Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Nguyễn Thanh Sang

Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Nguyễn Thanh Sang

I. Mục tiêu:

Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả con vật (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả, ) ; tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.

II. Đồ dùng dạy học:

+ Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về chính tả, cách dùng từ, câu văn, diễn đạt ngữ pháp.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 32 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 371Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Nguyễn Thanh Sang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
Thứ hai, ngày tháng năm
Tập đọc
TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ
I. Mục đích yêu cầu:
-Đọc rành mạch, trơi chảy ; bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khốt.
-Hiểu ND: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống , làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. (trả lời được các câu hỏi trong SGK ). 
II. Đồ dùng dạy học:
+ Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.
+ Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
+ GV gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Con chiền chiện” và trả lời câu hỏi cuối bài.
+ Gọi HS nhận xét bạn trả lời.
+ GV nhận xét và ghi điểm.
3. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
+ Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ SGK và mô tả nội dung bức tranh.
* Hoạt động 1: Luyện đọc. ( 10 phút)
+ Gọi 1 HS khá đọc toàn bài.
+ Cho 3 HS đọc nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. GV theo dõi và sửa lỗi phát âm cho từng em đọc chưa đúng.
+ Yêu cầu 1 HS đọc mục chú giải, tìm hiểu nghĩa các từ khó.
+ Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm bàn.
* GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc: toàn bài đọc với giọng rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả tiếng cười.
* Hoạt dộng 2: Tìm hiểu bài ( 12 phút)
+ Yêu cầu HS đọc thầm bài báo, trao đổi và trả lời câu hỏi.
H: Bài báo trên có mấy đoạn? Em hãy đánh dấu từng đoạn của bài báo?
H: Hãy nêu nội dung của từng đoạn?
H: Người ta đã thống kê được số lần cười ở người như thế nào?
H: Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ?
H: Nếu luôn cau có nổi giận thì sẽ có nguy cơ gì?
H: Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì?
H: Trong thực tế em còn thấy có những bêïnh gì liên quan đến những người không hay cười, luôn cau có nổi giận?
H: Em rút ra được điều gì khi đọc bài báo này?
H: Tiếng cưới có ý nghĩa như thế nào?
* Đại ý: Tiếng cười làm cho con người khác động vật. Tiếng cười làm cho con người thoát khỏi một số bệnh tật, hạnh phúc, sống lâu.
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. ( 10 phút)
+ Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài.
+ Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2.
+ GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn.
+ Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo bàn.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. 
* Nhận xét tuyên dương HS đọc tốt. 
3. Củng cố, dặn dò: ( 3 phút)
H: Bài báo khuyên mọi người điều gì:
+ GV nhận xét tiết học, dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau Ăn mầm đá.
Lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS nhắc lại tên bài.
+ HS quan sát tranh và mô tả nội dung tranh.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ 3 HS đọc nối tiếp bài.
+ 1 HS đọc chú giải, lớp theo dõi và hiểu các từ khó. 
+ Luyện đọc trong nhóm bàn.
+ Lớp theo dõi GV đọc mẫu.
+ HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
* Bài báo có 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu...cười 400 lần.
+ Đoạn 2: Tiếp... mạch máu.
+ Đoạn 3: Còn lại.
* Nội dung từng đoạn: 
+ Đoạn 1: Tiếng cười là đặc điểm quan trọng, phân biệt con người với loài vật khác.
+ Đoạn 2: Tiếng cười là liều thuốc bổ
+ Đoạn 3: Những người có tính hài hước chắc chắn sẽ sống lâu hơn.
- Người ta đã thống kê được, một ngày trung bình người lớn cười 6 lần, mỗi lần kéo dài 6 giây, trẻ em mỗi ngày cười 600 lần. 
- Vì khi cười, tốc độ thở của con người tăng đến 100 km 1 giờ, các cơ mặt thư giãn thoả mái, não tiết ra 1 chất làm cho con người có cảm giác sảng khoái, thỏa mãn.
- Nếu luôn cau có hoặc nổi giận sẽ có nguy cơ bị hẹp mạch máu.
- Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để rút ngắn thời gian điều trị bệnh, tiết kiệm tiền cho nhà nước.
- Bệnh trầm cảm. Bệnh stress.
- Cần biết sống một cách vui vẻ.
+ Vài em nêu.
+ HS nhắc lại.
+ 3 HS nối tiếp nhau đọc bài.
+ 1 HS đọc đoạn văn, nhận xét bạn đọc và nêu cách đọc.
+ HS đọc diễn cảm theo bàn.
+ Mỗi nhóm 1 em lên thi đọc.
+ 2 HS trả lời.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
Toán
TIẾT 166: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (Tiếp)
I. Mục tiêu:
* Giúp HS:
- Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích .
- Thực hiện được phép tính với số đo diện tích .
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
+ GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài luyện thêm ở tiết trước và kiểm tra vở bài tập của các em khác.
+ Nhận xét việc học bài và làm bài ở nhà của HS.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hướng dẫn HS ôn tập.
Bài 1: ( 6 phút)
+ Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Yêu cầu HS tự làm bài.
+ Gọi HS lần lượt đọc kết quả.
+ GV kết luận kết quả đúng.
Bài 2: ( 7 phút) 
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ GV viết lên bảng 3 phép tính đổi sau:
103 m 2 = ... dm2
m2 = ... cm2
60 000 cm2 = ...m 2
8 m2 50 cm2 =...cm2
+Yêu cầu HS lần lượt nêu cách đổi của mình trong từng trường hợp trên.
+ GV thống nhất các ý kiến của HS và thống nhất cách làm.
103 m 2 = 103 00 dm2
m2 = ... cm2
1m2 = 10000 cm2 ; 10000 x = 1000 ; 
 m2 = 1000 cm2
 60 000 cm2 = 6 m 2
8 m2 50 cm2 = 80050 cm2
+ Yêu cầu HS làm tiếp các phép tính đổi còn lại.
Bài 3: ( Nếu cịn thời gian )
+ Yêu cầu HS nêu cách so sánh, sau đó làm bài.
+ GV sửa bài tên bảng.
Bài 4: ( 8 phút)
+ GV gọi HS đọc bài toán.
+ Yêu cầu 2 HS tìm hiểu bài toán và nêu cách giải.
+ Gọi 1HS lên bảng gải, lớp giải vào vở sau đó GV thu 5 bài chấm, nhận xét và sưả bài.
3. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút)
+ GV nhận xét tiết học.
+ Hướng dẫn HS làm bài luyện thêm về nhà.
2HS lên bảng . Lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS nhắc lại tên bài.
+ 1 HS đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm.
+ HS làm bài, sau đó đọc kết quả trước lớp.
+ 1 HS đọc.
+ HS đọc phép tính đổi, sau đó nêu cách đổi từng phép tính. 
+ HS điền kết quả đổi trên bảng.
+ HS tiếp tục làm các phép tính còn lại.
+ Lần lượt HS nêu cách tính.
+ HS làm bài sau đó sửa bài.
+ 1 HS đọc, 2 HS tìm hiểu bài toán và nêu cách giải. 
 + 1 Em lên bảng giải, lớp giải vào vở.
Bài giải:
Diện tích của thửa ruộng đó là:
54 x 25 = 1600 ( m 2)
Số thóc thu được trên thửa ruộng là:
1600 x = 800 ( kg)
800 kg = 8 tạ.
Đáp số: 8 tạ
+ HS lắng nghe và ghi bài về nhà.
THỂ DỤC
Lịch sử 
Tiết 34:Tổng kết – Ôn tập
I/Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết:
- Hệ thống được quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa TK XIX.
-Nhớ được các sự kiện , hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
-Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
IIĐồ dùng dạy học:
-Phiếu học tập của HS
Băng thời gian biểu thị các thời kì lịch sử trong SGK phóng to.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động củaHS
1.Bài cũ(4’)
H. Mô tả một công trình kiến trúc của kinh thành Huế mà em biết.
H HS đọc ghi nhớ.
GV nhận xét- ghi điểm.
2.Bài mới:
Hoạt động 1;Làm việc cá nhân.(8’)
GV đưa ra băng thời gian, giải thích băng 
thời gian và yêu cầu HS điền nội dung các
 thời kì, triều đại vào ô trống cho chính xác.
HS dựa vào kiến thức đã học làm việc theo yêu cầu của GV
 . khoảng 700 năm TCN
179 TCN
Công nguyên
 938
 1009
1226
1400 
1778
 1802
1858
Hoạt động 2: (10’)Làm việc theo nhóm
GV chia nhóm phát cho mỗi nhóm cho mỗi nhóm 1 tên nhân vật lịch sử , yêu cầu các nhóm ghi tóm tắt về công lao của các nhân vật lịch sử sau:
- Gv nhận xét, tóm tắt lại công lao của các nhân vật lịch sử trên.
Hoạt động 3:( 10’ ) : Làm việc theo nhóm
GV phát yêu cầu HS hoàn thành phiếu sau.
3.Củng cố –Dặn dò:( 3’)
GV hệ thống lại kiến thức đã ôn.
Nhận xét tiết học dặn HS ôn bài.
- các nhóm ghi tóm tắt về công lao của các nhân vật lịch sử.Đạib diện nhóm lên trình bày.Lớp nhận xét bổ sung .
+Hùng Vương +An Dương Vương
 + Hai Bà Trưng +Ngô Quyền
+Đinh Bộ Lĩnh +Lê Hoàn
 +Lý Thái Tổ +Lý Thường Kiệt
+Trần Hưng Đạo +Lê Thánh Tông
+Nguyễn Trãi +Nguyễn Huệ..
HS nhận phiếu hoàn thành phiếu, gọi đại diện nhóm trình bày.
Tên địa danh
Địa điểm
Xây dựng dưới triều đại
Đền Hùng
Phong Châu- Phú Thọ
Hùng Vương 
Thành Cổ Loa
Đông Anh, Hà Nội ( nay)
- An Dương Vương 
Hoa Lư
Gia Viễn –Ninh Bình
Đinh Bộ Lĩnh 
Kinh Thành Huế
Phú Xuân(Huế)
Nhà Nguyễn.
Thành Thăng Long
Hà Nội.
Lý Thái Tổ 
Đạo đức
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
TIẾT 34: ÔN TẬP THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI KÌ II
I/ Mục tiêu:
* Kiến thức:
+ Củng cố lại cho HS thấy rõ những hành vi, kĩ năng về: Biết yêu lao động và quí trọng người laođộng, biết bày tỏ ý kiến và biết ứng xử với mọi người, biết giữu gìn các công trình công cộng.
 * Thái độ:
+ Có thức giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng. Yêu người lao động, lễ phép với mọi người.
+ Đồng tình, khen ngợi những người tham gia giữ gìn các công trình công cộng, lễ phép với mọi người, yêu quí người lao động, không đồng tình với những người không có ý thức đã nêu trên.
* Hành vi:
+ Tích cực tham gia vào việc giữ gìn các công trình công cộng. Yêu quí người lao động, lễ phép.
+ Tuyên truyền để mọi người tham gia tích cực. 
II/ Đồ dùng dạy – học
+ Vở luyện tập Đạo Đức.
+ Nội dung1 số câu chuyện về tấm gương người tốt việc tốt.
III/ Hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1 Kể chuyện các tấm gương ( 12 phút)
+ GV yêu cầu HS kể về các tấm gương, mẩu chuyện nói về nội dung ôn tập ở các  ... ếu tố vô sinh để tạo ra yếu tố hữu sinh. Hầu hết các chuỗi thức ăn đều bắt đầu từ thực vật.
+ Con người phải bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ thực vật và động vật.
Lắng nghe.
-HS hoạt động nhóm bàn dưới sự hướng dẫn của GV
HS vẽõ sơ đồ lưới thức ăn theo nhóm , sau đó cử đại diện nhóm giải thích sơ đồ lưới thức ăn của nhóm mình vừa vẽ.
Đại diện của 4 nhóm trình bày , các nhóm khác theo dõi , nhận xét , bổ sung.
Thứ sáu , ngày tháng năm 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ PHƯƠNG TIỆN CHO CÂU
Mục đích yêu cầu
-Hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu (trả lời CH Bằng gì ? Với cái gì ? – ND Ghi nhớ).
-Nhận diện được trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu (BT1, mục III) ; bước đầu viết được đoạn văn ngắn tả con vật yêu thích, trong đĩ cĩ ít nhất một câu dùng trạng ngữ chỉ phương tiện (BT2)
II. Đồ dùng dạy – học
+ Bảng lớp viết:
- 2 Câu văn ở BT1( phần nhận xét)
2 Ba câu văn ở BT1( phần luyện tập)
+ Hai băng giấy để 2 HS làm BT2(phần nhận xét)- mỗi em viết câu hỏi cho bộ phận trạng ngữ của 1 câu (a hay b)ở BT1.
+ Tranh, ảnh một vài con vật (nếu có)
III.Hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
+ GV gọi 3 HS lên bảng : 2 HS làm (BT 3 của tiết LTVC trước), 1 HS đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ mục đích.
+ Nhận xét và ghi điểm.
2/Dạy bài mới: GV giới thiệu bài, ghi đề.
HĐ1: 
a)Tìm hiểu ví dụ. (15 phút)
Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT 1,2
GV đính hai băng giấy phần bài làm của HS lên bảng , Gọi HS nhận xét , phát biểu ý kiến ; GV chốt lại lời giải đúng.
b) Phần ghi nhớ:
Gọi HS đọc phần ghi nhớ 
Khuyến khích HS học thuộc lòng tại lớp.
Hoạt động 2:Luyện tập (15 phút)
Bài tập1:
Yêu cầu HS đọc đề , xác định yêu cầu của đề rồi làm
Gọi 2 HS lên bảng gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong câu, chốt lại lời giải .
Bài tập 3:
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
+ Yêu cầu mỗi em quan sát ảnh minh hoạ các con vật suy nghĩ , tự viết 1 đoạn văn ngắn tả con vật , trong đó có ít nhất 1 câu có trạng ngữ chỉ phương tiện.
+ Gọi HS đọc đoạn văn của mình đặt và nói rõ câu nào trong đoạn có trạng ngữ chỉ phương tiện .
+ GV nhận xét
3.Củng cố, dặn dò:( 5 phút)
-Một, hai HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ của bài học.
GV nhận xét tiết học; Yêu cầu HS học thuộc Ghi nhớ, hoàn chỉnh lại đoạn văn ở BT2 và viết vào vở.
- HS thực hiện yêu cầu của GV, lớp theo dõi và nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại đề bài.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc, lớp đọc thầm.
HS ngồi cùng bàn trao đổi, suy nghĩ, phát biểu ý kiến
2 em viết ra băng giấy câu hỏi cho một bộ phận trạng ngữ ( mỗi em viết 1 câu a hay b)
Lời giải:
Ý 1: Các trạng ngữ đó trả lời câu hỏi Bẳng cái gì? , Với cái gì?
Ý 2: Cả hai trạng ngữ đều bổ sung ý nghĩa phương tiện cho câu.
3 –4 HS đọc phần ghi nhớ
HS đọc đề , xác định yêu cầu của đề rồi làm
2 HS làm trên bảng ( gạch dưới bộ phận trạng ngữ )cả lớp làm vào vở rồi nhận xét ,sửa bài (nếu sai)
*Lời giải:
Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em gắng học bài, làm bài đầy đủ.
Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người hoạ sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng.
1 HS đọc yêu cầu bài tập, lớp theo dõi; 
Mỗi em suy nghĩ , tự viết 1 đoạn văn ngắn tả con vật , trong đó có ít nhất 1 câu có trạng ngữ chỉ phương tiện.
HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình đặt ; Cả lớp nghe và nhận xét.
TOÁN :
Tiết 170:ÔN TẬP VỀ TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU
CỦA HAI SỐ ĐÓ
I- MỤC TIÊU : 
- Nhận biết hành bình hành , hình
thoi và một số đặc điểm của nĩ ; tính chu vi , diện tích hình chữ nhật , hình bình hành , hình thoi .
- Giải bài tốn cĩ đến 3 bước tính với các số tự nhiên hoặc phân số trong đĩ cĩ các bài tốn : Tìm hai số trung bình cộng ; Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đĩ ; Tím hai số khi biết tổng ( hiệu ) 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 + Bài tập các dạng
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học 
Ổn định : Hát
 Kiểm tra : HS sửa bài tập luyện thêm ở nhà 
Bài mới : GTB – Ghi đề
HĐ1 : 
+ Bài 1 :
+ HS đọc đề , sau đó hỏi HS : 
H- Bài toán cho biết gì ? và yêu cầu làm gì ?
H- GV yêu cầu HS nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
+ GV sửa bài và cho điểm
+ Bài 2 : goi HS đọc đề 
+GV hỏi bài có dạng toán gì ?
+ GV yêu cầu HS làm bài
+ GV theo dõi HS 
+ Nhận xét kịp thời
Bài 3
HS đọc đề 
GV hỏi : Nửa chu vi hình chữ nhật là gì ?
Bài giải 
Nửa chu vi thửa ruộng hình chữ nhật là :
 530 : 2 = 265 (m)
Chiều rộng của thửa ruộng hình chữ nhật 
 ( 265 – 47 ) :2 = 109 (m)
Chiều dài của thửa ruộng là :
 109 + 47 = 156 (m)
Diện tích của thửa ruộng là :
 109 x 156 = 17004 ( m2)
 Đáp số : 17004 m2
Bài 4:
+GV gọi HS đọc đề , yêu cầu các em tự làm bài
3 CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
+ Nhận xét tiết học 
Dặn HS về nhà thực hành thêm 
+ HS đọc yêu cầu BT
+ HS đại diện từng tổ lên thực hành
+ Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung
+ Số bé = ( Tổng – hiệu ): 2
+ Số lớn = ( Tổng + hiệu ) : 2
1 em lên bảng thực hiện
+ Bài có dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
 Bài giải
Ta có sơ đồ 
	? cây
Đội II: I--------------I	
 285 cây	 1375 cây
Đội I: I---------------I-------I
 ? cây
Đội thứ hai trồng được số cây là :
 ( 1375 – 285 ) : 2 = 545 ( cây )
Đội thứ nhất trồng được số cây là :
 545 + 285 = 830 ( cây )
 Đáp số : Đội 1 : 830 cây; đội 2 : 545 cây
+ Nửa chu vi hình CN là tổng chiều dài và chiều rộng của HCN 
+ HS thực hiện giải 
+ Sửa bài 
+ HS làm bài vào vở 
Bài giải
Tổng của hai số đó là :
135 x 2 = 270
số phải tìm là :
270 – 246 = 24
Đáp số : 24
Địa lí 
Tiết 34: ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
* Sau bài học, HS có khả năng:
+ Chỉ được trên bản đồ địa lí Việt Nam vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan–xi-păng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng duyện hải miền Trung, các cao nguyên Tây Nguyên và các thành phố đã học trong chương trình.
+ So sánh và hệ thống hóa ở mức đơn giản các kiến thức về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và đồng bằng duyên hải miền Trung.
+ Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố đã học.
+ Rèn luyện, củng cố kĩ năng phân tích bản đồ, lược đồ, sơ đồ.
+ Tôn trọng các nét đặc trưng văn hoá của người dân ở các vùng miền. 
II. Đồ dùng dạy học:
+ Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
+ Nội dung thi hái hoa dân chủ.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung yêu cầu tiết học.
* Hình thức:
+ GV chia lớp thành 4 nhóm, thi dưới hình thức hái hoa dân chủ để củng cố và ôn tập kiến thức của các bài đã học.
* Nội dung:
- HS lắng nghe GV giới thiệu nội dung yêu cầu của tiết học.
+ Lớp chia thành 4 nhóm theo yêu cầu phân công. 
* Vòng 1: Ai chỉ đúng:
+ GV chuẩn bị sẵn các băng giấy ghi tên các địa danh: Dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung, các cao nguyên ở Tây Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, TP HCM, Cần Thơ, Biển đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
+ Nhiệm vụ của các đội chơi: lần lượt lên bốc thăm, trúng địa danh nào, thì đội đó sẽ chỉ vị trí trên bản đồ. 
+ Nếu chỉ đúng thì ghi được 3 điểm, nếu chỉ sai thì không có điểm.
* Vòng 2: Ai kể đúng:
+ GV có chuẩn bị sẵn các bông hoa trong đó có ghi: dãy núi Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên,đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, duyên hải miền Trung.
+ Nhiệm vụ của các đội chơi: lần lượt lên bốc thăm, trúng địa danh nào, phải kể tên được các dân tộc và một số đặc điểm về trang phục, lễ hội của dân tộc đó.
+ Nêu đúng thì ghi được 10 điểm, sai không có điểm.
* Vòng 3: Ai nói đúng:
+ GV chuẩn bị các băng giấy ghi sẵn: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, TP HCM, Cần thơ.
+ Nhiệm vụ của các đội chơi: Lần lượt lên bốc thăm, trúng thành phố nào, phải nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về thành phố đó.
+ Nếu nêu đúng thì ghi được 10 điểm, sai thì không có điểm.
* Vòng 4: Ai đoán đúng:
+ GV chuẩn bị sẵn một ô chữ với các ô hàng dọc và hàng ngang.
+ Nhiện vụ của các đội chơi: sau khi nghe lời gợi ý về các ô chữ hàng ngang, đội nào nghĩ ra trước thì phất cờ xin trả lời.
+ Mỗi ô hàng ngang trả lời đúng thì ghi được 5 điểm.
+ Ô chữ hàng dọc trả lời đúng ghi được 20 điểm, nếu sai thì không có điểm.
Nội dung ô chữ:
1.
V
U
A
L
U
A
2.
B
I
E
N
Đ
Ô
N
G
 3.
Ê
Đ
Ê
4.
T
Ư
Ơ
N
G
S
Ơ
N
5.
P
H
A
N
X
I
P
Ă
N
G
6.
N
A
M
B
Ô
7.
M
U
Ô
I
1. Đây là từ diễn tả sự nhiều lúa khi nói đến đồng bằng Nam Bộ.
2. Vùng biển nuớc ta là một bộ phận của biển này.
3. Đây là tên một dân tộc sống lâu đời ở Tây nguyên mà có 3 chữ cái.
4. Tên của một quần đảo nổi tiếng thuộc tỉnh Khánh Hoà.
5. Đỉnh núi được mệnh danh là nóc nhà của tổ quốc.
6. Tên đồng bằng lớn nhất nước ta.
7. Đây là một tài nguyên của biển có màu trắng và vị mặn.
* Ô chữ hàng dọc: Việt Nam.
3. Củng cố, dặn dò: (3 phút)
+ GV nhận xét tiết học.
+ Dặn HS tiết sau ôn tập tiếp.
KÍ DUYỆT TUẦN 33 & 34

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_34_nguyen_thanh_sang.doc