Giáo án lớp 4 - Tuần 4 môn Địa lí - Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn

Giáo án lớp 4 - Tuần 4 môn Địa lí - Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn

I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có khả năng :

 - Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn : làm ruộng bậc thang, làm nghề thủ công và khai thác khoáng sản.

 - Rèn luyện kĩ năng xem lược đồ, bản đồ, bảng thống kê

 - Biết được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn.

 - Nêu được qui trình sản xuất phân lân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - 1 số tranh ảnh về ruộng bậc thang, mặt hàng thủ công và khai thác khoáng sản của người dân ở Hoàng Liên Sơn.

 - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

 

doc 3 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 951Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 4 - Tuần 4 môn Địa lí - Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
BAÌI DAÛY : HOAÛT ÂÄÜNG SAÍN XUÁÚT CUÍA NGÆÅÌI DÁN ÅÍ HOAÌNG LIÃN SÅN
	Tuần 4
	Tiết 4
I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có khả năng :
	- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn : làm ruộng bậc thang, làm nghề thủ công và khai thác khoáng sản.
	- Rèn luyện kĩ năng xem lược đồ, bản đồ, bảng thống kê 
	- Biết được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
	- Nêu được qui trình sản xuất phân lân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- 1 số tranh ảnh về ruộng bậc thang, mặt hàng thủ công và khai thác khoáng sản của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
	- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. ỔN ĐỊNH : Hát
B. BÀI CŨ :
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng điền và hoàn thiện vào sơ đồ.
- HS thực hiện. Lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét.
C. BÀI MỚI :
* Giới thiệu vào bài : Để biết rõ hơn về cuộc sống của những người dân ở Hoàng Liên Sơn, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua nội dung bài học ngày hôm nay.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 1 : Trồng trọt trên đất dốc.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi sau :
- Các nhóm tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
1. Người dân ở Hoàng Liên Sơn trồng trọt gì ? Ở đâu ?
2. Tại sao họ lại có cách thức trồng trọt như vậy ?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung.
* GV kết luận : Vì ở trên núi nên những người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng lúa, ngô, chè trên nương rẫy. Người dân đã xẻ sườn núi thành những bậc phẳng gọi là ruộng bậc thang. Ngoài ra, do ở trên núi cao, khí hậu lạnh, người dân còn trồng một số loại quả xứ lạnh như đào, lê, mận  Sống ít người, nền sản xuất chủ yếu là để tự cung nên người dân ở đây còn có nghề trồng lanh dệt vải.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 2 : Nghề thủ công truyền thống.
- GV yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh thảo luận theo các gợi ý sau :
- Từng cặp HS dựa vào tranh ảnh, vốn hiểu biết để trả lời.
+ Kể tên 1 số nghề thủ công và sản phẩm thủ công nổi tiếng của 1 số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn ?
+ Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì ?
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
* GV kết luận : Người dân ở Hoàng Liên Sơn có các ngành nghề thủ công chủ yếu như : dệt, may, thêu, đan lát, rèn đúc 
* Hoạt động 3 : Khai thác khoáng sản.
- Yêu cầu HS chỉ trên bản đồ 1 số khoáng sản ở Hoàng Liên Sơn.
- 1-2 HS lên bảng chỉ vào bản đồ.
- GV kết luận : Hoàng Liên Sơn có 1 số khoáng sản như a-pa-tit, chì, kẽm  là khoáng sản được khai thác nhiều nhất ở vùng này và là nguyên liệu để sản xuất phân lân.
- Yêu cầu các nhóm quan sát hình 3, điền các cụm từ thích hợp vào sơ đồ.
- Tiến hành thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Nhận xét phần trình bày của HS.
- HS cả lớp lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
* GV tổng kết : Quá trình sản xuất ra phân lân bao gồm : Quặng a-pa-tit được khai thác từ mỏ, sau đó được làm giàu quặng (để loại bỏ bớt đất đá, tạp chất). Quặng nào được làm giàu đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào nhà máy để sản xuất ra phân lân, phục vụ ngành nông nghiệp.
- 1-2 HS nhắc lại.
* Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
Bài sau : Tây Nguyên.

Tài liệu đính kèm:

  • docdiali4.doc