Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2008-2009 (3 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2008-2009 (3 cột)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự buồn chán, âu sầu của vương quốc nọvì thiếu tiếng cười. Đoạn cuối đọc với giọng nhanh hơn, háo hức, hy vọng. Đọc phân biệt lời các nhân vật (người dẫn chuyện, vị đại thần, viên thị vệ, nhà vua).

2. Hiểu các từ ngữ trong bài.

Hiểu nội dung truyện (phần đầu): cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK.

 HS:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1./ Kiểm tra bài cu :3

GV kiểm tra 2 HS đọc bài Con chuồn chuồn nước và trả lời các câu hỏi về nội dung bài học.

 

doc 42 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 916Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2008-2009 (3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32 KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Ngày dạy :27/ 4/ 2009 TẬP ĐỌC
VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự buồn chán, âu sầu của vương quốc nọvì thiếu tiếng cười. Đoạn cuối đọc với giọng nhanh hơn, háo hức, hy vọng. Đọc phân biệt lời các nhân vật (người dẫn chuyện, vị đại thần, viên thị vệ, nhà vua).
2. Hiểu các từ ngữ trong bài. 
Hiểu nội dung truyện (phần đầu): cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
	HS: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1./ Kiểm tra bài cuÕ :3’
GV kiểm tra 2 HS đọc bài Con chuồn chuồn nước và trả lời các câu hỏi về nội dung bài học.
2./ Bài mới :
a./Giới thiệu :1’ bài vương quốc vắng nụ cười.
b. Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
8’
10’
9’
*Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc :
*Mục tiêu: Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài
*Cách tiến hành:
-GV kết hợp hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ ; giúp HS hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài (nguy cơ, thân hành, du học).
- GV đọc diễn cảm toàn bài 
*Hoạt động : Tìm hiểu bài.
*Mục tiêu: Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài
*Cách tiến hành: Giúp HS cảm thụ cả bài 
- Tìm những từ cho biết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn. - Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy?
- Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình? - Kết quả ra sao? 
GV: Điều gì bất ngờ xảy ra ở phần cuối đoạn này?
 Thái độ của nhà vua thế nào khi nghe tin đó? 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm 
MT : Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài .
Cách tiến hành: 
. GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn theo cách phân vai. 
- Tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài . Đọc 2 , 3 lượt .
- Đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó trong bài .
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài ; đọc 2 – 3 lượt.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc cả bài. 
-1,2 HS đọc.
4. Củng cố: 4’
- HS nêu nội dung bài
IV. Hoạt động nối tiếp: 1’
GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 TUẦN 32 KẾ HOACH BÀI HỌC 
Ngày dạy :27/ 4/ 2009 Toán
 ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (tt)
I – MỤC TIÊU
	Giúp HS ôn tập về phép nhân, phép chia các số tư nhiên: Cách làm tính (bao gồm cả tính nhẩm), tính chất, mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia, , giải các bài toán liên quan đến phép nhân, phép chia.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	-Bảng phu.ï
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 	
1/ Khởi động:1’ Hát 
2. kiểm bài cũ: 4’
- Hãy nêu các tính chất đã học của phép cộng với số tự nhiên.
- Nhận xét .
3. Bài mới: 
*Giới thiệu bài 1’
 -Trong giờ học hôm nay chúng ta cùng ôn tập về phép nhân, phép chia các số tự nhiên 
*Các hoạt động: 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
27’
Hoạt động 1: ôn tập
*Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học
* Bài tập 1. Củng cố kỹ thuật tính nhân, chia (đặt tính, thực hiện phép tính).
HS tự làm bài, sau đó có thể đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo.
- GV nhận xét.
* Bài tập 2. Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
	Khi chữa bài, có thể gọi HS nêu lại quy tắc “Tìm một số thừa chưa biết”, “Tìm số bị chia chưa biết”. 
- GV nhận xét.
* Bài tập 3. Củng cố tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân, tính chất nhân với 1, tính chất một số nhân với một tổng, ; đồng thời củng cố về biểu thức chứa chữ.
- Cho HS tự nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và chữa bài. 
* Bài tập 4. Củng cố về nhân (chia) nhẩm với (cho) 10; 100; nhân nhẩm với 11;  và so sánh hai số tự nhiên.
- Sau đó cho HS làm bài vào vở và chữa bài. GV nhận xét.
* Bài tập 5. Cho HS đọc bài toán rồi tự làm bài và chữa bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- Hoạt động cá nhân
- HS nêu kết quả: a) 26741 ; 53500 ; 646068.
b) 307 ; 421 ; 1320
- HS lên bảng giải
2) Tìm x: a. 40 X x = 1400
 x = 1400 : 40 = 35
 x = 35
 b. x : 13 = 205 
 x = 205 x 13 = 2665
 x = 2665
- HS lên bảng giải . Vài em nêu kết quả
- HS trả lời miệng
- HS đọc yêu cầu bài toán	
 Bài giải
Số lít xăng cần để ôtô đi được quãng đường dài 180 km là: 
180 : 12 = 15 (lít).
Số tiền mua xăng để ôtô đi được quãng đường dài 180 km là: 7500 x 15 = 112500 (đồng).
 Đáp số: 112500 (đồng).
4. Củng cố: 4’
IV/ Hoạt động nối tiếp.
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà xem lại bài sau cho tốt.
Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CHÍNH TẢ
VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Vương quốc vắng nụ cười 
2. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt âm đầu s/x (hoặc âm chính o/ ô/ ơ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Một số tờ phiếu viết nội dung BT 2a/ 2b.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG DẠY – HỌC 
A – kiểm tra bài cũ : 5’ 
GV kiểm tra 2 HS đọc mẩu tin Băng trôi (hoặc Sa mạc đen), nhớ và viết lại tin đó trên bảng lớp đúng chính tả. 
- GV nhận xét.
B – Dạy bài mới : 30’
a. Giới thiệu bài:1’ Vương quốc vắng nụ cười.
b. Các hoạt động: 29’
Hoạt động GV
Hoạt động HS
*Hoạt động :1 Hướng dẫn HS nghe – viết 
Mục tiêu: Hs trình bày đúng một đoạn trong bài Vương quốc vắng nụ cười 
- Một HS đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài Vương quốc vắng nụ cười. Cả lớp theo dõi trong SGK. HS cần đọc thầm lại bài chính tả. GV nhắc các em chú ý cách trình bày đoạn văn, những từ ngữ mình dể viết sai (kinh khủng, rầu rĩ, héo hon, nhôn nhịp, lạo xạo, ).
- HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết.
- Trình tự tiếp theo như đã hướng dẫn.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả – lựa chọn 
*Mục tiêu: HS Làm đúng các bài tập
- GV nêu yêu cầu của bài tập, chọn bài cho HS lớp mình.
- HS cần đọc thầm câu chuyện vui, làm bài vào vở hoặc VBT (nếu có).
- GV dán lên bảng 3, 4 tờ phiếu đã viết nội dung bài ; mời các nhóm lên bảng thi tiếp sức. Đại diện nhóm đọc lại câu chuyện Chúc mừng năm mới sau một  thế kỷ (hoặc Người không biết cười) sau khi đã điền các tiếng hoàn chỉnh. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
- HS đọc bài viết
- HS viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
-a. (Chúc mừng năm mới sau  thế kỷ): vì sao – năm sau – xứ sở – gắng sức – xin lỗi – sự chậm trễ.
b. (Người không biết cười) : nói chuyện – dí dỏm – hóm hỉnh – công chúng – nói chuyện – nổi tiếng .
4. Củng cố: 4’ 
GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS ghi nhớ những từ ngữ đã luyện viết chính tảtrong bài để không viết sai ; về nhà kể lại cho người thân các câu chuyện vui Chúc mừng năm mới sau một  thế kỷ, Người không biết cười.
Hoạt động nối tiếp: 1’Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau
Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 TUẦN 32 KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Ngày dạy :28/ 4/ 2009 Khoa học 
Bài: ĐỘNG VẬT ĂN GÌ ĐỂ SỐNG
I. Mục tiêu:
 	- Sau bài học, học sinh biết:
- Phân loại động vật theo thức ăn của chúng.
- Kể tên một số con vật và thức ăn của chúng.
II. Đồ dùng dạy học
Sưu tầm ảnh con vật ăn các loại thức ăn khác nhau.
Tranh SGK.
III. Hoạt động dạy học :
 1/ Khởi động:1’ Hát 
2/ Kiểm tra bài cũ: 3’ “Trao đổi chất ở thực vật”
Gọi 2 HS đọc ghi nhớ
GV nhận xét.
3/ Bài mới: 
Giới thiệu bài:1’ “Động vật ăn gì để sống”
Phát triển bài: 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
12’
15’
* Hoạt động 1: quan sát nhận xét
*Mục tiêu: HS Tìm hiểu những nhu cầu thức ăn của các loại động vật khác nhau .
*Cách tiến hành:
- Cho học sinh quan sát tranh ảnh về các con vật hướng dẫn học sinh phân biệt những động vật theo thức ăn của chúng
 Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS quan sát hình đưa ra từng động vật ăn loại thức ăn loại thức ăn gì.
-GV kiểm tra.
 Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV gọi các nhóm lên bảng trình bày động vật ăn gì ?
- GV kết luận: như mục bạn cần biết trang 127 SGK
* Hoạt động 2: Trò chơi đố bạn con gì?
Mục tiêu:
Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 2 nhóm nêu đặc điểm các con vật.
 - Gv hướng dẫn cách chơi.
-Dùng giấy đeo các con vật quay vào trong 
- GV gợi ý cho học sinh tìm như :
- GV hướng dẫn học sinh chơi thử. 
chơi theo nhóm
 HS làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn.
- GV nhận xét .
- Học sinh phân biệt như : Trâu, bò,sâu ăn, bọ,ăn lá cây. Lợn, gà, vịt ăn thức ăn đã chế biến
- Hoạt động nhóm đôi
- HS q ... ỏi.
- HS nêu động vật lấy từ môi trường những chất như thức ăn, không khí,nước
- Động vật thải ra môi trường những chất thải như nước tiểu,..
- HS nêu quá trình trên được gọi là quá trình trao đổi chất ở động vật.
- Hoạt động nhóm
- HS quan sát .
- HS làm việc theo nhóm 
- 2,3 nhóm lên bảng trình bày.
4/ Củng cố : 4’ 
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGk.
5./Hoạt động nối tiếp: 1’ 
- Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau
- Chuẩn bị bài: “Quan hệ thức ăn trong tự nhiên”
- GV nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI, KẾT BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
	1. Ôn lại kiến thức về đoạn mở bài và kết bài trong bài văn miêu tả con vật.
	2. Thực hành viết mở bài và kết bài cho phần thân bài (HS đã viết) để hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Một vài tờ giấy khổ rộng để HS viết đoạn mở bài gián tiếp (BT 2), kết bài mở rộng (BT 3).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1./ Ổn định :1’ Hát
2./ Kiểm tra bài cuÕ :4’ 
	GV kiểm tra 1 HS đọc đoạn văn tả ngoại hình con vật đã quan sát (BT 2), 1 HS đọc đoạn văn tả hoạt động của con vật (BT 3) – tiết TLV trước.
- GV nhận xét.
3./Bài mới : 30’
a.. Giới thiệu bài.1’
Trong tiết TLV trước, các em đã viết phần thân bài cho một bài văn tả con vật (tả ngoại hình, tả hoạt động của con vật). Tiết học hôm nay giúp các em biết viết phần mở bài, kết bài cho thân bài đó để hoàn chỉnh bài văn tả con vật. 
b. Các hoạt động: 29’
Hoạt động GV
Hoạt động HS
*Hoạt động:Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Mục tiêu: Ôn lại kiến thức về đoạn mở bài và kết bài trong bài văn miêu tả con vật.
Bài tập 1: - 1 HS đọc nội dung BT 1.
- GV yêu cầu các em nhắc lại kiến thức đã học về các kiểu mở bài: trực tiếp, gián tiếp; các kiểu kết bài: mở rộng, không mở rộng.
- HS đọc thầm bài văn Chim công múa, làm bài cá nhân hoặc trao đổi với bạn ngồi cạnh, trả lời lần lượt từng câu hỏi.
- HS phát biểu ý kiến. GV kết luận câu trả lời đúng.
Bài tập 2 
- HS đọc yêu cầu của BT2. 
- HS viết đoạn mở bài vào vở hoặc VBT. GV phát phiếu cho một số HS. HS tiếp nối nhau đọc đoạn mở bài của mình. GV nhận xét.
- GV mời những HS làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp. Cả lớp nhận xét (đó là mở bài trực tiếp / gián tiếp, cách vào bài, lời văn). GV cho điểm những em có đoạn mở bài tốt.
Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu của bài tập. 
+ Viết một đoạn kết bài theo kiểu mở rộng để hoàn chỉnh bài văn tả con vật.
GV phát phiếu cho một số HS. HS tiếp nối nhau đọc đoạn kết bài của mình. GV nhận xét.
- GV mời những HS làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp. Cả lớp nhận xét (đó là kết bài mở rộng / không mở rộng, lời văn). GV cho điểm những em có đoạn kết bài tốt.
- GV mời 2 – 3 HS đọc bài văn tả con vật đã hoàn chỉnh cả 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Chấm điểm bài viết hay.
- HS đọc nội dung BT
- HS làm bài vào vở.
 Ý a, b:
- Đoạn mở bài ( 2 câu đầu):. (Mở bài gián tiếp).
- Đoạn kết bài (câu cuối): (Kết bài mở rộng).
Ý c:
- Để mở bài theo kiểu trực tiếp, có thể chọn những câu văn sau: Mùa xuân là mùa công múa. (bỏ đi từ cũng)
- Để kết bài theo kiểu không mở rộng, có thể chọn những câu văn sau: Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xoè uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp. (Bỏ qua câu kết bài mở rộng Quả không ngoa khi )
- HS làm bài vào vở
- HS trình bày kết quả trên bảng lớp
- HS viết đoạn kết bài vào VBT.
- HS đọc đoạn kết bài đã viết .
- HS trình bày kết quả.
- HS đọc bài văn hoàn chỉnh trước lớp.
	4. Củng cố: 
	- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà sửa chữa, viết lại hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật.
5./Hoạt động nối tiếp: 1’ 
Dặn HS chuẩn bị giấy bút để làm bài kiểm tra viết (miêu tả con vật) trong tiết TLV sau.
Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 32 KẾ HOACH BÀI HỌC 
Ngày dạy :27/ 4/ 2009 Lịch sử
KINH THÀNH HUẾ. 

I. Mục tiêu :
Kiến thức: H biết sơ lược quá trình xây dựng, sự đồ sộ, vẽ đẹp của kinh thành và lăng tẩm ở Huế. Biết Huế được công nhận là 1 di sản văn hóa thế giới.
Kỹ năng: Mô tả được kinh thành Huế.
Thái độ: Tự hào về lịch sử dân tộc. Có ý thức giữ gìn và bảo vệ những thành quả lao động.
II. Chuẩn bị :
GV : SGK tranh ảnh về Huế (lăng tẩm).
HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định:1’ Hát 
2. Bài cũ:	3’ Nhà Nguyễn thành lập.
Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
Ghi nhớ?
Nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài:1’ 
	Kinh thành Huế.
 b/ các hoạt động : 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
12’
15’
Hoạt động 1: Giới thiệu kinh thành Huế.
MT: Nắm được tên gọi xưa của kinh thành Huế.
Cách tiến hành: 
Huế xưa kia có tên gọi là gì? Được chọn làm kinh lúc nào?
GV chốt ý.
Hoạt động 2: Kiến trúc kinh thành Huế.
MT: Nắm được kiến trúc và mô tả được những đặc điểm của kinh thành Huế.
 Cách tiến hành: 
-GV treo tranh ảnh về kinh thành Huế.
-Để xây dựng được kinh thành Huế nhà Nguyễn đã huy động sức người sức của như thế nào?
-Dựa vào tranh và nội dung trong SGK em hãy mô tả kiến trúc độc đáo của quần thể kinh thành Huế.
-Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày năm nào?
® GV chốt ý, ghi nhớ.
Hoạt động cá nhân.
Huế xưa kia có tên là Phú Xuân. Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh Phú Xuân là thủ phủ của các chúa Nguyễn. Khi Nguyễn Ánh bị lật đổ triều Tây Sơn, Phú Xuân được chọn làm kinh đô.
Hoạt động nhóm 4.
-Hs quan sát và đọc SGK để trả lời.
-Nhà Nguyễn huy động hàng chục vạn dân và lính phục vụ việc xây dựng kinh thành Huế. Đá, vôi, gỗ, gạch ngói từ mọi miền đất nước được đưa về đây.
-1 chiếc cầu dẫn đến điện Thái Hòa. Điện Thái Hòa là nơi tổ chức các cuộc lễ lớn, quanh điện Thái Hòa là hệ thống cung điện dành riêng cho vua và hoàng tộc.
-Ngoài ra nhà Nguyễn còn xây dựng nhiều lăng tẩm.
-Ngày 11 tháng 12 năm 1993 quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
4./Củng cố.3’
Em hãy nêu những hiểu biết của em về kinh thành Huế.
Tại sao vua Gia Long chọn Phú Xuân làm kinh đô?
IV./Hoạt động nối tiếp: 1’ 
Luyện đọc thêm.
Chuẩn bị: “ Tổng kết”.
 Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
160. ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (T1)
A – MỤC TIÊU 
	Kiến thức: Giúp HS ôn tập, củng cố 
kỹ năng : thực hiện các phép cộng và trừ phân số. 
- Thái độ: Rèn HS tính cẩn thận ,chính xác.	
B – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
1. Kiểm tra bài cũ : 5’ 
- Gọi học sinh nêu cách thực thực phép cộng, trừ 2 phân số khác mẫu số
Tính 
-Nhận xét và cho điểm học sinh 
2. Bài mới: 30’
 *Giới thiệu bài: 1’ 
- Trong tiết học này các em sẽ cùng ôn tập về phép cộng, phép trừ phân số 	
 * Các hoạt động: 29’
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Hoạt động 1 : ôn tập 
*Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố kỹ năng thực hiện các phép cộng và trừ phân số. 
Bài tập 1	a) Yêu cầu HS tính được cộng, trừ hai phân số có cùng mẫu số.
- GV nhận xét.
*Bài tập 2. Yêu cầu HS thực hiện được phép cộng, phép trừ hai phân số khác mẫu số (Quy đồng mẫu cố các phân số rồi thực hiện như bài 1). 
- GV nhận xét, ghi điểm.
*Bài tập 3. Yêu cầu HS thực hiện được x theo quan hệ giữa thành phần và kết quả phép tính (như đối với số tự nhiên). 
- GV nhận xét.
Bài tập 4. HS tự tìm hiểu đề bài rồi giải (GV có thể gợi ý nếu HS gặp khó khăn), 
- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài tập 5 	
GV có thể gợi ý: có thể tìm trong cùng 1 phút mỗi con sên bò được bao nhiêu xăng-ti-mét? Hoặc trong cùng 15 phút mỗi con sên bò được bao nhiêu xăng-ti-mét?
Chẳng hạn: 	Đổi m = cm = 40 cm
Đổi giờ = phút = 15 phút. Như vậy, trong 15 phút con sên thứ nhất bò được 40 cm.
 trong 15 phút con sên thứ hai bò được 45 cm.	 
Kết luận: Con sên thứ hai bò nhanh hơn.
3/ Hoạt động nối tiếp 1’
- GV nhận xét tiết học.
HS lên bảng giải
	 ; ; ; 
b) ; ; 
- HS giải vào vở.
	 .
	a. 	b. 	c. 
- HS đọc đề toán
- HS giải trên bảng lớp.
a. Số phần diện tích để trồng hoa và làm đường đi là: (vườn hoa)
Số phần diện tích để xây bể nước là: 
	 (vườn hoa)
b. Diện tích vườn hoa là 20 x 15 = 300 (m2).
 Diện tích để xây bể nước là 
	 (m2)	
	Đáp số: a. (vườn hoa)	 b. 15 m2.
- HS đọc yêu cầu BT
- HS giải vào vở.
v Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 32.doc