Giáo án Lớp 4 - Tuần 35 - Nguyễn Thị Ngọc Em

Giáo án Lớp 4 - Tuần 35 - Nguyễn Thị Ngọc Em

Tiếng việt

ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II (Tiết 2)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (Yêu cầu như tiết 1).

 2. Hệ thống hoá, củng cố vốn từ và kĩ năng dùng từ thuộc 2 chủ điểm Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).

 - Một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng thống kê để HS làm BT 2 (xem mẫu ở dưới).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG DẠY – HỌC

 

doc 15 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 35 - Nguyễn Thị Ngọc Em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng việt
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II (Tiết 1)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
	1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc – hiểu (HS trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc). 
	Yêu cầu về kỹ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ HK II của lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ / phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.)
	2. Hệ thống hoá một số điều cần ghi nhớ về tác giả, thể loại, nội dung chính của các bài tập đọc thuộc 2 chủ điểm Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 15 tuần học sách Tiếng Việt 4, tập Hai (gồm cả văn bản phổ biến khoa học, báo chí): 
	+ 12 phiếu. Trong đó: có 7 phiếu - mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 34 	+ 7 phiếu – mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc có yêu cầu 
	- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở BT 2 để HS điền vào chỗ trống.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG DẠY – HỌC 
Hoạt động GV
1. Giới thiệu bài
2. Kiểm tra TĐ và HTL. 
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. 
3. Bài tập 2 (Ghi lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm “Khám phá thế giới” và “Tình yêu cuộc sống”).
- HS đọc yêu cầu của bài. GV nhắc các em lưu ý chỉ ghi lại những điều cần nhớ về các bài TĐ thuộc 1 trong 2 chủ điểm (Khám phá thế giới hoặc Tình yêu cuộc sống); giao cho 1/2 số HS trong lớp tổng kết nội dung chủ điểm Khám phá thế giới, số còn lại – chủ điểm Tình yêu cuộc sống.
- Đại diện các nhóm dán nhanh kết quả làm bài lên bảng lớp, trình bày. Tổ trọng tài và GV nhận xét theo các yêu cầu: nội dung ghi ở từng cột (có chính xác không?), lời trình bày (có rõ ràng, mạch lạc không?).
Bảng kết quả: 
Khám phá thế giới
TT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
Nội dung chính
1
Đường đi Sapa
NGUYỄN PHAN HÁCH
Văn xuôi
Ca ngợi cảnh đẹp Sapa, thể hiện tình cảm yêu mến cảnh đẹp đất nước.
2
Trăng ơi  từ đâu đến?
TRẦN ĐĂNG KHOA
Thơ
Thể hiện tình cảm gắn bó với trăng, với quê hương, đất nước.
3
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
HỒ DIỆU TẦN, ĐỖ THÁI
Văn xuôi
Ma-gien-lăng cùng đoàn thuỷ thủ trong chuyến thám hiểm hơn một nghìn ngày đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
4
Dòng sông mặc áo
NGUYỄN TRỌNG TẠO
Thơ
Dòng sông duyên dáng luôn đổi màu – sáng, trưa, chiều, tối – như mỗi lúc lại khoác lên mình một chiếc áo mới.
5
Ăng-co-vát
Sách NHỮNG KÌ QUAN THẾ GIỚI
Văn xuôi
Ca ngợi vẻ đẹp của khu đền Ăng-co-vát, Cam-pu-chia.
6
Con chuồn chuồn nước
NGUYỄN THẾ HỘI
Văn xuôi
Miêu tả vẻ đẹp của con chuồn chuồn nước, thể hiện tình yêu đối với quê hương.
4. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những em chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
Rút kinh nghiệm
Tiếng việt
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II (Tiết 2)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
	1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (Yêu cầu như tiết 1).
	2. Hệ thống hoá, củng cố vốn từ và kĩ năng dùng từ thuộc 2 chủ điểm Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
	- Một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng thống kê để HS làm BT 2 (xem mẫu ở dưới).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG DẠY – HỌC 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Giới thiệu bài: ôn tập và HTL
2. Kiểm tra TĐ và HTL (khoảng 6 số HS trong lớp): Thực hiện như tiết 1.
3. Hướng dẫn làm bài tập.
	Bài tập 2 (Lập bảng thống kê các từ em đã học)
	- HS đọc yêu cầu của đề bài. GV nhắc các em lưu ý yêu cầu của bài: ghi lại những từ đã đọc trong các tiết MRVT ở 1 trong 2 chủ điểm Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống.
	- GV giao cho 1/2 số HS trong lớp thống kê các từ ngữ đã học trong 2 tiết MRVT thuộc chủ điểm Khám phá thế giới (tuần 29, tr.105; tuần 30, tr. 116), số còn lại – 2 tiết MRVT thuộc chủ điểm Tình yêu cuộc sống. (tuần 33, tr. 145; tuần 34, tr. 155).
	- HS các nhóm thi làm bài (trên tờ phiếu GV đã phát). Đại diện các nhóm dán nhanh kết quả làm bài lên bảng lớp, trình bày. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3 (Giải nghĩa và đặc câu hỏi với các từ đã thống kê được).
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giúp HS nắm yêu cầu, mời 1 HS làm mẫu trước lớp: giải nghĩa một từ đã thống kê được, đặt câu với từ đó. 
VD: từ góp vui: góp thêm, làm cho mọi người thêm vui. Đặt câu: Hoạt cảnh kịch “Ở vương quốc Tương lai” do lớp em dàn dựng đã thực sự góp vui cho đêm liên hoan văn nghệ của trường.
	4. Củng cố, dặn dò.
	- GV nhận xét tiết học.
	- Yêu cầu HS về nhà quan sát trước cây xương rồng (nếu có) hoặc sưu tầm tranh, ảnh cây xương rồng, chuẩn bị cho tiết 3 (viết đoạn văn tả cây xương rồng). Dặn những em chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt tiếp tục luyện đọc.
- HS lặp lại tựa bài
- HS đọc bài.
- Hoạt động nhóm
- HS đọc yêu cầu BT
- HS kẻ bảng thống kê các từ đã học.
- HS làm bài. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.Bảng tổng kết: 
Khám phá thế giới
Đồ dùng cần cho chuyến du lịch
Va li, cần câu, lều trại, uần áo bơi, quần áo thể thao, dụng cụ thể thao (bóng, lưới, vợt, quả cầu, ), thiết bị nghe nhạc, điện thoại, đồ ăn, nước uống, 
Phương tiện giao thông
Tàu thủy, bến tàu, tàu hoả, ôtô con, máy bay, tàu điện, xe buýt, ga tàu, sân bay, bến xe, vé tàu, vé xe, xe máy, xe đạp, xích lô, 
Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch 
Khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghĩ, phòng nghĩ, công ty du lịch, tuyến du lịch, tour du lịch, 
	Địa điểm tham quan, du lịch
Phố cổ, bãi biển, công viên, hồ, núi, thác nước, đền, chùa, di tích lịch sử, bảo tàng, nhà lưu niệm, 
- Hoạt động cá nhân
- HS đọc yêu cầu BT
- HS giải nghĩa một số từ.
Rút kinh nghiệm
Tiếng việt
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II (Tiết 3)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
	1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (Yêu cầu như tiết 1).
	2. Oân luyện viết đoạn văn miêu tả cây cối (tả cây xương rồng).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
	- Tranh vẽ cây xương rồng trong SGK hoặc ảnh cây xương rồng (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG DẠY – HỌC 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Giới thiệu bài: ôn tập tiết 3 
 	2. Kiểm tra TĐ và HTL (khoảng 6 số HS trong lớp): Thực hiện như tiết 1.
	3. Viết đoạn văn tả cây xương rồng.
	- HS đọc nội dung bài tập, quan sát tranh minh hoạ trong SGK, ảnh cây xương rồng (GV và HS sưu tầm). 
	- GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài: 
	+ Dựa theo những chi tiết mà bài văn trong SGK cung cấp và những quan sát của riêng mình, mỗi em viết một đoạn văn khác miêu tả cây xương rồng.
	+ Đoạn văn đã cho lấy từ sách phổ biến khoa học, tả rất tỉ mỉ về loài cây xương rồng (thân, cành, lá, hoa, quả, nhựa, ). Các em cần đọc kỹ để có hiểu biết về cây xương rồng. Trên cơ sở đó, mỗi em viết một đoạn văn tả một cây xương rồng cụ thể mà em đã thấy ở đâu đó.
	+ Chú ý miêu tả những đạêc điểm nổi bật của cây, đưa ý nghĩ, cảm xúc của mình vào đoạn tả.
	- HS viết đoạn văn.
	- Một số HS đọc đoạn văn.
 GV nhận xét, chấm điểm những đoạn viết tốt. 
	4. Củng cố, dặn dò.
	- GV yêu cầu những HS viết đoạn văn tả cây xương rồng chưa đạt, về nhà sửa chữa, hoàn chỉnh, viết lại vào vở.
	- Dặn những em chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt về nhà tiếp tục luyện đọc. 
- HS lặp lại tựa bài
- 6 em trả bài
- HS quan sát cây xương rồng
- HS chú ý lắng nghe.
- HS viết một đoạn văn miêu tả về cây xương rồng.
- Vài em đọc đoạn văn.
Rút kinh nghiệm
Tiếng việt
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II (Tiết 4)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
	1. Ôân luyện về các kiểu câu (câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến).
	2.Ônluyện về trạng ngữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
	- Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS làm BT 1, 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG DẠY – HỌC 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Giới thiệu bài: ôn tập tiết 4
 	2. Bài tập 1, 2 (Đọc truyện “Có một lần”. Tìm 1 câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, 1 câu khiến). 
	- Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT 1, 2.
	- Cả lớp đọc lướt lại truyện Có một lần (không đọc thành tiếng), nói nội dung truyện: Sự hối hận của một HS vì đã nói dối, không xứng đáng với sự quan tâm của cô giáo và các bạn.
	- HS đọc thầm lại truyện, tìm các câu kể, hỏi, cảm,khiến trong bài đọc.
- GV phát phiếu cho HS làm bài theo cặp hoặc nhóm nhỏ, nhắc các em có thể tìm nhiều hơn 1 câu với mỗi loại. Sau thời gian quy định, đại diện các nhóm trình bày kết quả. 
- GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài tập 3 (Tìm trạng ngữ )
- HS đọc yêu cầu BT
- GV cho HS giải vào vở
- GV nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố, dặn dò.
	- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà xem lại lời giải BT 2, 3. 
	- Dặn những em chưa có điểm kiểm tra đọc về nhà tiếp tục luyện đọc. 
- HS lặp lại tiết ôn tập
- Hoạt động nhóm
- 2 HS tiếp nối đọc bài tập
- HS đọc to bài “Có một lần”
- HS đọc thầm và tìm câu hỏi, câu cảm, câu khiến.
- HS làm bài theo nhóm đôi
- Đại diện và nhóm trình bày kết quả.
	- HS làm bài vào vở theo lời giải đúng: 
Câu hỏi
Răng em đau, phải không?
Câu cảm
Ôâi, răng đau quá!
Bộng răng sưng của bạn ấy chuyển sang má khác rồi!
Câu khiến
Em về nhà đi!
Nhìn kìa!
Câu kể
(Các câu còn lại trong bài). VD: Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi nhét tờ giấy thấm vào mồm. / Thế là má sưng phồng lên. / Nhưng tôi không muốn về nhà. / 
- Hoạt động cá nhân
- HS đọc nội dung BT
- Cả lớp làm vào vở. Một em lên bảng sửa.
	Lời giải: 
Câu có trạng ngữ chỉ thời gian 
Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi nhét tờ giấy thấm vào mồm. Chuyện xãy ra đã lâu.
Câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn 
Ngồi trong lớp, tôi lấy lưỡi đẩy đi đẩy lại cục giấy thấm trong mồm 
Rút kinh nghiệm
Tiếng việt
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II (Tiết 5)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
	1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (Yêu cầu như tiết 1).
	2. Nghe thầy (cô) đọc, viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Nói với em.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG DẠY – HỌC 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Giới thiệu bài: ôn tập tiết 5 
2. Kiểm tra TĐ và HTL (khoảng 6 HS trong lớp): Thực hiện như tiết 1.
3. Nghe – viết bài “ Nói với em” 
- GV đọc 1 lần bài thơ Nói với em. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại bài thơ. GV nhắc các em chú ý cách trình bày từng khổ thơ, những từ ngữ mình dễ viết sai (lộng gió, lích rích, chìa vôi, sớm khuya, ). 
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài thơ.
- HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. 
4. Củng cố, dặn dò.
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài thơ Nói với em.
- Dặn HS quan sát hoạt động của chim bồ câu hoặc sưu tầm thêm tranh, ảnh minh hoạ hoạt động của bồ câu, chuẩn bị cho tiết 6 (viết đoạn văn tả chim bồ câu).
- HS lặp lại tựa bài
- HS trả bài 
- HS đọc bài thơ 1 lượt
- Cả lớp đọc thầm.-
- HS nói về nội dung bài thơ. Trẻ em sống giữa thế giới của thiên nhiên, thế giới của chuyện cổ tích, giữa tình yêu thương của cha mẹ.
- HS nhớ bài và viết vào vở.
Rút kinh nghiệm
Tiếng việt
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II (Tiết 6)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
( Như tiết 5)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
	- Tranh minh hoạ hoạt động của chim bồ câu trong SGK; thêm một số tranh, ảnh bồ câu (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG DẠY – HỌC 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Giới thiệu bài: ôn tập tiết 6
2. Kiểm tra TĐ và HTL (số HS còn lại): Thực hiện như tiết 1.
3. Viết đoạn văn tả hoạt động của chim bồ câu.
	- HS đọc nội dung bài tập, quan sát tranh minh hoạ bồ câu trong SGK, tranh, ảnh về hoạt động của bồ câu (GV và HS sưu tầm).
	- GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài: 
	+ Dựa theo những chi tiết mà đoạn văn trong SGK cung cấp và những quan sát của riêng mình, mỗi em viết một đoạn văn khác miêu tả hoạt động của chim bồ câu.
	+ Đoạn văn đã cho lấy từ sách phổ biến khoa học, tả rất tỉ mỉ về hoạt động đi lại của bồ câu, giải thích vì sao bồ câu lắc lư đầu liên tục, các em cần đọc tham khảo, kết hợp với quan sát của riêng mình để viết được một đoạn văn tả hoạt động của những con bồ câu mà em đã thấy.
	+ Chú ý miêu tả những đạêc điểm nổi bật của cây, đưa ý nghĩ, cảm xúc của mình vào đoạn tả.
	- HS viết đoạn văn.
	- Một số HS đọc đoạn văn. GV nhận xét, chấm điểm. 
4/ Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị tiết sau cho tốt.
- HS nêu nội dung ôn tập
- HS còn lại.
- HS quan sát tranh đã sưu tầm.
- HS chú ý lắng nghe 
- HS thực hành viết vào vở
Rút kinh nghiệm
Tiếng việt
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II (Tiết 7)
Kiểm tra
ĐỌC – HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU
(Thời gian làm bài khoảng 30 phút)
	+ GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài, cách làm bài (chọn ý đúng / ý đúng nhất hoặc đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng / đúng nhất). Mỗi câu hỏi trong đề luyện tập ở tiết 7 (trên văn bản Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon) chỉ yêu cầu chọn trong các phương án trả lời (có cả ý đúng lẫn ý sai) – một phương án duy nhất đúng.
	+ HS đọc thật kỹ bài văn, thơ trong khoảng thời gian 15 phút. (GV nhắc HS không được chủ quan vì đọc không kỹ văn bản sẽ giải bài tập sai).
	+ HS khoanh tròn chữ cái trước ý đúng nhất trong giấy kiểm tra đe åtrả lời câu hỏi. GV nhắc HS: Lúc đầu tạm đánh dấu x vào ô trống bằng bút chì. Làm bài xong, kiểm tra lại kết quả bằng cách đọc kỹ lại bài văn (thơ), rà soát lời giải, cuối cùng, đánh dấu chính thức bút mực.
Tiếng việt
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II (Tiết 8)
Kiểm tra
CHÍNH TẢ – TẬP LÀM VĂN
(Thời gian làm bài khoảng 40 phút)
	Dựa theo đề luyện tập in trong SGK (tiết 7), Gợi ý: 
1. Chính tả: chọn một đoạn văn xuôi hoặc thơ có độ dài khoảng dưới 70 chữ, viết trong thời gian khoảng 10 phút. Chọn văn bản phù hợp với các chủ điểm đã học và với trình độ của HS lớp 4. 
2. Tập làm văn: HS viết một đoạn văn (thuộc phần thân bài) miêu tả (đồ vật, cây cối, con vật) đã học trong HK 2. Thời gian làm bài khoảng 30 phút.
Hình thức đề kiểm tra (photo phát cho từng HS)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_35_nguyen_thi_ngoc_em.doc