Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2007-2008

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2007-2008

1- Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm (bài tập 2,sgk).

- Chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm

+ KL: Biết giúp đỡ bạn để cùng tiến trong học tập.

2- Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm đôi (bài tập 3, SGK)

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm .

-Nhận xét chug và khen những HS biết vượt khó trong học tập.

3 - Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân (bài tập 4, Sgk)

- Giải thích yêu cầu bài tập.

- Cho một số học sinh trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục.

+ KL: - Trong cuộc sống, mỗi người có những khó khăn riêng.

- Để học tập tốt, cần cố gắng vượt qua những khó khăn.

4- Hoạt động tiếp nối: Cho HS thực hiện các nội dung ở mục “ Thực hành ” trong SGK.

 

doc 19 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 947Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2007-2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUAÀN 04
Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2007
ĐẠO ĐỨC: Tiết : 4 VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP ( Tiết 2 )
I - Mục tiêu : (Như tiết 1)
II - Tài liệu và phương tiện : - SGK Đạo đức lớp 4
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : 
B) Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1- Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm (bài tập 2,sgk).
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm 
+ KL: Biết giúp đỡ bạn để cùng tiến trong học tập.
2- Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm đôi (bài tập 3, SGK)
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm .
-Nhận xét chug và khen những HS biết vượt khó trong học tập.
3 - Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân (bài tập 4, Sgk)
- Giải thích yêu cầu bài tập.
- Cho một số học sinh trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục.
+ KL: - Trong cuộc sống, mỗi người có những khó khăn riêng.
- Để học tập tốt, cần cố gắng vượt qua những khó khăn.
4- Hoạt động tiếp nối: Cho HS thực hiện các nội dung ở mục “ Thực hành ” trong SGK.
-Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập , sau đó lần lượt đại diện các nhóm trình bày trước lớp . Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Một số HS trình bày . Cả lớp trao đổi, nhận xét.
---------------------------------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC : Tiết : 7 MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I - Mục tiêu bài học: 
1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết cách đọc phân biệt lời các nhân vật thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành. 
2. Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
II - Đồ dùng dạy - học :
Tranh minh hoạ bài
III - Các hoạt động dạy - học :
A - Kiểm tra bài cũ : Bài “Người ăn xin ” và trả lời câu hỏi 
+ GV nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét chung
B - Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài đọc bằng tranh minh hoạ.
2/ Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc :
- Chia bài 3 đoạn và cho HS đọc nối tiếp từng đoạn , kết hợp hướng dẫn quan sát tranh , sửa lỗi về cách đọc, giúp các em hiểu một số từ ngữ được chú giải cuối bài.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài :
- Lần lượt HS đọc thầm từng đoạn kết hợp suy nghĩ trả lời các câu hỏi SGK ( Nội dung tìm hiểu thực hiện như SGV ).
+ KL: Ca ngợi những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên hết. Họ làm những điều tốt cho dân cho nước.
3/ Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Gọi HS đọc tiếp nối 3 đoạn của bài.
- Cho HS đọc diễn cảm đoạn 3 
4/ Hoạt động 4 : Củng cố khắc sâu ý chính của bài.
- Đặt câu hỏi ( Như SGK) để HS rút ra ý chính. 
- Lắng nghe.
- HS đọc tiếp nối từ 2 - 3 lượt.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1,2 HS đọc cả bài.
- HS đọc SGK, trả lời câu hỏi.
- 3 HS đọc tiếp nối.
- HS luyện đọc và thi đọc .
- HS rút ý chính của bài.
---------------------------------------------------------------------------------
 TOÁN : Tiết : 16 SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I - Mục tiêu : Giúp HS :
 - Cách so sánh hai số tự nhiên.
 - Đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên.
II - Đồ dùng dạy học 
III - Các hoạt động dạy - học :
A - Kiểm tra bài cũ : Cho học sinh lên làm tính trên bảng 
 - Nhận xét ghi điểm
 - Nhận xét chung.
B - Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
2. Hoạt động 2: HD học sinh so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
Hình thức : theo lớp bằng SGK
a) Phương pháp: Đàm thoại
- Nêu ví dụ và căn cứ vào từng trường hợp của hai số tự nhiên, mà hướng dẫn HS so sánh và sắp xếp trong dãy số tự nhiên. Đặt câu hỏi để HS nêu được nhận xét (như SGK).
b) Nhận xét:
- Bao giờ cũng so sánh được các số tự nhiên, nên bao giờ cũng sắp xếp thứ tự được các số tự nhiên.
3.Hoạt động 3: Thực hành
- Tổ chức cho HS tự làm bài và chữa bài ( bài 1,2,3/ SGK) bằng bảng con, bảng lớp và vở.
- Hướng dẫn học sinh yếu kém cách làm và chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò: Gv tổng kết giờ học. 
- Lắng nghe.
- HS theo dõi và trả lời ,
- 1,2 HS đọc 
- HS sử dụng SGK tìm hiểu đề tự giải trên bảng và làm vở
 ---------------------------------------------------------------------------------
KHOA HỌC : Tiết: 7 TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP 
 NHIỀU LOẠI THỨC ĂN?
I - Mục tiêu : Sau bài học HS có khả năng:
- Giải thích được lý do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
- Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ ăn ít và ăn hạn chế. 
II- Đồ dùng dạy - học :
- Tranh trong SGK .
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : Bài Vai trò của Vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
- Nhận xét ghi điểm từng HS.
- Nhận xét chung.
B) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 2: Thực hiện mục tiêu bằng hình thức thảo luận nhóm: Sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
Cách tiến hành : Cho HS quan sát các hình trong SGK trang 16 và trả lời câu hỏi: 
- Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn? 
+ Kết luận : Như mục Bạn cần biết trang 17 SGK.
3. Hoạt động 3 : Thực hiện mục tiêu bằng hình thức HS làm việc cá nhân: Tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối.
Cách tiến hành : Yêu cầu HS nghiên cứu “Tháp dinh dưỡng cân đối trung bình cho một người một tháng”. Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế. 
+ KL : Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường, vi-ta-min,chất khoáng và chất xơ cần được ăn đầy đủ. các thức ăn chứa nhiều chất đạm cần được ăn vừa phải. Đói váơi thức ăn chứa nhiều chất béo nên ăn có mức độ. Không nên ăn nhiều đường và nên ăn hạn chế muối. 
4. Hoạt động 4 : Thực hiện mục tiêu bằng hình thức trò chơi Đi chợ
Cách tiến hành: GV chia nhóm và HD cách chơi.
- Nhận xét và tuyên dương những nhóm chơi tốt.
5. Hoạt động 5: Củng cố 
- Nêu câu hỏi củng cố nội dung chính của bài.
- Liên hệ ngoài thực tế.
- Chia nhóm quan sát tranh và thảo luận 
- Lần lượt các nhóm trình bày 
- HS sử dụng Sgk tìm hiểu và trình bày. HS khác nhận xét bổ sung.
.
- HS thực hiện chơi theo nhóm và trình bày kết quả trước lớp.
- HS trả lời. 
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2007
CHÍNH TẢ : Tiết 4 Nhớ - viết : TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I- Mục đích, yêu cầu :
1. Nghe - viết đúng chính tả bài thơ, trình bày đúng, đẹp 14 dòng đầu của bài thơ.
2. Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu hoặc thanh,vần dễ viết lẫn.
II - Đồ dùng dạy học :
- Viết sẵn bài tập 2a 
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : 1HS đọc cho 2 bạn viết bảng lớp từ khó bài trước. 
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét chung.
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài viết
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhớ - viết : 
- GV cho 1 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần viết.
- Hỏi: Nội dung bài nói lên điều gì?.
- Nhắc HS chú ý cách trình bày bài và những từ ngữ dễ viết sai.
- GV tự để HS viết 
- Đọc lại toàn bài 1 lượt .HS soát lại bài
- GV thu chấm 7 - 10 bài.
- GV nêu nhận xét chung
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập ( bài 2a ):
 - GV nêu yêu cầu bài, cho HS tự làm
 - GV nhận xét, chữa bài ( nếu có ).
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc .Cả lớp theo dõi SGk đọc thầm và trả lời
- HS gấp SGK.
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau
- HS đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở và làm bài trên bảng.
TOÁN : Tiết : 17 LUYỆN TẬP 
I - Mục tiêu :Giúp HS ôn tập về :
 - Củng cố về viết và so sánh các số tự nhiên.
 - Bước đầu làm quen với dạng bài tập x < 5 ; 68 < x < 92.
II - Đồ dùng dạy học :
III - Các hoạt động dạy - học : 
A) Kiểm tra bài cũ: Cho học sinh lên làm tính trên bảng 
 - Nhận xét ghi điểm
 - Nhận xét chung.
B) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
 2.Hoạt động 2: Thực hành
- Cho HS đọc nối tiếp các số tự nhiên 1 đến 100 và 100, 200,cho đến 1000.
- GV tổ chức cho HS tự làm bài và chữa bài trên bảng, bảng con và vở ( bài 1,2,3,4,5/SGK )
- Giúp đỡ HS yếu kém và HD sửa chữa bài.
3.Hoạt động 3: Gv tổng kết giờ học.
- HS theo dõi và nối tiếp nhau đọc.
- HS sử dụng SGK tìm hiểu đề tự giải trên bảng và làm vở
---------------------------------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Tiết 7 TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY 
I- Mục đích, yêu cầu :
1. Nắm được hai cách chính cấu tạo từ phức của tiếng việt. 
2. Bước đầu vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép và từ láy, tập đặt câu với các từ đó.
II - Đồ dùng dạy học:
- Viết nội dung cần ghi nhớ và nội dung BT1,2 (phần Luyện tập).
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : Bài Từ đơn và từ phức.
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 2: HD học sinh cách tìm từ ghép và từ láy.
- GV làm việc với cả lớp, kết hợp vấn đáp và giảng giải
a) Phần nhận xét:
- GV cho HS đọc nội dung các yêu cầu trong phần nhận xét và làm bài.
b) Phần ghi nhớ: 
- Kết luận SGK. 
3 - Hoạt động 3: Luyện tập
Cách tiến hành: Cho HS làm theo nhóm, cá nhân
- Bài tập 1: HS trao đổi và làm bài vào vở , phát biểu ý kiến, GV ghi lại kết quả đúng
- Bài tập 2 : HS tự tra từ điển, hoặc tự nghĩ ra. 
 Kèm cặp HS yếu kém.
 GV cùng cả lớp nhận xét.
4 - Hoạt động 4: Củng cố - Tổng kết
- Đặt câu hỏi để HS nêu lại phần ghi nhớ trong SGK 
-Cả lớp theo dõi SGk đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- 2-3 HS đọc lại phần ghi nhớ SGK, lớp đọc thầm
- HS sử dụng Sgk tự tìm hiểu và thực hiện các yêu cầu của bài.
- HS trả lời.
---------------------------------------------------------------------------------
KỂ CHUYỆN : Tiết: 4 MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH 
I- Mục đích, yêu cầu :
- Kể lại được câu chuyện một cách tự nhiên, phối hợp với nét mặt cử chỉ, điệu bộ.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu khất phục cường quyền.
- Biết đánh giá, nhận xét bạn kể.
II - Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạt trang 40, SGK.
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : 3 HS kể lại câu chuyện: Nàng tiên ốc 
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
- Nhận xét chung.
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠ ... --------
TOÁN : Tiết : 19 BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I - Mục tiêu : Giúp HS :
- Nhận biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam, héc-tô-gam, quan hệ của đề-ca-gam, héc-tô-gam và gam với nhau.
- Biết tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị đo khối lượng.
II - Đồ dùng dạy học 
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : - 1 ,2 HS lên bảng làm tính nhẩm phép tính GV đọc.
+ GV nhận xét ghi điểm.
+ Nhận xét chung.
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 2 : Giới thiệu đề-ca-gam và héc-tô-gam.
Hình thức : theo lớp bằng SGK
Phương pháp: Đàm thoại
a) Ví dụ: 
- Cho HS nhắc lại tất cả những đơn vị đo khối lượng đã học.
- Giới thiệu về 2 đơn vị đo và cách viết.
- Cho HS biết: 1dag = 10g
 1hg = 10dag
 1hg = 100g.
b) Nhận xét:
- Bảng đơn vị đo khối lượng
Lớn hơn ki-lô-gam
Ki-lô-gam
Nhỏ hơn ki-lô-gam
tấn
tạ
yến
kg
hg
dag
g
- Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp 10 lần đơn vị bé hơn liền nó.
3.Hoạt động 3: Thực hành
 GV tổ chức cho HS lần lượt làm bài 1,2,3,4/trang 24 bằng bảng lớp, bảng con, vở. 
+ Kèm cặp HS yếu kém biết cách giải và hướng dẫn sửa chữa bài.
4.Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò
 - Gv tổng kết giờ học. 
- HS nêu lại.
- 1,2 HS đọc lại phần nhận xét.
- HS sử dụng SGK tìm hiểu đề tự giải trên bảng và làm vở
-------------------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN : tiết : 7 CỐT TRUYỆN
I - Mục đích, yêu cầu :
1. Nắm được thế nào là một cốt truyện và ba phần cơ bản của cốt truyện (mở đầu, diễn biến, kết thúc).
2. Biết vận dụng kiến thức để sắp xếp lại các sự việc chính của 1 câu chuyện, tạo thành cốt truyện.
II - Đồ dùng dạy học :
 - Phiếu nội dung BT 1, phần nhận xét.
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại nội dung cần ghi trong bài tiết trước.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét chung.
B) Dạy bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
2. Hoạt động 2 : HD tìm những sự việc chính trong truyện Dế Mèn bênh vực kể yếu (phần 2).
a) Phần nhận xét :
- Tổ chức cho HS đọc SGK và nêu các câu hỏi 1,2,3.
- GV ghi lại lời giải đúng.
b) Phần ghi nhớ:
- Cho 3-4 HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
3. Hoạt động 3 : Luyện tập
Bài 1 : HS nêu yêu cầu của bài làm và nêu kết quả.
- Cả lớp cùng GV nhận xét.
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài và làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
4. Hoạt động 4: Củng cố
- Nhận xét tiết học
- HS đọc trao đổi và ghi kết quả , phát biểu ý kiến
- HS đọc nội dung cần ghi nhớ. 
- HS trao đổi làm bài tập, trình bày kết trước lớp.
---------------------------------------------------------------------------
MĨ THUẬT: VẼ TRANG TRÍ: CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC
Mục tiêu:
- HS tìm hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của họa tiết trang trí dân tộc.
- Biết cách chép và chép được một vài họa tiết trang trí dân tộc.
- Yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc.
Đồ dùng dạy học:
Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
Dạy bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét
- Giới thiệu hình ảnh về họa tiết trang trí dân tộc ở H1 trang 22 SGk bằng các câu hỏi.
+ Các họa tiết trang trí là những hình gì?
+ Hình hoa, lá , con vật ở các họa tiết trang trí có đặc điểm gì?
+ Họa tiết được dùng đẻ trang trí ở đâu?
- GV bổ sung và nhấn mạnh: họa tiết trang trí dân tộc là sản phẩm quý báu của cha ông ta để lại.
Hoạt động 2: Cách chép họa tiết dân tộc
- GV chọn họa tiết đơn giản ở SGK.
- Hướng dẫn hs vẽ. 
Hoạt động 3: Thực hành
- Hướng dẫn hs quan sát họa tiết.
- Nhắc hs vẽ theo các bước , chú ý xác định hình dáng chung của họa tiết.
- Gợi ý hs vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 4: Nhận xét , đánh giá.
- Nêu yêu cầu đánh giá sản phẩm.
- HS đặt đồ dùng lên bàn.
- HS nghe.
- Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Hoa, lá, con vật.
- Được đơn giản và cách điệu.
- Đường nét hài hòa, sắp xếp cân đối, chặt chẽ.
- Đình , chùa, lăng tẩm, bia đá,....
- HS lắng nghe để chuẩn bị thực hành.
- HS chọn và chép họa tiết trang trí dân tộc ở SGK.
- HS quan sát kĩ hình họa tiết trước khi vẽ.
- HS thực hành.
- HS đánh giá sản phẩm.
Củng cố và dặn dò: : Nhắc lại nội dung bài học và chuẩn bị cho bài sau.
--------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 28 tháng 9 năm 2007
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Tiết 8 LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY 
I- Mục đích, yêu cầu :
 Bước đầu nắm được mô hình cấu tạo từ ghép, từ láy để nhận ra từ ghép và từ láy trong câu, trong bài.
II - Đồ dùng dạy học 
- Vở BT Tiếng việt 4
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : Bài “ Từ ghép và từ láy ” trả lời câu hỏi: - Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ.
 - Thế nào là từ láy? Cho ví dụ.
+ GV nhận xét ghi điểm.
+ Nhận xét chung.
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
2 .Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Cách tiến hành: HS thảo luận nhóm
Bài tập 1,2: - Cho HS thảo luận nhóm .
 + Cả lớp và GV nhận xét
Bài tập 3: - GV nêu yêu cầu của BT3 và cho HS thi làm bài đúng
 + GV nhận xét 
3. Hoạt động 3: Củng cố - Tổng kết
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc yêu cầu BTvà thảo luận , đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- HS chia nhóm và thực hiện.
- HS suy nghĩ trả lời.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỊA LÝ : Tiết 4 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 
 CỦA NGƯỜI DÂN Ở HOÀNG LIÊN SƠN 
I - Mục tiêu : Giúp HS biết:
- Trình bày được đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
- Xác lập mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người.
II - Đồ dùng dạy học :
- Tranh, ảnh trong SGK.
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : Bài “Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn ” và trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét ghi điểm cho từng hS.
- Nhận xét chung.
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về trồng trọt trên đất dốc. Hình thức theo nhóm.
- Yêu cầu HS dựa vào mục 1 SGKvà cho biết Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu? và tại sao phải làm guộng bậc thang?
+ KL: Người dân ở Hoàng Liên Sơn trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả,trên nương rẫy và ruộng bậc thang.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về nghề thủ công truyền thống. Hình thức làm việc cả lớp.
- Yêu cầu HS đọc mục 2 trong SGK và tranh ảnh kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn?
+ KL: Để phục vụ cho đời sống và sản xuất, người dân ở Hoàng Liên Sơn làm nhiều nghề thủ công , tạo nên nhiều sản phẩm đẹp và có giá trị.
4. Hoạt động 4: Tìm hiểu về khai thác khoáng sản, bằng hình thức theo cặp.
- Yêu cầu dựa vào mục 3, các hình trong SGK kể tên một số khoáng sản có ở Hoàng Liên Sơn? Ngoài khai thác khoáng sản, người dân miền núi còn khai thác gì? 
+ KL: Hiện nay, a-pa-tít là khoáng sản được khai thác nhiều nhất ở Hoàng Liên Sơn, ngoài ra cuộc sống của người dân nơi đây còn gắn liền với việc khai thác gỡ, mây, nứa và các lâm sản khác. 
5. Hoạt động 5: Củng cố.
- Đặt câu hỏi để rút ra kết luận như phần ghi nhớ Sgk trang 79
- HS tự đọc trong Sgk và thảo luận trả lời các câu hỏi . Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- Tự đọc sách và trả lời.
- HS tìm hiểu theo cặp và trình bày trước lớp. Nhóm khác nhận xét, bổ sung .
- Trả lời, ghi nội dung vào vở.
------------------------------------------------------------------------
TOÁN : Tiết : 20 GIÂY - THẾ KỶ 
I- Mục tiêu : Giúp HS:
- Làm quen với đơn vị đo thời gian: giây, thế kỷ.
- Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỷ và năm.
II - Đồ dùng dạy học :
- Một đồng hồ thật và vẽ sẵn trục thời gian.
III -Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : - 1 ,2 HS lên bảng nêu tên các đơn vị đo khối lượng và mối quan hệ giữa các đơn vị đó.
+ GV nhận xét ghi điểm.
+ Nhận xét chung.
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 2 : Giới thiệu giây và thế kỷ
Hình thức : theo lớp bằng SGK
Phương pháp: Đàm thoại
a) Ví dụ: 
 - Cho Hs quan sát đồng hồ, yêu cầu HS chỉ kim giờ và kim phút, GV chỉ dẫn về công dụng của kim giờ, kim phút và kim giây.
- Cho HS quan sát hình vẽ trục thời gian và giới thiệu.
b) Nhận xét:
+ Giây : 1 giờ = 60 phút
 1 phút = 60 giây
+ Thế kỷ: 1 thế kỷ = 100 năm.
3.Hoạt động 3: Thực hành
 GV tổ chức cho HS lần lượt làm bài 1,2,3/trang 25 bằng bảng lớp, bảng con, vở. 
+ Kèm cặp HS yếu kém biết cách giải và hướng dẫn sửa chữa bài.
4.Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò
 - Gv tổng kết giờ học. 
- HS tìm hiểu trong SGK và trả lời
- 1,2 HS đọc lại phần nhận xét.
- HS sử dụng SGK tìm hiểu đề tự giải trên bảng và làm vở
------------------------------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN : Tiết : 8 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN.
I - Mục đích, yêu cầu :
1. HS tưởng tượng và tạo lập 1 cốt truyện đơn giản theo gợi đã cho sẵn.
2. Kể lại câu chuyện theo cốt truyện 1 cách hấp dẫn, sinh động.
II - Đồ dùng dạy học :
 - Vở BT Tiếng Việt 4/1 
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ: Cho HS nhắc lại : - Thế nào là cốt truyện?
- Cốt truyện thường có những phần nào?
+ Nhận xét và ghi điểm cho từng HS.
+ Nhận xét chung.
B) Dạy bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
2. Hoạt động 2 : HD xây dựng cốt truyện.
a) HD học sinh tìm hiểu đề: Gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài để HS nắm vững yêu cầu của đề.
b) Lựa chọn chủ đề của câu chuyện : Cho 3-4 HS đọc gợi ý 1 và 2 trong SGK.
c) Thực hành xây dựng cốt truyện: Cho 1-2 HS đọc và trả lời lần lược các câu hỏi khơi gợi tưởng tượng theo gợi ý trong SGK (tuỳ đề tài chọn kể).
- Cho HS thực hành kể. Cả lớp và GV nhận xét.
- Gv kèm cặp và hướng dẫn HS yếu kém. Nhận xét một số bài viết hay. 
3. Hoạt động 3 : Củng cố
- Nhận xét tiết học
- HS đọc trao đổi và lựa chọn chủ đề.
- HS đọc và trả lời câu hỏi trước lớp
- HS làm theo yêu cầu của bài tập và trình bày bài trước lớp sau khi viết xong.
-----------------------------------------------------
SINH HOẠT LỚP
- Nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm tuần qua.
 - Nêu phương hướng tuần tới.
----------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 04.doc