Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - GV: Phan Thanh Hằng - Trường Tiểu học Dạ Trạch

Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - GV: Phan Thanh Hằng - Trường Tiểu học Dạ Trạch

TẬP ĐỌC

HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT

I.Mục tiêu: HS

1. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài: Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, Ma-tan; đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng, năm.

-Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.

2. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.

-Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.

II.Đồ dùng:

 -Ảnh chân dung Ma-gien-lăng sgk.

 

doc 40 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 433Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - GV: Phan Thanh Hằng - Trường Tiểu học Dạ Trạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Thứ hai ngày 5 tháng 4 năm 2010
TẬP ĐỌC
HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
I.Mục tiêu: HS
1. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài: Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, Ma-tan; đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng, năm.
-Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.
2. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
-Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
II.Đồ dùng:
 -Ảnh chân dung Ma-gien-lăng sgk.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
 -Kiểm tra 2 HS.
 * Trong 2 khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì ?
 * Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào?
 -GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
a) Luyện đọc:
 Cho HS đọc nối tiếp.
 -GV viết lên bảng những tên riêng: Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, Ma-tan, các chỉ số chỉ ngày, tháng, năm: ngày 20 tháng 9 năm 1959, ngày 8 tháng 9 năm 1522, 1.083 ngày.
 - Cho HS đọc nối tiếp.
 - Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
 - GV đọc diễn cảm cả bài một lần.
 +Cần đọc với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.
 b) Tìm hiểu bài:
 ¶ Đoạn 1
 * Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì ?
¶ Đoạn 2 + 3
 * Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường ?
¶ Đoạn 4 + 5
 * Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào ?
 * Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào ?
 -GV chốt lại: ý c là đúng.
 * Đoàn thám hiểm đã đạt những kết quả 
gì ?
 * Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm.
c) Đọc diễn cảm:
 -GV luyện đọc cho cả lớp đoạn 2 + 3.
 -Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn vừa luyện.
3. Củng cố, dặn dò:
 * Qua bài đọc, em thấy mình cần rèn luyện những đức tính gì ?
 -GV nhận xét tiết học.
 -GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc, kể lại câu chuyện trên cho người thân nghe.
-HS1: Đọc thuộc lòng bài Trăng ơi  từ đâu đến?
-HS2 đọc thuộc lòng bài thơ.
-HS lắng nghe.
-Cả lớp đọc đồng thanh.
-6 HS đọc nối tiếp 6 đoạn (2 lần).
-1 HS đọc chú giải. 1 HS giải nghĩa từ.
1 HS đọc cả bài.
-HS đọc thầm đoạn 1.
* Cuộc thám hiểm có nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất với.
-HS đọc thầm đoạn 2 + 3.
* Cạn thức ăn, hết nước uống, thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển, phải giao tranh với thổ dân.
-HS đọc thầm đoạn 4 + 5.
* Đoàn thám hiểm mất 4 chiếc thuyền, gần 200 người bỏ mạng dọc đường, trong đó có Ma-gien-lăng, chỉ còn một chiếc thuyền với 18 thuỷ thủ sống sót.
-HS trả lời.
* Đoàn thám hiểm đã khẳng định được trái đất hình cầu, đã phát hiện được Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
* Những nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt mọi khó khăn để đạt được mục đích đặt ra 
-3 HS đọc nối tiếp cả bài. Mỗi HS đọc 2 đoạn.
-HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
-Cần rèn luyện tính ham học hỏi, ham hiểu biết, dũng cảm biết vượt khó khăn.
- HS nghe
ĐẠO ĐỨC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I.Mục tiêu:
 Học xong bài này, HS có khả năng:
- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường .
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường .
- Tham gia bảo vệ môi trường nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm MT và biết nhắc bạn bè, người thân cùng thực hiện BVMT.
* Lồng ghép GDBVMT theo mức độ tích hợp toàn phần 
*Lấy cc 1,2 –nx 10
II.Đồ dùng:
 -Các tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.
 -Phiếu giao việc.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
 +Nêu phần ghi nhớ của bài “Tôn trọng luật giao thông”.
 +Nêu ý nghĩa và tác dụng của vài biển báo giao thông nơi em thường qua lại.
 -GV nhận xét.
2.Bài mới: Giới thiệu bài: “Bảo vệ môi trường”
*Khởi động: Trao đổi ý kiến.
 -GV cho HS ngồi thành vòng tròn và nêu câu hỏi:
 +Em đã nhận được gì từ môi trường?
 -GV kết luận:
 Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống của con người.
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (thông tin ở SGK/43- 44)
 -GV chia nhóm và yêu cầu HS đọc và thảo luận về các sự kiện đã nêu trong SGK
 -GV kết luận:
 +Đất bị xói mòn: Diện tích đất trồng trọt giảm, thiếu lương thực, sẽ dần dần nghèo đói.
 +Dầu đổ vào đại dương: gây ô nhiễm biển, các sinh vật biển bị chết hoặc nhiễm bệnh, người bị nhiễm bệnh.
 +Rừng bị thu hẹp: lượng nước ngầm dự trữ giảm, lũ lụt, hạn hán xảy ra, giảm hoặc mất hẳn các loại cây, các loại thú, gây xói mòn, đất bị bạc màu.
 -GV yêu cầu HS đọc và giải thích câu ghi nhớ.
*Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (Bài tập 1- SGK/44)
 -GV giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập 1: Dùng phiếu màu để bày tỏ ý kiến đánh giá.
 Những việc làm nào có tác dụng bảo vệ môi trường?
 -GV mời 1 số HS giải thích.
 -GV kết luận:
 +Các việc làm bảo vệ môi trường: b, c, đ, g.
 +Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn: a.
+Giết, mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt, vứt xác súc vật ra đường, khu chuồng trại gia súc để gần nguồn nước ăn làm ô nhiễm nguồn nước: d, e, h.
3.Củng cố - Dặn dò:
* GDBVMT: Con người phải BVMT, sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. 
 -Tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương.
-Một số HS thực hiện yêu cầu.
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời
-Mỗi HS trả lời một ý (không được nói trùng lặp ý kiến của nhau)
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS đọc ghi nhớ ở SGK/44 và giải thích.
-HS bày tỏ ý kiến đánh giá.
-HS giải thích.
-HS lắng nghe.
- HS nghe.
-HS cả lớp thực hiện.
TOÁN
Tiết 146: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
 -Khái niệm ban đầu về phân số, các phép tính về phân số, tìm phân số của một số.
 -Giải bài toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
 -Tính diện tích hình bình hành.
II. Đồ dùng:
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KTBC:
 -Gọi 2 HS lên bảng làm BT1,3 tiết 145.
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
2.Bài mới: Giới thiệu bài:
 a) Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1 
 -Yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV chữa bài trên bảng lớp sau đó hỏi HS về:
 +Cách thực hiện phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia phân số.
 +Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có phân số.
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 2
 -Yêu cầu HS đọc đề bài.
 -Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào ?
 -Yêu cầu HS làm bài.
 -GV chữa bài, có thể hỏi thêm HS về cách tính giá trị phân số của một số.
 Bài 3
 -Yêu cầu HS đọc đề toán, sau đó hỏi:
 +Bài toán thuộc dạng toán gì ?
 +Nêu các bước giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
 -Yêu cầu HS làm bài. 
 -GV chữa bài và cho điểm HS.
3.Củng cố- Dặn dò:
 -Dặn dò HS về nhà làm Bài 4,5
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
-HS lắng nghe. 
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-HS cả lớp theo dõi bài chữa của GV, sau đó trả lời câu hỏi:
-1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc đề bài trong SGK.
-1 HS trả lời trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
Bài giải
Chiều cao của hình bình hành là:
18 Í = 10 (cm)
Diện tích của hình bình hành là:
18 Í 10 = 180 (cm2)
Đáp số: 180 cm2
-1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc đề bài trong SGK..
+Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
­ Bước 1: Vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán.
­ Bước 2: Tìm giá trị của một phần bằng nhau.
­ Bước 3: Tìm các số.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
Bài giải
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
2 + 5 = 7 (phần)
Số ô tô có trong gian hàng là:
63 : 7 Í 5 = 45 (ô tô)
Đáp số: 45 ô tô
-HS lắng nghe.
Thứ ba ngày 6 tháng 4 năm 2010
CHÍNH TẢ 
 Nhớ – Viết: Đường đi Sa Pa
PHÂN BIỆT r/d/gi , v/d/gi
I.Mục tiêu:
1. Nhớ – viết lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn đã HTL trong bài Đường đi Sa Pa.
2. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn r/ d/ gi, v/ d/ gi.
II.Đồ dùng:
 -Một số tờ giấy khổ rộng.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
 -Kiểm tra 2 HS. GV đọc cho HS viết tranh chấp, trang trí, chênh chếch, con ếch, mệt mỏi.
 -GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài:
 a) Hướng dẫn chính tả 
 -GV nêu yêu cầu của bài.
 -Cho HS đọc thuộc lòng đoạn CT.
-Cho HS viết những từ ngữ dễ viết sai: thoắt, khoảnh khắc, hây hẩy, nồng nàn.
 -GV nhắc lại nội dung đoạn CT.
 b). HS viết chính tả.
 - Chấm, chữa bài.
 - GV chấm 5 đến 7 bài.
 -Nhận xét chung.
 c) Bài tập 2:
 -GV chọn câu a.
 a). Tìm tiếng có nghĩa.
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT.
 -Cho HS làm bài. GV dán lên bảng 3 tờ giấy đã kẻ theo mẫu.
-GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
-2 HS viết trên bảng ... hững người địa phương mình tạm vắng, những người địa phương khác tạm trú. Khi cần thiết, các cơ quan nhà nước có căn cứ để điều tra, xem xét.
 3. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Nhắc các em nhớ cách điền vào giấy tờ in sẵn và chuẩn bị cho tiết TLV tuần 31.
-HS1: Đọc đoạn văn tả ngoại hình con mèo (hoặc con chó) đã làm ở tiết TLV trước.
-HS2: Đọc đoạn văn tả hoạt động của con mèo (hoặc con chó).
-1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
-HS làm bài cá nhân. Các em đọc kĩ nội dung đơn yêu cầu cần điền và điền nội dung đó vào chỗ trống thích hợp.
-Một số HS lần lượt đọc giấy khai báo tạm trú mình đã viết.
-Lớp nhận xét. 
-Cho HS đọc yêu cầu BT2.
-Cho HS trình bày.
- HS nghe
TOÁN
Tiết 150: THỰC HÀNH
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 -Biết cách đo độ dài một đoạn thẳng (khoảng cách giữa hai điểm) trong thực tế bằng thước dây, ví dụ: đo chiều dài bảng lớp, đo chiều dài, chiều rộng phòng học, 
 -Biết xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất (bằng cách gióng thẳng hàng các cọc tiêu).
II. Đồ dùng:
 -HS chuẩn bị theo nhóm, mỗi nhóm: một thước dây cuộn, một số cộc mốc, một số cọc tiêu.
 -GV chuẩn bị cho mỗi nhóm HS một phiếu ghi kết quả thực hành như sau:
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KTBC:
2.Bài mới: Giới thiệu bài
 -Yêu cầu HS kiểm tra dụng cụ thực hành.
a)Hướng dẫn thực hành tại lớp 
 * Đo đoạn thẳng trên mặt đất
 -Chọn lối đi giữa lớp rộng nhất, sau đó dùng phấn chấm hai điểm A, B trên lối đi.
 -Nêu vấn đề: Dùng thước dây, đo độ dài khoảng cách giữa hai điểm A và B.
 -Nêu yêu cầu: Làm thế nào để đo được khoảng cách giữa hai điểm A và B ?
 -Kết luận cách đo đúng như SGK:
 +Cố định hai đầu thước dây tại điểm A sao cho vạch số 0 của thước trùng với điểm A.
 +Kéo thẳng dây thước cho tới điểm B.
 +Đọc số đo ở vạch trùng với điểm B. Số đo đó là số đo độ dài đoạn thẳng AB.
 -GV và 1 HS thực hành đo độ dài khoảng cách hai điểm A và B vừa chấm.
 * Gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất
 -Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trong SGK và nêu:
 +Để xác định ba điểm trong thực tế có thẳng hàng với nhau hay không người ta sử dụng các cọc tiêu và gióng các cọc này.
 +Cách gióng các cọc tiêu như sau:
 ­ Đóng ba cọc tiêu ở ba điểm cần xác định.
 ­ Đứng ở cọc tiêu đầu tiên hoặc cọc tiêu cuối cùng. Nhắm một mắt, nheo mắt còn lại và nhìn vào cạnh cọc tiêu thứ nhất. Nếu:
Nhìn rõ các cọc tiêu còn lại là ba điểm chưa thẳng hàng.
Nhìn thấy một cạnh (sườn) của hai cọc tiêu còn lại là ba điểm đã thẳng hàng.
 b) Thực hành ngoài lớp học 
 -Phát cho mỗi nhóm một phiếu thực hành như đã nêu ở phần đồ dùng dạy – học.
 -Nêu các yêu cầu thực hành như trong SGK và yêu cầu thực hành theo nhóm, sau đó ghi kết quả vào phiếu.
 -Giúp đỡ từng nhóm HS, ở yêu cầu thực hành đóng ba cọc tiêu thẳng hàng, GV kiểm tra luôn sau khi HS đóng cọc, nếu HS chưa đóng được thì GV cùng HS đóng lại.
 3.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ thực hành, tuyên dương các nhóm tích cực làm việc, có kết quả tốt, nhắc nhở các HS còn chưa cố gắng.
 -Dặn dò HS về nhà chuẩn bị cho tiết thực hành sau.
-HS lắng nghe. 
-Các nhóm báo cáo về dụng cụ của nhóm mình.
-HS tiếp nhận vấn đề.
-Phát biểu ý kiến trước lớp.
-Nghe giảng.
-Quan sát hình minh hoạ trong SGK và nghe giảng.
-HS nhận phiếu.
-Làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 6 HS.
- HS vào lớp, thu phiếu của các nhóm và nhận xét kết quả thực hành của từng nhóm.
- HS nghe
KHOA HỌC
Tiết 60: NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT
I.Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết được mỗi loại thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau.
- Nêu được vai trò của không khí đối với đời sống của thực vật.
-Hiểu được vai trò của ô-xi và các-bô-níc trong quá trình hô hấp và quang hợp.
-Biết được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí trong thực vật.
II.Đồ dùng:
 -Hình trang 120, 121 SGK.
 -GV mang đến lớp cây số 2 ở bài 57.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1.KTBC:
-Gọi HS lên trả lời câu hỏi bài 59
 -Nhận xét, cho điểm.
-Cho HS quan sát cây đậu số 2 ở bài 57.
 +Bôi 1 lớp keo mỏng lên 2 mặt lá của cây nhằm mục đích gì ? Kết quả ra sao ?
-Cho HS quan sát cây đậu không được cung cấp không khí và nêu: Cây được cung cấp đầy đủ nước, chất kháng, ánh sáng nhưng thiếu không khí thì cây cũng không thể sống được. Không khí có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống thực vật. Nó cung cấp khí các-bô-níc cho cây xanh quang hpợ, tổng hợp chất hữu cơ từ năng lượng mặt trời, cung cấp khí ô-xi cho thực vật hô hấp, các em sẽ được tìm hiểu kỹ hơn về điều này trong bài học hôm nay.
2.Bài mới: Giới thiệu bài:
 *Hoạt động1: Vai trò của không khí trong quá trình trao đổi khí của thực vật
+Không khí gồm những thành phần nào ?
 +Những khí nào quan trọng đối với thực 
vật ?
-Yêu cầu: Quan sát hình minh hoạ trang 120, 121, SGK và trả lời câu hỏi. 
-Gọi HS trình bày.
-Theo dõi, nhận xét, khen ngợi những HS hiểu bài, trình bày mạch lạc, khoa học.
+Không khí có vai trò như thế nào đối với thực vật ?
 +Những thành phần nào của không khí cần cho đời sống của thực vật ? Chúng có vai trò gì ?
-GV giảng
 *Hoạt động 2: Ứng dụng nhu cầu không khí của thực vật trong trồng trọt
+Thực vật “ăn” gì để sống ? Nhờ đâu thực vật thực hiện được việc ăn để duy trì sự sống ?
- GV giảng
+Em hãy cho biết trong trồng trọt con người đã ứng dụng nhu cầu về khí các-bô-níc, khí ô-xi của thực vật như thế nào ?
-Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 121, SGK.
- GV kl
3.Củng cố- Dặn dò:
1). Tại sao ban ngày khi đứng dưới tán lá của cây ta thấy mát mẻ ?
2). Tại sao vào ban đêm ta không để nhiều hoa, cây cảnh trong phòng ngủ ?
3). Lượng khí các-bô-níc trong thành phố đông dân, khu công nghiệp nhiều hơn mức cho phép ? Giải pháp nào có hiệu quả nhất cho vấn đề này?
-Nhận xét tiết học.
-Về vẽ lại sơ đồ sự trao đổi khí ở thực vật.
-HS trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung.
-HS quan sát theo dõi và trả lời câu hỏi.
+Nhằm ngăn cản sự thay đổi khí của lá. Không có sự trao đổi khí ở lá, cây sẽ chết trong một khoảng thời gian nhất định.
-Quan sát, lắng nghe.
-Trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.
+Không khí gồm hai thành phần chính là khí ô-xi và khí ni-tơ. Ngoài ra, trong không khí còn chứa khí cac-bô-níc.
+Khí ô-xi và khí các-bô-níc rất quan trọng đối với thực vật.
-HS trả lời 
-2 HS lên bảng vừa trình bày vừa chỉ vào tranh minh hoạ cho từng quá trình trao đổi khí trong quang hợp, hô hấp.
-Lắng nghe.
+Không khí giúp cho thực vật quang hợp và hô hấp.
+Khí ô-xi có trong không khí cần cho quá trình hô hấp của thực vật. Khí các-bô-nic có trong không khí cần cho quá trình quang hợp của thực vật. Nếu thiếu khí ô-xi hoặc các-bô-níc thực vật sẽ chết.
-Lắng nghe.
-Phát biểu theo ý kiến của mình.
-Lắng nghe.
-Suy nghĩ, trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi
-2 HS đọc thành tiếng.
-Lắng nghe.
- HS trả lời
- HS nghe
KĨ THUẬT
 LẮP XE NÔI ( tiết2 )
I. Mục tiêu:
 -HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp xe nôi.
 -Lắp được xe nôi đúng mẫu. Ô tô chuyển động được.
- HS khéo tay: Lắp được xe nôi đúng mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, chuyển động được.
 -Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe nôi.
II. Đồ dùng:
 -Mẫu xe nôi đã lắp sẵn. 
 -Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.KTBC: Kiểm tra dụng cụ của HS.
2.Bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Lắp xe nôi. 
 b)HS thực hành:
 * Hoạt động 3: HS thực hành lắp xe nôi 
 -GV cho HS chọn đúng và đủ chi tiết để riêng từng loại vào nắp hộp.
 -GV kiểm tra giúp đỡ HS chọn đúng đủ chi tiết để lắp xe nôi.
 -Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ.
 -Cho HS quan sát hình như lắp xe nôi.
 -Khi HS thực hành lắp từng bộ phận, GV lưu ý:
 +Vị trí trong, ngoài của các thanh. 
 +Lắp các thanh chữ U dài vào đúng hàng lỗ trên tấm lớn.
 +Vị trí tấm nhỏ với tấm chũ U khi lắp thành xe và mui xe.
 *Lắp ráp xe nôi
 -GV nhắc nhở HS phải lắp theo qui trình trong SGK, chú ý văn chặt các mối ghép để xe không bị xộc xệch.
 -GV yêu cầu HS khi ráp xong phải kiểm tra sự chuyển động của xe. 
 -GV quan sát theo dõi, các nhóm để uốn nắn và chỉnh sửa.
 * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
 -GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành.
 -GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành:
 +Lắp xe nôi đúng mẫu và đúng quy trình.
 +Xe nôi lắp chắc chắn, không bị xộc xệch.
 +Xe nôi chuyển động được.
 -GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS. 
 -Nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
 -Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Lắp xe đẩy hàng”.
-Chuẩn bị dụng cụ học tập.
- HS nghe
-HS chọn chi tiết để ráp. 
-HS đọc.
-HS làm cá nhân, nhóm.
- HS trưng bày sản phẩm. 
-HS dựa vào tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm. 
-HS cả lớp tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- HS nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an T30L4CKTKNBVMT(2).doc