Giáo án Lớp 4 - Tuần 35 - Năm học 2009-2010 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 35 - Năm học 2009-2010 (Chuẩn kiến thức)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Kiểm tra lấy điểm TĐ và HTl, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc – hiểu ( HS trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc ).

Yêu cầu kỹ năng đọc thành tiếng : HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ HK II của lớp 4 ( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm, thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật ).

2. Hệ thống hoá một số điều cần ghi nhớ tác giả, thể loại, nội dung chính của các bài tập đọc thuộc 2 chủ điểm Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.

- Phiếu thăm.

- Một số tời giấy to.

 

doc 22 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1040Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 35 - Năm học 2009-2010 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 1
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Kiểm tra lấy điểm TĐ và HTl, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc – hiểu ( HS trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc ).
Yêu cầu kỹ năng đọc thành tiếng : HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ HK II của lớp 4 ( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm, thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật ).
2. Hệ thống hoá một số điều cần ghi nhớ tác giả, thể loại, nội dung chính của các bài tập đọc thuộc 2 chủ điểm Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Phiếu thăm.
- Một số tời giấy to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
Giới thiệu bài
Trong tuần này, các em sẽ ôn tập cuối HK II. Trong tiết học hôm nay, một số em sẽ được kiểm tra lấy điểm TĐ - HTL. Sau đó, các em sẽ lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Khám phá thế giới ( hoặc Tình yêu cuộc sống ) theo yêu cầu của đề bài.
HĐ 2
Kiểm tra TĐ - HTL
a/. Số lượng HS kiểm tra : Khoảng 1/ 6 số HS trong lớp.
b/. Tổ chức kiểm tra.
- Gọi từng HS lên bốc thăm.
- Cho HS chuẩn bị bài.
- Cho HS đọc + trả lời câu hỏi theo yêu cầu đã ghi trong phiếu thăm.
- GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ giáo viên Tiểu học.
GV lưu ý : Những HS kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để kiểm tra trong tiết học sau.
- HS lần lượt lên bốc thăm.
- Mỗi em chuẩn bị trong 2’.
- HS đọc + trả lời câu hỏi.
HĐ 3
Làm BT2
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc : Các em chỉ ghi những điều cần nhơ về các bài tập đọc thuộc một trong hai chủ điểm. Tổ 1 + 2 làm về chủ điểm Khám phá thế giới . Tổ 3 + 4 làm về chủ điểm Tình yêu cuộc sống.
- Cho HS làm bài. GV phát giấy khổ to + bút dạ cho các nhóm.
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét + chốt lại ý đúng.
CHỦ ĐIỂM KHÁM PHA ÙTHẾ GIỚI
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- Mỗi nhóm 4 HS làm bài theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm dán nhanh kết quả lên bảng.
- Lớp nhận xét.
TT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
Nội dung chính
1
Đường đi Sa Pa
Nguyễn Phan Hách
Văn xuôi
Ca ngợi cảnh đẹp sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến cảnh đẹp đất nước.
2
Trăn gơi  từ đâu đến?
Trần Đăng Khoa
Thơ
Thể hiện tình cảm gắn bó với trăng, với quê hương đất nước.
3
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
Hồ Diệu Tấn 
Đỗ Thái
Văn xuôi
Ma – gien – lăng cùng đoàn thủy thủ trong chuyến thám hiểm hơn một nghìn ngày đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
4
Dòng sông mặc áo
Nguyễn Trọng Tạo
Thơ
Dòng sông duyên dáng luôn đổi màu – sáng, trưa, chiều, tối – như mỗi lúc lại khoác lên mình chiếc áo mới.
5
Aêng – co vát
Sách Những kỳ quan thế giới
Văn xuôi
Ca ngợi vẻ đẹp của khu đền Aêng – co vát của đất nước Cam – pu – chia.
6
Con chuồn chuồn nước
Nguyễn Thế Hội
Văn xuôi
Miêu tả vẻ đẹp của con chuồn chuồn nước, qua đó, thể hiện tình yêu đối với quê hương.
CHỦ ĐIỂM TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
TT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
Nội dung chính
1
Vương quốc vắng nụ cười
Trần Đức Tiến
Văn xuôi
Một vương quốc rất buồn chán, có nguy cơ tàn lụi vì vắng trống tiếng cười. Nhờ một chú bé, nhà vua và cả vương quốc biết cười, thoát khỏi cảnh buồn chán và nguy cơ tàn lụi.
2
Ngắm trăng, không đề
Hồ Chí Minh
Thơ
Hai bài thơ được sáng tác trong hai hoàn cảnh rất đặc biệt, thể hiện tình cảm lạc quan yêu đời của Bác Hồ.
3
Con chim chiền chiện
Huy Cận
Thơ
Hình ảnh con chim chiền chiện bay lượn, ca hát giữa không gian cao rộng, thanh bình là hình ảnh cuộc sông ấm no, hạnh phúc, gieo trong lòng người cảm giác yêu đời, yêu cuộc sống.
4
Tiếng cười là liều thuốc bổ
Báo Giáo dục và Thời đại
Văn xuôi
Tiếng cười, tính hài hước làm cho con người khỏe mạnh, sống lâu hơn.
5
Aên “mầm đá”
Truyện dân gian Việt Nam
Văn xuôi
Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo răn chúa.
HĐ 4
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những HS chưa có điểm kiểm tra hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
Tuần 35 - 1Toán 
171. ÔN TẬP VỀ TÌM HAI SỐ KHI BIẾT
TỔNG HOẶC HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. MỤC TIÊU
	Giúp HS rèn kỹ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó”. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/ Khởi động
2/ Hoạt động 1: ôn tập
Bài tập 1 và Bài tập 2: 
HS làm tính ở giấy nháp. 
-HS kẻ bảng (như SGK) rồi viết đáp số vào ô trống.
- GV nhận xét.
Bài tập 3: Các bước giải: 
Vẽ sơ đồ.
Tìm tổng số phần bằng nhau.
Tìm số thóc ở mỗi kho.
GV nhận xét, ghi điểm.
- 
Bài tập 4: Các bước giải tiến hành tương tự như bài 3.
Bài tập 5: Các bước giải: 
Tìm hiệu giữa tuổi mẹ và tuổi con sau 3 năm nữa.
Vẽ sơ đồ.
Tìm hiệu số phần bằng nhau.
Tính tuổi con sau 3 năm.
Tính tuổi con hiện nay.
- Tính tuổi mẹ hiện nay.
- GV nhận xét ghi điểm
3/ Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS xem tiếp bài sau.
- Hát vui
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS làm bài vào vở
- HS đọc nội dung BT
- Một em vẽ sơ đồ, một em giải.
Bài giải
	Ta có sơ đồ: 	 ? tấn 
Kho 1: 	
Kho 2	 ? tấn
1350 tấn
	Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 
	4 + 5 = 9 (phần) 
	Số thóc của kho thứ nhất là: 
	1350 : 9 x 4 = 600 (tấn)
	Số thóc của kho thứ hai là: 
	1350 – 600 = 750 (tấn)
	Đáp số: Kho 1: 600 tấn thóc.
	 Kho 2: 750 tấn thóc.
Chú ý: Có thể trình bày các bước giải như sau: 
	Giá trị 1 phần là: 
1350 : (4 + 5) = 150 (tấn) 
	Số thóc của kho thứ nhất là: 
	150 x 4 = 600 (tấn) 
	Số thóc của kho thứ hai là: 
 150 x 5 = 750 (tấn) 
- HS đọc bài tập
- Cả lớp giải vào vở
 Đáp số: 24 hộp kẹo và 32 hộp bánh
- Một HS nêu yêu cầu BT
- Cả lớp giải vào vở.	
Bài giải 
	Sau 3 năm nữa mẹ vẫn hơn con 27 tuổi, ta có sơ đồ: 
? tuổi
	? tuổi Tuổi mẹ: 
27 tuổi 	 	 Tuổi con: 
Hiệu số phần bằng nhau là: 	
	4 – 1 = 3 (phần) 
Tuổi con sau 3 năm nữa là: 
	27 : 3 = 9 (tuổi).
Tuổi con hiện nay là: 
	9 – 3 = 6 (tuổi).
Tuổi mẹ hiện nay là: 
	27 + 6 = 33 (tuổi).
	Đáp số: Mẹ: 33 tuổi.
	 Con: 6 tuổi.
Chú ý: Có thể gộp bước 1 và 2: 
	27 : (4 – 1) = 9 tuổi.
TIẾT 2
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL.
2. Hệ thống hoa, củng cố vốn từ và kỹ năng dùng từ thuộc 2 chủ điểm Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Phiếu thăm.
- Một số tời giấy to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
Giới thiệu bài
1’
Hôm na, cô tiếp tục cho các em kiểm tra để lấy điểm TĐ – HTL. Sau đó, chúng ta lập bảng thống kê các từ đã học ở những tiết Mở rộng vốn từ trong chủ điểm Khám phá thế giới ( hoặc Tình yêu cuộc sống ).
HĐ 2
Kiểm tra TĐ - HTL
18’
a/. Số HS kiểm tra : 1/ 6 số HS trong lớp.
b/. Tổ chức kiểm tra :
Thực hiện như ở tiết 1.
HĐ 3
Làm BT2
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
- GV giao việc : Các em tổ 1 + 2 thống kê các từ ngữ đã học trong 2 tiết MRVT thuộc chủ điểm Khám pha 1thế giới ( tuần 29 – trang 105; tuần 30 – trang 116 ). Tổ 3 + 4 thốn gkê các từ ngữ đã học trong 2 tiết MRVT thuộc chủ điểm Tình yêu cuộc sống ( tuần 33 – trang 145; tuần 34 – trang 155 ).
- Cho HS làm bài : GV phát giấy + bút dạ cho HS làm bài.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
CHỦ ĐIỂM :
KHÁM PHÁ THẾ GIỚI
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
Đồ dùng cần cho chuyến du lịch
Va li, cần câu, lều trại, quần áo bơi, quần áo thể thao, dụng cụ thể thao, thiết bị nghe nhạc, điện thoại, đồ ăn, nước uống 
Phương tiện giao thông
Tàu thủy, bến tàu, tàu hoả, ô tô con, máy bay, tàu điện, xe buýt, ga tàu, sân bay, bến xe, vé tàu, vé xe, xe máy, xe đạp, xích lô 
Tổ chức nhân viên phục vụ du lịch
Khách sạn, nhà nghỉ, phòng nghỉ, công ty du lịch, hướng dẫn viên, tau du lịch 
Địa điểm tham quan du lịch
Phố cổ, bãi biển, công viên, hồ, núi, thác nước, đền, chùa, di tích lịch sử, bảo tàng, nhà lưu niệm 
HOẠT ĐỘNG THÁM HIỂM
Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm
La bàn, lều trại, thiết bị an toàn, quần áo, đồ ăn, nước uống, đèn pin, dao, bật lửa, diêm, vũ khí 
Khó khăn, nguy hiểm cần vượt qua
Bão, thú dữ, núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, tuyết, mưa gió, sóng thần 
Những đức tính cần thiết của người tham gia thám hiểm
Kiên trì, diễn cảm, can đảm, táo bạo, bền gan bền chí, thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo, ưa mạo hiểm, tò mò, hiếu kỳ, ham hiểu biết, thích khám phá, thích tìm tòi, không ngại khó khăn gian khổ 
CHỦ ĐIỂM
TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
Những từ có tiếng lạc ( lạc nghĩa là vui, mừng )
Lạc quan, lạc thú
Những từ phức chứa tiếng vui
Vui chơi, giúp vui, mua vui, vui thích, vui mừng, vui sướng, vui lòng, vui thú, vui vui, vui tính, vui nhộn, vui tươi, vui vẻ 
Từ miêu tả tiếng cười
Cười khanh khách, rúc rích, ha hả, hì hì, hi hi, hơ hớ, hơ hơ, khành khạch, khùng khục, khúc khích, rinh rích, sằng sặc 
HĐ 4
Làm BT3
- Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
- GV giao việc : Các em chọn một số từ vừa thống kê ở BT2 và đặt câu với mỗi từ đã chọn. Mỗi em chỉ cần chọn 3 từ ở 3 nội dung khác nhau. 
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét + khen những HS đặt câu hay. ... đọc một lượt bài chính tả.
- Cho HS đọc thầm lại bài chính tả.
- GV nói về nội dung bài CT : Trẻ em sống giữa thế giới của thiên nhiên, thế giới của chuyện cổ tích, sống giữa tình yêu thương của cha mẹ.
- Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai : Lộng gió, lích rích, chìa vôi, sớm khuya 
b/. GV đọc cho HS viết.
- GV đọc từn g câu hoặc cụm từ cho HS viết.
- GV đọc lại cả bài một lượt.
c/. Chấm chữa bài.
- GV chấm bài.
- Nhận xét chung.
- HS đọc thầm.
- HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai.
- HS viết chính tả.
- HS tự soát lỗi chính tả.
- HS đổi bài, soát lỗi cho nhau.
HĐ 4
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà luyện đọc bài Nói với em.
- Dặn HS về nhà quan sát hoạt động của chim bồ câu + sưu tầm tranh về chim bồ câu.
Thứ tư ngày 5 tháng 5 năm 2009
TIẾT 6
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL.
2. Ôn luyện viết đoạn văn miêu tả hoạt đông của con vật ( chim bồ câu ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Phiếu thăm.
- Tranh minh hoạ hoạt động của chim bồ câu trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
Giới thiệu bài
1’
Tất cả những em chưa có điểm kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng và những em đã kiểm tra ở tiết trước nhưng chưa đạt yêu cầu hôm nay các em sẽ được kiểm tra hết. Sau đó, các em sẽ ôn luyện viết đoạn văn miêu tả của con vật.
HĐ 2
Kiểm tra Tđ - HTL
18’
- Số HS kiểm tra : 1/ 6 số HS trong lớp.
b/. Thực hiện như ở tiết 1.
HĐ 3
Làm BT2
14’
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- Cho HS quan sát tranh.
- GV giao việc : Các em dựa vào những chi tiết mà đoạn văn vừa đọc cung cấp, dựa vào quan sát riêng của mình, mỗi em víết một đoạn văn miêu tả hoạt động của chim bồ câu. Các em chú ý tả những đặc điểm.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày bài làm.
- GV nhận xét + khen những HS viết hay.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 2 HS nối tiếp đọc đoạn văn + quan sát tranh.
- HS viết đoạn văn.
- Một số HS lần lượt đọc đoạn văn.
- Lớp nhận xét.
HĐ 4
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại vào vở.
- Dặn HS về nhà làm thử bài luyện tập ở tiết 7, 8 và chuẩn bị giấy để làm bài kiểm tra viết cuối năm.
Toán 
 LUYỆN TẬP CHUNG
A – MỤC TIÊU
	Giúp HS ôn tập, củng cố về: 
	- Viết số. 
	- Chuyển đổi các số đo khối lượng. 
	- Tính giá trị của biểu thức có chứa phân số. 
	- Giải bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó.
	- Mối quan hệ giữa hình vuông và hình chữ nhật; hình chữ nhật và hình bình hành.
B – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/ Khởi động
2/ Hoạt động 1: ôn tập
Bài tập 1: Cho HS tự viết số rồi đọc lại số mới viết .
- GV nhận xét, ghi điểm.
	Bài tập 2: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi HS chữa bài, GV nên hỏi HS về mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng liên quan đến bài tập.
- GV nhận xét.
	Bài tập 3: Cho HS tự tính rồi chữa bài.
- GV nhận xét.
Bài tập 4: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. 
GV nhận xét .
3/ Hoạt động nối tiếp .
GV nhận xét tiết học .
HS về nhà làm BT5.
- Hát vui
- HS đọc yeu cầu BT
- Vài nêu kết quả.	
	Kết quả là: a. 365 847; 
	 b. 16 530 464;
	 c. 105 072 009;	
- HS giải vào vở.	 
- HS lên bảng giải.
c. 
d. 
HS giải .
	Ta có sơ đồ: 
? HS
	Học sinh trai: 
	 35 HS	
Học sinh gái: 	
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 
	3 + 4 = 7 phần.
	Số học sinh gái của lớp học đó là: 
	35 : 7 x 4 = 20 (học sinh).
	Đáp số: 20 học sinh gái.
TIẾT 7
BÀI LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Đọc – hiểu bài Gu – li – vơ ở xứ sở tí hon, chọn câu trả lời đúng.
2. Nhận biết loại câu, chủ ngữ trong câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
Giới thiệu bài
1’
Trong tiết Luyện tập hôm nay, các em sẽ đọc thầm bài Gu – li – vơ ở xứ sở tí hon và sau đó sẽ dực vào nội dung bài đọc để chọn ý trả lời đúng trong các ý bài tập đã cho.
HĐ 2
Đọc thầm
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc : Các em đọc thầm lại bài văn, chú ý câu Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch và câu Quân trên tàu trông thấy tôi phát khiếp để sang bài tập 2, các em có thể tìm ra câu trả lời đúng một cách dễ dàng.
- Cho HS làm bài.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 2 HS nối tiếp đọc bài văn.
- HS đọc thầm bài văn.
HĐ 3
Làm câu 1
4’
- Cho HS đọc yêu cầu của câu 1 + đọc 3 ý a + b + c.
- GV giao việc : Bài tập cho 3 ý a, b, c. Nhiệm vụ của các em là chọn ý đúg trong 3 ý đã cho.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng : Ý b : Nhân vật chính trong đoạn trích là Gu – li – vơ.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
- HS tìm ý đúng trong 3 ý.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
HĐ 4
Làm câu 2
3’
- Cách tiến hành như ở câu 1.
- Lời giải đúng :
Ý c : Có hai nước tí hon trong đoạn trích là Li – pi – pút và Bli – phút.
HĐ 5
Làm câu 3
3’
- Cách tiến hành như ở câu 1.
- Lời giải đúng :
Ý b : Nước định đem quân sang xâm lược nước láng giềng là Bli – phút.
- HS chép lời giải đúng vào vở.
HĐ 6
Làm câu 4
4’
- Cách tiến hành như ở câu 1.
- Lời giải đúng :
Ý b : Khi trông thấy Gu – li – vơ, quân địch “phát khiếp” vì Gu – li – vơ quá to lớn.
- HS chép
HĐ 7
Làm câu 5
4’
- Cách tiến hành như ở câu 1.
- Lời giải đúng :
Ý a : Vì Gu – li – vơ ghét chiến tranh xâm lược, yêu hoà bình.
- HS chép
HĐ 8
Làm câu 6
4’
- Cách tiến hành như ở câu 1.
- Lời giải đúng :
Ý c : Nghĩa của chữ hoà trong hoà ước giống nghĩa của chữ hoà trong hoà bình.
- HS chép
HĐ 9
Làm câu 7
4’
- Cách tiến hành như ở câu 1.
- Lời giải đúng :
Ý a : Câu Nhà vua ra lệnh cho tôi đánh hạm đội địch là câu kể.
- HS chép
HĐ 10
Làm câu 8
4’
- Cách tiến hành như ở câu 1.
- Lời giải đúng :
Ý a : Trong câu Quân trên tàu trông thấy tôi phát khiếp chủ ngữ là Quân trên tàu.
- HS chép
HĐ 11
Củng cố, dặn dò
1’
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nàh xem lại các lời giải đúng.
TIẾT 8
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. HS nghe – viết đúng chính tả bài Trăng lên.
2. Biết viết đoạn văn miêu tả ngoại hình của một con vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Bảng phụ viết bài chính tả Trăng lên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
Giới thiệu bài
1’
Aùnh trăng luôn gắn liền với tuổi thơ của mỗi chúng ta. Có khi trăng tròn vành vạnh, có khi lại hình lưỡi liềm. Khi tròn đầy hoặc khi khuyết, trăng đều có vẻ đẹp riêng. Hôm naycác em sẽ được biết thêm về vẻ đẹp của trăng qua bài chính tả Trăng lên của tác giả Thạch Lam.
HĐ 2
Nghe - viết
18’
a/. Hướng dẫn chính tả.
- GV đọc một lượt bài chính tả.
- Cho HS đọc thầm lại bài chính tả.
- GV giới thiệu nội dung bài : Bài Trăng lên miêu tả vẻ đẹp của trăng ở một vùng quê.
- Cho HS viết những từ ngữ dễ viết sai : Trăng, sợi, vắt, mảnh, dứt hẳn.
b/. GV đọc cho HS viết.
- GV đọc từn gcâu hoặc từng cụm từ.
- GV đọc lại cả bài cho HS soát lỗi.
- GV chấm bài.
- Nhận xét chung.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm bài Trăng lên.
- HS viết từ khó.
- HS viết chính tả.
- HS soát lỗi chính tả.
HĐ 3
Làm văn
14’
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc : Các em nhớ lại những điều đã quan sát được về con vật mình yêu thích và viết một đoạn văn miêu tả ngoại hình về con vật đó.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét + khen những HS viết đoạn văn hay.
- 1HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS viết đoạn văn.
- Một số HS đọc đoạn văn.
- Lớp nhận xét.
HĐ 4
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn.
ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH KĨ NĂNG HỌC KÌ II 
Thứ năm ngày 6 tháng 5 năm 2009
KIỂM TRA HỌC KÌ II
Thứ năm ngày 6 tháng 5 năm 2009
 Kĩ Thuật 
Lắp ghép mô hình tự chọn
I. Mục tiêu:
- Biết tên gọi và chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ghép mô hình tự chọn theo đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo khi thực hiện thao tác tháo, lắp các chi tiết của mô hình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. Các hoạt động dạy học : Tiết 1
Hoạt động 1 : HS chọn mô hình lắp ghép.
- GV cho học sinh tự chọn mô hình lắp ghép .
 Tiết 2,3 
 Hoạt động 2 : Chọn và kiểm tra các chi tiết .
 - GV xem mô hình học sinh ghép đúng và đủ.
 - Các chi tiết phải theo từng loại vào nắp hộp.
 * Hoạt động 3 : HS thực hành.
Lắp từng bộ phận.
Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh.
Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập.
- Cho học sinh trưng bày sản phẩm.
+ Tiêu chuẩn đánh giá.
Lắp được mô hình tự chọn.
Lắp đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
Lắp mô hình chắc chắn, không bị xộc xệch.
HS tự đánh giá sản phẩm của mình và sản phẩm của bạn.
GV nhận xét chung.
GV nhắc lại các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
 IV . Nhận xét dặn dò:- Tinh thần thái độ học tập của học sinh và kĩ năng, sự khéo léo khi lắp ghép các mô hình tự chọn. 
Thư ùsáu ngày tháng năm 2009
ĐỊA LÍ
KIỂM TRA HỌC KÌ II
Thư ùsáu ngày tháng năm 2009
TOÁN
KIỂM TRA HỌC KÌ II
Tập làm văn 
Tổng kết cuối năm

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 35 CHUAN KIEN THUC 2010.doc