Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2009-2010 (Chuẩn kiến thức cơ bản)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2009-2010 (Chuẩn kiến thức cơ bản)

A. Mục tiêu

 Giúp học sinh hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về:

- Cách so sánh 2 số tự nhiên.

- Đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên.

B. Chuẩn bị:

GV: Bảng nhóm

HS : SGK

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

I. Bài cũ:

- Trong hệ thập phân người ta dùng bao nhiêu chữ số để viết số.

- Khi viết số người ta căn cứ vào đâu?

 

doc 30 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 889Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2009-2010 (Chuẩn kiến thức cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2009
Toán 
4a- tiết 3, 4b- tiết 6
 So sánh và sắp xếp thứ tự các số tự nhiên
A. Mục tiêu
 Giúp học sinh hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về:
- Cách so sánh 2 số tự nhiên.
- Đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên.
B. Chuẩn bị:
GV: Bảng nhóm
HS : SGK
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
I. Bài cũ:
- Trong hệ thập phân người ta dùng bao nhiêu chữ số để viết số.
- Khi viết số người ta căn cứ vào đâu?
II. Bài mới:
Giới thiệu bài
2. Nội dung:
a. So sánh hai số tự nhiên.
- Cho hai số a và b.
+ Khi so sánh 2 số a và b có thể xảy ra những trường hợp nào?
+ Xảy ra 3 trường hợp
a > b ; a < b ; a = b
+ Để so sánh 2 số tự nhiên người ta căn cứ vào đâu?
+ Căn cứ vào vị trí của số trong dãy số tự nhiên.
- GV viết lên bảng dãy số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9...
- Hãy so sánh 6 và 7 ; 7 và 8
- Số đứng trước bé hơn số đứng sau 6 6
+ Làm thế nào để biết số lớn hơn, số bé hơn?
- Căn cứ vào vị trí của số đó trên trục số.
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
+ Trên tia số các số đứng ở vị trí nào là số lớn? Các số đứng ở vị trí nào là số nhỏ?
+ Số càng xa điểm gốc 0 là số lớn, sổ ở gần điểm gốc 0 là số nhỏ.
+ Nếu 2 số cùng được biểu thị cùng 1 điểm trên trục số thì 2 số đó như thế nào?
+ 2 số đó bằng nhau.
- Với những số lớn có nhiều chữ số ta làm như thế nào để so sánh được?
+ Căn cứ vào các chữ số viết lên số.
+ So sánh 2 số 100 & 99 số nào lớn hơn, số nào bé hơn? Vì sao? 
+ 100 > 99 vì 100 có nhiều chữ số hơn.
- So sánh 999 với 1000
+ 999 < 1000 vì 999 có ít chữ số hơn.
+ Nếu 2 số có các chữ số bằng nhau ta làm nh thế nào?
+ So sánh từng cặp chữ số ở cùng 1 hàng theo thứ tự từ trái sang phải.
+ Nếu 2 số có tất cả các cặp chữ số bằng nhau thì 2 số đó nh thế nào?
+ 2 số đó bằng nhau.
b. Xếp thứ tự số tự nhiên:
 VD: với các số: 7698 ; 7968 ; 7896 ; 7869. Hãy xếp theo thứ tự.
+ Từ bé đến lớn
7698 ; 7869; 7896 ; 7968
+ Từ lớn đ bé
7968; 7896; 7869; 7698
+ Khi xếp các số tự nhiên ta có thể sắp xếp như thế nào?
+ Ta có thể sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
c. Luyện tập:
- HS làm SGK, nêu miệng
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập
Yêu cầu lớp làm bài vào SGK, nêu miệng kết quả.
 Bài 1(22) > < =
1234 > 999
- Nêu cách so sánh 2 số tự nhiên
- GV nhận xét, chữa bài
8754 < 87540
39 680 = 39000 + 680
35 785 < 35790
92 501 > 92 410
17 600 = 17000 + 600
- Đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu lớp làm bài vào vở, một HS làm bài vào bảng nhóm, trình bày.
- Yêu cầu lớp nhận xét
- GV nhận xét
Bài 2 (22). Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
- HS làm vở
a) 8136; 8316; 8361
b) 5724; 5740; 5742
c) 64813; 64831; 64841
Bài 3(22). Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé:
- HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS nêu cách làm, làm bài vào vở, 1 em làm bảng phụ, trình bày bài
- Yêu cầu lớp nhận xét
- GV nhận xét, chữa bài
- Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đbé
a) 1984; 1978; 1952; 1942
b) 1969; 1954; 1945; 1890
3. Củng cố - dặn dò:
- Muốn so sánh 2 số tự nhiên ta làm thế nào?
- Nhận xét giờ học
- Về nhà xem lại bài.
Toán (c)
4b- tiểt 6, 4a - tiết 7
Ôn tập về số tự nhiên ( tiếp)
A. Mục tiêu
 Giúp học sinh củng cố về cách đọc, viết số tự nhiên có nhiều chữ số.
B. Chuẩn bị:
GV: Bảng nhóm
HS : SGK
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
I. Bài cũ:
- Đọc các số sau: 678 896; 23 678 876; 345 876 435.
- Viết số : Bảy trăm tám mươi nghìn, chín trăm linh tắm.
II. Bài mới:
Giới thiệu bài
2. Nội dung:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
 - Hướng dẫn HS viết và đọc các số trong bảng.
Bài 15(SBT)
a) Viết và đọc các số trong bảng:
Lớp triệu
Lớp nghìn
Lớp đv
Hàng trăm triệu
Hàng chục triệu
Hàng trăm nghìn
Hàng trăm nghìn
Hàng chục nghìn
Hàng nghìn
Hàng trăm
Hàng chục
Hàng đv
4
3
2
5
6
7
1
8
9
4
0
5
0
2
0
4
1
2
0
2
0
2
0
2
0
2
- Củng cố về cách đọc, viết các số tự nhiên có nhiều chữ số.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
Bài 18(SBT). Viết số, biết số đó gồm:
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở
a) 2 222 222
b) 5 505 005
- GV chữa bài, nhận xét bài làm của HS
- Nêu yêu cầu bài
- Hướng dẫn HS làm bài
Bài 19(SBT). 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
a) 1000; 10000; 1 000 000
b) 999 999; 9 999 999; 99 999 999.
- Nhận xét, chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Hướng dẫ về nhà học bài.
Thứ ba ngày 14 tháng 9 năm 2009
Toán
4a- Tiết 3, 4b- tiết 6
 Luyện tập
A. Mục tiêu
 Giúp học sinh: 
- Củng cố về viết và so sánh các số tự nhiên.
- Bước đầu làm quen với bài tập dạng x < 5; 68 < x < 92 (với x là số tự nhiên)
B. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ
HS: SGK
C. Các hoạt động dạy học:
I. Bài cũ:
- Muốn so sánh 2 số tự nhiên ta làm như thế nào?
II. Bài mới:
- Nêu yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn HS làm bài
+ Số bé nhất có 1 chữ số ; 2 chữ số ; 3 csố
+ Số lớn nhất có 1chữ số ; 2 chữ số; 3 chữ số
Bài 1(22). 
- 1 HS đọc - Lớp đọc thầm
+ 0; 10; 100
+ 9; 99; 999
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu lớp thảo luận, làm bài
+ Có bao nhiêu số có 1 chữ số.
+ Có bao nhiêu số có 2 chữ số.
Bài 2(22). 
+ Có 10 số có 1 chữ số: 0đ9
+ Có 90 số có 2 chữ số: 10đ99
- Đọc yêu cầu bài
- Hướng dẫn HS làm bài
- Cho HS làm bài vào SGK. 1 HS làm bảng phụ, trình bày.
- Nhận xét, chữa bài
Bài số 3(22).Viết sốthích hợp vào chỗ chấm:
0
- Viết chữ số thích hợp vào o
9
859 67 < 859167
609608 < 60960
- Bài yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS thảo luận làm bài, nêu kết quả.
- Nhận xét, chữa bài
Bài số 4:
- Tìm số tự nhiên x biết
x < 5
Các số tự nhiên bé hơn 5 là: 0; 1; 2; 3; 4
Vậy x là: 0; 1; 2; 3; 4
- Tìm số tròn chục x biết:
68 < x < 92
- GV nhận xét, chữa bài
Bài số 5(22)
- HS nêu kết quả
- Số tròn chục lớn hơn 68 và bé hơn 92 là: 70; 80; 90
Vậy x là : 70; 80; 90
3. Củng cố - dặn dò:
- Cách so sánh 2 số tự nhiên.
- Nhận xét giờ học
- Về nhà xem lại bài tập đã làm.	
Khoa học 
4b- tiết 4, 4a- tiết 7
 Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn
A. Mục tiêu
Sau bài học HS có thể:
- Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
- Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế.
B. Chuẩn bị:
 GV :Tranh ảnh và các loại thức ăn.
 HS : SGK
C. Các hoạt động dạy học.
I. Bài cũ:
- Nêu vai trò của các Vi-ta-min, chất khoáng và chất béo?
II. Bài mới:
HĐ1: Sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thờng xuyên thay đổi món.
+ Nêu tên một số thức ăn mà em thường ăn 
- H tự kể.
+ Nếu ngày nào cũng ăn một vài món ăn cố định các em sẽ thấy như thế nào?
+ Có loại thức ăn nào chứa đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng không?
+ Không, 1 loại thức ăn nào dù chứa nhiều chất dinh dỡng đến đâu cũng không thể cung cấp đủ các chất dinh dỡng cho nhu cầu của cơ thể.
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chỉ ăn cơm với thịt cá mà không ăn rau, quả?
+ Cơ thể không đủ chất dinh dỡng và quá trình tiêu hoá không tốt.
* KL: Tại sao phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
- Vài HS nhắc lại
HĐ 2: Tìm hiểu về tháp dinh 
dưỡng cân đối.
- Cho HS quan sát tháp dinh dưỡng, thảo luận nhóm 
+Hãy nói tên nhóm thức ăn.
- GV đánh giá
- HS thảo luận nhóm 2
* KL: Những thức ăn nào cần được ăn đầy đủ? ăn vừa phải, có mức độ, ăn ít và hạn chế.
- Vài HS nhắc lại
 HĐ3: Trò chơi "Đi chợ"
 - Cho HS viết tên các thức ăn, đồ uống hàng ngày.
- GV đánh giá 
- HS chơi theo nhóm, giới thiệu trước lớp thức ăn, đồ uống lựa chọn cho từng bữa.
- Các nhóm khác nhận xét, bình chọn nhóm suất xắc.
 Hoạt động nối tiếp.
	- Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
- Về nhà thực hiện tốt việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
- Nói với bố mẹ về tháp dinh dưỡng.
 Chính tả 
 4b- tiết 7
Truyện cổ nước mình
A. Mục tiêu:
1. Nhớ viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 14 dòng đầu của bài thơ "Truyện cổ 
nước mình".
2. Tiếp tục nâng cao KN viết đúng, (phát âm đúng) các từ có các âm đầu r/d/gi hoặc có vần ân/âng
B. Chuẩn bị:
 GV : Viết sẵn nội dung bài 2a vào bảng phụ.
 HS : VBT Tiếng Việt.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
I. Bài cũ:
Gọi 2 nhóm lên bảng thi viết nhanh tên các con vật bắt đầu bằng ch/tr.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS nhớ - viết
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi 1 HS đọc bài thơ.
- 1 HS đọc 
- HS đọc thuộc lòng 1đ2 HS
- Lớp đọc thầm
- Nêu cách trình bày thơ lục bát.
- Cho HS viết bài
- HS nêu cách viết
- HS tự làm bài
3. Luyện tập:
- Cho HS đọc bài tập
- Nhắc HS khi điền từ hoặc vần cần phối hợp với nghĩa của câu.
- GV đánh giá.
- Đọc yêu cầu bài
- HS làm bài.
- Chữa bài tập- lớp nhận xét
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét qua bài viết.
	- Về nhà đọc lại những đoạn văn trong bài 2 ghi nhớ để không viết sai chính tả.
Thứ tư ngày 15 tháng 9 năm 2009
 Toán
 4a - tiết 2, 4b- tiết 3
 Yến, tạ, tấn
A. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Bước đầu nhận biết được độ lớn của yến,tạ, tấn: Mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn và ki-lô-gam.
- Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng (từ đơn vị lớn ra đơn vị bé).
- Biết thực hiện phép tính với các số đo khối lượng.
B. Chuẩn bị:
GV : Bảng phụ, máy chiếu Projector, máy chiếu vật thể,
HS : SGK
C. Các hoạt động dạy- học
I. Bài cũ:
- Nêu cách so sánh 2 số tự nhiên.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu đơn vị đo khối lượng.
a. Giới thiệu đơn vị yến:
+ Kể tên các đơn vị đo khối lượng đã học.
- ki-lô-gam ; gam
+ Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục ki-lô-gam, người ta còn dùng đơn vị yến
- GV ghi : 1yến = 10kg
+ Mua 2 yến gạo tức là mua bao nhiêu kg?
- 3đ 4 HS đọc
2 yến = 20 kg
3 yến = 30 kg
7 yến = 70 kg
b. Giới thiệu đơn vị tấn, tạ:
- Để đo khối lượng các vật nặng hàng trăm kg, hang tấn người ta còn dùng đơn vị đo như tấn, tạ.
 1 tạ = 10 yến
1 tạ = 100 kg
1 tấn = 10 tạ
1 tấn = 1000 kg
- HS nhắc lại.
2. Luyện tập:
- Nêu yêu cầu bài
- Yêu cầu HS suy nghĩ nêu miệng
- Nhận xét, chữa bài
Bài 1(23)
- HS nêu miệng
+ Con bò cân nặng 2 tạ.
+ Con gà cân nặng 2 kg.
+ Con voi cân nặng 2 tấn.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm bài vào SGK, nêu miệng.
- GV nhận xét
+ Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng yến, tạ, tấn.
+ Cách đổi đơn vị đo khối lượng.
Bài 2(23). Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
1 yến = 10 kg
10 kg = 1 yến.
5 yến = 50 kg.
1 yến 7 kg = 17 kg
4 tạ 60 kg = 460 kg
2 tấn 85 kg = 2085 kg
- Cho HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV hướng dẫn mẫu.
- Cho HS làm bài vào vở
- Chữ ... o khối lượng trong bảng đơn vị đo khối lượng.
B. Chuẩn bị:
GV : Kẻ sẵn bảng như SGK
HS : SGK
C. hoạt động dạy - học
I. Bài cũ:
- Nêu mối quan hệ giữa đơn vị đo khối lượng: tấn, tạ, yến và kg.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu đề-ca-gam và héc-tô-gam.
a. Giới thiệu đề-ca-gam.
+ Kể tên các đơn vị đo khối lượng đã học.
1kg = ? g
+ Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục gam người ta dùng đơn vị đề-ca-gam.
+ đề-ca-gam viết tắt: dag.
+ Tấn, tạ, yến, kg, g.
1kg = 1000g
- HS đọc lại
+ 10g = 1dag 
b. Giới thiệu héc-tô-gam:
+ Nêu tên các đơn vị đo khối lượng đã học từ lớnđ bé 
+ Tấn, tạ, yến, kg, dag, g
+ Kể tên những đơn vị đo khối lượng nào lớn hơn kg? Bé hơn kg?
- HS nêu
- Cho HS nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo khối lượng liền nhau.
1 tấn = 10 tạ
1 tạ = 10 yến
1 kg = 10 hg...
+ Hai đơn vị đo khối lượng liền nhau thì gấp kém nhau bao nhiêu lần?
1 tấn = ? kg
1 tạ = ? kg
1 kg = ? g
+ 2 đơn vị đo khối lượng liền nhau thì gấp kém nhau 10 lần.
1 tấn = 1000 kg
1 tạ = 100 kg
1 kg = 1000 g
- Cho HS đọc lại bảng đơn vị đo khối 
lượng
- 2đ3 HS thực hiện đọc bảng đơn vịđo khối lượng SGK.
3. Luyện Tập :
+ Bài tập yêu cầu gì?
+ Cách đổi đơn vị đo khối lượng từ đơn vị lớn đến đơn vị bé.
+ 2 đơn vị đo khối lượng liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần?
- Cho HS làm bài vào SGK, nêu kết quả
- Nhận xét, chữa bài
Bài 1(24). Viết sốthích hợp vào chỗ chấm:
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS làm bài vào SGK
1 dag = 10g 3kg = 30 hg
8 hg = 80 dag 7kg = 1000g
2kg300g = 2300g 2kg30g = 2030g
- Nêu cách tính có đơn vị đo khối lượng kèm theo.
- Yêu cầu HS làmbài vào vở, chữa bài
- GVnhận xét
Bài 2(24). Tính:
- HS nêu 
- HS làm bài bảng con
380g + 195g = 575 g
928 dag - 274 dag = 654 dag
452 hg x 3 hg = 1356 hg
768 hg : 6 = 128 hg
- Hướng dấn HS làm bài:
+ Muốn điền được dấu thích hợp vào chỗ chấm ta phải làm thế nào? 
- Yêu cầu lớp làm bài SGK, nêu miệng kết quả.
- GVnhận xét, chữa bài
Bài 3(24) >, <, =
+ Ta phải so sánh hai vế
5dag = 50 g 
4 tạ 30kg > 4 tạ 3kg
8 tấn < 8100 kg
3 tấn 500kg = 500kg
- Hướng dẫn Hs tìm hiểu bài toán
+ Bài toán cho biết gì? Yêu cầu tìm gì?- + + Muốn viết trọng lượng của cả bánh và kẹo ta phải làm gì trước?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
Bài 4(24)
- HS đọc bài toán, nêu tóm tắt bài toán
- HS làm vở
4 gói bánh thì nặng
150 x 4 = 600 (g)
2 gói kẹo thì nặng
200 x 2 = 400 (g)
Tổng số bánh và kẹo thì nặng
600 + 400 = 1000 (g)
Đổi 1000g = 1kg
 Đ/S: 1kg.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo khối lượng?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò: Về nhà ôn lại bảng đơn vị đo khối lượng.
Khoa học
4a- tiết 4, 4a- tiết 5
Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật
A. Mục tiêu:
Sau bài học HS có thể:
- Giải thích lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
- Nêu lợi ích của việc ăn cá.
B. Chuẩn bị:
GV: Hình 18, 19 SGK.
HS : Đồ dùng học tập.
C. Các hoạt động dạy - học.
I. Bài cũ:
- Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
- Nêu nhóm thức ăn cần ăn đủ; ăn vừa phải; ăn có mức độ; ăn ít và ăn hạn chế.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung:
Hoạt động 1: Kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh, ai đúng
- Phổ biến luật chơi, cách chơi
- Tổ chức cho HS chơi 
- GV đánh giá.
- Lớp chia thành 2 nhóm
- Các nhóm thi xem tổ nào kể được nhiều món ăn chứa nhiều chất đạm
- Lớp quan sát, theo dõi.
HĐ2: Cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
- Chỉ tên thức ăn chứa đạm động vật và đạm thực vật
- GV phát phiếu thảo luận, trả lời:
+ Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật?
- Trong nhóm đạm động vật tại sao chúng ta nên ăn cá?
- HS thảo luận
- Nêu tên thức ăn vừa kể ở trò chơi.
- Thảo luận nhóm 4
+ Vì mỗi loại đạm chứa những chất bổ
 dưỡng ở tỉ lệ khác nhau.
+ Vì đạm cá dễ tiêu hơn đạm thịt vừa giàu chất béo lại có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch.
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Nhận xét, nêu kết luận
HĐ3: Hoạt động nối tiếp.
- Nêu lợi ích của việc ăn cá.
- Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
- Nhận xét giờ học.
kĩ thuật
Khâu thường
A. Mục tiêu:
- HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu, 
đường khâu thường.
- Biết cách khâu thường theo đường vạch dấu.
- Rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay.
B. Chuẩn bị:
GV: - Mẫu khâu thờng
 - Tranh quy trình khâu thường
 - Vật liệu và vật dụng cần thiết.
HS : - Bộ đồ dùng kĩ thuật
C. Các hoạt động dạy - học.
I. Bài cũ:
- Nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung:
a. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu.
- Cho HS quan sát vật mẫu.
- HS quan sát mặt phải và mặt trái mẫu
+ Nêu những đặc điểm của mũi khâu 
thường.
+ Đường khâu ở mặt phải và mặt trái giống nhau.
+ Mũi khâu ở mặt phải và mặt trái giống nhau, dài bằng nhau và cách đều nhau.
+Thế nào là khâu thường
+ Là cách khâu để tạo thành các mũi khâu cách đều nhau ở 2 mặt vải, khi khâu mũi 
thường có thể khâu liền nhiều mũi mới rút chỉ 1 lần.
- Cho HS nhắc lại
b. HĐ2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
* Hướng dẫn một số thao tác khâu thêu cơ bản.
- Cho HS quan sát H.1
- Nêu cách cầm vải.
- HS quan sát H.1 (T.11)
+Tay trái cầm vải, ngón cái và ngón trỏ cầm vào đờng vạch dấu cách vị trí khâu 1cm, tay phải cầm kim. 
- Cho HS quan sát H.2a, 2b
+ Nêu cách lên kim, xuống kim
- Nêu và lên làm thử
* Hướng dẫn thao tác kỹ thuật khâu thường.
- GV treo tranh quy trình.
- Cho HS nêu các bước.
- GV làm mẫu lần 1 kết hợp giải thích.
- HS quan sát H.4
- Vạch dấu đường khâu:
 + Vạch bằng thước.
 + Kim gẩy 1 sợi vải.
- Lần 2 làm lại các thao tác.
+ Khâu đến cuối đường vạch dấu ta phải làm gì?
- Cho HS đọc ghi nhớ cuối SGK.
- HS quan sát GV làm mẫu.
+ Khâu lại mũi để kết thúc đường khâu.
- Lớp đọc thầm.
c. Hoạt động nối tiếp: 
- Nêu các bước khâu thường.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị vật liệu giờ sau thực hành.
Thứ bảy ngày 19 tháng 9 năm 2009
Toán 
4b-tiết 1, 4a- tiết 3
Giây - Thế kỷ
A. Mục tiêu
 Giúp học sinh: 
- Làm quen với đơn vị đo thời gian: Giây, thế kỷ.
- Biết mối quan hệ giữa giây và phút, thế kỷ và năm.
B. Chuẩn bị:
GV: Đồng hồ có 3 loại kim.
HS : Đồ dùng học tập.
C. các hoạt động dạy và học
I. Bài cũ:
- Kể tên các đơn vị đo khối lượng từ bé đến lớn.
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng?
II. Bài mới:
1. Giới thiệu về giây:
- Cho HS quan sát đông hồ.
+ Khi kim giờ chuyển động được 1 vòng từ số nào đó đến số tiếp liền thì được thời gian là bao nhiêu?
- Quan sát: Kim giờ, phút, giây.
+ Được 1 giờ.
+ Kim phút đi từ 1 vạch đến 1 vạch tiếp liền được thời gianlà bao nhiêu?
+ Được 1 phút
+ Kim phút đi bao nhiêu vạch thì được bằng giờ?
+ Đi 60 vạch 60 phút
+ Vậy 1 giờ = ? phút
- 1 giờ = 60 phút
+ Kim giây đi từ 1 vạch đến 1 vạch tiếp liền được khoảng thời gian là bao nhiêu?
+ 1 giây
+ Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng trên mặt đồng hồ thì được? 
+ 60 giây
- 1 phút = ? giây
- 1 phút = 60 giây
2. Giới thiệu về thế kỷ:
- Đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế kỷ: 1 thế kỷ = 100 năm
- HS nhắc lại
+ Bắt đầu từ năm thứ 1đ100 là thế kỉ thứ nhất từ năm 101 đ 200 thuộc thế kỷ thứ mấy?
+ Từ năm 101 đ 200 thuộc thế kỷ thứ hai
+ Năm 1975 thuộc thế kỷ nào?
+ Năm nay thuộc thế kỷ nào?
+ Để ghi tên thế kỷ người ta thường dùng chữ số nào?
+ Thế kỷ 20
+ Thế kỷ 21
+ Chữ số La mã
3. Luyện tập:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Hướng dẫn HS làm bài
+ Muốn tìm phút = ? giây ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bàivào SGK, nêu miệng
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 1(25). Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- HS làm vào SGK
a) 
1 phút = 60 giây
phút = 20 giây
60 giây = 1 phút
1 phút 8 giây = 68 giây
2 phút = 120 giây
7phút = 420 giây
b) 
1 thế kỉ = 100 năm
9 thế kỉ = 900 năm
100 năm = 1 thế kỉ
thế kỉ = 50 năm
5 thế kỉ = 500 năm
thế kỉ = 20 năm
- Yêu cầu HS đọc bài tập 2, thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Bác Hồ sinh năm 1890 vào thế kỷ nào?
Bài 2(25). 
- Thế kỷ 19 (XIX)
+ CM tháng Tám thành công năm 1945 thuộc thế kỷ nào?
- Thế kỷ 20 (XX)
- Đọc yêu cầu bài 3, trả lời câu hỏi:
+ Lý Thái Tổ về Thăng Long năm 1010 năm đó thuộc thế kỷ nào? Tính đếnnay đã được bao nhiêu năm?
Bài 3(25)
- Thế kỷ XI
- Đến nay được 999 năm (2009)
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu mối quan hệ giữa giây, phút, thế kỷ và năm?
- Nhận xét giờ học.
Sinh hoạt lớp
Nhận xét trong tuần 4
A. Mục tiêu:
- HS biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 4.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
B. Lên lớp:
1. Nhận xét chung:
	- Duy trì tỷ lệ chuyên cần tương đối tốt.
	- Đi học tương đối đầy đủ, xếp hàng ra vào lớp còn chậm, ý thức chưa cao.
	- ý thức tự quản trong giờ truy bài chưa tốt.
	- Học và làm bài chưa đầy đủ trước khi đến lớp (Tuân, Khải).
 	- Chưa đầy đủ đồ dùng trước khi đến lớp.
	- Vệ sinh thân thể + VS lớp học tương đối sạch sẽ.
Tồn tại:
	- 1 số em chưa có ý thức tự rèn, tự giác trong học tập.
	- Khả năng tiếp thu bài còn chậm ( Tuân, Khải).
	- Hay nghịch nói chuyện riêng ( Công, Cường, Tuân ).
	- Chữ viết chưa được đẹp 
2. Phương hướng:
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại.
- Tiếp tục kiểm ra và kèm HS còn hạn chế
* Tuyên dương những bạn có nhiều cố gắng trong học tập và các phong trào của nhà trường, lớp.
Toán (c)
(4a- 4b)
Ôn tập: Các số tự nhiên
A. Mục tiêu:
- Ôn tập về hàng và lớp triệu
- Ôn tập về dãy số tự nhiên 
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
C. Các hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra:
- Nêu khái niệm về dãy số tự nhiên
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung:
Bài 15(SBT)
- Nêu yêu cầu bài
a) Viết và đọc số trong bảng:
- Yêu cầu HS đọc và viết số trong bảng
- HS thực hiện
- GVnhận xét, chữa bài
Bài 30(SBT). Trong các dãy số sau, dãy số nào là dãy số tự nhiên.
- Nêu yêu cầu bài
- Hướng dẫn HS làm bài
d) 0; 1; 2; 3; 4; 5; ... 1 000 001; ...
- Nhận xét, chữa bài
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
 Bài 31(SBT). Viết tiếp ba số tự nhiên thích hợp vào chỗ chấm:
- Hướng dẫn HS làm bài
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, nêu kết quả
a) 786; 787;788; 789; 790; 791; 792
b) 13; 16; 19; 22; 25; 28; 31
c) 2; 4; 8; 16; 32; 64; 128
- GV nhận xét, chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Hướng dẫn về nhà học bài

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4.doc