Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Thị Diễn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Thị Diễn

I.Mục tiêu:

Giúp HS hệ thống hoá một số hiểu biết đầu về :

- Cách so sánh hai số tự nhiên đặc điểm của hệ thập phân.

- Đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên.

II.Đồ dùng dạy học:

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

A. Kiểm tra bài cũ:

2HS trả lời .

- Nêu đặc điểm của hệ thập phân?

- Để viết số trong hệ thập phân người ta dùng mấy chữ số, đó là những chữ số nào ?

Nhận xét, ghi điểm.

B.Bài mới :

 

doc 38 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 952Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Thị Diễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Thứ hai ngày 1 tháng 10 năm 2007.
TOÁN
Tiết 16: SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I.Mục tiêu: 
Giúp HS hệ thống hoá một số hiểu biết đầu về :
- Cách so sánh hai số tự nhiên đặc điểm của hệ thập phân. 
- Đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên.
II.Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 
A. Kiểm tra bài cũ:
2HS trả lời .
- Nêu đặc điểm của hệ thập phân?
- Để viết số trong hệ thập phân người ta dùng mấy chữ số, đó là những chữ số nào ?
Nhận xét, ghi điểm. 
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài: Ghi đầu bài 
Các gv ghi lên bảng các cặp số tự nhiên.Yêu cầu hs so sánh xem trong mỗi cặp số ,số nào bế hơn ,số nào lớn hơn .Vâïy làm thế nàođể so sánh 2 số tự nhiên ?(Dựa vào số chữ số của các cặp số ) 
Trong trường hợp hai số có chữ số bằng nhau thì ta làm thế nào ? 
GV nêu ví dụ :
Cho hs so sánh . Xác định số chữ số của mỗi số rồi so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải .
- Cho HS so sánh 25 136 và 23 894 
NX hai số này đều có 5 chữ số các chữ số ở hàng chục nghìn đều là 2 ở hàng nghìn 5>3 nên 25 136 > 23 894
Nếu hai số có tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì hai số đó như thế nào ? ( Bằng nhau )
Hs nêu dãy số tự nhiên .
-Cho HS đọc dãy số tự nhiên :0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,... 
- Cho HS nhận xét số đứng trước như thế nào với số đứng sau? 
Nhận xét : Số đứng trước bé hơn số đứng sau (88 ) 
GV vẽ tia số lên bảng: 
Cho HS nhận xét: Số đứng gần gốc 0 so với số đứng xa gốc 0 .
KL: Số đứng gần gốc 0 bé hơn số đứng xa gốc 0.
 GV cho HS lấy VD trên tia số 0 11 
- Gv nêu các số TN và yêu cầu hs hãy xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại .
Số nào lớn nhất ? bé nhất ?
HS làm vào vở nháp.
HS trình bày bài làm
Vậy với một nhóm dãy số TN ,ta có thể sắp xếp chúng theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. Vì sao?
Vâïn dụng làm bài tập 
Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu của BT .
HS tự làm vào vở -1 em lên bảng .Hs nêu cách làm 
Chữa bài nhận xét .
Bài 2: HS tự làm và nêu kết quả .2em đại diện 2 dãy bàn thi đua với nhau 
Chữa bài nhận xét 
Bài 3: HS nêu yêu cầu của BT – HS tự làm bài vào vở.
Chữa bài nhận xét
1. So sánh các số tự nhiên 
100 > 99
486 > 468
4578 < 6325
-Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn ,số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn .
29 869 < 30 005
25 136 > 23 894
Kết luận: Bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên, nghĩa là xác định được số này lớn hơn, hoặc bé hơn , hoặc bằng số kia. 
2. So sánh 2 số trong dãy số tự nhiên và trên tia số 
3) Xếp thứ tự các số tự nhiên 
-Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn:
7698 ;7869;7896;7968.
-Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé : 7968 ;7896;7869; 7698 
KL: Vì có thể so sánh các số tự nhiên nên có thể xếp thứ tự các số tự nhiên từ bé đến lớn hoặc ngược lại .
Bài 1: = 
1234 > 999	35784 92 410 
39 680 = 39 000 + 680
17 600 = 17 000 + 600 
Bài 2: Viết các số theo thứ tự từ bế đến lớn .
a) 8136; 8316; 8361
c) 63 841 ; 64813; 64 831 
Bài 3: Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé 
a)1984 ; 1978;1952; 1942 .
3 Củng cố và dặn dò 
- Gv hệ thồng nội dung toàn bài 
- Cho HS nêu cách so sánh hai số tự nhiên. 
- GV nhận xét tiết học. 
ÂM NHẠC
Tiết 4: Học hát : Bài BẠN ƠI LẮNG NGHE
Kể chuyện âm nhạc: TIẾNG HÁT ĐÀO THỊ HUỆ.
I. Mục tiêu :
- HS hát đúng và thuộc bài hát Bạn ơi lắng nghe.
- Biết bài Bạn ơi lắng nghe là dân ca của dân tộc Ba- Na( Tây Nguyên).
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Bảng phụ viết bài hát.
 - Bản đồ Việt Nam.
	 - Băng bài hát và nhạc cụ quen dùng.
2. HS : - SGK âm nhạc 4, vở chép nhạc.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 
1 Kiểm tra bài cũ : Gọi 3 hs lên bảng hát 
 Nhận xét - đánh giá
2. Phần mở đầu:
- Nghe cao độ của các nốt Đô, Mi, Son, La.
- HS đọc bài tập đọc cao độ và bài tiết tấu trước.
- Giới thiệu bài hát Bạn ơi lắng nghe.
- GV hát mẫu cho HS nghe.
3. Phần hoạt động: 
a) Nội dung 1: Dạy bài hát Bạn ơi lắng nghe.
*Hoạt động1: Dạy hát từng câu.
* Hoạt động 2: Gợi ý cho HS nhận xét: Bài hát nhỏ này gồm 4 tiết nhạc .
b) Nội dung 2: 
Hoạt động 1: Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo tiết tấu.
Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đẹm theo nhịp, theo phách.
c) Nội dung 3: Gv hướng dẫn HS đọc từng đoạn trong câu chuyện Tiếng hát Đào Thị Huệ và tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện này. 
Hỏi: Vì sao nhân dân lại lập đền thờ người con gái có giọng hát hay ấy? 
 Câu chuyện xảy ra ở giai đoạn nào trong lịch sử nước ta?
4. Phần kết thúc:
- Cả lớp hát với phần đệm đàn của Gv .
- Gv nhận xét tiết học, dặn về nhà tập hát nhiều lần.
_____________________________________________________________
TẬP ĐỌC
Tiết 7: MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC.
I .Mục tiêu : 
- Biết đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng đọc kể thong thả rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành .
- Hiểu nội dung và ý nghĩa truyện: Ca ngợi sự chính trực thanh liêm tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành- một vị quan nổi tiếng thời xưa.
II. Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ chủ điểm SGK.
-Tranh ảnh đền thờ Tô Hiến Thành. 
- Bảng phụ viết những câu văn đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm. 
III. Các hoạt độâng dạy- học chủ yếu: 
A. Kiểm tra bài cũ:
 - 2HS đọc nối tiếp nhau bài “Người ăn xin”trả lời câu hỏi1,2 trong sách giáo khoa 
 Nhận xét – ghi điểm .
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài 
a)Luyện đọc: 
- HS đọc toàn bài 
- GV chia đoạn:
 - Đoạn 1 : Từ đầu đến Đó là vua Lý Cao Tông. 
- Đoạn 2: Tiếp theo cho đến không tới thăm Tô Hiến Thành được 
- Đoạn3: Phần còn lại 
Luyện đọc 
Long Xưởng
gián nghị 
di chiếu
tham tri chính sự 
- Gọi 3 em đọc nối tiếp đoạn lần 1 .
- Luyện đọc từ khó: Gv ghi bảng - Hs đọc 
- HS đọc nối tiếp nhau lần 2, lần 3- GV theo dõi sửa sai .
- Kếùt hợp giải nghĩa các từ ngữ khó hiểu ( phần chú giải SGK)
- Học sinh đọc bài theo cặp .
- 1HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài: 
b)Tìm hiểu bài :
- Cho 1 HS đọc đoạn 1 – cả lới đọc thầm trả lời câu hỏi 
- Hỏi : Tô Hiến Thành làm quan thời nào ? 
- Mọi người đánh giá ông là người ntn? ( Làm quan thời Lý,ông nổi tiếng là người chính trực)
-Trong việc lập ngôi vua sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? ( Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất.Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán lên làm vua).
- HS đọc thành tiếng đoạn 2 .
- Hỏi: Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai là người thường xuyên chăm sóc ông? ( Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ).Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá thì sao? (Do bận nhiều việc nên không đến thăm được )
- HS đọc thầm lại đoạn 3 .
- Đỗ Thái Hậu nói với ông điều gì?
-Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu tiều đình? ( Quan giám nghị đại ngu TrầnTrung Tá ) .
- Vì sao Thái hậu lại ngạc nhiện khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá?
(Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng bên giường bệnh để chăm sóc Tô Hiến Thành mà không được tiến cử còn Trần Trung Tá bận công việc ít tới thăm ông lại được tiến cử).
-Trong việc tìm người giúp nước sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?( Cử người tài ba giúp nước chứ không phải cử người hầu hạ mình).
- Vì sao nhân dân ta ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến 
Thành?( Vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng. Họ làm được nhiều điều tốt cho dân, cho nước).
- Một hs đọc lại toàn bài . Hs thảo luận để tìm nội dung chính của bài 
- Hs nhắc lại nội dung .
Ý nghĩa :Ca ngợi sự chính trực thanh liêm tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành-vị quan nổi tiếng thời xưa 
c) Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài cả lớp phát hiện giọng đọc phù hợp với từng đoạn .
Đoạn 1,2: Đọc với giọng kể thong thả, rõ ràng nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tính cách của Tô Hiến Thành : chính trực nhất định không nghe.
Đoạn 3: đọc với giọng điềm đạm nhưng dứt khoát thể hiện thái độ kiên định. 
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài : Đoạn 3 
- GV đọc mẫu 
- HS đọc theo cặp 
- Gọi HS đọc phân vai : người dẫn chuyện, thái hậu, Tô Hiến Thành 
 GV nhận xét – ghi điểm 
3.Củng cố và dặn dò.
- Gv hệ thống nội dung toàn bài 
- Hỏi : Tô Hiến Thành là người như thế nào? ( chính trực, ngay thẳng ) 
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn dò : Về nhà học đọc lại bài– Chuẩn bị bài sau Tre Việt Nam 
KỸ THUẬT
 	Tiết 5 : KHÂU THƯỜNG ( Tiết 2 ) 
I .Mục tiêu :
- Học sinh biết cách khâu thường theo đường vạch dấu trên vải .
- Rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay.
- Đảm bảo an toàn lao động. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Mẫu khâu thường. 
- HS : kim, chỉ, vải. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
A. Kiểm tra bài cũ :	2 HS trả lời:
- Nhận xét đường khâu thường trên mặt vải.
- Nêu cách khâu thường.
Nhận xét- đánh giá . 
1.Giới thiệu bài:	 Khâu thường ( tiếp theo).
2. Ôn lại đặc điểm của đường khâu thường và quy trình khâu:
Cho HS nêu lại: 
Mũi khâu thường cách đều nhau ở mặt trái và mặt phải ... am thì em sẵn sàng cho bạn mượn và giảng lại bài cho bạn.
BT 3: HS thảo luận theo cặp : liên hệ và trao đổi với bạn về việc em đã vượt khó trong học tập. 
HS kể 
GV nhận xét tuyên dương .
BT 4: 1HS đọc yêu cầu của bài. 
HS làm việc các nhân trên phiếu BT. 
Ghi lại những khó khăn và biện pháp khắc phục. 
Cho HS nêu - Nhận xét .
VD :
Những khó khăn có thể gặp
Những biện pháp khắc phục 
1.Bài tập khó
Em suy nghĩ tìm cách làm 
2.Bài tập nhiều nhưng em phải giúp đỡ bố mẹ việc nhà 
Em sắp xếp thời gian để họcvà có thời gian giúp đỡ bố mẹ 
3. Chữ viết xấu 
Em tập luyện hằng ngày để chữ viết ngày càng đẹp hơn 
...
...
GV nhận xét tuyên dương HS đã biết vượt khó trong học tập. 
HS đọc lại phần ghi nhớ . 
4.Hoạt động nối tiếp:
HS thực hiện những biện pháp đã đề ra để vượt khó khăn trong học tập. 
Tìm hiểu động viên giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn trong học tập. 
Xem trước tình huống trong bài: Biết bày tỏ ý kiến. 
___________________________________________________________________
TOÁN
Tiết 20: GIÂY, THẾ KỶ. 
I.Mục tiêu: Giúp HS :
- Làm quen với đợn vị đo thời gian giây ,thế kỷ .
- Biết mối quan hệ giữa giây và phút , giữa thế kỷ và năm .
II.Đồ dùng dạy học: 
- Một cái đồng hồ có kim chỉ giờ , chỉ phút , chỉ giây. 
III. Các hoạt động dạy –học chủ yếu :
A.Kiểm tra bài cũ : 
1 HS đọc lại bảng đơn vị đo khối lượng .
1HS lên bảng chữa bài tập 1b .
 4 dag = 40 g 	3 kg = 30 hg 	2 kg 3000 g = 2 300 g 
 8 hg = 80 dag	7 kg = 7000 g 	2 kg 30 g = 2 030 g	
GV nhận xét – ghi điểm .
B.Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: Học về các đơn vị đo thời gian Giây, thế kỷ .
2.Giới thiệu về giây, thế kỷ: 
a) Giới thiệu về giây:
 GV dùng đồng hồ 3 kim để ôn về giờ phút và giới thiệu giây. 
Cho HS quan sát sự chuyển động của kim giờ, kim phút .
- Khi kim giờ quay 1vạch chia giờ nào đó đến vạch chia giờ tiếp theo thì được 1 giờ .
- Khi kim phút đi từ 1 vạch chia phút đến 1 vạch tiếp theo thì được 1 phút.
 Hỏi: 1 giờ bằng bao nhiêu phút ? ( 60 phút ) 
Giới thiệu kim giây trên mặt đồng hồ .
Khoảng thời gian kim giây đi từ 1 vạch đến 1 vạch tiếp theo thì được 1 giây , kim giây đi được 1 vòng trên mặt đồng hồ thì được 1 phút tức là 60 giây. 
Hỏi: 1 phút bằng bao nhiêu giây ?(1 phút = 60 giây ).
Cho HS nhắc lại .
Hỏi : 60 phút bằng mấy giờ ? (1 giờ) .
 60 giây bằng mấy phút ? ( 1 phút). 
b) Giới thiệu thế kỷ:
Đơn vị đo thời gian lớn hơn là năm và thế kỷ .
1 thế kỷ = 100 năm
100 năm = 1 thế kỷ
Cho HS đọc.
GV : Bắt đầu từ năm 1 đến năm 100 là thế kỷ thứ nhất .
 Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỷ thứ II .
Hỏi: năm 1975 thuộc thế kỷ thứ mấy ?( thế kỷ thứ XX).
 Năm nay thuộc thế kỷ nào?( thế kỷ XXI).
Người ta dùng chữ số La Mã để ghi thế kỷ .
HS đọc thế kỷ XII , IX, XIX.
3.Thực hành: 
Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu của bài tập .
1 HS lên bảng làm - HS làm bài vào vở .
Chữa bài - Nhận xét.
 a) 1 phút = 60 giây	 2 phút = 120 giây	
 60 giây = 1 phút	 7 phút = 420 giây 	
b) 1 thế kỷ = 100 năm 	 5 thế kỷ = 500 năm
 100 năm = 1 thế kỷ 	 9 thế kỷ = 900 năm
Bài 2: HS trả lời miệng 
a) Bác Hồ sinh năm 1890, Bác sinh vào thế kỷ thứ mấy?( Thế kỷ thứ XIX)
 bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 năm đó thuộc thế kỷ thứ mấy? (Thế kỷ thứ XX). 
b) Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945, năm đó thuộc thế kỷ thứ mấy? ( Thế kỷ thứ XX) .
c) Bà Triệu lãnh đạo khởi nghĩa chống quân Đông Ngô năm 248 ,năm đó thuộc thế kỷ thứ mấy ?( thế kỷ thứ III).
Bài 3. HS thảo luận theo cặp sau đó làm vào vở .
1HS lên bảng – cả lớp làm vào vở.
Chữa bài nhận xét.
a) Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm 1010 năm đó thuộc thế kỷ thứ mấy? Tính đến nay đã được bao nhiêu năm ?(Thuộc thế kỷ thứ XI đến nay đã được 2006-1010 = 996 năm .
b) Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, năm đó thuộc thế kỷ thứ mấy ? Tính đến nay đã được bao nhiêu năm? ( Thuộc thế kỷ thứ X ,tính đến nay đã được 2006 – 938 =1068 năm). 
4.Tổng kết bài:
- Cho HS nêu lại các đơn vị đo thời gian đã học. 
GV nhận xét tiết học .
- Dặn dò: Về nhà ôn lại các đơn vị đo thời gian và làm BT 2 vào vở.
 __________________________________________________________________
TẬP LÀM VĂN
 Tiết 8: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN 
I .Mục tiêu : 
-Thực hành tưởng tượng và tự lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý khi đã cho sẵn nhân vật, chủ đề của câu chuyện.
II. Đồ dùng- dạy học:
Bảng phụ viết sẵn gợi ý 1,2 .
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 
A.Kiểm tra bài cũ:
2 HS trả lời câu hỏi: 
- Thế nào là cốt truyện?
- 1HS nêu lại các sự việc chính của cốt truyện cây khế ( BT1) .
Nhận xét, ghi điểm .
B.Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: Luyện tập xây dựng cốt truyện .
2. Hướng dẫn HS xây dựng cốt truyện:
1 em đọc đề bài - GV gạch chân những từ ngữ quan trọng 
Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có 3 nhân vật bà mẹ ốm, người con của bà mẹ bằng tuổi em và một bà tiên .
GV nhắc HS : Để xây dựng cốt truyện với những điều kiện đã cho ( 3 nhân vật ; bà mẹ ốm, người con, bà tiên ) em phải tưởng tượng để hình dung điều gì sẽ sảy ra, diễn biến của câu chuyện.
HS kể chuyện theo cặp. 
Đại diện các cặp kể trước lớp , HS nhận xét bổ sung .
b) Lựa chọn chủ đề của câu chuyện .
HS đọc gợi ý 1 và 2 - cả lớp theo dõi SGK chủ đề em lựa chọn về sự hiếu thảo hay trung thực .
c) Thực hành xây dựng cốt truyện .
Cho 1 HS làm mẫu sau đó cho HS làm bài cá nhân.
+ Người mẹ ốm rất nặng .
+ Người con chăm sóc mẹ tận tuỵ ngày đêm thương mẹ lo cho mẹ.
+ Để chữa khỏi bệnh cho mẹ người con phai tìm một loại thuốc rất hiếm ( hoặc phải đi tìm một bà tiên sống trên một ngọn núi rất cao , đường đi rất hiểm trở). 
+ Người con quyết vượt qua tìm bằng được thuốc cứu mẹ( hoặc tìm được bà tiên).
+ Bà tiên giúp 2 mẹ con , bà tiên cảm động về tình yêu thương , lòng hiếu thảo của người con đã hiện ra cứu giúp. 
HS lần lượt kể lại .
Kể tiếp theo gợi ý 2 -Từng cặp HS kể theo hướng mình chọn .
Cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
Bình chọn bạn có câu chuyện tưởng tượng sinh động, hấp dẫn nhất.
HS viết cốt truyện vào vở .
3. Tổng kết bài: 
Hỏi: Để xây dựng một cốt truyện cần có những điều kiện nào ?(Các nhân vật , chủ đề câu chuyện ).
GV: diễn biến của câu chuyện hợp lý sẽ tạo nên một cốt truyện có ý nghĩa.
GV nhận xét tiết học .
Về nhà hoàn chỉnh lại câu chuyện BT 2.
________________________________________________________________ 
SINH HOẠT
Tiết 6 : SINH HOẠT CUỐI TUẦN.
I. Mục tiêu :
- HS nắm được những ưu điểm, tồn tại trong tuần, từ đó các em có hướng phấn đấu trong tuần tới.
- Biết được kế hoạch tuần sau để thực hiện.
- Giáo dục biết vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
II. Sinh hoạt lớp:
1. Sinh hoạt văn nghệ:
2.Nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động trong tuần 6 :
a. Cho lớp trưởng báo cáo việc theo dõi nề nếp sinh hoạt của lớp trong tuần:
b. GV nhận xét chung:
a) Ưu điểm:
 - Trong tuần vừa qua các em đều thực hiện tốt nề nếp hằng ngày.
- Các tiết sinh hoạt đầu giờ và giữa giờ nghiêm túc như đọc báo, tìm hiểu kỹ năng đội viên ....
- Đi học chuyên cần đúng giờ có đủ đồng phục bảng tên, khăn quàng 
- Có đầy đủ đồ dùng học tập , các em có ý thức học bài và làm bài tập ở lớp và ở nhà tương đối đầy đủ. Nhiều em tích cực học tập dành nhiều điểm tốt như em: Quang Anh, Huy, Thuỳ Trang ... 
- Xếp hàng ra vào nhanh, thẳng, trật tự.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ .
-Thực hiện tốt An toàn giao thông và An ninh học đường. 
b) Hạn chế:
	- Vẫn còn tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học: Hưng, Sĩ Quang, Hằng, Luân.
	- Vi phạm đồng phục: Quang.
	- Trong lớp chưa chú ý nghe giảng: Đạt, Minh Trang.
	- Tuyên dương: Tổ 4, tổ 1 làm tốt việc truy bài đầu giờ.
3. Triển khai kế hoạch tuần tới:
- Học chương trình tuần 7 theo thời khoá biểu. 
-Tiếp tục duy trì sĩ số và nề nếp trong tuần, khắc phục một số hạn chế ở 
tuần 5 .
-Thực hiện tốt an toàn giao thông của đội ngũ cán sự lớp trong việc nhắc nhở các bạn học sinh thực hiện an toàn giao thông – Giữ vững An ninh học đường. 
- Tăng cường vai trò lãnh đạo thực hiện tốt hơn nữa về chất lượng học tập, nề nếp ,sinh hoạt .
-Theo dõi và giúp đỡ các bạn HS cá biệt.
- Thực hiện nghiêm túc việc trực cờ đỏ trong tuần theo sự chỉ đạo của cô tổng phụ trách đội. 
-Tham gia các khoản đóng góp phục vụ cho HS .
4.Ổn định tổ chức và phân công nhiệm vụ :Hỏi: Để trường lớp luôn sacïh đẹp chúng ta cần phải làm gì ?( Thường xuyên làm vệ sinh lau chùi bàn ghế , quét dọn phòng học và xung quan phòng học sạch sẽ )
Trong tiết học hôm nay chúng ta lao động lau chùi bàn ghế quét dọn phòng học sạch sẽ .
-Chia lớp làm các nhóm nhỏ – phân công nhiệm vụ 
1 nhóm thu dọn cặp sách vào một chỗ 
1 nhóm hoc sinh đi xách nước , 1 nhóm học sinh giặt khăn lau bàn ghế , 1nhóm Hs quét dọn....
- HS lao động -GV theo dõi HS làm, các nhóm trưởng chỉ đạo các bạn trong nhóm lao động 
Chú ý cần đảm bảo an toàn khi lao động .
Hốt sạch rác và đổ đúng nơi quyđịnh.
Sau khi làm xong HS rửa sạch xô chậu và để vào nơi quy định, rửa sạch tay chân.
Tổng kết.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 4.doc