Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức 3 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức 3 cột)

I. Mục tiêu:

 1. Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Chính trực, Long xưởng, di chiếu, tham tri chính sự, gián nghị đại phu Đọc diễn cảm toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng các câu văn dài, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm

 2. Hiểu các từ ngữ trong bài: Chính sự, di chiếu, Thái tử, Thái hậu, phó tá, tham tri chính sự, gián nghị đại phu

 3. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.

 4. GD hs học tập Tô Hiến Thành.

II. Đồ dùng dạy - học:

 - Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc

 

doc 40 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 829Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Ngày soạn: 16/9/2011 Ngày giảng: Thứ 2/19/9/2011
Tiết 1: Sinh hoạt đấu tuần
LỚP TRỰC TUẦN NHẬN XÉT
======================================
Tiết 2: Tập đọc
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I. Mục tiêu:
	1. Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Chính trực, Long xưởng, di chiếu, tham tri chính sự, gián nghị đại phuĐọc diễn cảm toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng các câu văn dài, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm
	2. Hiểu các từ ngữ trong bài: Chính sự, di chiếu, Thái tử, Thái hậu, phó tá, tham tri chính sự, gián nghị đại phu
	3. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
	4. GD hs học tập Tô Hiến Thành.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học 
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS đọc bài : “Người ăn xin”, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét – ghi điểm.
3. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Nội dung:
* Luyện đọc:
- Đọc toàn bài. 
- Chia đoạn: bài chia làm 3 đoạn
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 
- Đọc từ khó
- Đọc nối tiếp đoạn lần 2 
- Đọc chú giải
- Luyện đọc theo cặp.
- Đọc mẫu toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
+ Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hịên như thế nào?
+ Khi Tô Hiến Thành ốm nặng ai là người chăm sóc ông ? 
+ Trong việc tìm người giúp nước sự chính trực của ông Tô Hiến Thành được thể hiện như thế nào ?
+ Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông?
+ Qua câu chuyện trên tác giả muốn ca ngợi điều gì?
*Luyện đọc diễn cảm:
- HD giọng đọc.
- Đọc nối tiếp cả bài.
- Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn văn : Một hômTrần Trung Tá 
+ Đọc mẫu
+ Luyện đọc theo cặp
+ Tổ chức thi đọc
- GV nhận xét chung.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài
- Liên hệ giáo dục: 
- Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Tre Việt Nam” 
- N. xét giờ học.
1’
4’
1’
11’
11’
9’
3’
- Hát đầu giờ.
- 3 HS thực hiện yêu cầu
- HS ghi đầu bài vào vở
- 1 hs đọc 
- HS đánh dấu từng đoạn
- 3 HS đọc 
- Luyện đọc từ khó.
- 3 HS đọc 
- 1 HS đọc
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
+ Tô Hiến thành không chịu nhận vàng đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu mà lập Thái tử Long Cán.
+ Quan Tham Tri Chính Sự ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh.
+ Ông cử người tài ba đi giúp nước chứ không cử người ngày đên chăm sóc hầu hạ mình.
+ Vì ông quan tâm đến triều đình, tìn người tài giỏi để giúp nước , giúp dân. vì ông không màng danh lợi, vì tình riêng mà tiến cử Trần Trung Tá.
* Câu chuyện ca ngợi chính trực,thanh liêm, tầm lòng vì dân vì nước của vị quan Tô Hiến Thành..
- 3 HS đọc nối tiếp toàn bài, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3, 4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- 2, 3 Hs nhắc lại ND bài văn
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
===========================================
Tiết 3: Toán 
SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN(21)
I. Mục tiêu:
	1. Hệ thống hoá một số kiến thức ban đầu về cách so sánh hai số tự nhiên, đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên.
	2. Nhận biết nhanh, chính xác về thứ tự các số tự nhiên và so sánh các số tự nhiên.
	3. Có ý thức khi học toán, tự giác khi làm bài tập, yêu thích bộ môn.
II. Đồ dùng dạy – học:
	- Phiếu học tập BT1.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng viết số:
Viết các số đều có bốn chữ số : 1, 5, 9, 3
Viết các số đều có sáu chữ số : 9, 0, 5, 3, 2, 1
- Nhận xét, chữa bài và ghi điểm 
3. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Ghi bảng
b. Nội dung: 
*So sánh các số tự nhiên: 
- So sánh hai số tự nhiên: 100 và 99
+ Số 99 gồm mấy chữ số?
+ Số 100 gồm mấy chữ số?
+ Số nào có ít chữ số hơn?
- Vậy khi so sánh hai số tự nhiên với nhau, căn cứ vào số các chữ số của chúng ta rút ra kết luận gì?
- Ghi các cặp số lên bảng rồi cho học sinh so sánh:
 123 và 456 ; 7 891 và 7 578
- Yêu cầu HS nhận xét các cặp số đó?
- Làm thế nào để ta so sánh được chúng với nhau?
Kết luận: So sánh các chữ số cùng một hàng lần lượt từ trái sang phải, chữ số ở hàng nào lớn thì tương ứng lớn hơn và ngược lại.
* Hướng dẫn so sánh hai số trong dãy số tự nhiên và trên tia số:
+ So sánh hai số trên tia số.
2. Xếp thứ tự các số tự nhiên:
- Nêu các số : 7 698; 7 968; 7 896; 
7 869 và yêu cầu HS :
+ Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
+ Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé.
+ Số nào là số lớn nhất, số nào là số bé nhất trong các số trên ?
3. Thực hành : 
Bài 1:(HĐCN – Phiếu) 
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Nhận xét, ghi điểm
Bài 2: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: (HĐN2- vở)
- Thảo luận đôi.
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 3: Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé:
- Làm bài vào vở, 1 HS thực hiện vào bảng phụ 
- Nhận xét và chữa bài .
4. Củng cố – dặn dò : 
- Nêu cách so sánh.
- Củng cố bài 
- Dặn HS về làm bài tập (VBT) và chuẩn bị bài sau: “ Luyện tập” 
- Nhận xét tiết học.
TG
1’
4’
1’
14’
15’
5’
6’
6’
3’
Hoạt động học
- Hát chuyển tiết.
- 2 HS lên bảng làm bài thực hiện yêu cầu.
a. 1 539; 5 913; 3 915; 3 159; 9 351
b. 905 321; 593 021; 350 912; 123 509; 213 905
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS so sánh : 100 > 99 hay 99 < 100 
+ Số 99 gồm 2 chữ số.
+ Số 100 gồm 3 chữ số.
+ Số 99 có ít chữ số hơn.
- KL : Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn. 
- HS nhắc lại kết luận.
- HS so sánh và nêu kết quả.
 123 7 578 
+ Các cặp số đó đều có số các chữ số bằng nhau.
 - HS nhắc lại.
- HS theo dõi.
0 1 2 3 4 5 6 7 
+ HS tự so sánh và rút ra kết luận:
- Số gần gốc 0 hơn là số bé hơn, số xa gốc 0 hơn là số lớn hơn.
- HS thực hiện theo yêu cầu:
+ 7 689 < 7 869 < 7 896 < 7 968
+ 7 968; 7 896; 7 896; 7 689
+ Số 7 968 là số lớn nhất, số 7 689 là số bé nhất trong các số trên.
- 3 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm vào phiếu.
 1 234 > 999 
 8 754 < 87 540 
 39 680 = 39 000 + 680
 - HS chữa bài vào vở
- Đọc y/c
- HĐ nhóm đôi, báo cáo kết quả.
a. 8 136 ; 8 316 ; 8 361
c. 63 841 ; 64 813 ; 64 831
- Đọc y/c
- HS làm bài theo yêu cầu:
 a. 1 984 ; 1 978 ; 1 952 ; 1 942
- HS chữa bài.
- Trả lời
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
===========================================
Tiết 4: Kĩ thuật
KHÂU THƯỜNG 
 I. Mục tiêu:
 	1. Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu, đường khâu thường.
 	2. Khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu.
 	3. Rèn luyện tính kiên trì, khéo léo của đôi tay.
 II. Đồ dùng dạy học:
 	- Tranh quy trình khâu thường, mẫu khâu, 1 số sản phẩm khâu thường
 	- 1 mảnh vải len( sợi khác màu vải) kim khâu len...
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: Ghi đầu bài.
b. Nội dung bài:
*Hoạt động 1: Giới thiệu mẫu 
- Khâu thường còn được gọi là khâu tới , khâu luôn.
- Thế nào là khâu thường ?
*Hoạt động 2: HD HS thao tác kĩ thuật
- HD thực hiện một số thao tác khâu, thêu cơ bản ?
- Nêu cách cầm vải và cầm kim khi khâu?
- Hãy nêu cách lên kim và xuống kim?
*HD thao tác kĩ thuật khâu thường 
- Treo tranh quy trình 
- Khâu thường được thực hiện theo mấy bước ?
- HD 2 lần thao tác kĩ thuật khâu mũi thường 
- Lần đầu HD thao tác có kết hợp giải thích.
- Lần 2 HD nhanh hơn toàn bộ các thao tác để H hiểu và biết cách thực hiện.
- Khâu đến cuối đường vạch dấu ta phải làm gì?
*G chốt =>ghi nhớ 
c. Luyện tập:
- Tổ chức cho H tập khâu mũi thường trên giấy ô li.
4. Củng cố, dặn dò:
- Tổng kết bài
- Nhận xét tiết học
- Cb bài sau. 
1’
3’
1’
3’
9’
15’
3’
- KT sự chuẩn bị của H .
- H quan sát và nhận xét.
- Quan sát mặt phải mặt trái và kết hợp quan sát hình 3a,3b, sgk và nhận xét.
- Đường mũi khâu ở mặt phải và mặt trái giống nhau.
- Mũi khâu ở hai mặt giống nhau, dài bằng nhau và cách đều nhau.
- H đọc mục 1 phần ghi nhớ.
- Cách thực hiện một số thao tác cơ bản khi khâu.
- Quan sát hình 1 và đọc nội dung phần 1a
- Nêu nội dung phần 1a.
+ Cách lên kim và xuống kim.
- QS hình 2a, b.
- Lên kim: đâm mũi kim từ phía dưới xiên lên trên mặt vải.
- Xuống kim: tương tự.
- Quan sát và nêu các bước khâu thường.
- Thực hiện theo hai bước
+ Vạch đường dấu
+ Vuốt thẳng vải 
+ Vạch đường dấu thẳng mép vải 2cm.
- Chấm các điểm cách đều nhau 5 mm.
- Khâu các mũi khâu thường theo đường dấu.
- Đọc mục b và quan sát hình 5a, 5b,5c sgk.
- Quan sát hình 6a, b,c sgk. Khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu để giữ cho đường khâu không bị tuột chỉ khi sử dụng . Cuối cùng dùng kéo để cắt chỉ.
- H đọc ghi nhớ.
- Thực hành: Tập khâu các mũi khâu thường cách đều nhau. 
==========================================
Tiết 5: Đạo đức
Bài 2: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
	1. Biết xác định những khó khăn trong cuộc sống và học tập của bản thân và cách khắc phục.Biết quan tâm chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn 
2. Vận dụng kiến thức đã học và vốn hiểu biết của mình để làm bài tập.
3. Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- GV: tranh minh hoạ, bảng phụ giấy mầu.
	- HS: đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 + Khi gặp khó khăn trong học tập ta nên làm ntn?
 - N. xét, đánh giá.
3. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
b. Nội dung: 
*Hoạt động 1: Xử lý tình huồng
*Mục tiêu: Biết cách đưa ra xử lý tình huống .
- Tình huống: (BT2 sgk)
+ Nếu em là bạn Nam em sẽ làm gì ?
*GV: Nếu chúng ta bị ốm lâu ngày thì trong học tập ta phải nhờ bạn (hoặc tự mình ) chép bài, nhờ bạn nhờ thầy giáo giảng bài để theo kịp các bạn. 
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi
*Mục tiêu: Nêu được việc vượt khó trong học tập của bản thân .
- Cho HS thảo thuận đưa ra những khó khăn trong HT và cách giải quyết .
*Chốt lại: Vượt khó trong HT là đức tính rất quý. Chúng ta cần tự mình cố gắng vươn lên nhiều hơn.
*Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
*Mục tiêu: Nêu được khó khăn của mình và biết cách khắc phục khó khăn đó.
- Y/c HS nêu tình huống và cách gi ... tộc: Thái, Mông, Dao...
+ Để tránh thú giữ.
- HS đọc mục 1.
+ Thường trồng lúa, ngô, chè trên nương rẫy ruộng bậc thang.
- HS lên bảng chỉ vị trí HLS trên bản đồ .
+ Thường được làm ở sườn đồi 
+ Giúp cho việc giữ nước, chống xói mòn.
+ Được gọi là bờ.
+ Họ trồng lúa trên ruộng bậc thang.
- Dựa vào tranh, ảnh, vốn hiểu biết để thảo luận trong nhóm theo gợi ý sau:
+ Vải thổ cẩm, túi, khăn piêu gùi ....
+ Màu sắc sặc sỡ có nhiều hoa văn 
+ Dùng để may quần áo, túi, khăn, viền vỏ chăn, vỏ đệm.....
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
+ Nghề nông là nghề chính của người dân ở HLS. Họ trồng lúa, ngô, chè trên ruộng bậc thang. Ngoài ra họ còn làm một số nghề thủ công: dệt, thêu, đan.
- HS QS H3 và đọc mục 3 trong SGK trả lời các câu hỏi sau:
+ Một số khoáng sản: A-pa-tít, đồng, chì, kẽm...
+ A-pa-tít là khoáng sản được khai thác nhiều nhất.
+ Quặng A-pa-tít được khai thác ở mỏ sau đó được làm giầu quặng quặng được làm giầu đưa vào nhà máy sản xuất ra phân lân phục vụ cho NN
- Khoáng sản được dùng làm nguyên liệu cho ngành CN vì vậy chúng ta phải biết khai thác và sử dụng hợp lý
+ Khai thác gỗ, mây, nứa...và các lâm sản khác: nấm, mọc nhĩ, nấm hương, quế sa nhân...
- 2, 3 HS đọc bài học
=============================================
Tiết 2: Tập làm văn
 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
I. Mục tiêu:
	1. Thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý khi đã cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện.
	2. Rèn kĩ năng viết văn cho HS.
	3. GDHS có ý thức học tập.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ cốt truyện nói về lòng hiếu thảo của người con khi mẹ ốm.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Thế nào là cốt truyện? Cốt truyện thường có những phần nào?
+ Kể lại chuyện “cây khế”.
- Nx, ghi điểm.
3. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: ghi bảng
b, Nội dung: 
*Tìm hiểu đề bài:
 - Phân tích đề bài: Gạch chân những từ ngữ: ba nhân vật, bà mẹ ốm, người con, bà tiên.
+ Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến điều gì?
GV: Khi xây dựng cốt truyện các em chỉ cần ghi vắn tắt các sự việc chính. Mỗi sự việc cần ghi lại bằng 1 câu.
*Lựa chọn chủ đề và xây dựng cốt truyện: 
+ Người mẹ ốm như thế nào? 
+ Người con chăm sóc mẹ như thế nào ?
+ Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp những khó khăn gì ?
+ Người em đã quyết tâm như thế nào?
+ Bà tiên đã giúp đỡ hai mẹ con như thế nào ?
+ Câu 1, 2 tương tự như trên.
+ Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì ?
+ Bà tiên làm cách nào để thử thách lòng trung thực của người con?
+ Cậu bé đã làm gì ?
*Kể chuyện: 
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Nhận xét, cho điểm HS.
- Viết cốt truyện vào vở.
4. Củng cố - dặn dò: 
+ Hãy nói cách xây dựng cốt truyện ?
- Về đọc trước đề bài ở tuần 5, chuẩn bị giấy viết, phong bì, tem .... viết thư để làm tốt bài kiểm tra.
- Nx tiết học.
1’
4’
1’
3’
8’
17’
4’
- Hát chuyển tiết.
- HS thực hiện yêu cầu
- Nhắc lại đầu bài.
*Xây dựng cốt truyện.
- 2 HS Đọc yêu cầu của bài.
+ Cần chú ý: đến lý do xảy ra câu chuyện, diễn biến câu chuyện, kết thúc câu chuyện.
VD: Cả tôi nữa, cũng thừa nhận được chút gì của ông lão.
- HS tự lựa chọn chủ đề.
 - 2 HS đọc gợi ý 1.
 1. Người mẹ ốm rất nặng / ốm liệt giường/ ốm khó mà qua khỏi/ 
 2. Người con thương mẹ, chăm sóc tận tuỵ bên mẹ ngày đêm. / Người con dỗ mẹ ăn từng thừa cháo. / Người con đi xin thuốc lá v nấu cho mẹ uống./.
 3. Người con vào tận rừng sâu tìm một loại thuốc quí./ Người con phải tìm 1 bà tiên già sống trên ngọn núi cao./ Người con phải trèo đèo, lội suối tìm loại thuốc quý./ Người con phải cho thần đêm tối đôi mắt của mình./
 4. Người con gửi mẹ cho hàng xóm rồi lặn lội vào rừng. Trong rừng người con gặp nhiều thú dữ nhưng chúng thương tình không ăn thịt./ 
5. Bà tiên cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của người con và hiện ra giúp cậu./
- HS đọc gợi ý 2
3. Nhà rất nghèo, không có tiền mua thuốc cho mẹ./
4. Bà tiên biến thành cụ già đi đường đánh rơi một túi tiền./.. 
5. Cậu thấy phía trước một bà cụ già, khổ sở. Cậu đoán đó là tiền của bà cụ dùng để sống và chữa bệnh. Nếu bỏ đói cụ cũng ốm như mẹ cậu. Cậu chạy theo và trả lại cho bà./.
- Kể trong nhóm. 4 HS thi kể trước lớp
- Nhận xét, bổ sung
- HS viết cốt truyện của mình vào vở. 
+ Cần hình dung được: Các nhân vật của câu chuyện. Chủ đề của câu chuyện. Diễn biến của câu chuyện..........có ý nghĩa.
=============================================
Tiết 4: Chính tả:(Nhớ - viết)
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I. Mục tiêu:
	1. Nhớ viết lại chính tả 14 dòng đầu của bài thơ : ‘‘Truyện cổ nước mình’’. Luyện viết các từ có âm đầu: r/ d/ gi.
	2. Nhớ viết, trình bày đúng đẹp bài viết. Luyện viết đúng các từ có âm đầu: r/ d/ gi.
3. GDHS có ý thức viết chữ cẩn thận, giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy học:
	- 1số tờ phiếu khổ to.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - 2 HS lên bảng viết tên 5 con vật bắt đầu bằng ch/ tr:
 - GV nhận xét .
3. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng
b, Nội dung: 
* HD HS nhớ viết: 
- Đọc đoạn thơ.
+ Vì sao tác giả lại yêu chuyện cổ nước mình ?
+ Qua câu chuyện cổ ông cha ta muốn khuyên con cháu điều gì ?
- HD cách trình bày đoạn thơ lục bát 
- Chấm chữa 7-10 bài .
- Nhận xét, tuyên dương.
*HD HS làm bài: 
Bài 2: 
a, Điền vào chỗ trống tiếng có âm đầu: r/ d/ gi
- Phát phiếu cho một số HS
- Tương tự với phần b.
- Nhận xét – chốt lại .
4. Củng cố - dặn dò:
- Hệ thống ND bài.
- Nhắc HS về nhà đọc lại những đoạn văn.
- Nhận xét tiết học 
1’
4’
1’
22’
6’
3’
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu 
- Chó, trâu, châu chấu, chồn, chuột...
- 1 HS đọc lại y/c của bài .
- 1 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ .
+ Vì câu chuyện cổ rất nhân hậu, sâu sắc.
+ Khuyên con cháu hãy biết thương yêu , giúp đõ lẫn nhau..
- Nhớ lại đoạn thơ tự viết bài .
- Từng cặp HS đổi vở – soát lỗi sửa những chữ viết sai ra lề trang vở .
- Đọc những đoạn văn – làm bài vào vở 
- Những HS làm bài trên phiếu trình bày 
* Lời giải:
+ Nhạc của trúc, nhạc của tre, là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê 
+ Diều bay, diều lá tre bay lưng trời. Sáo tre, sáo trúc bay lưng trời. Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều. 
- Lắng nghe, ghi nhớ.
=============================================
TIẾT 5: An toàn giao thông
Bài 2: VẠCH KẺ ĐƯỜNG - CỌC TIÊU - RÀO CHẮN
I. Mục tiêu:
	1. HS hiểu được ý nghĩa tác dụng của vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn trong giao thông
	2. HS nhận biết được các loại cọc tiêu, rào chắn, vạch kẻ đường và xác định đúng nơi có vạch kẻ đường
	3. Khi đi đường luôn biết quan sát đến mọi tín hiệu giao thông để chấp hành đúng luật giao thông đường bộ, đảm bảo ATGT.
II. Chuẩn bị :
	- Phong bì, các biển báo hiệu, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên các nhóm biển báo?
- Nx, đánh giá.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: Ghi bảng
b. Nội dung:
*Hoạt động 1: Ôn lại bài cũ.
Mục tiêu: HS nhớ lại đúng tên của 23 nội dung của các biển báo hiệu đã học.
 - HS nhận biết và ứng xử nhanh khi gặp biển báo
Cách tiến hành: Hộp thư 
*Trò chơi 1: Chạy
- Giới thiệu trò chơi và phổ biến luật chơi
*Trò chơi 2: Đi tìm biển báo hiệu giao thông
* Hoạt động 2: Vạch kẻ đường
 Mục tiêu: HS hiểu được sự cần thiết của vạch kẻ đường.
- HS biết vị trí của các loại vạch kẻ khác nhau.
Cách tiến hành:
- Những ai đã nhìn thấy vạch kẻ trên đường ?
- Em có thể mô lại vạch kẻ trên đường mà em nhìn thấy
- Em nào biết người ta kẻ những loại vạch ở trên đường để làm gì ?
- Giải thích thêm một số loại vạch kẻ đường và ý nghĩa .
*Hoạt động 3: Tìm hiểu về cọc tiêu hàng rào chắn 
Mục tiêu: HS nhận biết được thế nào là cọc tiêu, rào chắn trên đường và tác dụng của nó.
Cách tiến hành:
1. Cọc tiêu:
- Cho quan sát tranh và giải thích
- GV giới thiệu các dạng cọc tiêu
- Cọc tiêu có tác dụng gì trong giao thông ?
2. Rào chắn:
- Rào chắn ngăn không cho người và xe cộ qua lại
Có 2 loại rào chắn :
 + Rào chắn cố định
 + Rào chắn di động
*Hoat động 4: Kiểm tra sự hiểu biết
- Phát phiếu và giải thích qua về nhiệm vụ của HS.
- Kẻ nối giữa 2 nhóm 1 và 2 sao cho đúng nội dung:
+ Vạch kẻ đường
+ Cọc tiêu
+ Hàng rào chắn
- Nhận xét, rút ra ghi nhớ.
4. Củng cố - dặn dò:
+ Vạch kẻ đường có tác dụng gì ?
+ Hàng rào chắn có mấy loại ?
- Về nhà học và tập vẽ các biển báo hiệu đã học, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
1
3
1
5’
8’
7’
8’
2’
- Trả lời
- HS nghe theo sự hướng dẫn của GV và chơi
- HS chơi theo sự hướng dẫn của GV
- HS trả lời
- Để chia làn đường làn xe, vị trí hướng đi, dừng lại.
- HS quan sát, lắng nghe
- Cọc tiêu cắm ở các đoạn đường nguy hiểm để người đi đường biết giới hạn của đường ...
- Thường được đặt ở mép các đoạn đường các đoạn đường nguy hiểm có tác dụng hướng dẫn ...
+ Mục đích không cho người và xe cộ qua lại.
+ Bao gồm cả các vạch kẻ đường, mũi tên và các chữ viết
- HS nhận xét
+ Để phân chia làn đường ..
+ Có 2 loại
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
===========================================
Tiết 6: Sinh hoạt
NHẬN XÉT TUẦN 4
I. Mục tiêu:
	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân.
	- HS có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập.
	- Giáo dục HS có ý thức phấn đấu liên tục vươn lên.
II. Nội dung:
1. Tổ chức: Hát
2. Nhận xét chung:
	a. Nề nếp: Tuần qua lớp đã thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, thực hiện tốt các nề nếp do trường lớp đề ra.
	b. Đạo đức: Các em ngoan, lễ phép hoà nhã, đoàn kết với bạn bè, có ý thức đạo đức tốt.
	c. Học tập: Các em có ý thức tương đối tốt trong học tập, trong lớp tích cực hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp. Song bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa có ý thức tự giác trong học tập còn để cô giáo phải nhắc nhở nhiều.
 TD: Chưa, Nam,  PB: Xuân, An, Thắng 
	d. Lao động vệ sinh: Đầu giờ các em đến lớp sớm để lao động, vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ, gọn gàng.
3. Phương hướng tuần tới:
	- Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt. 
	- Tham gia mọi hoạt động của trường lớp đề ra.
	- Tham gia đóng góp tiền học phí.
===============================================

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 4.doc