Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Nguyễn Thị Tuyết Anh

Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Nguyễn Thị Tuyết Anh

NGHE LỜI CHIM NÓI

I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài Nghe lời chim nói .

2. Kĩ năng: Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng bài thơ . Tiếp tục luyện tập phân biệt đúng những tiếng có âm đầu l/n hoặc hỏi/ngã .

 3. Thái độ: Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Một số tờ phiếu khổ rộng viết nội dung BT2a,b và 3a,b .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cũ : (3) Đường đi Sa Pa .

 - 2 em đọc lại thông tin trong BT3a hoặc b ; nhớ – viết lại tin đó trên bảng lớp ; viết đúng chính tả .

 3. Bài mới : (27) Nghe lời chim nói .

 a) Giới thiệu bài :

 - Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .

 b) Các hoạt động :

 

doc 48 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/02/2022 Lượt xem 136Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Nguyễn Thị Tuyết Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 17 tháng 04 năm 2006
Tập đọc (tiết 61)
ĂNG-CO VÁT
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài . Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Aêng-co Vát , một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia .
2. Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài . Đọc đúng các tên riêng . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc chậm rãi , tình cảm kính phục , ngưỡng mộ Aêng-co Vát – một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu . 
	3. Thái độ: Giáo dục HS biết ngưỡng mộ những cảnh đẹp trên thế giới .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Aûnh khu đền Aêng-co Vát SGK .
	- Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Dòng sông mặc áo .
	- Vài em đọc thuộc lòng bài Dòng sông mặc áo , trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc .
 3. Bài mới : (27’) Aêng-co Vát .
 a) Giới thiệu bài :
	Các bài đọc thuộc chủ điểm Khám phá thế giới đã đưa các em đi du lịch nhiều cảnh đẹp của đất nước như : vịnh Hạ Long , sông La , Sa Pa  Bài đọc hôm nay sẽ đưa các em đến với đất nước Cam-pu-chia , thăm một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu – Aêng-co Vát .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng toàn bài .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Xem mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn .
- Đọc diễn cảm toàn bài .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài . Đọc 2 , 3 lượt .
- Đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó trong bài .
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ cả bài .
PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành .
- Aêng-co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ ?
- Khu đền chính đồ sộ như thế nào ?
- Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp ?
Hoạt động nhóm .
- Ở Cam-pu-chia từ đầu thế kỉ XII .
- Những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn . Những bức tường buồng nhẵn như mặt ghế đá , được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa .
- Aêng-co Vát thật huy hoàng : Aùnh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền ; những ngọn tháp cao vút lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn ; ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong càng trở nên uy nghi , thâm nghiêm hơn dưới ánh chiều vàng , khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc phù hợp với nội dung bài .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Lúc hoàng hôn  từ các ngách . 
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ý nghĩa bài văn . ( Ca ngợi Aêng-co Vát , một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia )
	- Giáo dục HS biết ngưỡng mộ những cảnh đẹp trên thế giới .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài .
v Rút kinh nghiệm:
Thứ sáu ngày 21 tháng 04 năm 2006
Chính tả (tiết 31)
NGHE LỜI CHIM NÓI
I. MỤC TIÊU : 
	1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài Nghe lời chim nói .
2. Kĩ năng: Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng bài thơ . Tiếp tục luyện tập phân biệt đúng những tiếng có âm đầu l/n hoặc hỏi/ngã .
	3. Thái độ: Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một số tờ phiếu khổ rộng viết nội dung BT2a,b và 3a,b .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Đường đi Sa Pa .
	- 2 em đọc lại thông tin trong BT3a hoặc b ; nhớ – viết lại tin đó trên bảng lớp ; viết đúng chính tả .
 3. Bài mới : (27’) Nghe lời chim nói .
 a) Giới thiệu bài :
	- Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết 
MT : Giúp HS nghe để viết lại đúng chính tả .
PP : Đàm thoại , trực quan , thực hành .
- Đọc bài .
- Nhắc HS chú ý cách trình bày bài thơ 5 chữ , khoảng cách giữa các khổ thơ , những từ ngữ dễ viết sai .
- Đọc cho HS viết .
- Chấm , chữa bài . 
- Nêu nhận xét chung .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Cả lớp theo dõi trong SGK .
- Đọc thầm lại bài thơ .
- Nói về nội dung bài thơ : Bầy chim nói về những cảnh đẹp , những đổi thay của đất nước .
- Gấp SGK , viết bài vào vở .
- Từng cặp đổi vở , soát lỗi cho nhau .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 2 : ( lựa chọn )
+ Nêu yêu cầu BT . 
+ Phát phiếu cho các nhóm thi làm bài ; nhắc HS tìm nhiều hơn con số 3 trường hợp đã nêu .
+ Khen các nhóm tìm được đúng , nhiều từ .
- Bài 3 : ( lựa chọn )
+ Thực hiện tương tự bài 2 . Dán bảng phiếu mời các cá nhân thi làm bài đúng / nhanh ; chốt lại lời giải .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm làm xong trước lên bảng đọc kết quả .
- Làm bài vào vở khoảng 15 từ .
- Thi làm bài cá nhân .
 4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học . 
	- Yêu cầu HS ghi nhớ những từ đã luyện viết chính tả , nhớ những mẩu tin thú vị trong BT3 .
v Rút kinh nghiệm:
Luyện từ và câu (tiết 61)
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là trạng ngữ .
	2. Kĩ năng: Biết nhận diện và đặt được câu có trạng ngữ .
	3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng phụ viết các câu văn ở BT1 ( phần Luyện tập ) .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (5’) Câu cảm .
	- 1 em nói lại nội dung cần ghi nhớ tiết trước và đặt 2 câu cảm .
 3. Bài mới : (27’) Thêm trạng ngữ cho câu .
 a) Giới thiệu bài : 
	Trong các tiết học trước , các em đã biết câu có 2 thành phần là CN , VN . Đó là những thành phần chính của câu . Tiết học hôm nay giúp các em biết thành phần phụ của câu : trạng ngữ .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : Giúp HS hiểu và nhận biết được trạng ngữ trong câu .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
Hoạt động lớp .
- 3 em tiếp nối nhau đọc các yêu cầu 1 , 2 , 3 .
- Cả lớp suy nghĩ , lần lượt thực hiện từng yêu cầu , phát biểu ý kiến .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Yêu cầu HS học thuộc ghi nhớ .
Hoạt động lớp .
- 3 em đọc ghi nhớ SGK .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
+ Nhắc HS : Trạng ngữ trả lời các câu hỏi Khi nào ? Ở đâu ? Vì sao ? Để làm gì ?... 
- Chốt lại lời giải , gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong các câu văn đã viết ở bảng phụ .
- Bài 2 : 
+ Nhận xét , chấm điểm .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , làm bài vào vở .
- Phát biểu ý kiến .
- Thực hành viết một đoạn văn ngắn về một lần được đi chơi , trong đó có ít nhất 1 câu dùng trạng ngữ .
- Từng cặp đổi bài , sửa lỗi cho nhau .
- Tiếp nối nhau đọc đoạn văn , nói rõ câu văn có dùng trạng ngữ .
 4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS viết đoạn văn ở BT3 chưa đạt yêu cầu về nhà hoàn chỉnh , viết lại vào vở .
v Rút kinh nghiệm:
Thứ ba ngày 18 tháng 04 năm 2006
Kể chuyện (tiết 31)
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Chọn được một truyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia để kể .
2. Kĩ năng: Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện . Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa truyện . Lời kể chân thực , tự nhiên , có thể kết hợp lời nói với cử chỉ , điệu bộ . Lắng nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn .
	3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức mở rộng tầm hiểu biết của mình qua du lịch .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Aûnh về các cuộc du lịch , cắm trại , tham quan của lớp .
	- Bảng lớp viết đề bài , gợi ý 2 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Kể chuyện đã nghe , đã đọc .
	- 1 em kể lại một truyện đã nghe , đã đọc về du lịch , thám hiểm .
 3. Bài mới : (27’) Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia .
 a) Giới thiệu bài : 
	- Nêu mục đích , yêu cầu của tiết học .
	- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS ; xem những tấm ảnh về du lịch , cắm trại HS mang đến lớp .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài .
MT : Giúp HS nắm được yêu cầu đề bài .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Viết đề bài ở bảng , gạch dưới những từ quan trọng : du lịch – cắm trại – tham gia 
- Nhắc HS : 
+ Nhớ lại để kể về một chuyến đi du lịch hoặc cắm trại cùng bố mẹ , các bạn trong lớp hoặc với người nào đó .
+ Kể chuyện có đầu , có cuối . Chú ý nêu những phát hiện mới mẻ qua những lần du lịch hoặc cắm trại .
Hoạt động lớp .
- 1 em đọc đề bài .
- 2 em tiếp nối nhau đọc ... Bài vẽ của HS các lớp trước .
 2. Học sinh :
	- SGK .
	- Mẫu vẽ .
	- Vở Tập vẽ .
	- Bút chì , màu vẽ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Tập nặn tạo dáng : Đề tài tự chọn .
	- Nhận xét bài tập nặn kì trước .
 3. Bài mới : (27’) Vẽ theo mẫu : Mẫu có dạng hình trụ và hình cầu .
 a) Giới thiệu bài : 
	Giới thiệu bài sao cho hấp dẫn , phù hợp nội dung .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét .
MT : Giúp HS nêu được đặc điểm mẫu .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Bày mẫu , gợi ý HS nhận xét :
+ Tên từng vật mẫu và hình dáng của chúng .
+ Vị trí đồ vật ở trước , sau ; khoảng cách giữa các vật hay phần che khuất của chúng .
+ Tỉ lệ . 
+ Độ đậm nhạt  
- Cho HS nhận xét mẫu ở 3 hướng khác nhau để các em thấy :
+ Ở mỗi hướng nhìn , mẫu sẽ khác nhau về : khoảng cách hoặc phần che khuất của các vật mẫu ; hình dáng và các chi tiết của mẫu .
+ Cần nhìn mẫu , vẽ theo hướng nhìn của mỗi người .
Hoạt động lớp .
- Quan sát , nhận xét bằng khả năng của mình .
Hoạt động 2 : Cách vẽ .
MT : Giúp HS nắm cách vẽ mẫu có dạng hình trụ và hình cầu .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Vẽ lên bảng để HS thấy được :
+ Ước lượng chiều cao , chiều ngang để vẽ phác khung hình chung cho cân đối với khổ giấy .
+ Tìm tỉ lệ của từng vật mẫu , vẽ phác khung hình của từng vật mẫu .
+ Nhìn mẫu , vẽ các nét chính .
+ Vẽ nét chi tiết ; chú ý nét vẽ có đậm , có nhạt .
+ Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu .
- Giới thiệu một số bài vẽ của HS các lớp trước ; các bài vẽ ở SGK để HS tham khảo .
Hoạt động lớp .
- Theo dõi .
Hoạt động 3 : Thực hành .
MT : Giúp HS vẽ được mẫu có dạng hình trụ và hình cầu .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Gợi ý HS về cách ước lượng tỉ lệ chung , tỉ lệ từng vật mẫu , cách vẽ hình .
- Gợi ý cụ thể hơn với những em còn lúng túng . 
Hoạt động cá nhân .
- Nhìn mẫu , vẽ theo hướng dẫn .
Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá .
MT : Giúp HS nhận xét , đánh giá sản phẩm của mình , của bạn .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Gợi ý HS nhận xét một số bài đã hoàn thành về :
+ Bố cục .
+ Hình vẽ .
Hoạt động lớp .
- Xếp loại bài theo ý thích .
 4. Củng cố : (3’)
	- Đánh giá , nhận xét .
	- Giáo dục HS ham thích tìm hiểu các vật xung quanh .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Quan sát và nhận xét một số đồ vật trong gia đình về hình dáng , cấu trúc ; quan sát chậu cảnh .
Âm nhạc (tiết 31)
Ôn tập 2 bài tập đọc nhạc : TĐN SỐ 7 , TĐN SỐ 8
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Ôn tập , củng cố 2 bài tập đọc nhạc : TĐN số 7 , TĐN số 8 . Nghe một số bài hát trong chương trình và trích đoạn một bản nhạc không lời .
	2. Kĩ năng: Đọc đúng nhạc , hát đúng lời kết hợp gõ đệm 2 bài TĐN .
	3. Thái độ: Giáo dục HS yêu mến những hoạt động của thiếu nhi .
II. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên :
	- Nhạc cụ .
	- Băng , đĩa nhạc .
 2. Học sinh :
	- Sách vở , nhạc cụ gõ .
	- Oân lại 2 bài TĐN .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Oân tập 2 bài hát : Chú voi con ở bản Đôn 
 Thiếu nhi thế giới liên hoan .
	- Vài em hát lại 2 bài hát trên .
 3. Bài mới : (27’) Oân tập 2 bài TĐN : số 7 , số 8 .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu nội dung , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Oân tập 2 bài TĐN .
MT : Giúp HS đọc đúng , hát đúng 2 bài TĐN số 7 , số 8 .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Cho HS nghe âm hình tiết tấu để nhận biết . Ghi âm hình tiết tấu SGK lên bảng . Dùng nhạc cụ gõ 3 – 4 lần .
- Đệm đàn cho HS hát .
- Phân công từng tổ đọc nhạc , hát lời kết hợp gõ đệm :
+ Tổ 1 : Đọc nhạc bài Đồng lúa bên sông , kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca .
+ Tổ 2 : Đọc nhạc bài Đồng lúa bên sông , kết hợp gõ đệm theo phách .
+ Tổ 3 : Đọc nhạc bài Bầu trời xanh , kết hợp gõ đệm theo nhịp .
+ Tổ 1 : Đọc nhạc bài Bầu trời xanh , kết hợp gõ đệm bằng 2 âm sắc .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Một số em gõ lại .
- Cho biết âm hình đó là câu nào trong bài TĐN ? Hát lại . ( câu 2 bài TĐN số 7 ) .
- Đọc nhạc , hát lời mỗi bài 2 lần .
- Tổ 1 , 2 trình bày nối tiếp ; Tổ 3 , 4 trình bày nối tiếp .
- Tự nhận xét , đánh giá .
Hoạt động 2 : Nghe nhạc .
MT : Giúp HS biết thưởng thức một số bản nhạc , bài hát hay .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Mở nhạc cho HS nghe .
Hoạt động lớp .
- Nghe vài bài hát đã học trong chương trình qua băng , đĩa .
- Nghe trích đoạn một bản nhạc không lời hay : 2 lần .
 4. Củng cố : (3’)
	- Cả lớp hát lại 2 bài TĐN .
	- Giáo dục HS yêu mến những hoạt động của thiếu nhi .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Dặn HS cần dành thời gian ôn tập những bài hát và TĐN trong HKII .
v Rút kinh nghiệm:
Thể dục (tiết 61)
MÔN TỰ CHỌN – NHẢY DÂY TẬP THỂ
I. MỤC TIÊU :
	- Oân một số nội dung của môn tự chọn . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích .
	- Oân nhảy dây tập thể . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Dụng cụ , dây nhảy .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Mở đầu : 6 – 10 phút .
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
PP : Giảng giải , thực hành .
- Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu của giờ học : 1 phút .
Hoạt động lớp .
- Xoay các khớp cổ chân , đầu gối , hông , vai , cổ tay : 1 – 2 phút .
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo 1 hàng dọc : 200 – 250 m .
- Đi thường theo vòng tròn , hít thở sâu : 1 phút .
- Oân một số động tác của bài TD : 2 – 3 phút .
Cơ bản : 18 – 22 phút .
MT : Giúp HS thực hành đúng động tác của môn tự chọn và nhảy dây .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
a) Môn tự chọn : 9 – 11 phút .
- Ôn chuyền cầu theo nhóm 2 người : 4 – 5 phút .
- Thi tâng cầu bằng đùi : 4 – 5 phút .
b) Nhảy dây : 9 – 11 phút .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Thực hiện như bài 60 .
- Nhắc lại cách nhảy , chia tổ để tự tập luyện .
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Giảng giải , thực hành .
- Hệ thống bài : 1 – 2 phút .
- Nhận xét , công bố kết quả kiểm tra : 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học , giao bài tập về nhà : 1 phút .
Hoạt động lớp .
- Đứng , vỗ tay hát : 1 – 2 phút .
- Một số động tác hồi tĩnh : 2 phút .
- Một số trò chơi hồi tĩnh : 1 phút .
Thể dục (tiết 62)
MÔN TỰ CHỌN – TRÒ CHƠI “CON SÂU ĐO”
I. MỤC TIÊU :
	- Oân một số nội dung của môn tự chọn . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích .
	- Chơi trò chơi Con sâu đo . Yêu cầu biết cách chơi , tham gia chơi tương đối chủ động nhằm rèn luyện sức mạnh tay .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Kẻ sân , dụng cụ .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Mở đầu : 6 – 10 phút .
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
PP : Giảng giải , thực hành .
- Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu của giờ học : 1 phút .
- Kiểm tra bài cũ : 1 phút .
Hoạt động lớp .
- Xoay các khớp cổ chân , đầu gối , hông , vai , cổ tay : 1 – 2 phút .
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo 1 hàng dọc : 200 – 250 m .
- Đi thường thành một vòng tròn , hít thở sâu : 1 phút .
- Oân một số động tác của bài TD : 2 – 3 phút .
Cơ bản : 18 – 22 phút .
MT : Giúp HS thực hành đúng bài tập môn tự chọn và chơi được trò chơi thực hành .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
a) Đá cầu : 9 – 11 phút .
- Oân tâng cầu bằng đùi : 3 – 4 phút .
- Oân chuyền cầu theo nhóm 3 người : 4 – 6 phút .
+ Chia nhóm cho HS , nhóm nọ cách nhóm kia 2 m , em nọ cách em kia 2 m .
b) Trò chơi “Con sâu đo” : 9 – 10 phút .
- Nêu tên trò chơi , nhắc lại cách chơi .
- Nhắc HS bảo đảm kỉ luật , an toàn .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Tập theo nhóm 1 trong đội hình hàng ngang do tổ trưởng điều khiển .
- Thi theo đội hình hàng ngang cho từng tổ , ai để rơi cầu thì dừng lại ; người đá cầu rơi cuối cùng là vô địch .
- Đội hình tập như bài 57 .
- 1 nhóm lên chơi mẫu .
- Chơi thử 1 – 2 lần .
- Chơi chính thức 2 – 3 lần có phân thắng , thua ; thưởng , phạt .
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Giảng giải , thực hành .
- Hệ thống bài : 1 – 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học , giao bài tập về nhà : 1 phút .
Hoạt động lớp .
- Một số động tác hồi tĩnh : 2 phút .
- Đứng , vỗ tay , hát : 1 – 2 phút .
SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
I/ MỤC TIÊU:
Nắm ưu khuyết trong tuần vừa qua và đề ra biện pháp khắc phục.
Phổ biến kế hoạch tuần tới và bàn biện pháp thực hiện.
Giáo dục tinh thần tự giác, tính tập thể.
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Kế hoạch tuần tới.
Học sinh: Bảng báo cáo trong tuần.
III/ NỘI DUNG:
Các tổ trưởng báo cáo:
Tổ 1: 	
Tổ 2: 	
Tổ 3: 	
Tổ 4: 	
Các lớp phó báo cáo:
a/ Học tập: 	
b/ Phong trào: 	
c/ Kỷ luật: 	
d/ Lao động: 	
Lớp trưởng tổng kết:	
Giáo viên nhận xét:
a/ Ưu điểm: 	
b/ Khuyết điểm: 	
Phổ biến công tác tới:
Sinh hoạt văn nghệ:
Ngày tháng năm 2006
KHỐI TRƯỞNG
Ngày tháng năm 2006
P. HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_31_nguyen_thi_tuyet_anh.doc