Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2012-2013 - Hoàng Thị Xuyến

Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2012-2013 - Hoàng Thị Xuyến

I.Mục tiêu:

- KT : Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia.(Trả lời được các CH sgk)

- KN : Đọc rành mạch, trôi chảy.Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.

(KNS: Giao tiếp, hợp tác)

-TĐ : ngưỡng mộ vẻ đẹp của khu đền hài hòa trong vẻ ssepj của thiên nhiên lúc hoàng hôn.

II.Đồ dùng:

GV:- Ảnh khu đền Ăng-co Vát trong SGK.

 - Bảng phụ viết sẵn phần h.dẫn hs luyện đọc ngắt nghỉ, luyện đọc diễn cảm.

 

doc 22 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 945Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2012-2013 - Hoàng Thị Xuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Thứ hai ngày tháng năm 2012
Tập đọc:
Ăng-co Vát
I.Mục tiêu: 
- KT : Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia.(Trả lời được các CH sgk)
- KN : Đọc rành mạch, trôi chảy.Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.
(KNS: Giao tiếp, hợp tác)
-TĐ : ngưỡng mộ vẻ đẹp của khu đền hài hòa trong vẻ ssepj của thiên nhiên lúc hoàng hôn.
II.Đồ dùng:
GV:- Ảnh khu đền Ăng-co Vát trong SGK. 
 - Bảng phụ viết sẵn phần h.dẫn hs luyện đọc ngắt nghỉ, luyện đọc diễn cảm.
III.Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Bài cũ : (4’)
- Gọi HS đọc bài: Dòng sông mặc áo 
- Nhận xét, điểm.
B.Bài mới 
1.Giới thiệu bài: (1’) GT bằng tranh
2.H.dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc: (10’)
- Hướng dẫn giọng đọc toàn bài
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Phân đoạn: 3đoạn 
- HD HS đọc Ăng-co Vát, Cam-pu-chia
- Gọi HS đọc nối tiếp lượt 2
- Giúp HS hiểu nghĩa từ chú giải sgk
- Nh.xét,biểu dương
- Đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài: (10’)
- Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu, từ bao giờ.
- Khu đền chính đồ sộ như thế nào ? 
- Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào ?
- Phong Cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp ?
 - ND và ý nghĩa của bài?
- GD HS
 c) H.dẫn đọc diễn cảm : (9’)
- H.dẫn HS tìm đúng giọng đọc : Toàn bài đọc giọng rõ ràng, chậm rãi,.
- Đính bảng phụ đoạn : “Lúc hoàng hôn, các ngách .” 
- Tổ chức thi đọc diễn cảm
- Nh.xét, điểm
3.Củng cố, dặn dò : (2’)
- Muốn tìm hiểu, khám phá thế giới ngay từ bây giờ em cần rèn luyện những đức tính gì?
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài “ Con chuồn chuồn nước
- Nhận xét tiết học.
- 2 em đọc thuộc lòng bài + trả lời câu hỏi 
- Theo dõi
- 1HS đọc bài- lớp thầm
- 3 HS đọc lượt 1- lớp thầm
- Luyện đọc cá nhân.
- 3 HS đọc nối tiếp lượt 2
- HS luyện đọc theo cặp
- 1 cặp đọc nối tiếp bài
- Lớp th.dõi,nh.xét
-Th.dõi, biểu dương
-Th.dõi, thầm sgk
-HS đọc thầm đoạn 1+trả lời.
- Ăng-co Vát được xây dựng ở Cam-pu-chia từ đầu thế kỉ thứ mười hai.
- 1HS đọc to đoạn 2
-Khu đền chính gồm 3 tầng với những ngọc tháp lớn, ba tầng hành lang đơn gần 1.500 mét, có 398 phòng.
- Những cây tháp lớn được xây dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Những bức tường buồng nhẵn như mặt ghế đá, ghép bằng những tảng .
- HS đọc thầm đoạn 3
- Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng  từ các ngách.
- Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc lại 3 đoạn 
- Lớp th.dõi +xác định giọng đọc từng đoạn
- Quan sát ,thầm
- L.đọc cặp (2’) 
- Vài cặp thi đọc diễn cảm 
- Lớp th.dõi+Nh.xét,bình chọn
- Ham học hỏi, ham hiểu biết, dũng cảm, biết vượt khó khăn,..
Bổ sung:
..
-------------------------------------------------
Toán:
 THỰC HÀNH ( Tiếp theo )
I. Mục tiêu: 
-KT: Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào hình vẽ.
-KN : Vẽ chính xác.
-TĐ : Có hứng thú và tích cực trong giờ học.
II. Đồ dùng: HS: thước thẳng có vạch chia xăng-tỉ lệ-mét, bút chì.
III.Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. H. dẫn Vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ : (15’)
 -Nêu ví dụ SGK: Một bạn đo độ dài đoạn thẳng AB trên mặt đất được 20 m. Hãy vẽ đoạn thẳng AB đó trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 400.
- Để vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ, trước hết chúng ta cần xác định gì ?
 - Có thể dựa vào đâu để tính độ dài của đoạn thẳng AB thu nhỏ.
 -Y/cầu: Hãy tính độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ.
-Vậy đoạn thẳng AB thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ có 1 : 400 dài bao nhiêu cm?
 - Hãy nêu cách vẽ đoạn thẳng AB dài 
5 cm.
 -Yêu cầu HS thực hành vẽ đoạn thẳng AB dài 20 m trên bản đồ tỉ lệ 1 : 400.
 3. Thực hành : (17’)
Bài 1 : 
- Y/cầu HS nêu chiều dài bảng lớp đã đo ở tiết thực hành trước.
- H.dẫn hs vẽ đoạn thẳng biểu thị chiều dài bảng lớp trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 50 
-Nh.xét, điểm
*BT2(HS K, G)
- Y/ cầu hs + H.dẫn phân tích đề
-Nh.xét, điểm
4. Củng cố, dặn dò : (2’)
- Muốn vẽ được đường thẳng AB trên bả đồ chúng ta cần xác định gì?
- Xem lại bài+ch.bị bài: Ôn tập các số tự nhiên /sgk- 160
- Nh.xét tiết học
-HS lắng nghe. 
- Đọc ví dụ.
-Chúng ta cần xác định được độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ.
- Dựa vào độ dài thật của đoạn thẳng AB và tỉ lệ của bản đồ.
-Tính +nêu kết quả : Đổi :20 m =2000 cm
- Độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ là:
2000 : 400 = 5 (cm)
- Dài 5 cm.
-Vài HS nêu - Lớp theo dõi và nhận xét.
-Thực hành vẽđoạn thẳng AB dài 20 m trên bản đồ tỉ lệ 1 : 400.
- Nêu
-1hs làm bảng- Lớp vở +nh.xét
Chiều dài bảng là 3 m.Tỉ lệ bản đồ 1 : 50
 -Đổi : 3 m = 300 cm
Chiều dài bảng lớp thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ 1 : 50 là:	300 : 50 = 6 (cm)
-Vẽ đoạn thẳng biểu thị chiều dài bảng lớp trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 50 
* Tự đọc đề và làm bài
- 1 hs làm bảng -Lớp vở + nh.xét
-Đổi 8m =800cm; 6m = 600cm
-Ch.dài thu nhỏ HCN là:800: 200 = 4(cm)
-Ch.rộng thu nhỏ HCN là:600:200=3(cm)
-Vẽ HCN có ch.dài 4cm;ch.rộng 3cm
- độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ
Bổ sung:
..
------------------------------------------------
Kể chuyện:
ÔN LUYỆN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu:
1. KT:Kể lại câu chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng theo vai. Hiểu ý nghĩa câu chuyện.
2. KN: Rèn kĩ năng kể chuyện cho HS. ( KNS: giao tiếp, tư duy sáng tạo)
3. TĐ: Thấy được nét ngây thơ và đáng yêu của Ngựa Trắng , từ đó HS có ý thức bảo vệ các loài động vật hoang dã
II. Đồ dùng dạy học: 
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- YC HS kể câu chuyện đã nghe đã đọc về Du lịch- Thám hiểm tiết trước
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: (1’)
2. Kể chuyện: (28’)
- Gọi 1 HS giỏi kể lại câu chuyện
- HD HS kể lại câu chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng theo lối phân vai: người dẫn chuyện, Ngựa Mẹ, Đại Bàng Núi, Sói Xám
- YC HS kể chuyện theo nhóm 4
- Tổ chức cho các nhóm thi kể trước lớp.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố – dặn dò: (2’)
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
- GD HS
- Dặn dò: về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
- 2 HS kể 
- Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 1 HS kể, lớp theo dõi
- Theo dõi
- HS kể chuyện trong nhóm: Các nhóm phân vai và kể, nhận xét, góp ý
- 1 số nhóm thi kể chuyện. 
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm, người kể chuyện hay nhất
- Phải mạnh dạn đi đó đi đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn vững vàng.
- HS lắng nghe.
Bổ sung:
..
-------------------------------------
Chiều
Tiếng việt+:
LUYỆN ĐỌC VIẾT BÀI: Ăng-co Vát
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Luyện đọc diễn cảm bài: Ăng-co Vát
- Rèn KN viết cho HS Y/c viết đúng kiểu chữ và cỡ chữ. Luyện thêm chính tả ngoài bài đã viết 
( KNS: KN giao tiếp, hợp tác,..)
- Nghiêm túc và có ý thức rèn chữ giữ vở.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên và Học sinh: Sách giáo khoa; vở 
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu và ghi đề: (1’)
2.Luyện đọc: (15’)
- Gọi 1HS đọc toàn bài
- Y/C HS đọc theo nhóm
- Theo dõi và giúp đỡ những em đọc chưa hay và những em đọc còn chậm.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm và kết hợp trả lời một số câu hỏi SGK
- Nhận xét chung và động viên những em đọc có tiến bộ.
3.Luyện viết: (17’)
- Đọc đoạn 2
-Y/C HS tìm từ khó và luyện viết
- Nhắc nhở HS cách trình bày 
- Nhắc chính tả
- Đọc lại bài
- Chấm một số bài và nhận xét
4/Củng cố- dặn dò: (2’)
- Bài văn nói lên điều gì?
- Học bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
-1HS đọc, cả lớp theo dõi nêu lại cách đọc của bài: Đọc giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục, biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
- Luyện đọc theo nhóm 
-1số em thi đọc
- Nhận xét- bình chọn bạn đọc hay
- Theo dõi SGK
- Tìm và luyện viết vở nháp: buồng nhẵn bóng, đẽo gọt, kín khít
- Viết vào vở
- Dò bài
- Đổi vở cho nhau để soát lỗi
- ND : Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia.
Bổ sung:..........................................................................................................................
.................................................................................................................................................
----------------------------------------
Đạo đức:
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG	
I.Mục tiêu: Giúp HS
- KT: Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường.
- KN: Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi các em để bảo vệ môi trường.
( KNS: Trình bày ý tưởng, thu thập và xử lí thông tin, bình luận, đảm nhận trách nhiệm)
- TĐ: Tham gia bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
II.Đồ dùng dạy học:
 HS: Thẻ màu, ND một số thông tin về môi trường địa phương
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ: (4’)
- Tại sao môi trường lại bị ô nhiễm?
- Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?
- Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1’)
2.Hoạt động 1: (10’)Tập làm “Nhà tiên tri” (BT2- SGK/44)
 - Chia HS thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm một tình huống: Điều gì sẽ xảy ra với môi trường, với con người, nếu:
a) Dùng điện, dùng chất nổ để đánh cá, tôm.
b) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định.
c) Đốt phá rừng.
d) Chất thải nhà máy chưa được xử lí đã cho chảy xuống sông, hồ.
đ) Quá nhiều ôtô, xe máy chạy trong thành phố.
e) Các nhà máy hóa chất nằm gần khu dân cư hay đầu nguồn nước.
 - Đánh giá và thống nhất kết quả làm việc các nhóm
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (BT3) (9’)
 - Nêu yêu cầu bài tập 3: Em hãy thảo luận với các bạn trong nhóm và bày tỏ thái độ về các ý kiến sau: (tán thành hoặc không tán thành)
- Kết luận: 
+ a), c), đ): tán thành
+ b) Không tán thành
Hoạt động 3: Xử lí tình huống (BT4)(9’)
 - Chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm: Em sẽ làm gì trong các tình huống sau? Vì sao?
- Nhận xét cách sử lí của từng nhóm
4.Củng cố - Dặn dò: (2’)
- Hãy kể 1 số việc em đã làm để bảo vệ môi trường?
- GD HS tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường .
- 2 HS trình bày
-HS thảo luận và giải quyết.
-Từng nhóm trình bày kết quả làm việc.
- Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến.
Nhóm 1: Các loại cá tôm bị tuyệt diệt, ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng và thu nhập của con người sau này.
Nhóm 2: Sử dụng thu ...  tạm trú, tạm vắng 
- Lớp th.dõi, nh.xét
-HS lắng nghe.
- 1 vài em đọc lớp thầm 
-Th.luận cặp(4’) 
- Ghi vắn tắt vào nháp kết quả th.luận 
- Đại diện trả lời-Lớp nh.xét, bổ sung
Các bộ phận
Từ ngữ miêu tả
+ Hai tai
+ Hai lỗ mũi 
+ Hai hàm răng
+Bờm
+Ngực
+Bốn chân
+Cái đuôi 
to, dựng đứng trên cái đầu rất đẹp
ươn ướt, động đậy hoài
trắng muốt
được cắt rất phẳng
nở
khi đứng cũng cứ dậm lộp cộp trên đất
dài,ve vẩy hết sang phải lại sang trái
- Đọc yêu cầu-thầm
- HS lần lượt nói tên con vật chọn để quan sát
- HS quan sát tranh, ảnh về các con vật và làm bài (viết thành 2 cột như ở BT2).
 -Một số HS đọc kết quả bài làm.
- Lớp th.dõi, nhận xét, bổ sung
- Phát biểu
Bổ sung:
..
-------------------------------------------
 Thứ sáu ngày tháng năm 2012
Toán:
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu: 
-KT: Ôn tập về 4 phép tính và các tính chất của phép cộng STN
-KN :Biết đặt tính và thực hiện phép cộng (trừ) các STN. 
 Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện .
 Giải được bài toán liên quan đến phép cộng và phép trừ. ( BT: 1 (dòng12); 2;4 (dòng 1); 5)
-TĐ : Giáo dục HS tính khoa học, chính xác.
II. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ: (4’)
- YC HS làm BT2
- Nh.xét,điểm.
B.Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: (1’)
2.Hướng dẫn làm bài tập: (28’)
 Bài 1 (dòng 1,2): Đặt tính rồi tính
-Y/cầu HS làm bài 
*HS khá,giỏi làm cả bài.
-Nh.xét, điểm
 Bài 2: Tìm x
- YC HS nhắc lại cách tìm số hạng và số bị trừ
 -Y/cầu HS làm bài 
-Nh.xét, điểm
* BT3(HS K, G)
 Bài 4 (dòng 1):Tính bằng cách thuận tiện nhất
- Để tính bằng cách thuận tiện ta làm thế nào?
 -Y/cầu HS làm bài 
- Nh.xét, điểm
Bài 5:
 - HD giải bìa toán
-Nh.xét, điểm
3.Củng cố, dặn dò: (2’)
- YC HS nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ
 - Về nhà làm lại các bài tập ch bị bài:Ôn tập ...(t.t)
 - Nh.xét tiết học.
- 2 HS làm lại BT2 /sgk-162, lớp làm nháp
- Lớp th.dõi, nh.xét 
-HS lắng nghe. 
- 1 HS đọc yêu cầu
-Vài hs nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép cộng (trừ) 
- 2 hs làm bảng -Lớp vở +nh.xét 
a, 6 195 47 836 b, 5 342 29 041
 + 2 785 + 5 409 - 4 185 - 5 987
 8 980 52 245 1 157 23 054
- Đọc đề, nêu yêu cầu
- HS nêu tên gọi của x ,cách tìm x trong mỗi bài 
- 2 hs làm bảng -Lớp vở +nh.xét 
a, x+126 = 480 b, x – 209 = 435
 x = 480 – 126 x = 435 + 209
 x = 354 x = 644
 * Tự làm bài rồi đọc kq
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS nêu cách tính thuận tiện
- 2 hs làm bảng -Lớp vở +nh.xét 
a). 1268 + 99 +501 b, 168 + 2080 +32 
 = 1268 + (99 + 501) = 168 + 32 + 2080 
 = 1268 + 600 = 1868 = 200 + 2080 = 2280 
- 1 HS đọc đề bài toán
- Hs nêu cách giải
- 1hs làm bảng -Lớp vở +nh.xét 
 Trường Tiểu học Thắng Lợi quyên góp được số vở là:
1475 – 184 = 1291 (quyển)
Cả hai trường quyên góp được số vở là:
1475 + 1291 = 2766 (quyển)
Đáp số: 2766 quyển
Bổ sung:
------------------------------------
Luyện từ và câu:
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NƠI CHỐN CHO CÂU
I.Mục tiêu: 
- KT : Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời câu hỏi Ở đâu?).
- KN: Nhận biết được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (BT1,mụcIII);bước đầu biết thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ ( BT2),biết thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ cho trước( BT3). ( KNS: giao tiếp)
-TĐ : Có thói quen sử dụng câu có trạng ngữ.
II.Đồ dùng: Bảng nhóm
III.Hoạt động dạy-học;
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ: 
- Nêu yêu cầu +gọi hs
- Nh.xét,điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Phần nhận xét:
Bài 1,2: Yêu cầu hs
- YC HS tìm CN và VN trong câu?
- Trước nhà; trên các lề phố Hà Nộigiữ chức vụ gì trong hai câu trên?
- Các TN trên bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
- Đặt câu hỏi cho các TN tìm được?
- Nhận xét + chốt lại lời giải đúng
 3.Ghi nhớ : (1’) Yêu cầu hs đọc
- YC HS nêu VD câu có TN chỉ nơi chốn
4.Luyện tập: ( 16’)
 Bài 1: Tìm TN chỉ nơi chốn
- YC HS làm bài
- Chữa bài và củng cố trạng ngữ chỉ nơi chốn 
Bài 2: Thêm TN chỉ nơi chốn cho những câu sau
 -Nh.xét, chốt 
Bài 3: Yêu cầu hs đọc đề
-Hỏi :B.phận cần điềnlà bộ phận nào? 
-Y.cầu HS làm bài
-Nh.xét, chốt 
4.Củng cố, dặn dò : (2’)
- TN chỉ nơi chốn có ý nghĩa gì ?
- VN học bài và chuẩn bị bài sau
- Nh.xét tiết học.
-2 HS đọc đoạn văn ngắn kể về một lần đi chơi xa, trong đó ít nhất có một câu dùng trạng ngữ
- Lớp th.dõi, nh.xét
-HS lắng nghe.
- 2 HS đọc y/cầu- lớp theo dõi trong SGK.
-Th.dõi, suy nghĩ+ làm bài cá nhân
- TN
-1 HS lên bảng gạch dưới bộ phận trạng ngữ 
- chỉ nơi chốn diễn ra sự việc nêu trong câu
- Tiếp nối nhau đặt câu hỏi
- Lớp th.dõi, nhận xét, bổ sung
-Vài hs đọc ghi nhớ sgk- Lớp thầm
- Nêu VD
- Đọc đề và nêu yêu cầu
-3hs làm bảng, lớp làm vở
-Lớp nhận xét, bổ sung
-Trước rạp, người ta dọn dẹp sạch sẽ, sắp một hàng ghế dài.
 -Trên bờ, tiếng trống càng thúc dữ dội.
-Dưới các mái nhà ẩm nước, mọi người vẫn thu mình trong giấc ngủ mệt mỏi.
- Đọc yêu cầu
- 3hs bảng- Lớp vở +nhận xét
a,Ở nhà,em giúp bố mẹgia đình.
b,Ở lớp, mất chăm chú..phát biểu.
c,Ngoài vườn, hoa đã nở.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- đó là bộ phận chính: CN-VN trong câu
- 4hs bảng, lớp vở
- Nhận xét
- Vài hs nhắc lại 
Bổ sung:
------------------------------------
Chiều:
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I.Mục tiêu: 
-KT: Luyện tập về xây dựng đoạn văn miêu tả con vật.
-KN: Nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn tả con chuồn chuồn nước (BT1). Biết sắp xếp các câu cho trước thành một đoạn văn (BT2). Bước đầu viết được một đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn (BT3). 
-TĐ : Yêu quý, chăm sóc bảo về vật nuôi
II.Đồ dùng: Bảng phụ BT2
III.Hoạt động dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ: (4’)
- YC HS đọc bài tập 3 tiết trước
- Nh.xét,điểm.
B. Bài mới:
1.G.thiệu bài: (1’)
2.H.dân hs luyện tập :
 Bài tập 1: Gọi HS đọc bài Con chuồn chuồn nước.
-Tìm xem bài văn có mấy đoạn ? Ý chính của mỗi đoạn ?
- Gọi HS trình bày kết quả.
- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng
Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Đính bảng phụ đã viết 3 câu văn của BT2
-Nhận xét và chốt lại lời giải đúng: a – b - c.
 Bài tập 3: Viết đoạn văn
- Đính bảng tranh, ảnh gà trống +h.dẫn HS quan sát và làm bài
- Gọi HS trình bày bài làm.
- Nhận xét và khen những HS viết đúng yêu cầu, viết hay.
 3.Củng cố, dặn dò: (2’)
- Hỏi +chốt lại bài
-Về nhà sửa lại đoạn văn và viết vào vở, q/sát ngoại hình và hành động của con vật mà mình yêu thích chuẩn bị cho tiết TLV tuần sau.
-Nh.xét tiết học.
- 2 HS 
- Lớp th.dõi, nh.xét
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc , lớp theo dõi.
-Vài hs trả lời-Lớp nhận xét, bổ sung
.Đoạn1(Từ đầu đến phân vân )
-Ý chính : Tả ngoại hình chú chuồn chuồn nước lúc đậu 1 chỗ 
.Đoạn2(còn lại)
-Ýchính:Tả chú chuồn chuồn nước lúc tung cánh bay lên, kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên theo cánh chú chuồn chuồn 
-1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm bài cá nhân.
- Một HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét. Vài hs đọc đoạn văn sau khi đã sắp xếp đúng.
-1 HS đọc đề, lớp lắng nghe và nêu yêu cầu.
- HS viết đoạn văn với câu mở đoạn cho trước dựa trên gợi ý trong SGK.
- Một số HS lần lượt đọc đoạn văn.
Bổ sung:
------------------------------------
Toán+:
LUYỆN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN( tt)
 I. Mục tiêu:
-KT: Củng cố về dãy số tự nhiên.
-KN: Đọc, viết số tự nhiên trong hệ thập phân; so sánh các số có đến sáu chữ số ; sắp xếp các số tự nhiên.
-TĐ: Giáo dục HS tính khoa học, cẩn thận.
II. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ: (4’)
- Hãy nêu dãy số tự nhiên.
- Số tự nhiên bé nhất là số nào?
- Có số tự nhiên nào lớn nhất không?
- Nhận xét, điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Luyện tập: (28’)
Bài 1: > , < , = ?
 1201 999 246102461
43685  43690 138 579  138 701
5178  5100 + 78 520 000 419 999
- Chữa bài và yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh 2 STN
Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: 6425 > 64258
A. 6 B. 7 C. 8 D. 9
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3: (BT 3/ 84- VBT)
- Hướng dẫn tương tự.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 4: Tìm số tròn trăm x, biết: 190 < x< 410
- YC HS làm bài
* YC HS KG làm thêm bài tập 5
- Nhận xét, sửa bài
3. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Yêu cầu HS nêu lại cách so sánh 2 STN
- Nhận xét tiết học
- 2 HS nêu.
- 1 HS nêu yêu cầu
- 2 (TB/K) lên bảng, lớp làm vở.
1201 > 999 24610 > 2461
43685 < 43690 138 579 < 138 701
5178 = 5100 + 78 520 000 > 419 999
-1 HS đọc yêu cầu
- HS nêu miệng kết quả: D
- Nhận xét
-1 HS đọc đề bài
- Phân tích đề.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vở
- 1 HS nêu yêu cầu.
- x là số tròn trăm lớn hơn 190 và bé hơn 410 là: 200; 300; 400
 Vậy x = 200; 300; 400
Bổ sung:
------------------------------------
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP- THÁNG 4.
Chủ điểm : Hòa bình- Hữu nghị.
 I.Mục tiêu :
- Tổ chức cho học sinh sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu về cuộc sống của thiếu nhi các nước trên thế giới.
- Phát triển sự hiểu biết của HS trong lĩnh vực đời sống XH .
- Rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể mà em biết.
- Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em.
II.Chuẩn bị : 
- GV: Bảng phụ, phiếu học tập:
- HS: Sưu tầm tranh, ảnh về cuộc sống của thiếu nhi các nước trên thế giới.
III.Các hoạt động:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Giới thiệu nội dung chủ điểm.
2. Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1: Giới thiệu tranh, ảnh sưu tầm được
- Nhận xét
*Hoạt động 2: Tìm hiểu về quyền và bổn phận trẻ em
- GV phát phiếu trắc nghiệm.
- GV kết luận về quyền và bổn phận của trẻ em
*Hoạt động 3: Tổ chức thi vẽ tranh về các hoạt động của thiếu nhi thế giới
- GV phổ biến nội quy cuộc thi.
- Nêu yêu cầu về nội dung tranh vẽ
- Nhận xét
*Hoạt động 4: Biểu diễn văn nghệ
Chào mừng 30.4 và 1.5
- Yêu cầu lớp bình chọn và dẫn chương trình
- Nhận xét, đánh giá
*Hoạt động 5: Hoạt động kết thúc
- Lớp hát bài Thiếu nhi thế giới liên hoan.
- HS thảo luận nhóm: trưng bày tranh, ảnh sưu tầm được
- Đại diện nhóm giới thiệu
- HS làm việc cá nhân: nhận phiếu, đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng.
- 1 HS trình bày.
- Nhận xét
- HS hoạt động nhóm 4
+ Nhận giấy, bút
+ Mỗi nhóm vẽ 1 bức tranh.
+ Tô màu
+ Trình bày sản phẩm.
- Lần lượt các nhóm biểu diễn
- Bình chọn nhóm hay nhất
- Lớp hát bài Em yêu hòa bình
 IV.Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docT31.doc