Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Lê Thị Lan Hương

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Lê Thị Lan Hương

I.Mục tiêu:

 - Nhớ - viết lại đúng chính tả 10 dòng thơ đầu(H khá, giỏi viết 14 dòng) và trình bày sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát. của bài thơ “Truyện cổ.”

 - Tiếp tục nâng cao kĩ năng viết đúng các từ có âm: r/d/gi.

 - Giáo dục H tính kiên trì, thẩm mĩ.

II.Hoạt động dạy- học:

 1.Bài cũ:

 - 2 H: Tìm tên các đồ đạc trong nhà có thanh hỏi, ngã.

 2.Bài mới:

 a.Giới thiệu bài:

 b.Hướng dẫn H nhớ viết:

 - 1 H đọc yêu cầu bài: viết 10 dòng đầu (H khá, giỏi viết 14 dòng thơ đầu).

 - 1 H đọc thuộc lòng đoạn thơ cần viết - Lớp đọc thầm.

T.Lưu ý: cách trình bày bài thơ, chú ý những từ dễ viết sai - xem sgk.

 - H gấp sgk, nhớ viết.

 - Gv chấm 10 bài - Lớp đổi vở chấm chéo - Nhận xét chung.

 c. Hướng dẫn H làm bài tập:

Bài 2a: H nêu yêu cầu - làm vở ( gió, gió, gió, diều).

 - H trình bày kết quả - 1 H đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.

- Lớp và Gv nhận xét .

 3.Củng cố, dặn dò:

 - Nhận xét giờ học.

 - Viết lại những từ viết sai.

 

doc 19 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 27/01/2022 Lượt xem 194Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Lê Thị Lan Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Thứ Hai
Ngày soạn: 19 / 9 / 2009
Ngày dạy : 21 / 9 / 2009
Chính tả: (Nhớ viết)
Truyện cổ nước mình
I.Mục tiêu: 
 - Nhớ - viết lại đúng chính tả 10 dòng thơ đầu(H khá, giỏi viết 14 dòng) và trình bày sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát. của bài thơ “Truyện cổ...”
 - Tiếp tục nâng cao kĩ năng viết đúng các từ có âm: r/d/gi.
 - Giáo dục H tính kiên trì, thẩm mĩ.
II.Hoạt động dạy- học: 
 1.Bài cũ: 
 - 2 H: Tìm tên các đồ đạc trong nhà có thanh hỏi, ngã.
 2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Hướng dẫn H nhớ viết:
 - 1 H đọc yêu cầu bài: viết 10 dòng đầu (H khá, giỏi viết 14 dòng thơ đầu).
 - 1 H đọc thuộc lòng đoạn thơ cần viết - Lớp đọc thầm.
T.Lưu ý: cách trình bày bài thơ, chú ý những từ dễ viết sai - xem sgk.
 - H gấp sgk, nhớ viết.
 - Gv chấm 10 bài - Lớp đổi vở chấm chéo - Nhận xét chung.
 c. Hướng dẫn H làm bài tập:
Bài 2a: H nêu yêu cầu - làm vở ( gió, gió, gió, diều).
 - H trình bày kết quả - 1 H đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.
- Lớp và Gv nhận xét .
 3.Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học.
 - Viết lại những từ viết sai.
_________________________________
Tập đọc:
Một người chính trực
I.Mục tiêu:
- Đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
 - Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. (Trả lời được các câu hỏi sgk)
- Giáo dục H tính trung thực, thẳng thắn.
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ, băng giấy.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
- 2 H đọc nối tiếp bài: “Người ăn xin” - Trả lời câu hỏi 1; 2.
? Nêu ý nghĩa của bài ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 - Giới thiệu chủ điểm, bài học.
 b.Luyện đọc và tìm hiểu bài:
 *Luyện đọc:
 - 1 H đọc bài
 - Hđọc đoạn nối tiếp: 3 đoạn - đọc 3 lượt
 - Luyện phát âm: chính trực, Long Xưởng, tham tri chính sự.
 - H đọc 3 đoạn + Giải nghĩa từ mới:
 Đoạn 1: Giải nghĩa các từ: chính trực, di chiếu, thái tử, Thái hậu ?
 Đoạn 2: Giải nghĩa các từ: phò tá, tham tri chính sự, gián nghị đại phu ?
 Đoạn 3: Giải nghĩa các từ: tiến cử ? (trái nghĩa: tước bỏ, phế truất)
 - 1 H đọc toàn bài - Gv đọc bài.
 *Tìm hiểu bài:
 Đoạn 1: H đọc thầm:
 ? Đoạn này kể chuyện gì ? (Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua)
 ? Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
(bg): chính trực, nhất định không nghe.
 Đoạn 2: H đọc thầm:
 ? Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông?
 Đoạn 3: 1 H đọc to:
 ? Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình?
 ? Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử ông Trần Trung Tá?
 ? Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ? (cử người tài ba giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình).
 ? Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành? (...đặt lợi ích của nhân dân, của đất nước lên trên lợi ích của mình, họ làm việc vì dân).
 ? Nêu nội dung câu chuyện ?
 *Hướng dẫn H đọc diễn cảm:
 - 3 H đọc 3 đoạn của bài.
 - Gv hướng dẫn cách đọc .
 - Hướng dẫn H luyện đọc diễn cảm đoạn 3: theo cách phân vai.
 + Gv đọc mẫu - H luyện đọc theo nhóm 3.
 + H thi đọc - Nhận xét .
 3.Củng cố, dặn dò: 
 ? Qua bài đọc, em học được điều gì? Từ nhân vật nào ?
 ? Em cần phải làm gì để thực hiện điều đó ?
 - Nhận xét giờ học.
 - Luyện đọc lại bài - Chuẩn bị bài sau.
Toán:
So sánh 
và xếp thứ tự các số tự nhiên
I.Mục tiêu: 
 Giúp H:
 - Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.
 - Giáo dục H tính chính xác, khoa học .
II.Hoạt động dạy- học: 
 1.Bài cũ: 
 ? Viết số tự nhiên trong hệ thập phân có đặc điểm gì ?
 ? Viết số: 5 triệu, 3 trăn nghìn, 2 đv.
 2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Hướng dẫn H nhận biết cách so sánh 2 STN:
 Vd1: 100...99
 ? Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm? 
 ? Vì sao 100 > 99?
 ? Rút ra nhận xét ?
 Vd2: 29 869...30 005
 ? Điền dấu và giải thích ? Nhận xét ?
 Vd3: 18 998...18 998
H thực hiện tương tự.
 ? Em có nhận xét gì?
VD4: Trong dãy số TN: 0, 1, 2, 3...10...
 ? Số đứng sau như thế nào với số đứng trước? 
Trên tia số:
 0 1 2 3 4 5 6 7
 ? Rút ra nhận xét ? ( số ở gần gốc 0 hơn là số bé hơn, số ở xa gốc 0 hơn là số lớn hơn)
T.Khi so sánh 2 STN ta sẽ biếtđược số lớn số bé hơn. Khi nào cũng so sánh được 2 STN.
 c. Hướng dẫn H nhận biết và sắp xếp các số TN theo thứ tự xác định:
 Vd: 7896 ; 7 968 ; 7 869 ; 7 986.
 ? Xếp các số tự nhiên trên theo thứ tự từ bé đến lớn?
 ? Số nào bé nhất, số nào lớn nhất?
 d.Thực hành:
Bài 1/22(Cột 1): H nêu yêu cầu : 
 - H nêu miệng kết quả.
Bài 2(a, c): H nêu yêu cầu:
 - Lớp làm vào vở
 - 1 H chữa bài - Lớp nhận xét, thống nhất.
Bài 3 (a): H nêu yêu cầu:
 - Lớp làm vào vở - chấm bài.
 3.Củng cố, dặn dò: 
 ? Nêu cách so sánh 2 số tự nhiên ? 
 - Nhận xét giờ học 
 - Hoàn thành bài tập - Chuẩn bị bài sau.
 Thứ Ba
Ngày soạn: 19 / 9 / 2009
Ngày dạy : 22 / 9 / 2009
Toán:
Luyện tập
I.Mục tiêu: 
Giúp H :
 - Viết và so sánh được các STN.
 - Bước đầu làm quen với bài tập dạng x < 5; 2 < x < 5 ( với x là STN).
 - H cẩn thận, yêu môn học.
II.Hoạt động dạy- học: 
 1.Bài cũ: 
 - 1 H chữa bài tập 3.
 - 2 H viết số : 8 tỉ, 100 nghìn, 5 chục nghìn, 5 chục.
 	 9 chục tỉ, 8 trăm nghìn, 5 nghìn, 2đơn vị.
 2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Luyện tập:
Bài 1: H nêu yêu cầu:
 - Lớp tự làm - Nêu kết quả - Nhận xét .
Bài 2: (Về nhà làm thêm)
Bài 3: H nêu yêu cầu:
 - Lớp làm vở - Chữa bài, nhận xét.
Bài 4: a. Gv nêu yêu cầu - giới thiệu x< 5 - H nêu kết quả .
 b.H tự làm vào vở - chữa bài, thống nhất.
 Giải: Số tự nhiên lớn hơn 2 và bé hơn 5 là số 3 và 4. Vậy x là: 3 và 4.
Bài 5: (Dành cho H khá, giỏi- nếu còn thời gian) H nêu yêu cầu:
 - H làm vào vở – 1 H chữa bài - Nhận xét .
 3.Củng cố, dặn dò: 
 ? Để so sánh 2 STN bất kì ta so sánh như thế nào ?
 - Nhận xét giờ học .
____________________________________
Luyện từ và câu:
Từ ghép và từ láy
I.Mục tiêu:
 - Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức TV: Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm và vần) giống nhau (từ láy).
 - Bước đầu phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản (BT1); tìm được các từ ghép, từ láy chứa tiếng đã cho (BT2).
 - H cẩn thận, chính xác.
II.Đồ dùng dạy học:
- Từ điển TV.
- Bảng phụ, bút dạ và phiếu kẻ bảng.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
- 1 H chữa bài tập 4, đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ ở Bt 3,4.
- Từ đơn khác từ phức ở điểm nào ? Cho ví dụ ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Phần Nhận xét:
- 1 H đọc nội dung bài tập và gợi ý - Lớp đọc thầm.
- 1 H đọc câu thứ nhất: Tôi nghe...đời sau.
- H nêu nhận xét .
T. kl: Từ phức: + “Tuyện cổ”, “ông cha” do các tiếng có nghĩa tạo thành.
 + “Thầm thì” do các tiếng có âm đầu “th” lặp lại tạo thành.
- 1 H đọc khổ thơ tiếp theo - Lớp đọc thầm - Suy nghĩ - Nêu nhận xét.
Từ phức: + “Lặng im” do các tiếng có nghĩa tạo thành. 
 + “Chầm chậm”,“cheo leo”,“se sẻ” do các tiếng có vần hoặc cả âm đầu lẫn vần lặp lại nhau tạo thành.
 c.Ghi nhớ: H đọc ghi nhớ: 2 em
 d.Luyện tập: 
Bài 1: H nêu yêu cầu:
- H làm vào vở.
- Chữa bài - Nêu miệng.
Bài 2: H nêu yêu cầu, trao đổi theo nhóm 2.
- H tra từ điển - làm bài ra phiếu.
- Đại diện nhóm dán phiếu – Nhận xét tính điểm.
 3.Củng cố, dặn dò:
- Nêu ghi nhớ – Nhận xét giờ học.
- Tìm 5 từ láy và 5 từ ghép.
_________________________________
Địa lí:
Hoạt động sản xuất 
của người dân ở Hoàng Liên Sơn
I.Mục tiêu: 
 - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn: 
 + Trồng trọt: Trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả, ... trên nương rẫy, ruộng bậc thang.
 + Làm các nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn, đúc,...
 + Khai thác khoáng sản: a-pa-tít, đồng, chì, kẽm,...
 + Khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa,...
 - Sử dụng tranh, ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: Làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản.
 - Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt lỡ vào mùa mưa.
 - Giáo dục H có ý thức bảo vệ môi trường.
II.Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh ảnh sgk.
III.Hoạt động dạy- học: 
 1.Bài cũ: 
 ? Kể tên 1 số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn ?
 ? Vì sao người dân ở HLS làm nhà sàn để ở ?
 2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Giảng bài:
1.Một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở HLS:
*Trồng trọt trên đất dốc:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp:
 H quan sát hình 1:
 ? Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng cây gì ? ở đâu ? (Trồng lúa, ngô, ...trên ruộng bậc thang)
H khá, giỏi:
 ? Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu ? (sườn núi)
 ? Tại sao phải làm ruộng bậc thang ?
 (...do địa hình dốc, giữ đất, chống xói mòn).
T. Người dân ở Hoàng Liên Sơn đã biết trồng cây trên đất dốc, như vậy vừa tiết kiệm được đất trồng vừa bảo vệ được môi trường đất...
*Nghề thủ công truyền thống:
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm:
Bước 1: H dựa vào tranh, ảnh và hiểu biết để thảo luận:
 ? Kể tên một số nghề thủ công truyền thống ở Hoàng Liên Sơn ? (dệt thêu, đan, rèn, đúc,...)
 ? Kể tên 1 số sản phẩm thủ công nổi tiếng của 1 số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn ?
 ? Nhận xét về màu sắc của hàng thổ cẩm ?
 ? Hàng thổ cẩm dùng để làm gì ?
Bước 2: Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi - Lớp nhận xét .
*Khai thác khoáng sản:
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân:
Bước 1: H quan sát hình 3, đọc mục 3 sgk.
 ? Kể tên 1 số khoáng sản có ở Hoàng Liên Sơn? (a-pa-tít, đồng, chì, kẽm...)
 ? Khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất ở Hoàng Liên Sơn ?
 ? ở đây nghề khai thác khoáng sản rất phát triển, vì sao ? (do có nhiều khoáng sản).
Bước 2: H trả lời - Gv chốt.
*Khai thác lâm sản:
 ? Những lâm sản nào được người dân ở đây khai thác ? (gỗ, mây, nứa,..)
 ? Việc khai thác các sản phẩm từ rừng cần đảm bảo yêu cầu gì để không ảnh hưởng đến môi trường ? 
 (Khai thác vừa mức, đúng quy hoạch, sau khai thác cần trồng thêm ...)
2.Giao thông miền núi:
 ? Giao thông miền núi khó khăn hay thuận lợi ?
 (...khó khăn: đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt lỡ vào mùa mưa).
 3.Củng cố, dặn dò: 
 ? Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm nghề gì ?
 - Xem lại bài - chuẩn bị bài sau.
_______________ ... ìm giọng đọc đúng, hay?
 - GV hướng dẫn đọc bài, nhấn giọng.
 - Luyện đọc diễn cảm đoạn: Nòi tre... hết bài.
 + Gv đọc mẫu - H luyện đọc theo cặp.
 + H thi đọc.
 - H nhẩm HTL những câu thơ yêu thích.
 - Thi đọc thuộc khoảng 8 dòng thơ.
 3.Củng cố, dặn dò: 
 ? Nêu nội dung của bài? Thông qua hình tượng cây tre tác giả muốn nói đến ai ?
T.Biết chăm sóc, duy trì nòi giống cây tre, biết giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường.
 - Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau.
Thứ Năm 
Ngày soạn: 20 / 9 / 2009
Ngày dạy : 24 / 9 / 2009
Toán:
Bảng đơn vị đo khối lượng
I.Mục tiêu: 
 Giúp H:
- Nhận biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề- ca- gam, héc-tô-gam, quan hệ giữa dag, hg và g.
- Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng.
- Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng.
- Giáo dục H tính chính xác, cẩn thận.
II.Đồ dùng dạy học: 
- Bảng kẻ sẵn dòng (vào giấy khổ to) cột như sgk.
III.Hoạt động dạy- học: 
 1.Bài cũ: 
- 1 H chữa bài tập 2 câu a, b, c (bên trái) - 1 H cột phải.
 2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Giới thiệu đề- ca- gam và héc- tô-gam:
*Giới thiệu đề- ca- gam:
 ? Nêu tên những đơn vị đo khối lượng đã học theo thứ tự ?
 1 kg = ? g
T. Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục gam, người ta dùng đơn vị đo đề-ca- gam .
 Đề-ca- gam viết tắt là: dag
 1dag = 10 g
*Giới thiệu héc-to- gam: Tương tự như trên. 
*Giới thiệu bảng đv đo khối lượng:
 ? Nêu các đơn vị đo khối lượng theo thứ tự của bảng ?
T. Treo bảng kẻ sẵn - H nêu - Gv viết bảng.
 ? Những đơn vị nào lớn hơn kg?... bé hơn kg ?
 ? Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liên tiếp ?
 ? Nêu tên đơn vị đo khối lượng, hoàn thành bảng đơn vị đo khối lượng?
 3.Thực hành:
Bài 1/24: H nêu yêu cầu :
- H làm vào vở - Nêu miệng kết quả .
Bài 2: 2H nêu yêu cầu: 
- Lớp làm vở - 2 H chữa bài – Chấm bài 2 tổ: 
 575 g 1 356 hg
 654 dag 128 hg
Bài 3: (Nếu còn thời gian- H khá, giỏi) H nêu yêu cầu - 2 nhóm làm: thi đua tiếp sức ( 4 em / nhóm)
- Lớp cổ vũ, nhận xét - Nêu cách làm.
Bài 4 : 2 H đọc đề.(Nếu còn thời gian- H khá, giỏi) 
 - Lớp làm vở - Gv chấm bài, nhận xét .
- H chữa bài, lớp thống nhất.
Lưu ý : Cuối cùng đổi ra kg
 150 x 4 = 600 (g)
 200 x 2 = 400 (g)
 600 + 400 = 1000 (g) = 1 (kg)
 4.Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau.
_______________________________________
Tập làm văn:
Cốt truyện
I.Mục tiêu: 
 - H hiểu được thế nào là cốt truyện và 3 phần cơ bản của cốt truyện: mở đầu, diễn biến, kết thúc (ND Ghi Nhớ).
 - Bước đầu biết sắp xếp lại các sự việc chính cho trước thành cốt Cây khế và luyện tập kể lại truyện đó (BT mục III).
- Giáo dục H yêu môn học. 
II.Đồ dùng dạy học: 
 - Phiếu ghi phần Nhận xét - 2 bộ băng giấy - mỗi bộ gồm 6 băng nhỏ.
III.Hoạt động dạy- học: 
 1.Bài cũ: 
 ? Một bức thư thường gồm mấy phần ? Nhiệm vụ chính của mỗi phần ?
- 2 H đọc bài viết thư tiết trước - chấm 5 vở - nhận xét .
 2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Phần Nhận xét:
Bài tập 1,2/42: H nêu yêu cầu bài 1, 2.
- Gv phát phiếu theo nhóm (3 nhóm).
 - H xem lại truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (2 phần): Tìm những sự việc chính, mỗi sự việc chỉ ghi 1 câu.
 (Sự việc 1: Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá cuội
 Sự việc 2: Dế Mèn gạn hỏi, Nhà Trò kể lại cảnh tình khốn khó bị bọn nhện ức hiếp và đe doạ.
 Sự việc 3: Dế Mèn phẫn nộ cùng Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bọn nhện.
 Sự việc 4: Gặp bọn nhện, DM ra oai, lên án sự nhẫn tâm của chúng, bắt chúng phá hết vòng vây.
 Sự việc 5: Bọn nhện sợ hãi phải nghe theo và Nhà Trò được tự do. )
- H nêu miệng.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả - Lớp nhận xét - Gv bổ sung.
Bài 3: H nêu yêu cầu bài - Trình bày.
- Gv chốt: 3 Phần...
 c.Phần Ghi nhớ: 2 H đọc.
 d.Phần Luyện tập:
Bài 1: H nêu yêu cầu bài - Gv giải thích.
- H làm - 2 nhóm thi đua gắn .
- Thứ tự đúng: b- d- a- c- e- g
Bài 2: H nêu yêu cầu bài .
- H kể - Lớp nhận xét .
 3.Củng cố, dặn dò: 
 ? Thế nào là cốt truyện ?
 - Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau.
_____________________________________
Luyện từ và câu:
Luyện tập về từ ghép và từ láy
I.Mục tiêu: 
 - Qua luyện tập, bước đầu nắm được hai loại từ ghép (có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại) – BT1, BT2.
 - Bước đầu nắm được 3 nhóm từ láy (giống nhau âm đầu, vần, cả âm và vần) – BT 3.
- Luyện kĩ năng nhận biết từ láy, từ ghép đúng, nhanh.
- H cẩn thận, yêu môn học. 
II.Đồ dùng dạy học: 
- Từ điển TV - Phiếu khổ to, bút dạ.
III.Hoạt động dạy- học: 
 1.Bài cũ: 
 ? Thế nào là từ ghép ? Ví dụ ?
 ? Thế nào là từ láy ? Ví dụ ?
 2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Hướng dẫn H làm bài tập:
Bài 1: 1 H đọc yêu cầu - Lớp đọc thầm.
 - Nêu kết quả - Gv chốt.
Bài 2: 1 H đọc nội dung, yêu cầu .
 - H làm theo nhóm 2.
 - Gv phát phiếu cho 3 nhóm - Trình bày kết quả .
 - Gv chốt: 
 a. Từ ghép phân loại: xe điện, xe đạp, tàu hỏa, đường ray, máy bay. 
 b. Từ ghép tổng hợp: ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đóng, bờ bãi, hình dạng, màu sắc.
Bài 3: 1 H đọc nội dung - H làm vào vở.
- Gv chấm bài H chữa bài:
 a. nhút nhát	 b. lạt xạt, lao xao c.rào rào
3.Củng cố, dặn dò: 
 - Chấm bài lớp - Nhận xét .
 ? Có mấy loại từ ghép ?
Nhận xét giờ học.
_____________________________________________________________
Thứ Sáu
Ngày soạn: 20 / 9 / 2009
Ngày dạy : 25 / 9 / 2009
Toán:
Giây, thế kỉ
I.Mục tiêu: 
 - Biết đơn vị đo: Giây, thế kỉ.
 - Biết mối quan hệ giữa phút và giây, thế kỉ và năm.
 - Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ mấy.
II.Đồ dùng dạy học: 
 - Đồng hồ có kim giây.
III.Hoạt động dạy- học: 
 1.Bài cũ: 
 - 1 H làm bài tập 4.
 2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Giới thiệu về giây:
 - Gv dùng đồng hồ kim để ôn giờ, phút.
 - H nhắc lại.
 c.Giới thiệu về thế kỉ:
T. Đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế kỉ.
 1 thế kỉ = 100 năm.
T.Từ năm 1 đến năm 100: Thế kỉ thứ 1 
 Từ năm 101 đến năm 200: Thế kỉ thứ 2.
 ? Vậy năm 1007 thuộc thế kỉ thứ mấy ?
 ? Năm 2007 thuộc thế kỉ thứ mấy ?
 d.Thực hành:
Bài 1: H đọc yêu cầu - Tự làm, nêu miệng.
 - Lớp thống nhất kết quả .
Bài 2(a,b): H đọc yêu cầu 
 - Lớp làm vào vở - Gv chấm bài - H chữa bài, nhận xét .
 3.Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học.
 - Hoàn thành bài ở vở bài tập, chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn:
Luyện tập xây dựng cốt truyện
I.Mục tiêu: 
 - Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề (SGK), xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó.
- Bồi dưỡng tính sáng tạo, vốn TV phong phú.
II.Đồ dùng dạy học: 
III.Hoạt động dạy- học: 
 1.Bài cũ: 
 ? Nêu nội dung ghi nhớ của bài Cốt truyện?
 2.Bài mới: 
Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn xây dựng cốt truỵên:
1,Xác định yêu cầu của đề bài:
 - H đọc yêu cầu của đề bài.
 - Gv cùng H phân tích đề, gạch chân những từ ngữ quan trọng :
 (tưởng tượng, vắn tắt, ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con, bà tiên.)
 - Gv nhắc nhở H làm bài.
2,Lựa chọn chủ đề câu chuyện :
 - 2 H đọc nối tiếp ý1 và 2, lớp theo dõi sgk.
 - Một vài H tiếp nối nhau nói về chủ đề câu chuyện em lựa chọn: em kể câu chuyện về sự hiếu thảo hay tính trung thực ....
3, Thực hành xây dựng cốt truyện :
- H đọc thầm và trả lời lần lượt các câu hỏi khơi gợi tưởng tượng theo ý 1 và 2.
 - 1 H giỏi làm mẫu.
 - Từng cặp H thực hành kể vắn tắt câu chuyện tưởng tượng theo đề tài tự chọn .
 - H thi kể trước lớp - Lớp và Gv nhận xét .
 - H viết vắn tắt câu chuyện của mình vào vở.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - H nhắc lại cách xây dựng cốt truyện ?
 - Kể lại câu chuyện tưởng tượng của mình cho người thân nghe.
 - Chuẩn bị bài sau. 
Lịch sử:
Nước Âu Lạc
I.Mục tiêu: 
Giúp H biết:
 - Nắm được một cách sơ lược cuộc chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc: 
 Triệu Đà nhiều lần kéo quân ssang xâm lược Âu Lạc. Thời kì đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi; nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Hình sgk, phiếu học tập.
III.Hoạt động dạy- học: 
 1.Bài cũ: 
 ? Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng năm nào ?
 ? Vẽ sơ đồ về các tầng lớp XH nước Văn Lang ?
 ? Mô tả bằng lời về đời sống của người Lạc Việt ?
 2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân:
 - H nghiên cứu sgk - Gv yêu cầu : 
 Điền dấu x vào sau những điểm giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt: (H khá, giỏi)
 + Sống cùng trên 1 địa bàn	 
 + Đều biết chế tạo đồ đồng.	
 + Đều biết rèn sắt.	
 + Đều trồng lúa và chăn nuôi.	
 +Tục lệ có nhiều điểm giống nhau.	
 - H nêu kết quả .
 Kl: Cuộc sống của người Âu Việt và Lạc Việt có nhiều điểm tương đồng, họ sống hoà hợp với nhau.
 c.Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
 - H quan sát lược đồ hình 1: Xác định nơi đóng đô của nước Âu Lạc ?
 ? So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và Âu Lạc ?
 ? Quân sự của nước Âu Lạc phát triển như thế nào ?
T. Nêu tác dụng của nỏ thần, thành Cổ Loa (qua sơ đồ).
 d.Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
 - H đọc sgk.
 ? Kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc ?
Thảo luận:
 ? Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại thất bại ?
 ? Vì sao năm 179 TCN nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc ?
 3.Củng cố, dặn dò: 
 ? Nêu những điểm tương đồng về cuộc sống của người dân Lạc Việt và Âu Việt ?
 - Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau.
___________________________________________________
Hoạt động tập thể:
Giáo dục truyền thống nhà trường
I.Mục tiêu: 
 - H nắm được những truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
 - H nắm được kế hoạch tuần tới.
 - Giáo dục H ý thức vươn lên.
II.Hoạt động dạy- học: 
 1.Hoạt động 1: Tìm hiểu truyền thống của nhà trường.
 ? Em biết gì về truyền thống của trường ta ?
T.Bổ sung: Truyền thống hiếu học, luôn đạt được những kết quả tốt trong học tập đặc biệt trong các kì thi học sinh giỏi các cấp cũng như phong trào TDTT...
 ? Em phải làm gì để giữ gìn truyền thống tốt đẹp đó của trường trong hiện tạ và trong cả tương lai ?
 2.Hoạt động 2: 
 - Gv nêu kế hoạch tuần tới:
 + Tích cực trong học tập, đi học đúng giờ, chuyên cần.
 + Tăng cường luyện viết các kiểu chữ, luyện đọc .
 + Thuộc và vận dụng nhanh bảng cửu chương.
 + Đi học phải đầy đủ đồ dùng, sách vở.
 + Hăng say xây dựng bài.
 + Thi đua lập thành tích chào mừng ĐH liên đội.
 + VSQC sạch, đúng giờ.
____________________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_4_le_thi_lan_huong.doc