Giáo án lớp 4 - Tuần 4 môn Lịch sử - Nước âu lạc

Giáo án lớp 4 - Tuần 4 môn Lịch sử - Nước âu lạc

I. MỤC TIÊU : HS biết :

 - Nước Âu Lạc là sự tiếp nối của nước Văn Lang

- Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc, tên vua, nơi kinh đô đóng.

 - Sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc

 - Nguyên nhân thắng lợi và nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

 - Một số hình SGK phóng to (nếu có)

 - Phiếu học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 3 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 850Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 4 - Tuần 4 môn Lịch sử - Nước âu lạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiãút kãú baìi daûy män lëch sæí
Âãö baìi : NÆÅÏC ÁU LAÛC 
	Tuần 4
	Tiết 4
I. MỤC TIÊU : HS biết :
	- Nước Âu Lạc là sự tiếp nối của nước Văn Lang
- Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc, tên vua, nơi kinh đô đóng.
	- Sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc
	- Nguyên nhân thắng lợi và nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. 
	- Một số hình SGK phóng to (nếu có)
	- Phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. ỔN ĐỊNH : Hát
B. BÀI CŨ :
- Nước Văn lang ra đời vào thời gian nào và ở khu vực nào trên đất nước ta ? (Chỉ trên lược đồ) 
- Em hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt ?
- GV nhận xét.
C. BÀI MỚI :
Giới thiệu bài : Nước Âu Lạc
* Hoạt động 1 : Cá nhân
- Yêu cầu HS đọc SGK và làm bài tập : Em hãy điền dấu x vào ô trống sau những điểm giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt.
Sống trên cùng một địa bàn
Đều biết chế tạo đồ đồng
Đều biết rèn sắt
Đều trồng lúa và chăn nuôi
Tục lệ có nhiều điểm giống nhau
- GV phát phiếu học tập
- HS điền dấu x vào ô trống
- 1 số HS nêu.
- GV nhận xét, kết luận : Cuộc sống của người Âu Việt và người Lạc Việt có nhiều điểm tương đồng và họ sống hòa hợp với nhau.
* Hoạt động 2 : Cả lớp
- Xác định trên lược đồ hình 1 nơi đóng đô của nước Âu Lạc ?
- HS xác định trên SGK
- GV treo lược đồ, gọi 1 HS lên xác định nơi đóng đô nước Âu Lạc ?
- 1 HS lên chỉ lược đồ
- Em hãy so sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc ?
 nước Văn Lang đóng đô ở Phong Châu – Phú Thọ, còn nước Âu Lạc lại đóng đô ở vùng Cổ Loa (Đông Anh)
- GV : Nhìn trên bản đồ, chúng ta thấy Cổ Loa nằm ở vùng đồng bằng thuộc lưu vực sông Hồng với những ưu thế hết sức thuận lợi về giao thông và kinh tế.
- HS quan sát
- Ở thời Âu Lạc, người ta đã biết sản xuất ra những gì ?
 lưỡi cày đồng, rèn sắt, chế tạo nỏ
- GV : Sau khi nước Âu Lạc ra đời và thành Cổ Loa xây dựng , An Dương Vương đã cùng các tướng lĩnh chú trọng xây dựng một đội quân lớn mạnh, trang bị các vũ khí bằng đồng để chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Trong đó vũ khí hết sức lợi hại đó là : Nỏ Liên Châu và mũi tên đồng.
- GV treo hình 3 SGK (phóng to)
- HS quan sát SGK
- Em có nhận xét gì về kích thước, kiểu dáng, cách chế tạo mũi tên đồng này >
 kiểu dáng độc đáo. Dài 6-11cm, có 2-3 ngạnh nhọn sắc như hình múi khế, có đế cắm vào thân tên bằng tre.
- GV : Mũi tên này đã góp phần đánh đuổi - HS lắng nghe
xâm lược Triệu Đà, giữ gìn kinh đô Âu Lạc.
* Hoạt động 3 : Hoạt động nhóm
- Yêu cầu HS đọc đoạn “Triệu Đà  đến hết”. Kể lại (theo nhóm đôi) cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc ?
- HS kể lại theo nhóm đôi.
- 1 số HS kể lại trước lớp
- Vì sao cuộc xâm lược của Triệu Đà lại thất bại ?
 vì An Dương Vương có thành Cổ Loa kiên cố, lại có nỏ Liên Châu, người Âu Lạc lại đoàn kết 
- Vì sao năm 179 TCN nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến ?
 Triệu Đà dùng mưu giả hòa hiếu
- GV nhận xét, kết luận trên lược đồ khu di tích Cổ Loa.
- 2 HS đọc phần ghi nhớ
* Củng cố
- Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người Âu Lạc là gì ? Ngoài nội dung SGK, em còn biết thêm gì về thành tựu đó ?
 thành Cổ Loa được bố trí theo 9 lớp xoáy trôn ốc, 18 gụ gò cao nhô hẳn ra chân lũy.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
* Dặn dò :
- Về trả lời câu hỏi 1,2/17 SGK
- Chuẩn bị bài “Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc”

Tài liệu đính kèm:

  • doclichsu4.doc