cầu của bài tập - GV treo bản phô tô phóng to lên bảng, giải thích từ ngữ viết tắt.
- GV phát phiếu cho HS.
- HS làm việc cá nhân ( GV lưu ý HS một số mục)
-1 HS lên bảng làm vào phiếu to.
- Chữa bảng.
CMND: Chứng minh nhân dân
- Hướng dẫn HS điền đúng nội dung vào ô trống ở mỗi mục.
- Chú ý: Bài tập này nêu 1 tình huống giả thiết ( em và mẹ đến chơi một nhà bà con ở tỉnh khác), vì vậy:
 + ở mục Họ và tên chủ hộ, em phải ghi họ tên chủ hộ nơi mẹ con em đến.
+ ở mục 1: Họ và tên, em phải ghi họ tên của mẹ em.
+ ở mục 6: ở đâu đến hoặc đi đâu, em khai mẹ con em ở đâu đến ( không khai đi đâu, vì hai mẹ con khai tạm trú, không khai tạm vắng).
+ ở mục 9: trẻ em dưới 15 tuổi đi theo, em phải ghi họ tên của chính em.
+ ở mục 10: Chủ hộ, em không được viết gì, để chủ hộ tự viết và kí.
+ ở mục Cán bộ đăng kí là mục dành cho cán bộ quản lí khu vực.
VD: trang 136-SGK.
Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài:
- HS trả lời miệng - HS nhận xét, GV chốt lại.
Lời giải:
Phải khai bào tạm trú, tạm vắng để chính quyền địa phương quản lí được những người ở nơi khác đến. Khi có việc xảy ra, các cơ quan nhà nước có căn cứ cơ sở để điều tra, xem xét.
3. Củng cố, dặn dò (3'): GV tóm tắt nội dung bài học, HS về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau. 
______________________________________
Phần ký duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 30 chuan ktkn.doc