I.MỤC TIÊU:
1.Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài: Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, Ma-tan; đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng, năm.
-Biết đọc diễn cảm một đoạn với giọng tự hào, ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm.
2.Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
-Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
GDKNS:-Tự nhận thức:xác định giá trị bản thân.
-Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Ảnh chân dung Ma-gien-lăng ở SGK.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1.KTBC: Đọc thuộc lòng bài Trăng ơi từ đâu đến?
? Trong 2 khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì ?
?Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào ?
-GV nhận xét và cho điểm.
TUẦN 30 Thứ hai : Ngày soạn: Ngày 25 tháng 3 năm 2012 Ngày dạy: Ngày 26 tháng 3 năm 2012 Tập đọc HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT I.MỤC TIÊU: 1.Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài: Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, Ma-tan; đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng, năm. -Biết đọc diễn cảm một đoạn với giọng tự hào, ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm. 2.Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. -Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới. GDKNS:-Tự nhận thức:xác định giá trị bản thân. -Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Ảnh chân dung Ma-gien-lăng ở SGK. III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1.KTBC: Đọc thuộc lòng bài Trăng ơi từ đâu đến? ? Trong 2 khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì ? ?Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào ? -GV nhận xét và cho điểm. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: HS sát quan sát ảnh chân dung Ma-gien-lăng. b.Luyện đọc: - Cho HS đọc nối tiếp.GV kết hợp sửa sai và giải nghĩa một số từ ngữ -Cho HS luyện đọc theo cặp. -GV đọc diễn cảm cả bài một lần. c.Tìm hiểu bài: -Cho HS đọc thầm đoạn 1. ?Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì ? * Cuộc thám hiểm có nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất với. -HS đọc thầm đoạn 2 + 3. ?Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường ? * Cạn thức ăn, hết nước uống, thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển, phải giao tranh với thổ dân. -HS đọc thầm đoạn 4 + 5. * Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào ? * Đoàn thám hiểm mất 4 chiếc thuyền, gần 200 người bỏ mạng dọc đường, trong đó có Ma-gien-lăng, chỉ còn một chiếc thuyền với 18 thuỷ thủ sống sót. ?Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào ? ? Đoàn thám hiểm đã đạt những kết quả gì? * Đoàn thám hiểm đã khẳng định được trái đất hình cầu, đã phát hiện được Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới. d.Đọc diễn cảm: -Cho HS đọc nối tiếp. -GV luyện đọc cho cả lớp đoạn 2 + 3. -Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn vừa luyện. 3.Củng cố, dặn dò: ?Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm. ?Qua bài đọc, em thấy mình cần rèn luyện những đức tính gì ? -GV nhận xét tiết học. -GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc, kể lại câu chuyện trên cho người thân nghe. ....................................................... Âm nhạc (GV BỘ MÔN DẠY) ....................................................... Toán LUYỆN TẬP CHUNG I.MỤC TIÊU:Giúp HS củng cố về: -Khái niệm ban đầu về phân số, các phép tính về phân số, tìm phân số của một số. -Giải bài toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó. -Tính diện tích hình bình hành. -Yêu thích môn học II.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1.Ổn định: 2.KTBC: -GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT của tiết 145. -GV nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn luyện tập: Bài 1 -Yêu cầu HS tự làm bài.1 HS lên bảng chữa bài -GV chữa bài trên bảng lớp sau đó hỏi HS về: +Cách thực hiện phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia phân số. +Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có phân số. -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 -Yêu cầu HS đọc đề bài. -Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào ? -Yêu cầu HS làm bài.1 HS lên bảng làm bài. Bài giải: Chiều cao của hình bình hành là: 18 x = 10 (cm) Diện tích của hình bình hành là: 18 x 10 = 180 (cm2) Đáp số: 180 cm2 -GV chữa bài, có thể hỏi thêm HS về cách tính giá trị phân số của một số. Bài 3 -Yêu cầu HS đọc đề toán, sau đó hỏi: +Nêu các bước giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. Bước 1: Vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán. Bước 2: Tìm giá trị của một phần bằng nhau. Bước 3: Tìm các số. -HS cả lớp làm bài vào VBT.1 HS lên bảng làm bài Bài giải: Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 2 + 5 = 7 (phần) Số ô tô có trong gian hàng là: 63 : 7 x 5 = 45 (ô tô) Đáp số: 45 ô tô -GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 4 (Nếu còn thời gian Hs khá giỏi làm thêm) -GV tiến hành tương tự như bài tập 3. Bài giải: Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 9 – 2 = 7 (phần) Tuổi của con là: 35 : 7 x 2 = 10 (tuổi) Đáp số: 10 tuổi Bài 5 (Nếu còn thời gian Hs khá giỏi làm thêm) -HS tự viết phân số chỉ số ô được tô màu trong mỗi hình và tìm hình có phân số chỉ số ô tô màu bằng với phân số chỉ số ô tô màu của hình H. Hình H: Hình A: ; Hình B: Hình C: ; Hình D: -Phân số chỉ phần đã tô màu của hình H bằng phân số chỉ phần đã tô màu của hình B, vì ở hình B có hay số ô vuông đã tô màu. 4.Củng cố: -GV tổng kết giờ học. 5.Dặn dò: -Dặn dò HS về nhà ôn tập lại các nội dung sau để chuẩn bị kiểm tra: +Khái niệm ban đầu về phân số, so sánh phân số, các phép tính về phân số. +Quan hệ của một số đơn vị đo thời gian. +Giải bài toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. ............................................................. CHÍNH TẢ (Nhớ – Viết): ĐƯỜNG ĐI SAPA I.MỤC TIÊU: 1.Nhớ – viết lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn đã HTL trong bài Đường đi Sa Pa. 2.Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn r/ d/ gi. 3.HS có ý thức rèn luyện chữ viết. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở BTTV III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1.KTBC: -Kiểm tra 2 HS. GV đọc cho HS viết: tranh chấp, trang trí, chênh chếch, con ếch, mệt mỏi. -GV nhận xét và cho điểm. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Nhớ - viết: * Hướng dẫn chính tả -GV nêu yêu cầu của bài. -Cho HS đọc thuộc lòng đoạn CT. -Cho HS viết những từ ngữ dễ viết sai: thoắt, khoảnh khắc, hây hẩy, nồng nàn. -GV nhắc lại nội dung đoạn CT. * HS viết chính tả. * Chấm, chữa bài. -GV chấm 5 đến 7 bài. -Nhận xét chung. * Bài tập 2: -GV chọn câu a :Tìm tiếng có nghĩa ứng với mỗi ô trống: -Cho HS làm bài vào vở BT -GV cho HS lên bảng làm bài theo hình thức tiếp sức. a ong ông ưa r ra, ra lệnh, ra vào, rà soát rong chơi, rong biển, bán hàng rong nhà rông, rồng, rỗng, rộng rửa, rữa, rựa d da, da thịt, da trời, giả da cây dong, dòng nước, dong dỏng cơn dông (cơn giông) dưa, dừa, dứa gi gia đình, tham gia, giá đỡ, giã giò giong buồm, giọng nói, trống giong cờ mở giống, nòi giống ở giữa, giữa chừng * Bài tập 3: Tìm tiếng bắt đầu bằng r, d, gi. -Cho HS làm bài, sau đó GV gọi một số HS đọc bài làm. -GV nhận xét, chốt lại: Những tiếng cần tìm để lần lượt điền vào chỗ trống là: giới – rông – giới – giới – dài. 3.Củng cố, dặn dò: -Gv hệ thống lại nội dung bài -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS ghi nhớ những thông tin qua bài chính tả. -------- cc õ dd -------- Thứ ba: Ngày soạn: Ngày 25 tháng 3 năm 2012 Ngày dạy: Ngày 27 tháng 3 năm 2012 Kĩ thuật (GV BỘ MÔN DẠY) ......................................................... Toán TỈ LỆ BẢN ĐỒ I.MỤC TIÊU:Giúp HS: -Bước đầu nhận biết được ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì. -HS yêu thích môn học II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:-Bản đồ Thế giới, bản đồ Việt Nam, bản đồ một số tỉnh, thành phố, (có ghi tỉ lệ bản đồ ở phía dưới). III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài -Hỏi: Các em đã được học về bản đồ trong môn địa lí, em hãy cho biết bản đồ là gì -Để vẽ được bản đồ người ta phải dựa vào tỉ lệ bản đồ, vậy tỉ lệ bản đồ là gì ? Tỉ lệ bản đồ cho ta biết gì ? Bài học hôm nay sẽ cho các em biết điều đó. b.Giới thiệu tỉ lệ bản đồ: -GV treo bản đồ Việt Nam, bản đồ thế giới, bản đồ một số tỉnh, thành phố và yêu cầu HS tìm, đọc các 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn -Kếtluận:Cáctỉ lệ1:10000000 ;1 : 500000; ghi trên các bản đồ đó gọi là tỉ lệ bản đồ. -Tỉ lệ bản đồ 1 : 10000000 cho biết hình nước Việt Nam được vẽ thu nhỏ mười triệu lần. Độ dài 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài 10000000 cm hay 100 km trên thực tế. -Tỉ lệ bản đồ 1 : 10000000 có thể viết dưới dạng phân số , tử số cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ là 1 đơn vị đo độ dài (cm, dm, m, ) và mẫu số cho biết độ dài thật tương ứng là 10000000 đơn vị đo độ dài đó (10000000cm, 10000000dm, 10000000m ) c.Thực hành: Bài 1 -Gọi 1 HS đọc đề bài toán. -Hỏi: +Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 mm ứng với độ dài thật là bao nhiêu ? +Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 cm ứng với độ dài thật trên là bao nhiêu ? +Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 m ứng với độ dài thật là bao nhiêu ? -GV hỏi thêm: +Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 500, độ dài 1 mm ứng với độ dài thật là bao nhiêu ? +Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 5000, độ dài 1 cm ứng với độ dài thật trên là bao nhiêu ? +Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 10000, độ dài 1 m ứng với độ dài thật là bao nhiêu ? Bài 2 -Yêu cầu HS tự làm bài. -GV chữa bài trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS. Tỉ lệ bản đồ 1 : 1000 1 : 300 1 : 10000 1 : 500 Độ dài thu nhỏ 1cm 1 dm 1 mm 1 m Độ dài thật 100 cm 300dm 10000 mm 500 m Bài 3 (Nếu còn thời gian Hs khá giỏi làm thêm) -Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. -Gọi HS nêu bài làm của mình, đồng thời yêu cầu HS giải thích cho từng ý vì sao đúng (hoặc sai) ? -4 HS lần lượt trả lời trước lớp: a.10000 m – Sai vì khác tên đơn vị, độ dài thu nhỏ trong bài toán có đơn vị là đề – xi – mét. b). 10000 dm – Đúng vì 1 dm trên bản đồ ứng với 10000 dm trong thực tế. c). 10000 cm – Sai vì khác tên đơn vị. d). 1 km – Đúng vì 10000dm=1000m = 1km 4.Củng cố: -Gv hệ thống lại nội dung bài. -GV tổng kết giờ học, tuyên dương các HS tích cực trong giờ học, nhắc nhở các HS còn chưa chú ý. 5.Dặn dò: -Dặn dò HS về nhà làm các bài tập còn lại và chuẩn bị bài sau. ........................................................ Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ : DU LỊCH – THÁM HIỂM I.MỤC TIÊU: 1.Tiếp tục mở rộng vốn từ về du lịch, thám hiểm.Hs biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm 2.Biết viết đoạn văn về hoạt động du lịch hay thám hiểm có sử dụng những từ ngữ tìm được. 3. HS yêu thích môn học II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Vở BTTV III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1.KTBC: -HS1: Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ ở tiết LTVC: “Giữ phép lịch sự” -HS2: Làm lại BT4 của tiết LTVC trên. -GV nhận xét, cho điểm. ... bón thêm phân cho cây trồng không ? Làm như vậy để nhằm mục đích gì ? +Em biết những loài phân nào thường dùng để bón cho cây ? -GV giảng và chốt kiến thức (Mục Bạn cần biết) -Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ 4 cây cà chua trang 118 SGK trao đổi và trả lời câu hỏi : +Các cây cà chua ở hình vẽ trên phát triển như thế nào ? Hãy giải thích tại sao ? +Quan sát kĩ cây a và b , em có nhận xét gì? GV đi giúp đỡ các nhóm đảm bảo HS nào cũng được tham gia trình bày trong nhóm. -Gọi đại diện HS trình bày. Yêu cầu mỗi nhóm chỉ nói về 1 cây, các nhóm khác theo dõi để bổ sung. -GV giảng bài : Trong quá trình sống, nếu không được cung cấp đầy đủ các chất khoáng, cây sẽ phát triển kém, không ra hoa kết quả được hoặc nếu có , sẽ cho năng suất thấp. Ni-tơ (có trong phân đạm) là chất khoáng quan trọng mà cây cần nhiều. *Hoạt động 2:Nhu cầu các chất khoáng của thực vật -Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 119 SGK. Hỏi: +Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều ni-tơ hơn ? +Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều phôtpho hơn ? +Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều kali hơn ? +Em có nhận xét gì về nhu cầu chất khoáng của cây ? +Hãy giải thích vì sao giai đoạn lúa đang vào hạt không nên bón nhiều phân ? +Quan sát cách bón phân ở hình 2 em thấy có gì đặc biệt ? -GV kết luận: Mỗi loài cây khác nhau cần các loại chất khoáng với liều lượng khác nhau. Cùng ở một cây, vào những giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau. Ví dụ :Đối với các cây cho quả, người ta thường bón phân vào lúc cây đâm cành, đẻ nhánh hay sắp ra hoa vì ở những giai đoạn đó, cây cần được cung cấp nhiều chất khoáng. 3/.Củng cố: -GV hỏi: +Người ta đã ứng dụng nhu cầu về chất khoáng của cây trồng trong trồng trọt như thế nào ? -GV giảng :Các loại cây khác nhau cần các loại chất khoáng với liều lượng khác nhau. Cùng một cây,ở những giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau. Biết nhu cầu về chất khoáng của từng loại cây, của từng giai đoạn phát triển của cây sẽ giúp cho nhà nông bón phân đúng liều lượng, đúng cách để được thu hoạch cao, chất lượng sản phẩm tốt, an toàn cho người sử dụng. 4/.Dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài tiết sau. -HS trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung. -Lắng nghe. -Trao đổi theo cặp và trả lời : +Trong đất có mùn, cát, đất sét, các chất khoáng, xác chết động vật, không khí và nước cần cho sự sống và phát triển của cây. +Khi trồng cây người ta phải bón thêm các loại phân khác nhau cho cây vì khoáng chất trong đất không đủ cho cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. Bón thêm phân để cung cấp đầy đủ các chất khoáng cần thiết cho cây. +Những loại phân thường dùng để bón cho cây : phân đạm, lân, kali, vô cơ, phân bắc, phân xanh, -Lắng nghe. -Làm việc trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS, trao đổi và trả lời câu hỏi. Sau đó, mỗi HS tập trình bày về 1 cây mà mình chọn. -Câu trả lời đúng là : +Cây a phát triển tốt nhất, cây cao, lá xanh, nhiều quả, quả to và mọng vì vậy cây được bón đủ chất khoáng. +Cây b phát triển kém nhất, cây còi cọc, lá bé, thân mềm, rũ xuống, cây không thể ra hoa hay kết quả được là vì cây thiếu ni-tơ. +Cây c phát triển chậm, thân gầy, lá bé, cây không quang hợp hay tổng hợp chất hữu cơ được nên ít quả, quả còi cọc, chậm lớn là do thiếu kali. +Cây c phát triển kém, thân gầy, lùn, lá bé, quả ít, còi cọc, chậm lớn là do cây thiếu phôtpho. +Cây a phát triển tốt nhất cho năng suất cao. Cây cần phải được cung cấp đầy đủ các chất khoáng. +Cây c phát triển chậm nhất, chứng tỏ ni-tơ là chất khoáng rất quan trọng đối với thực vật. -Lắng nghe. -HS đọc và trả lời: +Cây lúa, ngô, cà chua, đay, rau muống, rau dền, bắp cải, cần nhiều ni-tơ hơn. +Cây lúa, ngô, cà chua, cần nhiều phôtpho. +Cây cà rốt, khoai lang, khoai tây, cải củ, cần được cung cấp nhiều kali hơn. +Mỗi loài cây khác nhau có một nhu cầu về chất khoáng khác nhau. +Giai đoạn lúa vào hạt không nên bón nhiều phân đạm vì trong phân đạm có ni-tơ, ni-tơ cần cho sự phát triển của lá. Lúc này nếu lá lúa quá tốt sẽ dẫn đến sâu bệnh, thân nặng, khi găp gió to dễ bị đổ. +Bón phân vào gốc cây, không cho phân lên lá, bón phân vào giai đoạn cây sắp ra hoa. -Lắng nghe. -HS trả lời : +Nhờ biết được những nhu cầu về chất khoáng của từng loài cây người ta bón phân thích hợp để cho cây phát triển tốt. Bón phân vào giai đoạn thích hợp cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt. KHOA HỌC: NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT I.MỤC TIÊU: Giúp HS : -Biết đựoc mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển cảu thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau. -Hiểu được vai trò của ô-xi và các-bô-níc trong quá trình hô hấp và quang hợp. -Biết được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí trong thực vật. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Hình minh hoạ trang 120, 121 SGK. -GV mang đến lớp cây số 2 ở bài 57. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1.KTBC: -Gọi HS lên trả lời câu hỏi: +Tại sao khi trồng người ta phải bón thêm phân cho cây ? +Thực vật cần các loại khoáng chất nào? Nhu cầu về mỗi loại khoáng chất của thực vật giống nhau không ? -Nhận xét, cho điểm. -Cho HS quan sát cây đậu số 2 ở bài 57. +Bôi 1 lớp keo mỏng lên 2 mặt lá của cây nhằm mục đích gì ? Kết quả ra sao ? -Cho HS quan sát cây đậu không được cung cấp không khí và nêu: Cây được cung cấp đầy đủ nước, chất kháng, ánh sáng nhưng thiếu không khí thì cây cũng không thể sống được. Không khí có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống thực vật. Nó cung cấp khí các-bô-níc cho cây xanh quang hpợ, tổng hợp chất hữu cơ từ năng lượng mặt trời, cung cấp khí ô-xi cho thực vật hô hấp, các em sẽ được tìm hiểu kỹ hơn về điều này trong bài học hôm nay. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Giảng bài: *Hoạt động 1: Vai trò của không khí trong quá trình trao đổi khí của thực vật -Hỏi: +Không khí gồm những thành phần nào ? +Những khí nào quan trọng đối với thực vật ? -Yêu cầu: Quan sát hình minh hoạ trang 120, 121, SGK và trả lời câu hỏi. GV ghi nhanh câu hỏi định hướng lên bảng. 1). Quá trình quang hợp chỉ diễn ra trong điều kiện nào ? 2). Bộ phận nào của cây chủ yếu thực hiện quá trình quang hợp 3). Trong quá trình quang hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì ? 4). Quá trình hô hấp diễn ra khi nào ? 5). Bộ phận nào của cây chủ yếu thực hiện quá trình hô hấp ? 6). Trong quá trình hô hấp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì ? 7). Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong hai quá trình trên ngừng hoạt động ? -Gọi HS trình bày. -Theo dõi, nhận xét, khen ngợi những HS hiểu bài, trình bày mạch lạc, khoa học. -Hỏi: +Không khí có vai trò như thế nào đối với thực vật ? +Những thành phần nào của không khí cần cho đời sống của thực vật ? Chúng có vai trò gì ? -GV giảng: Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp. Cây dù được cung cấp đủ nước, chất khoáng và ánh sáng nhưng thiếu không khí thì cây cũng không sống được. Khí ô-xi là nguyên liệu chính được sử dụng trong hô hấp, sản sinh ra năng lượng trong quá trình trao đổi chất của thực vật. *Hoạt động 2: Ứng dụng nhu cầu không khí của thực vật trong trồng trọt -Hỏi: +Thực vật “ăn” gì để sống ? Nhờ đâu thực vật thực hiện được việc ăn để duy trì sự sống ? -Thực vật không có cơ quan tiêu hoá như người và động vật nhưng chúng vẫn phải thực hiện quá trình trao đổi chất: “ăn”, “uống”, “thải ra”. Khí các-bô-níc có trong không khí được lá cây hấp thụ, nước và các chất khoáng cần thiết trong đất được rễ cây hút lên. Thực vật thực hiện được khả năng kì diệu đó là nhờ chất diệp lục có trong lá cây. Trong lá cây có chứa chất diệp lục nên thực vật có thể sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời để tạo chất bột đường từ khí các-bô-níc và nước để nuôi dưỡng cơ thể. +Em hãy cho biết trong trồng trọt con người đã ứng dụng nhu cầu về khí các-bô-níc, khí ô-xi của thực vật như thế nào ? -Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 121, SGK. 3.Củng cố: -Hỏi: ?Tại sao ban ngày khi đứng dưới tán lá của cây ta thấy mát mẻ ? ?Tại sao vào ban đêm ta không để nhiều hoa, cây cảnh trong phòng ngủ ? ?Lượng khí các-bô-níc trong thành phố đông dân, khu công nghiệp nhiều hơn mức cho phép ? Giải pháp nào có hiệu quả nhất cho vấn đề này? 4.Dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Về vẽ lại sơ đồ sự trao đổi khí ở thực vật. -HS trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung. -HS quan sát theo dõi và trả lời câu hỏi. +Nhằm ngăn cản sự thay đổi khí của lá. Không có sự trao đổi khí ở lá, cây sẽ chết trong một khoảng thời gian nhất định. -Quan sát, lắng nghe. -Trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi. +Không khí gồm hai thành phần chính là khí ô-xi và khí ni-tơ. Ngoài ra, trong không khí còn chứa khí cac-bô-níc. +Khí ô-xi và khí các-bô-níc rất quan trọng đối với thực vật. -Câu trả lời đúng là: 1). Khi có ánh sáng Mặt Trời. 2). Lá cây là bộ phận chủ yếu. 3). Hút khí các-bô-níc và thải ra khí ô-xi. 4). Diễn ra suốt ngày và đêm. 5). Lá cây là bộ phận chủ yếu. 6). Thực vật hút khí ô-xi, thải ra khí các –bô-níc và hơi nước. 7). Nếu quá trình quang hợp hay hô hấp của thực vật ngừng hoạt động thì thực vật sẽ chết. -2 HS lên bảng vừa trình bày vừa chỉ vào tranh minh hoạ cho từng quá trình trao đổi khí trong quang hợp, hô hấp. -Lắng nghe. -HS trả lời: +Không khí giúp cho thực vật quang hợp và hô hấp. +Khí ô-xi có trong không khí cần cho quá trình hô hấp của thực vật. Khí các-bô-nic có trong không khí cần cho quá trình quang hợp của thực vật. Nếu thiếu khí ô-xi hoặc các-bô-níc thực vật sẽ chết. -Lắng nghe. -Phát biểu theo ý kiến của mình. -Lắng nghe. -Suy nghĩ, trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi: +Muốn cho cây trồng đạt năng suất cao hơn thì tăng lượng khí các-bô-níc lên gấp đôi. +Bón phân xanh, phân chuồng cho cây vì khi các loại phân này phân huỷ thải ra nhiều khí các-bô-níc. +Trồng nhiều cây xanh để điều hoà không khí, tạo ra nhiều khí ô-xi giúp bầu không khí trong lành cho người và động vật hô hấp. -2 HS đọc thành tiếng. -HS trả lời: +Vì lúc ấy dưới ánh sáng Mặt Trời cây đang thực hiện quá trình quang hợp.Lượng khí ô-xi và hơi nước từ lá cây thoát ra làm cho không khí mát mẻ. +Vì lúc ấy cây đang thực hiện quá trình hô hấp, cây sẽ hút hết lượng khí ô-xi có trong phòng và thải ra nhiều khí các-bô-níc làm cho không khí ngột ngạt và ta sẽ bị mệt. +Để đảm bảo sức khoẻ cho con người và động vật thì giải pháp có hiệu quả nhất là trồng cây xanh.
Tài liệu đính kèm: