Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2010-2011 - Lê Bá Tùng (Dạy buổi chiều)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2010-2011 - Lê Bá Tùng (Dạy buổi chiều)

A. Mục tiêu:

- Luyện cho HS viết chữ đúng và đẹp hơn.

B. Đồ dùng dạy học:

- GV: Bảng chữ cái chuẩn.

- HS: Vở luyện viết

C. Các hoạt động dạy học

 

doc 10 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 275Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2010-2011 - Lê Bá Tùng (Dạy buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Thứ 2 ngày 20 tháng 9 năm 2010
Đạo đức
Vượt khó trong học tập (tiếp theo)
A. Mục tiêu:
 - Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học ở tiết 1.
 - Thực hiện quyền đựoc học tập của trẻ em ở bất cứ hoàn cảnh nào.
 - Biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống và biết thực hiện các chuẩn mực đã học trong cuộc sống hàng ngày.
 - Có ý thức vượt khó trong học tập: Thông cảm với những người gặp khó khăn hoạn nạn.
B. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Tranh ảnh minh hoạ.
 - HS: Vở BT Đạo đức; Các mẩu chuyện liên quan đến nội dung bài học.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
II. Bài mới:
a) Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- GV cho HS làm BT 2.
- GV kết luận và khen những em biết vượt khó khăn trong học tập.
- GV cho HS làm BT 3.
b) Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
- GV ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng.
- GV kết luận:
- Khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn để học tốt.
- GV kết luận chung: Trong cuộc sống mỗi người đều có những khó khăn riêng. Để học tập tốt cần cố gắng để vượt qua những khó khăn.
III. Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học.
- 3 HS đọc ghi nhớ.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày - Lớp n/x.
- Một số HS trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- HS làm BT 4 và nêu khó khăn và biện pháp mà em đã khắc phục để học tốt.
Luyện viết
 Bài 3
A. Mục tiêu:
- Luyện cho HS viết chữ đúng và đẹp hơn.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng chữ cái chuẩn.
- HS: Vở luyện viết
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra việc viết bài ở nhà của HS.
- GV nhận xét
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới.
a) Hướng dẫn luyện viết.
- GV treo bảng chữ.
- Gọi HS nêu độ cao, cách viết các con chữ.
- Khoảng cách giữa các tiếng bằng bao nhiêu?
- GV nhận xét bổ sung.
b) Thực hành luyện viết
- Yêu cầu HS viết cẩn thận vào trong vở.
- GV quan sát giúp đỡ HS.
c) Chấm bài.
- GV chấm một số bài viết xong trước.
- Nhận xétbài làm của các em.
III. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về ghi nhớ cách viết các con chữ.
 - HS mở vở.
 - HS lắng nghe.
HS nêu
Rộng bằng con chữ o
HS viết bài.
Hs chú ý lắng nghe
HS lắng nghe, ghi nhớ
Phụ đạo HSY
(Yêu cầu HS làm bài)
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm .
a. 50 dag = .hg 4 kg 300g = .g 
b. 4 tấn 3 kg = ........kg 5 tạ 7 kg = .........kg 
c. 82 giây = .........phút ........giây 1005 g = ........kg .....g 
Bài 2 : 152 phút = .......giờ ......phút . Số cần điền là :
A. 15 giờ 2 phút B. 1 giờ 52 phút C. 2 giờ 32 phút D. 1 giờ 32 phút 
Bài 3 : 8 hộp bút chì như nhau có 96 chiếc bút chì . Hỏi 5 hộp như thế có số bút chì là :
A. 12 bút chì B. 60 bút chì C . 17 bút chì D. 40 bút chì 
Bài 4 : Có 5 gói bánh mỗi gói nặng 200g và 4 gói kẹo mỗi gói nặng 250g . Hỏi tất cả có bao nhiêu kilôgam bánh kẹo ? 
Đáp án
1/ 
a. 50dag = 5 hg 4 kg 300g = 4300g 
b. 4 tấn 3 kg = 4003 kg 5 tạ 7 kg = 507 kg 
c. 82 giây = 1phút 22 giây 1005 g = 1 kg 5g 
2/ C
3/ 60 bút chì 
4/
Năm gói bánh nặng số gam là : 200 x 5 = 1000 ( g )
Bốn gói kẹo nặng số gam là : 250 x 4 = 1000 ( g )
Đổi 1000g = 1 kg
Tất cả có số kilôgam bánh kẹo là : 1 + 1 = 2(k g )
 Đáp số : 2 kilôgam
Thứ 3 ngày 21 tháng 9 năm 2010
Toán: Thực hành
Luyện tập
A. Mục tiêu:
- Ôn về quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian
- Cách đổi các đơn vị
B. Đồ dùng dạy học:
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ:
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2.Bài mới:
a) Hướng dẫn thực hành
- Gọi HS trả lời:
+1 thế kỉ có bao nhiêu năm.
+ 1 năm có bao nhiêu tháng?
+ Những tháng nào có 28(29) ngày; có 30 ngày; có 31 ngày?
+ 1 ngày có bao mhiêu giờ?
1 giờ có bao nhiêu phút? 1 phút có bao nhiêu giây? ...
- Gọi HS đọc lại bảng đơn vị đo khối lượng.
- Cách đổi các đơn vị đo thời gian
b) Thực hành:
- Yêu cầu hs tự làm bài vào VBT.
- GV quan sát, giúp đỡ HS yếu.
- Chấm 1 số bài làm hoàn chỉnh.
- GV nhận xét cách làm của HS. Chữa những lỗi sai cơ bản.
III. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Kiểm tra VBT
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- Phải xác định được quan hệ giữa các đại lượng. Nhân quan hệ với thời gian cần đổi.
- HS làm bài.
- HS lắng nghe, ghi mhớ.
Luyện từ và câu(TH)
Luyện : Từ ghép và từ láy
A. Mục đích, yêu cầu
 - vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy,tìm từ ghép, từ láy, tập đặt câu với các từ đó.
B. Đồ dùng dạy học
 - Vở bài tập Tiếng Việt 4.
C. Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
 - 2 em trả lời câu hỏi: Từ đơn và từ phức khác nhau ở điểm gì?
- Gọi HS bổ sung.
- GV nhận xét.
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Bài mới:
a) Luyện từ đơn và từ ghép
 - Em có nhận xét gì về các tiếng cấu tạo nên từ phức: Truyện cổ, ông cha?
 - Nhận xét về từ phức: thầm thì?
 - Nêu nhận xét về từ phức: chầm chậm, cheo leo, se sẽ?
c) Phần luyện tập
 Bài tập 1:
 - GV nhắc h/s chú ý các từ in nghiêng, các từ in nghiêng và in đậm.
 Bài tập 2:
 - GV phát các trang từ điển đã chuẩn bị
 - Treo bảng phụ
 - Nhận xét, chốt lời giải đúng.
( giải thích cho học sinh những từ không có nghĩa, hoặc nghĩa không đúng ND bài)
III. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học 
- Từ đơn chỉ gồm 1 tiếng; từ phức gồm 2 tiếng trở lên.
 - 1em đọc bài 1 và gợi ý, lớp đọc thầm.
 - Đều do các tiếng có nghĩa tạo thành
(Truyện cổ = truyện + cổ)
 - Tiếng có âm đầu th lặp lại 
 - Lặp lại vần eo(cheo leo)
 - Lặp lại cả âm và vần(chầm chậm, se sẽ)
 - Vài h/s nêu lại 
 - HS mở vở bài tập, làm bài 1
 - Vài em đọc bài
 - 1em đọc yêu cầu 
 - Trao đổi theo cặp
 - Làm bài vào vở bài tập
 - 1em chữa bảng phụ
 - Đại diện nhóm trình bày kết quả 
 - Lớp đọc bài
 - Chữa bài đúng vào vở.
 - Nghe nhận xét
Thứ 4 ngày 22 tháng 9 năm 2010
Tập đọc (Thực hành)
Một người chính trực
A. Mục đích, yêu cầu
 1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Giọng đọc phù hợp phân biệt lời ngời kể với lời nhân vật.Thể hiện rõ sự chính trực của Tô Hiến Thành.
 2. Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: ca ngợi sự thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nớc của Tô Hiến Thành- Vị quan thời xa.
B. Đồ dùng dạy- học
 - Tranh minh hoạ bài đọc SGK, bảng phụ.
C. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên đọc đoạn đầu.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, bổ sung
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
a) Luyện đọc
- GV chọn 1 đoạn cho Hs luyện đọc( viết bảng phụ) 
- Gọi HS đọc.
- GV nhắc lại những chỗ ngắt nghỉ, cần nhấn mạnh.
- Yêu cầu HS đọc đoạn.
- Cho HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- Các nhóm thi đọc hay.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét công bố nhóm đọc tốt.
b) Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
- Câu chuyện kể về ai?
- Ông là người như thế nào?
- Việc làm chính trực của ông thể hiện ở những việc làm nào?
- Theo em ngày nay chúng ta có cần là ngưòi chính trực không? Vì sao?
- GV kết luận: Ta cần là người chính trực. Vì người chính trực luôn được mọi người quý mến, kính trọng
III Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện đọc.
HS đọc bài.
HS lắng nghe.
HS đọc bài.
Lắng nghe, ghi nhớ.
HS đọc bài.
HS làm việc theo cặp
HS thi kể, nhận xét bạn.
Về ông Tô Hiến Thành
Là người chính trực
HS tự do trả lời
HS lắng nghe.
- HS lắng nghe
Kỹ thuật
Khâu thường
A. Mục tiêu
-Học sinh biết cách cầm vải, kim, lên kim, xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu, đường khâu thường.Biết cách khâu, khâu được các mũi khâu thường theo đường dấu.
- Rèn luyện tính kiên trì khéo léo của đôi tay.
B. Đồ dùng dạy học
- GV: Tranh quy trình khâu thường, mẫu khâu thường; bộ đồ dùng kĩ thuật 4.
- HS: Bộ đồ dùng; vở bài tập
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng của Hs
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Bài mới
a) Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu
GV đưa ra mẫu khâu thường
GV bổ xung và kết luận
GV nêu vấn đề: Thế nào là khâu thường?
b)Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
+ Hướng dẫn cách khâu, thêu cơ bản
- Yêu cầu học h/s quan sát hình 1:
- GV dùng vảicó thật để hướng dẫn.
- Yêu cầu h/s quan sát hình2a,b
- GV thực hiện động tác lên kim, xuống kim.
- Nêu những điểm cần lưu ý SGV(22)
- Gọi h/s lên bảng thực hiện thao tác.
- GV kết luận nội dung 1.
+ Hướng dẫn thao tác kĩ thuật khâu thường.
- GV treo tranh quy trình
- Nhận xét, hướng dẫn vạch dấu
- Gọi h/s đọc nội dung, quan sát hình 5a, b, c.
- Hướng dẫn 2 lần thao tác kĩ thuật
- Nêu câu hỏi: khâu đến cuối đường vạch dấu ta làm gì?
GV làm mẫu nút chỉ cuối đường khâu.
- Tổ chức cho h/s tập khâu mũi khâu thường trên giấy kẻ ô li.
III. Củng cố,dặn dò
- GV nhận xét tiết học, kết quả thực hành
- Hướng dẫn chuẩn bị đồ dùng tiết 5.
Kiểm tra đồ dùng.
Nghe
Quan sát mặt trái, mặt phải
Hình 3a,b
2 h/s trả lời, 1 em đọc ghi nhớ
Quan sát, nhận xét
Nêu cách cầm vải khi khâu
Nêu cách xuống kim, lên kim
Nghe
2 h/s thực hiện
HS nghe
Quan sát tranh, nêu nhận xét
2 h/s đọc
HS quan sát
2 h/s trả lời
Phải chốt nút chỉ cuối đường khâu
HS quan sát, 1 em đọc ghi nhớ
HS thực hành theo cặp, giúp đỡ nhau khâu thường trên giấy cách đều nhau 1 ô li
- HS lắng nghe.
Tập làm văn (Thực hành)
Luyện: Viết thư
A. Mục đích yêu cầu
 1. HS nắm chắc mục đích việc viết thư, nội dung cơ bản, kết cấu thông thường 1 bức thư.
 2. Luyện kĩ năng viết thư, vận dụng vào thực tế cuộc sống.
B. Đồ dùng dạy- học
 - GV: Bảng phụ chép đề văn, vở bài tập Tiếng Việt.
 - HS: Vở bài tập
C. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- Nêu cấu tạo của một bức thư.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: SGV(93)
2. Bài mới
a) Phần luyện tập
* Tìm hiểu đề
 - GV gạch chân từ ngữ quan trọng trong đề.
 - Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai? Mục đích viết thư làm gì?
 - Cần xưng hô như thế nào? Thăm hỏi bạn những gì?
 - Kể bạn những gì về trường lớp mình?
 - Cuối thư chúc bạn, hứa hẹn điều gì?
b Thực hành viết thư
 - Yêu cầu h/s viết ra nháp những ý chính
 - Kh/ khích h/s viết chân thực, tình cảm
 - GV nhận xét, chấm 3-5 bài
c. Chấm chữa bài
- Giáo viên chấm và chữa một số bài
- Tuyên dương những lá thư hay, có cảm xuc
III. Củng cố,dặn dò
- Hệ thống bài và nhận xét giờ học 
- Về nhà học thuộc ghi nhớ và luyện thực hành
- HS nêu.
- HS bổ sung.
 - 1 h/s đọc đề bài, lớp đọc thầm, xác định yêu cầu của đề.
 - 1 bạn ở trường khác. Hỏi thăm và kể cho bạn về trường lớp mình.
 - Bạn, cậu, mình,,Sức khoẻ, học hành, gia đình, sở thích
 - Tình hình học tập,sinh hoạt,cô giáo,bạn bè.
 - Sức khoẻ, học giỏi
 - Thực hiện
 - Trình bày miệng(2 em)
 - Cả lớp viết thư vào vở.1 em đọc
- HS lắng nghe, ghi nhớ
Thứ 5 ngày 23 tháng 9 năm 2010
Toán (TH)
Bảng đơn vị đo khối lượng
A. Mục đích yêu cầu
- Hs nắm được bảng đơn vị đo thời gian
- Biết cách đổi các đơn vị đo thời gian
B. Đồ dùng dạy- học
- GV: SGK
- HS: Vở bài tập
C. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS nêu lại bảng đơn vị đo khối lượng.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, bổ sung.
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: SGV(93)
2. Bài mới
a) Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: Gọi Hs nêu yêu cầu.
- Gọi HS nêu lại quan hệ giữa các đơn vị.
Bài tập 2: 
- Nêu yêu cầu của BT.
- Lưu ý Hs khi thực hiện phép tính cần làm gì?
Bài tập 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Để biết được kết quả ta cần làm gì?
Bài tập 4: 
- Gọi Hs đọc bài.
- Phân tích bài toán.
- Gọi HS nêu cách giải.
b) Thực hành
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV quan sát giúp đỡ HS.
- Chấm 1 số bài
III. Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học.
Dặn hs về nhà học bài
HS nêu lại: Tấn, tạ, yến, kg, hg. dag, g
HS lắng nghe
HS nêu yêu cầu: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
Hơn kém nhau 10 lần.
Cần cùng đơn vị đo.
Cần đổi ra cùng 1 đơn vị rồi so sánh.
HS đọc và phân tích đề.
HS làm bài.
- HS lắng nghe, ghi nhớ
Sinh hoạt
Sinh hoạt lớp tuần 4
A. Mục đích yêu cầu.
- Tổng kết hoạt động của lớp trong tuần qua và đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
- Tổ chức trò chơi: Phấn khởi, hứng thú trong học tập
B. Các hoạt động chủ yếu
I. ổn định tổ chức.
II. Nhận xét dánh giá
1. Tổ trưởng nhận xét từng tổ.
2. Lớp trưởng nhận xét.
 a) Về đạo đức.
 b) Về học tập.
 c) Các hoạt dộng khác
3. Giáo viên nhận xét
 a) Về đạo đức: 
 - Đa số các em có ý thức tốt, quan hệ với thầy cô đúng mực, thân thiện với bạn bè.
 - Đi học đều, ra vào lớp ngay ngắn, khẩn trương Tuy nhiên vẫn còn tình trạng đi học chậm
 b) Về học tập: 
 - Nhìn chung các em có ý thức học tập tốt; học bài và làm bài trước khi đến lớp; hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài chuẩn bị cho thi khảo sát CL đầu năm
 - Tham gvia thi đầy đủ
c) Các hoạt động khác.
III. Phương hướng tuần tới
Thực hiện đầy đủ nề nếp trường lớp.
Tiếp tục tăng cường kiểm tra đồ dùng học tập, vở bài tập.
Thực hiên tốt các hoạt động ngoài giờ: Múa hát sân trường, thể dục giữa giờ.
HĐNGLL: ca hát mừng năm học mới
mừng thầy cô và bạn bè
1. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh: 
- Tham gia văn nghệ nhiệt tình, sôi nổi thông qua một số bài hát, bài thơ... ca ngợi trường, lớp, thầy cô và bạn bè.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó với trường, lớp; quý trọng thầy cô; đoàn kết thân ái với bạn bè; phấn khởi tự hào về trường lớp mình và tự tin, quyết tâm thực hiện tốt nội quy, nhiệm vụ năm học mới để phát huy truyền thống của trường.
2. Nội dung và hình thức hoạt động
a. Nội dung
Hát, múa, đọc thơ, kể chuyển, đóng tiểu phẩm có nội dung ca ngợi thầy cô và bạn bè.
b. Hình thức hoạt động
	- Thi hát, nâm thơ... giữa các tổ.
	- Thi sáng tác thơ... giữa các tổ về chủ đề trên.
	- Tổ chức trò chơi tìm các ẩn số cho cả lớp.
3. Chuẩn bị hoạt động
a. Về phương tiện hoạt động
	- Nhưỡng bài hát, bài thơ về trường, lớp; về thầy cô giáo và bạn bè.
	- Hệ thống các câu hỏi và đáp án.
	- Bản quy ước về thang điểm.
b. Về tổ chức
	- Giáo viên chủ nhiệm nêu chủ đề, nội dung chương trình, nội dung chương trình, kế hoạch, thời gian tiến hành cho cả lớp và hướng dẫn học sinh chuẩn bị các phương tiên hoạt động.
- Cử ban giám khảo.
- Cử người dẫn chương trình
- Trang trí.
- Kê bàn hình chữ U.
4. Tiến hành hoạt động
a) Khởi động
- Hát tập thể: chọn các bài hát liên quan đến chủ đề tháng 9.
- Giới thiệu chương trình văn nghệ: tuyên bố lý do, giới thiệu ban giám khảo và thư ký.
b) Phần giao lưu văn nghệ
	* Thi hát hoặc ngâm thơ... về trường, lớp thân yêu
	- Mỗi tổ cử 2 thí sinh đại diện 
	- Thí sinh từng tổ biểu diễn bài hát đã chọn, lần lượt từ tổ 1 cho đến tổ 4 
	- Tổ nào đến lượt mà trong thời gian quy định không hát được thì mất lượt chuyển sang tổ khác.
	- Sau số lượt quy định, tổ nào hát nhiều bài (kể cả ngâm thơ) về trường, lớp. hầy cô và bạn bè thì thắng.
	* Trò chơi: trả lời nhanh và đúng
	Trò này dành cho học sinh cả lớp để tạo không khí sôi nổi.
	Người điều khiển lần lượt nêu từng câu hỏi. Học sinh xung phong trả lời. Ai trả lời đúng đáp án sẽ được thưởng quà. Không trả lời được người điều khiển chương trình nêu rõ đáp án.
Câu hỏi cụ thể là:
	1. Lễ khai giảng năm học này là lễ khai giảng thứ bao nhiêu của trường ta?
	2. Bạn hãy cho biết họ và tên thầy Hiệu trưởng đầu tiên và hiện nay của trường ta.
	3. Bạn hãy hát bài hát có từ "mái trường".
	4. Bạn hãy hát bài hát có từ "lớp"
	5. Bạn hãy hát bài hát có từ chỉ dụng cụ học tập.
	* Những vần thơ mường năm học mới
	Yêu cầu và cách thực hiện:
	Mỗi tổ cử 2 học sinh tham gia. Trong thời gian quy định, thí sinh từng tổ trao đổi với nhau để sáng tác được một bài thơ ca ngợi trường lớp, thầy cô và bạn bè nhân dịp năm học mới.
	Hết thời gian quy định, người điều khiển thu bài và lần lượt đọc cho cả lớp nghe bài thơ đại diện cho từng tổ sáng tác. Ban giám khảo cho điểm từng tổ công khai trên bảng.
5. Kết thúc hoạt động
- Công bố kết quả.
- Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_4_nam_hoc_2010_2011_le_ba_tung_day_buoi_c.doc