Giáo án Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2010-2011 (Bản đẹp chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2010-2011 (Bản đẹp chuẩn kiến thức)

I - MỤC TIÊU :

1 - Kiến thức & Kĩ năng :

- Thực hiện được nhân, chia phân số .

- Tìm được một thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số .

II - CHUẨN BỊ :

- Phấn màu

III - LÊN LỚP :

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cũ : (3) Ôn tập bốn phép tính về phân số .

GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà

GV nhận xét

 3. Bài mới : (27)

 a) Giới thiệu bài : Ôn tập về các phép tính với phân số (tt) . S/168

 b) Các hoạt động :

 

doc 20 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 259Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2010-2011 (Bản đẹp chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33: Thứ hai, ngày 25 tháng 04 năm 2011.
Đạo đức 
TIẾT 33: 	DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG.
	THỰC HÀNH LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN.
I - MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức & Kĩ năng :
	-HS biết giải thích so sánh điều kiện con đường an toàn và không an toàn.
	-Biết căn cứ mức độ an toàn của con đường để có thể lập được con đường đảm bảo an toàn đi tới trường hay đến câu lạc bộ( theo tình hình địa phương )
	-Lựa chọn con đường an toàn nhất để đến trường
	-Phân tích được các lý do an toàn hay không an toàn
2 - Giáo dục:
	-Có ý thức và thói quen chỉ đi con đường an toàn dù có phải đi vòng xa hơn.
II - CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên :
	-Hai sơ đồ trên giấy khổ lớn
	+Sơ đồ khu vực quanh trường học
	+Sơ đồ về những con đường từ A đến điểm lựa chọn B
	2. Học sinh :
	-Quan sát con đường đến trường để nhận biết những đặc điểm.
III - LÊN LỚP :
1. Khởi động : (1’) Hát . 
2. Bài cũ : (3’) Dành cho địa phương .
Bài: Lựa chọn đường đi an toàn.
+Tại sao cần Lựa chọn đường đi an toàn?
+Em cần so sánh điều kiện con đường an toàn và không an toàn như thế nào ? 
+ Kể những việc mà em đã làm trong tuần qua 
 3. BÀI MỚI : (27’) 
 a) Giới thiệu bài : Dành cho địa phương .
Bài thực hành Lựa chọn đường đi an toàn.
 	B) CÁC HOẠT ĐỘNG : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 Hoạt động 1 : Tìm hiểu con đường đi an toàn
a)Mục tiêu :
-HS hiểu con đường như thế nào là đảm bảo an toàn .
-Có ý thức và biết cách chọn con đường an toàn đi học hay đi chơi.
b)Cách tiến hành :
-GV chia nhóm, mỗi nhóm một tờ giấy khổ to ghi ý kiến thảo luận của nhóm.
-GV kẻ bảng thành cột, ghi lại ý kiến HS
Điều kiện con đường an toàn 
Điều kiện con đường kém an toàn
GV nhận xét, đánh dấu các ý đúng của HS
c)Kết luận :
-Nêu những điều kiện đảm bảo con đường an toàn.
Hoạt động 2 : Chọn con đường an toàn đi đến trường
a)Mục tiêu :
-HS biết vận dụng kiến thức xác định được những điểm, đoạn đường an toàn để lựa chọn con đường đi học hay đi chơi được an toàn.
b)Cách tiến hành :
-Dùng sa bàn hoặc sơ đồ về con đường từ nhà đến trường có hai hoặc ba đường đi, trong đó mỗi đoạn đường có những tình huống khác nhau
c)Kết luận :
-Chỉ ra và phân tích cho các em hiểu cần chọn con đường nào là an toàn dù có phải đi xa hơn.
- Chia HS thành các nhóm .
- Mỗi nhóm nhận một tình huống thảo luận và tìm cách xử lí 
Câu hỏi : Theo em, con đường hay đoạn đường có điều kiện như thế nào là an toàn, như thế nào là không an toàn cho người đi bộ và đi xe đạp
- Đại diện nhóm trình bày, lớp bổ sung kết quả thảo luận
- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. 
- Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến .
- Làm việc theo từng đôi một .
-HS xác định được những điểm, đoạn đường kém an toàn để tránh (không đi)
-HS vận dụng kiến thức về con đường an toàn để lựa chọn con đường đi học hay đi chơi được an toàn.
- 1-2 HS lên giới thiệu, các bạn ở gần hoặc cùng đường đi nhận xét, bổ sung. 
4. Củng cố : (3’)
	-Nếu đi bộ hoặc đi xe đạp, các em cần lựa chọn con đường đi tới trường hợp lý và bảo đảm an toàn ; ta chỉ nên đi theo con đường an toàn dù có phải đi xa hơn.
5. Dặn dò : (1’) 
 - Tích cực tham gia các hoạt động về an toàn giao thông.
- Chuẩn bị : tìm hiểu về môi trường ở phường 4 – Quận 8.
Toán
TIẾT 161: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (TIẾP THEO)
I - MỤC TIÊU :
1 - Kiến thức & Kĩ năng :
- Thực hiện được nhân, chia phân số .
- Tìm được một thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số .
II - CHUẨN BỊ :	
- Phấn màu
III - LÊN LỚP :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Ôn tập bốn phép tính về phân số .
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
 3. BÀI MỚI : (27’) 
 a) Giới thiệu bài : Ôn tập về các phép tính với phân số (tt) . S/168
 B) CÁC HOẠT ĐỘNG : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bài tập 1:
Yêu cầu HS tự thực hiện
GV chốt lại lời giải đúng
Bài tập 2:
Yêu cầu HS sử dụng mối quan hệ giữa thành phần & kết quả phép tính để tìm x
GV chốt lại lời giải đúng
Bài tập 3: ( HS khá, giỏi )
- Yêu cầu HS tự tính rồi rút gọn.
GV chốt lại lời giải đúng
Bài tập 4 ( a ):
Yêu cầu HS tự giải bài toán với số đo là phân số.
GV chốt lại lời giải đúng
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
HS làm bài
HS sửa bài
4. Củng cố : (3’)
- Bài học hôm nay giúp các em ôn những gì ?
5. Dặn dò : (1’) 
	- Chuẩn bị bài: Ôn tập bốn phép tính về phân số (tt)
Tập đọc 
Tiết 65:	VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI ( Phần 2 )
I- MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức & Kĩ năng :
- Biết đọc một đoạn trong bài với giọng phân biệt lời các nhân vật ( nhà vua, cậu bé ) .
- Hiểu ND :Tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống u buồn thay đổi , thoát khỏi nguy cơ tàn lụi. ( Trả lời được các CH trong SGIK )
2 - Giáo dục:
- Giáo dục HS sống vui vẻ , lạc quan.
II - CHUẨN BỊ:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .
- Bảng phụ viết sẵn các từ , câu trong bài cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III - LÊN LỚP :
1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Ngắm trăng - Không đe
- 2 , 3 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi của bài.
 3. Bài mới : (27’) 
 a) Giới thiệu bài : Vương quốc vắng nụ cười ( Phần 2 ).
 b) Các hoạt động : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. 
- Đọc diễn cảm cả bài. 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
- Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu ? 
- Vì sao những chuyện ấy buồn cười ? 
- Vậy bí mật của tiếng cười là gì ? 
- Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào ? 
=> Nêu đại ý của bài ?
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
- GV đọc diễn cảm đoạn Tiếng cười thật nguy cơ tàn lụi. Giọng đọc vui , bất ngờ , hào hứng , đọc đúng ngữ điệu , nhấn giọng , ngắt giọng đúng . 
HS luyện đọc
- HS khá giỏi đọc toàn bài .
- HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn. 
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi . 
* Ở nhà vua – quên lau miệng , bên mép vẫn dính một hạt cơm. 
* Ở quan coi vườn ngự uyển – trong túi áo căng phồng một quả táo đang cắn dở . 
* Ở chính mình – bị quan thị vệ đuổi , cuống quá nên đứt giải rút .
- Vì những chuyện ấy ngờ và trái ngược với hoàn cảnh xung quanh : trong buổi thiết triều nghiêm trang , nhà vua ngồi trên ngai vàng nhưng bên mép lại dính một hạt cơm , quan coi vườn ngự uyển đang giấu một quả táo đang cắn dở trong túi áo , chính cậu bé thì đứng lom khom vì bị đứt giải rút . 
- Nhìn thẳng vào sự thật , phát hiện những chuyện mâu thuẫn , bất ngờ , trái ngược với cặp mắt vui vẻ .
- Tiếng cười làm mọi gương mặt đều rạng rỡ , tươi tỉnh , hoa nở , chim hót , những tia nắng mặt trời nhảy múa , sỏi đá reo vang dưới những bánh xe . 
* Đại ý của bài: Tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống u buồn thay đổi , thoát khỏi nguy cơ tàn lụi . Câu chuyện nói lên sự cần thiết của tiếng cười đối với cuộc sống của chúng ta.
Đọc diễn cảm 
-HS nối nhau đọc 1 lượt.
- HS luyện đọc diễn cảm , đọc phân vai .
- Nhóm thi đọc diễn cảm bài văn.
 4. Củng cố : (3’)
	- Đọc sắm vai.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
 5. Dặn dò : (1’)
	- Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài văn .
- Chuẩn bị : Con chim chiền chiện .
Lịch sử 
Tiết 33: 	 ÔN TẬP ( Tổng kết )
I - MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức & Kĩ năng :
- Hệ thống những sự kiện tiểu biểu của mỗi thời kì t4rong lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX ( từ thời kì Văn Lang - Âu Lạc đến thời Nguyễn ) ; Thời Văn Lang – Aâu Lạc ; Nguyễn ; Hơn một nghìn năm đấu tranh chống Bắc thuộc ; Buổi đầu độc lập ; Nước Đại Việt thời Lý, thời Trần, thời Hậu Lê, thy[ì Nguyễn .
- Lập bảng nêu tên và những cống hiến của các nhân vật lịch sử tiêu biểu : Hùng Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung .
	* Ghi chú : - Ví dụ, thời Lý: dời đô ra Thăng Long, cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai.
	 - Ví dụ: Hùng Vương dựng nước Văn Lang, Hai Bà Trưng: khởi nghĩa chống quân nhà Hán .
2 - Giáo dục:
- Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc
II - CHUẨN BỊ :
Phiếu học tập của HS .
Băng thời gian biểu thị các thời kì lịch sử trong SGK được phóng to .
III - LÊN LỚP :
1. Khởi động : (1’) Hát . 
2. Bài cũ : (3’) Kinh thành Huế
- Trình bày quá trình ra đời của kinh đô Huế?
GV nhận xét
3. Bài mới : (27’)
a) Giới thiệu bài : Ôn tập ( tổng kết )
b) Các hoạt động : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động1: Làm việc cá nhân
- GV đưa ra băng thời gian , giải thích băng thời gian và yêu cầu HS điền nội dung các thời kì , triều đại vào các ô trống cho chính xác .
-Chốt lại các ý chính
Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp 
- GV đưa ra danh sách các nhân vật lịch sử 
-Chốt lại các ý chính
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp 
- GV đưa ra một số địa danh, di tích lịch sử, văn hoá như : Lăng vua Hùng, thành Cổ Loa, Sông Bạc ... ãn HS điền vào mẫu thư
- GV chốt ý 
Bài tập 2: 
GV hướng dẫn để HS biết: Người nhận cần biết gì, viết vào chỗ nào trong mặt sau thư chuyển tiền. 
Người nhận tiền phải ghi: Số CMND, họ tên, địa chỉ, kiểm tra lại số tiền, kí nhận.
- GV chốt ý 
HS đọc yêu cầu bài tập.
Nắm nghĩa một số từ viết tắt, những từ khóhiểu.
HS thực hiện làm vào mẫu thư.
Một số HS đọc trước lớp thư chuyển tiền. 
HS đọc yêu cầu bài tập.
HS viết vào mẫu thư chuyển tiền. 
Từng em đọc nội dung của mình. 
Cả lớp nhận xét. 
4. Củng cố : (3’)
-Nêu lại nội dung cần thiết vào một mẫu Thư chuyển tiền
-Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò : (1’)
- Chuẩn bị: Trả bài văn Miêu tả con vật. 
Luyện từ và câu 
TIẾT 66: 	THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ MỤC ĐÍCH CHO CÂU
I - MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức & Kĩ năng :
- Hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ mục đích trong câu (trả lời cho câu hỏi: Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì? - ND Ghi nhớ ).
- Nhận biết được trạng ngữ chỉ mục đích trong câu ( BT1, mục III ) ; bước biết dùng trạng ngữ chỉ mục đích trong câu ( BT2, BT3 )
II - CHUẨN BỊ:
Bảng phụ ghi bài tập 1.
SGK.
III - LÊN LỚP :
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (1’) MRVT: Lạc quan.
- 2 HS mỗi em tìm 2 từ có từ “lạc”, 2 từ có từ “quan”.
- GV nhận xét.
 3. Bài mới : (27’)
 a) Giới thiệu bài : Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu..
 b) Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
+ Hoạt động 1: Phần nhận xét
Yêu cầu 1:
- GV chốt ý: Trạng ngữ chỉ gạch chân “Để dẹp nỗi bực mình” bổ sung ýnghĩa mục đích cho câu.
+ Hoạt động 2: Phần ghi nhớ
- Trạng ngữ chỉ mục đích bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
- Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho các câu hỏi như thế nào?
+ Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1:
- Làm việc cá nhân, gạch dưới trong SGK bằng bút chì trạng ngữ chỉ mục đích trong câu.
+ Để tiêm phòng dịch cho trẻ em,
+ Vì tổ quốc, 
+ Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS.
- GV chốt ý 
Bài tập 2: 
- HS trao đổi theo cặp, làm bằng bút chì vào SGK.
- GV chốt ý 
Bài tập 3:
Để mài răng cun đi, chuột găm các đồ vật cứng 
Để kiếm thức ăn, chúng dùng cái mũi và mồm đặt biệt đó dũi đất
- GV chốt ý 
- HS đọc toàn văn yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- 2, 3 HS trả lời câu hỏi , rút ra ghi nhớ 
- Đọc nội dung cần ghi nhớ.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS làm bảng phụ.
- Cả lớp nhận xét.
- Sửa bài trong SGK.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cả lớp đọc thầm.
- Nhiều HS đọc kết quả.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu đề bài. Làm việc cá nhân, làm bằng bút chì vào SGK.
- Nhiều HS đọc kết quả bài làm.
- Cả lớp nhận xét.
4. Củng cố : (3’)
	- Hãy cho biết tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ mục đích cho câu
	- Nhận xét.
 5. Dặn dò : (1’)
- Chuẩn bị bài: MRVT: Lạc quan-Yêu đời. 
Khoa học 
TIẾT 66:	CHUỖI THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN
I - MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức & Kĩ năng :
-Nêu được ví dụ khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Thể hiện mối quan hệ về thức ăn về sinh vật này với sinh vật khác bằng sơ đồ .
* Kĩ năng sỗng: - Khái quát, tổng hợp thơng tin để biết mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên rất đa dạng.
	 - Phân tích, phán đốn và hồn thành 1 sơ đồ chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
	 - Đảm nhận trách nhiệm xây dựng kế hoạch và kiên định thực hiện kế hoạch cho bản thân để ngăn chặn các hành vi phá vỡ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
II - CHUẨN BỊ:
-Hình 132,133 SGK.
-Giấy A 0, bút vẽ cho nhóm.
III - LÊN LỚP :
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Bài “Động vật cần ăn gì để sống?”
Giữa cây ngô và châu chấu có quan hệ thế nào?
 3. Bài mới : (27’)
 a) Giới thiệu bài : Bài “Chuỗi thức ăn trong tự nhiên”
b) Các hoạt động : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1:Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh 
* Tìm hiểu hình 1/132 SGK , qua các câu hỏi:
-Thức ăn của bò là gì?
-Giữa bò và cỏ có quan hệ thế nào?
-Phân bò phân huỷ thành chất gì cung cấp cho cỏ?
-Giữa phân bò và cỏ có quan hệ thế nào?
*Phát giấy bút vẽ cho các nhóm, yêu cầu các nhóm vẽ sơ đồ thức ăn bò cỏ.
Kết luận: Sơ đồ bằng chữ “ Mối quan hệ giữa bò và cỏ”û( theo mục bạn cần biết – S/132 )
Lưu ý : 
+ Chất khoáng do phân bò huỷ ra là yếu tố vô sinh.
+ Cỏ và bò là yếu tố hữu sinh.
Hoạt động 2:Hình thành khái niệm chuỗi thức ăn 
-HS làm việc theo cặp quan sát hình 2 trang 133 SGK.
-Giảng : trong sơ đồ trên, cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết cáo là thức ăn của nhóm vi khuẩn hoại sinh. Nhờ có nhóm vi khuẩn hoại sinh mà xác chết cáo trở thành những chất khoáng, vô cơ. Những chât khoáng này là thức ăn của cỏ và các loại cây khác.
Kết luận:-Những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên được gọi là chuỗi thức ăn.
-Trong tự nhiên có rất nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật. Thông qua chuỗi thức ăn, các yếu tố vô sinh và hữu sinh liên hệ mật thiết với nhau thành một chuỗi khép kín.
 Thực hành (KNS: làm viỆC nhĩm)
* Trả lời câu hỏi:
-Cỏ.
-Cỏ là thức ăn của bò.
-Chất khoáng.
-Phân bò là thức ăn của cỏ.
*Vẽ sơ đồ thức ăn giữa bò và cỏ, trình bày:
 Phân bò Cỏ Bò
Quan sát và trả lời câu hỏi : (KNS : Suy nghĩ – Thảo luận cặp đơi )
-Quan sát SGK và trả lời câu hỏi theo gợi ý.
+Trước hết kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ.
+Chỉ và nói mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ đó.
- Chuỗi thức ăn là gì ? 
4. Củng cố : (3’)
-Gọi một số HS nêu ví dụ khác về chuỗi thức ăn.
5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
	- Chuẩn bị : Ôn tập : thực vật và động vật.
Thứ sáu, ngày 29 tháng 04 năm 2011.
Toán 
TIẾT 165 : 	 ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (TIẾP THEO)
I - MỤC TIÊU :
1 - Kiến thức & Kĩ năng :
- Chuyển đổi được các đơn vị đo thời gian .
- Thực hiện được phép tính với số đo thời gian .
II - CHUẨN BỊ:
 -Phấn màu
III - LÊN LỚP :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Ôn tập về đại lượng
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà - GV nhận xét
 3. Bài mới : (27’) 
 A) GIỚI THIỆU BÀI: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (TT) 
 b) Các hoạt động : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bài tập 1:
Hướng dẫn HS lập bảng đơn vị đo thời gian
GV chốt lại lời giải đúng
Bài tập 2:
Hướng dẫn HS đổi từ đơn vị giờ ra đơn vị phút; từ đơn vị giây ra đơn vị phút; chuyển từ “danh số phức hợp” sang “danh số đơn”
GV chốt lại lời giải đúng
Bài tập 3: (HS khá, giỏi )
- Hướng dẫn HS chuyển đổi các đơn vị đo rồi so sánh các kết quả để lựa chọn dấu thích hợp.
GV chốt lại lời giải đúng
Bài tập 4:
GV chốt lại lời giải đúng
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
HS đọc bảng để biết thời điểm diễn ra từng hoạt động cá nhân cuả Hà.
Tính khoảng thời gian của các hoạt động được hỏi đến trong bài. 
4. Củng cố : (3’)
- Bài học hôm nay giúp các em ôn những gì ?
5. Dặn dò : (1’) 
	- Chuẩn bị bài: Ôn tập về đại lượng (tt)
Kĩ thuật
TIẾT68:	Ø LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN (TIẾT 1)
I - MỤC TIÊU :
1 - Kiến thức & Kĩ năng :
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn . 
- Lắp ghép được một mô hình tự chọn . Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được .
*HS khéo tay : Lắp ghép ít nhất một mô hình tự chọn . Mô hình lắp chắc chắn, tương đối sử dụng được .
II - CHUẨN BỊ:
Giáo viên : 
_ Bộä lắp ghép mô hình kĩ thuật . 
Học sinh : 
SGK , bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .
III - LÊN LỚP :
1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Lắp con quay gió ( tiết 3)
-Nêu các chi tiết của con quay gió.
Nêu qui trình lắp con quay gió
3. Bài mới : (27’)
 a) Giới thiệu bài Ôn tập và lắp ghép mô hình tự chọn.
b) Các hoạt động : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Hoạt động 1:HS tự chọn mô hình lắp ghép 
-Hướng dẫn HS quan sát SGK để tìm mô hình muốn ghép và cách ghép.
*Hoạt động 2:Đánh giá kết quả học tập :
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành .
* HS tự chọn mô hình.
Nêu tên sản phẩm đã chọn
Tiến hành lắp ghép : Lắp từng bộ phận ; lắp ráp mô hình .
* Đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn:lắp đúng kĩ thuật, quy trình; chắc chắn .
4. Củng cố : (3’) .
Nhận xét sự xem xét nghiên cứu của hs.
- Giáo dục HS có ý thức đảm bảo an toàn lao động.
5. Dặn dò : (1’)
	- Chuẩn bị : Lắp ghép mô hình tự chọn .
Sinh hoạt
TUẦN 33
I . MỤC TIÊU : 
- Rút kinh nghiệm công tác tuần qua . Nắm kế hoạch công tác tuần tới .
- Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động .
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể .
II. CHUẨN BỊ :
- Kế hoạch tuần 34 .
- Báo cáo tuần 33.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Báo cáo công tác tuần qua : (10’) 
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua .
- Lớp trưởng tổng kết chung .
- Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến .
 3. Triển khai công tác tuần tới : (20’) 
- Tích cực thi đua lập thành tích chào mừng các Đại hội .
- Tham dự Đại hội Liên Đội .
- Tích cực đọc và làm theo báo Đội .
 4. Tổng kết : (1’)
- Hát kết thúc .
- Chuẩn bị : Tuần 34.
- Nhận xét tiết .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_33_nam_hoc_2010_2011_ban_dep_chuan_kien_t.doc