Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Phú Quốc

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Phú Quốc

Toán

Tiết 16: SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN .

A. MỤC TIÊU:

1 - Kiến thức&Kĩ năng:

 - Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự số tự nhiên .

2 - Giáo dục:

 - Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .

B. CHUẨN BỊ:

GV - Bảng phụ (hoặc giấy to) có kẻ sẵn các hàng, các lớp như ở phần đầu của bài học.

HS - SGK, V3

C. LÊN LỚP:

a.Khởi động: Hát “Bài ca đi học”

b. Bài cũ : Viết số tự nhiên trong hệ thập phân

 GV yêu cầu HS lên bảng viết mỗi số sau thành tổng: 85 948; 169 560; 330 115.

 * Nhận xét , cho điểm.

c. Bài mới:

Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.

 

doc 27 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 453Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Phú Quốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
TUẦN 4
**********************
Thứ - ngày
Môn
Tiết
Bài dạy
TL
Hai
010/09/2012
Toán
16
So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên .
Tập đọc
7
Một người chính trực . ( KNS )
Mỹ Thuật
4
Vẽ trang trí : Họa tiết trang trí dân tộc .
Lịch sử
4
Nước Âu Lạc .
SHĐT
4
Chào cờ đầu tuần.
Ba
11/09/2012
Toán
17
Luyện tập .
Chính tả
4
Tuyện cổ nước mình . ( Nhớ - viết )
LT&C
7
Từ ghép và tư láy .
Đạo đức
4
Vượt khó trong học tập . ( Tiết 2 )
Thể dục
7
Đi đều,vòng phải,trái,đứng lại TC:"Chạy đổi chổ,vỗ ."
Anh văn
3
GV chuyên
Tư
12/09/2012
Toán
18
Yến , tạ , tấn .
Tập đọc
8
Tre Việt Nam . ( GDBVMT )
Địa lý
4
HĐSX của người dân ở Hoàng Liên Sơn
Kỹ thuật
4
Khâu thường . ( Tiết 1 )
Thể dục
8
Đội hình đội ngũ . TC : " Bỏ khăn "
Anh văn
4
GV chuyên
Năm
13/09/2012
Toán
19
Bảng đơn vị đo khối lượng .
LTừ&C
8
Luyện tập về từ láy và từ ghép .
Kể chuyện
4
Một nhà thơ chân chính .
Khoa học
7
Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn .
Tập làm văn
7
Cốt truyện .
Sáu
14/09/2012
Toán
20
Giây , thế kỉ .
Tập làm văn
8
Luyện tập xây dựng cốt tuyện .
Âm nhạc
4
Học hát : Bài "Bạn ơi lắng nghe".Kể chuyện âm nhạc .
Khoa học
8
Tại sao cần ăn phối hợp đạn động vật và đạm thực vật .
Sinh hoạt lớp
4
Tổng kết hoạt động học tập cuối tháng .
GDNGLL
3
Làm lồng đèn
* GDBVMT: 
 + TĐ : Gián tiếp Nhơn Mỹ, ngày tháng 09 năm 2012
 + ĐL : Bộ phận Tổ trưởng
 + ĐL : Bộ phận
*KNS: 
 + ĐĐ,TĐ ; KH
* HTVLTTGĐĐHCM: 
 + ĐL : Liên hệ
 Trịnh Thị Thùy Trang
Tuần : 4 Thứ hai, ngày 10 tháng 09 năm 2012 .
Toán 
Tiết 16: 	SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN .
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức&Kĩ năng: 
	- Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự số tự nhiên . 
2 - Giáo dục:
	 - Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
B. CHUẨN BỊ:
GV - Bảng phụ (hoặc giấy to) có kẻ sẵn các hàng, các lớp như ở phần đầu của bài học.
HS - SGK, V3
C. LÊN LỚP:
a.Khởi động: Hát “Bài ca đi học”
b. Bài cũ : Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
	GV yêu cầu HS lên bảng viết mỗi số sau thành tổng: 85 948; 169 560; 330 115.
 * Nhận xét , cho điểm.
c. Bài mới:
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu: 
Hôm nay học cách so sánh hai số tự nhiên.
2. Các hoạt động:
Hoạt động1: Hướng dẫn HS nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên 
a.Đặc điểm về sự so sánh được của hai số tự nhiên:
GV đưa từng cặp hai số tự nhiên tuỳ ý 
Yêu cầu HS so sánh số nào lớn hơn, số nào bé hơn, số nào bằng nhau (trong từng cặp số đó)?
GV nhận xét: Khi có hai số tự nhiên, luôn xác định được số này lớn hơn, bé hơn hoặc bằng số kia. 
b.Nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên:
Trường hợp hai số đó có số chữ số khác nhau: (100 – 99, 77 –115...)
+ Em có nhận xét gì khi so sánh hai số tự nhiên có số chữ số không bằng nhau?
Trường hợp hai số có số chữ số bằng nhau: 
+ GV nêu ví dụ: 145 –245 
+ Yêu cầu HS so sánh hai số đó?
+ Em có nhận xét gì khi so sánh hai số tự nhiên có số chữ số bằng nhau?
Trường hợp cho hai số tự nhiên bất kì:
+ GV yêu cầu HS cho hai số tự nhiên bất kì
+ Muốn so sánh hai số tự nhiên bất kì, ta phải làm như thế nào? (kiến thức này đã được học ở bài so sánh số có nhiều chữ số)
Trường hợp số tự nhiên đã được sắp xếp trong dãy số tự nhiên:
+ Gắn một dãy số lên bảng.
+ Dựa vào vị trí của các số tự nhiên trong dãy số tự nhiên em có nhận xét gì?
+ GV vẽ tia số lên bảng, yêu cầu HS quan sát
+ Nhìn vào tia số, ta thấy số nào là số tự nhiên bé nhất?
* Tiểu kết : Bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhận biết về khả năng sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự xác định
* GV đưa bảng phụ có viết nhóm các số tự nhiên như trong SGK
Yêu cầu HS sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn và theo thứ tự từ lớn đến bé vào bảng con.
Yêu cầu HS chỉ ra số lớn nhất, số bé nhất của nhóm các số đó?
Vì sao ta xếp được thứ tự các số tự nhiên?
- GV nhận xét chung.
* Tiểu kết : Ta xếp được thứ tự các số tự nhiên vì bao giờ cũng so sánh được các số tự nhiên.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1( cột 1 ): Củng cố cách so sánh hai số tự nhiên
Yêu cầu HS giải thích lí do điền dấu.
Bài tập 2( a, c ) :Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn
Củng cố cách xếp thứ tự các số tự nhiên 
Bài tập 3( a) : Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé.
Củng cố cách xếp thứ tự các số tự nhiên 
* Tiểu kết : Củng cố cách so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
- HS nêu
- HS so sánh
- Vài HS nhắc lại.
HS so sánh
Trong hai số tự nhiên, số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn.
- HS so sánh
- Hai số có số chữ số bằng nhau và từng cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.
HS nêu
Quan sát dãy số và nhận xét:
+ Số đứng trước so với số đứng sau như thế nào?
+ Số đứng sau so với số đứng trước như thế nào?
Quan sát tia số và nhận xét:
+ Số ở điểm gốc là số mấy?
+ Số ở gần gốc 0 so với số ở xa gốc 0 hơn thì như thế nào? (ví dụ: 1 so với 5)
- Nêu nhận xét như SGK.
- HS làm việc với bảng con
- HS chỉ ra số lớn nhất, số bé nhất
- HS nêu
- HS đọc yêu cầu, cả lớp làm bài 
Từng cặp HS sửa và giải thích lí do điền dấu. Chú ý: 
Khi sửa bài, yêu cầu HS đọc cả “hai chiều”: ví dụ : 1 234 > 999 ; 999 < 1 234
HS đọc yêu cầu, cả lớp làm bài 
Từng cặp HS sửa và giải thích 
HS đọc yêu cầu, cả lớp làm bài 
Từng cặp HS sửa và giải thích 
 4. Củng cố : (3’)
Nêu cách so sánh hai số tự nhiên?
Thi đua: mỗi tổ chọn 1 em lên bảng làm theo các thăm mà GV đưa.
5. Nhận xét - Dằn dò : (1’)
Nhận xét lớp. 
Làm lại bài 2, 3 trong SGK
Chuẩn bị bài: Luyện tập
Tập đọc
Tiết 7: 	 MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC 
 Theo Quỳnh Cư. Đỗ Đức Hùng	
A. MỤC TIÊU:
 1 - Kiến thức Kĩ năng : 
-Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn văn trong bài. 
- Hiểu nội dung , ý nghĩa câu truyện :Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.( trả lời được các câu hỏi trong SGK )
 2 - Giáo dục :
- HS có tấm lòng chính trực, bồi dưỡng lòng yêu nước , kính trọng những anh hùng dân tộc.
*Kĩ năng sống : - Xác định giá trị .
	 - Tự nhận thức về bản thân .
	 - Tư duy phê phán . 
B. CHUẨN BỊ:
GV : 	Tranh minh hoạ nội dung bài học.
Giấy khổ to viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
HS : SGK
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Em yêu hòa bình”
b. Bài cũ : Người ăn xin
- Đọc bài.
- Nêu ý bài .
* Nhận xét về khả năng đọc, cách trả lời câu hỏi. Cho điểm.
c. Bài mới:
Phương pháp : Làm mẫu , giảng giải , thực hành , động não , đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1 . Giới thiệu bài 
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- Chỉ định 1 HS đọc cả bài. Phân 3 đoạn.
- Tổ chức đọc cá nhân. Kết hợp khen ngợi những em đọc đúng, nhắc nhở HS phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc chưa phù hợp .
*Tiểu kết: Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
* Đoạn 1 : ( từ đầu  là vua Lý Cao Tông)
- Cho HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi
* Đoạn 2 : Tiếp theo  thăm Tô Hiến Thành được .
- Cho HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi.
* Đoạn 3 : Phần còn lại.
- HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi.
*Tiểu kết: Hiểu nội dung , ý nghĩa câu truyện Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa .
 Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm 
- GV đọc mẫu bài văn. 
Chú ý : phần đầu đọc với giọng kể : thông thả, rõ ràng ; Phần sau, lời Tô Hiến Thành được đọc với giọng điềm đạm nhưng dứt khốt, thể hiện thái độ kiên định
 *Tiểu kết: Biết đọc truyện với giọng kể thông thả , rõ ràng. Đọc phân biệt lới các nhân vật , thể hiện rõ sự chính trực , ngay thẳng của Tô Hiến Thành.
- HS quan sát tranh 
a) Đọc thành tiếng: 
* Chia đoạn. Tiếp nối nhau đọc 3 đoạn.( Đọc 2 3 lượt) . -Đọc nối tiếp từng đoạn cả bài. 
-Đọc thầm phần chú giải.
* Luyện đọc theo cặp .
* Vài em đọc cả bài .
b) Đọc tìm hiểu bài
- HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi.
* Đoạn này kể chuyện gì ?
* Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành được thể hiện như thế nào ?
- HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi.
* Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên săn sóc ông ?
- HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi.
* Tô Hiến Thanh tiến cử ai sẽ thay thế ông đứng đầu triều đình ?
* Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá ?
- Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
c) Đọc diễn cảm ( KNS: - Đóng vai ( đọc theo vai ) Thảo luận nhóm tự nhận thức về bản thân) 
- Luyện đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc.
- Thi đọc diễn cảm phân vai.
4. Củng cố : (3’)
- Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?
5. Nhận xét - Dặn dò : (1’)
- Nhận xét hoạt động của HS trong giờ học.
- Luyện đọc truyện trên theo cách phân vai .
- Sưu tầm thêm những câu chuyện về những người ngay thẳng chính trực.
- Chuẩn bị : Tre Việt Nam.
Lịch sử 
Tiết 4:	 NƯỚC ÂU LẠC .
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức &Kĩ năng: 
	- Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc:Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc. Thời kì đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi; nhưng về sau An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại .
	* HS khá, giỏi :
	+ Biết được những điểm giống nhau của người Lạc Việt và người Âu Việt .
	+ So sánh được sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Việt .
	+ Biết sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc (nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa )
2 - Giáo dục:
- HS tự hào về thời đại vua Hùng & truyền thống của dân tộc.
B. CHUẨN BỊ:
GV: - Hình ảnh minh hoạ
- Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ .
- Phiếu học tập của HS 
HS : SGK
C. LÊN LỚP:
a.Khởi động: Hát “Em yêu hòa bình”
b.Bài cũ : Nước Văn Lang
Nước Văn Lang ra đời ở đâu & vào thời gian nào?
Đứng đầu nhà nước là ai?
Giúp vua có những ai?
Dân thường gọi là gì?
- Người Việt Cổ đã sinh sống như thế nào?
c. Bài mới:
Phương pháp : Trực quan , quan sát, thực hành , động não , đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài mới: 
 Nước Âu Lạc là sự tiếp nối của nước Văn Lang.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp
-Treo lược đồ Bắc Bộ và Trung Bộ.
- Yêu cầu HS đọc SGK và  ... Trò đang khóc.
* Sự việc 2: Nhà Trò kể lại tình cảnh.
* Sự việc 3: Dế Mèn phẫn nộ.
* Sự việc 4: Dế Mèn phá vòng vây hãm nhà Trò.
* Sự việc 5: Bọn Nhện sợ hãi phải nghe theo. 
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. Trả lời câu hỏi.
-HS đọc đề bài. Thảo luận nhóm 2 – trả lời: 
*Cốt truyện gồm những phần như thế nào? *Nêu tác dụng của từng phần.
- Lắng nghe, trả lời.
- HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- HS tìm cốt truyện theo yêu cầu.
- 2 HS đọc yêu cầu.
- Dùng bút chì gạch 1 gạch dưới lời dẫn trực tiếp, gạch hai gạch dưới lời dẫn gián tiếp.
-2 HS đánh dấu trên bảng lớp.
- Lắng nghe nhận xét.
 - 2 HS đọc yêu cầu.
- HS dựa vào 6 sự việc đã được sắp xếp trên kể lại truyện theo nhóm 6.
- HS thi kể.
* Lần 1: kể theo đúng thứ tự chuỗi sự việc, giữ nguyên các câu văn.
*Lần 2: bằng lời của em.
- Lắng nghe nhận xét.
4. Củng cố : (3’)
	-Bài học giúp em hiểu điều gì?
	- Có mấy cách kể. 
5. Nhận xét - Dặn dò : (1’)
- Nhận xét biểu dương những HS phát biểu tốt.
- Dặn học thuộc ghi nhớ, viết lại câu truyện cây khế vào vở.
- Chuẩn bị: Tóm tắt truyện.
Thứ sáu, ngày 14 tháng 09 năm 2012 .
Toán 
Tiết 20:	GIÂY - THẾ KỈ
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức&Kĩ năng: 
	- Biết đơn vị giây, thế kỉ . 
	- Biết mối quan hệ giữa phút và giây, , thế kỉ và năm .
	- Biết xác dịnh được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào. 
2 - Giáo dục:
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
B. CHUẨN BỊ:
GV: - Đồng hồ thật có đủ 3 kim chỉ giờ, phút, chỉ giây
 Bảng vẽ sẵn trục thời gian (như trong SGK)
HS : - SGK, V3
C. LÊN LỚP:
a.Khởi động: Hát “Em yêu hòa bình”
b. Bài cũ : 
Ôn lại các đơn vị đo thời gian đã học (giờ, phút , giây)
+ Yêu cầu HS nêu lại các đơn vị khối lượng đã được học?
+ 1 kg = .. g?
Nhận xét cách thực hiện của HS, cho điểm.
c. Bài mới:
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu bài: 
Làm quen với đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ.
2.Các hoạt động:
Hoạt động1: Giới thiệu về giây
GV dùng đồng hồ có đủ 3 kim để ôn về giờ, phút và giới thiệu về giây
GV cho HS quan sát sự chuyển động của kim giờ, kim phút.
1giờ = 60 phút
1 phút = 60 giây
- GV tổ chức hoạt động để HS có cảm nhận thêm về giây. 
* Tiểu kết : Làm quen với đơn vị đo thời gian: giây. 
Hoạt động 2: Giới thiệu về thế kỉ
GV giới thiệu: đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là “thế kỉ”. GV vừa nói vừa viết lên bảng: 
1 thế kỉ = 100 năm 
 Yêu cầu vài HS nhắc lại
Cho HS xem hình vẽ trục thời gian và nêu cách tính mốc các thế kỉ.
+ GV chỉ vào sơ lược tóm tắt: từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một. (yêu cầu HS nhắc lại)
+ Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai. (yêu cầu HS nhắc lại)
GV lưu ý: người ta dùng số La Mã để ghi thế kỉ (ví dụ: thế kỉ XXI)
* Tiểu kết : Làm quen với đơn vị đo thời gian: thế kỷ. 
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1:Đổi đơn vị đo.
Viết số thích hợp vào chỗ trống (đổi đơn vị đo thời gian)
Bài tập 2 ( a, b ) : 
- Xác định năm đó thuộc thế kỷ nào?
HS quan sát sự chuyển động của kim giờ, kim phút. Nêu nhận xét:
Kim chỉ giờ đi từ 1 số đến số tiếp liền nó hết 1 giờ. Vậy 1 giờ =  phút?
Kim hoạt động liên tục trên mặt đồng hồ là kim chỉ giây. 
- HS quan sát hoạt động của kim giây và nêu: 
+ Khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch đến vạch tiếp liền là 1 giây .
+ Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng ( trên mặt đồng hồ ) là 1 phút , tức là 60 giây .
- HS ước lượng khoảng thời gian đứng lên, ngồi xuống là mấy giây? (hướng dẫn HS đếm theo sự chuyển động của kim giây để tính thời gian của mỗi hoạt động nêu trên)
- Vài HS nhắc lại
- HS xem hình vẽ trục thời gian và nêu cách tính mốc các thế kỉ:
+ 2 vạch dài liền nhau là khoảng thời gian 100 năm (1 thế kỉ)
HS nhắc lại
HS nhắc lại
- HS Trả lời : Năm 1975 thuộc thế kỉ nào? Hiện nay chúng ta đang ở thế kỉ thứ mấy?
HS nêu đề bài
- HS lên bảng làm, và giải thích .
- HS sửa
- HS nêu đề bài
- HS lên bảng làm, và nhận xét
- HS sửa
4. Củng cố : (3’)
1 giờ =  phút?
1 phút = giây?
Tính tuổi của em hiện nay? 
Năm sinh của em thuộc thế kỉ nào?
5. Nhận xét - Dặn dò: (1’)
Nhận xét lớp. 
Làm lại bài 1 và 3 trang 26, 27 trong SGK
Chuẩn bị bài: Luyện tập
Tập làm văn 
Tiết 8:	 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN.
A. MỤC TIÊU:
 1 - Kiến thức &Kĩ năng :
 	- Dựa vào gợi ý của nhân vật và chủ đề ( SGK) xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó .
3 - Giáo dục :
- Bồi dưỡng vốn hiểu biết để kể một câu chuyện có cốt truyện. Ham thích làm văn kể chuyện.
B. CHUẨN BỊ:
GV : - Tranh minh họa cho cốt truyện: nói về lòng hiếu thảo của người con khi mẹ ốm.
- Tranh minh họa cho cốt truyện: nói về tính trung thực của người con khi mẹ ốm.
- Bảng phụ viết sẳn đề bài.
HS : - SGK
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Em yêu hòa bình”
b. Bài cũ : cốt truyện
- Thế nào là cốt truyện? Cốt truyện thường có những phần nào?
- Ý nghĩa của truyện “Cây khế”?.
* Nhận xét cách kể của HS cho điểm.
c- Bài mới:
Phương pháp : Giảng giải , trực quan, đàm thoại 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Giới thiệu bài mới
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Xác định yêu cầu của đề bài.
- Treo bảng phụ đề bài.
- Xác định yêu cầu của đề bài. 
GV : để xây dựng được cốt truyện với những điều kiện đã cho (nhân vật: bà me ốm, người con, bà tiên), phải tưởng tượng để hình dung điều gì có thể xảy ra, diễn biến của câu chuyện. Chỉ cần kể vắn tắt. 
* Tiểu kết: Dựa vào yêu cầu xây dựng một cốt truyện đơn giản theo gợi ý cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện.
Họat động 2: Lựa chọn chủ đề của câu chuyện.
-Cho HS dựa vào gợi ý (SGK) để chọn lựa chủ đề.
-GV nhắc: từ đề bài đã cho, các em có thể tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau. SGK gợi ý 2 chủ đề (sự hiếu thảo, tính trung thực) để các em có hướng tưởng tựơng, xây dựng cốt truyện .
* Tiểu kết: Hệ thống kiến thức lựa chọn chủ đề và xây dựng cốt truyện.
Hoạt động 3: Thực hành xây dựng cốt truyện.
-Tổ chức kể theo nhóm
-Thi kể.
- Nhận xét và tính điểm, bình chọn bạn có câu chuyện tưởng tượng sinh động, hấp dẫn nhất.
* Tiểu kết: Thực hành tưởng tượng, biết tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý khi đã cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện.
- HS đọc đề bài.
- HS xác định yêu cầu của đề bài.
 * Đề bài yêu cầu điều gì ?
* Trong câu chuyện có những nhân vật nào ? (gạch chân yêu cầu đề bài)
Tưởng tượng và kể lại vắn tắt câu chuyện.
Bà mẹ ốm , người con , bà tiên.
* 1 HS đọc to gợi ý 1, cả lớp đọc thầm.
* 1 HS đọc to gợi ý 2, cả lớp đọc thầm.
* Một vài HS tiếp nối nhau nói chủ đề câu chuyện em lựa chọn.
-HS làm việc cá nhân, đọc thầm và lần lượt trả lời các câu hỏi khơi gợi tưởng tượng theo gợi ý 1 hay 2
-1HS giỏi làm mẫu, trả lời lần lượt các câu hỏi
- HS thực hiện kể theo nhóm đôi
- Mỗi tổ chọn 1 bạn lên kể theo chủ đề của mình.
4. Củng cố : (3’)
- HS nhắc cách xây dựng cốt truyện.
5. Nhận xét - Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học. 
	- Về nhà viết lại vào vở cốt truyện của mình đã được xây dựng.
- Chuẩn bị phong bì, tem thư, nghĩ về đối tượng em sẽ viết thư để làm tốt bài kiểm tra viết thư.
Khoa học 
Tiết 8:	 TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ 
ĐẠM THỰC VẬT.
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức & Kĩ năng: 
- Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể .
- Nêu ích lợi của việc ăn cá : đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm .
2 - Giáo dục:
	- Có ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. 
B. CHUẨN BỊ:
GV: - Hình vẽ trong SGK.
- Giấy khổ lớn, bảng phụ.
HS : - SGK
C. LÊN LỚP:
a.Khởi động: Hát “Em yêu hồ bình”
b.Bài cũ : 
Tại sao phải phối hợp nhiều loại thức ăn?
Thế nào là1 bữa ăn cân đối
c. Bài mới:
Phương pháp : Trực quan , quan sát, thực hành , động não , đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài mới: 
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Trò chơi học tập 
Bước 1: Tổ chức
- GV chia lớp thành 2 đội. 
Bước 2: Cách chơi và luật chơi. 
- GV hướng dẫn cách chơi. Thi kể tên các món thức ăn có nhiều chất đạm.
- GV đánh giá và đưa ra kết quả: đội nào ghi được nhiều tên món ăn là thắng cuộc.
Bước 3: Thực hiện
Tiểu kết:Lập ra được danh sách thức ăn có nhiều chất đạm.
Hoạt động 2: Thảo luận 
Bước 1: Thảo luận cả lớp
- GV yêu cầu cả lớp đọc lại danh sách các món ăn đã lập.
Bước 2: Làm việc với phiếu học tập theo nhóm.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và phát phiếu học tập cho các nhóm.
- GV đặt vấn đề: Tại sao nên ăn phối hợp đạm động vật và thực vật? Giải thích
Bước 3: Thảo luận cả lớp
GV Yêu cầu đọc mục Bạn cần biết .
Tiểu kết:Giải thích lí do cần ăn phối hợp đạm động vật, đạm thực vật.
HS quan sát và nêu tên các loại rau quả
- HS chơi theo sự hướng dẫn.
-Mỗi đội cử đội trưởng lên rút thăm nói trước.
- 2 đội lần lượt kể các thức ăn chứa nhiều chất đạm.
- Thư ký viết tên các món ăn chứa nhiều chất đạm mà đội mình đã kể vào giấy khổ to
- Hai đội bắt đầu chơi như hướng dẫn
- HS chỉ ra món ăn nào vừa chứa đạm động vật và thực vật
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo yêu cầu của phiếu học tập.
- HS bắt đầu làm phiếu và có sự giải thích khi trình bài
Các nhóm trình bày cách giải thích của nhóm mình trên cơ sở xử lí các thông tin trong phiếu học tập
-HS đọc để chốt ý.
4. Củng cố : (3’)
-Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc đạm thực vật?
- Nêu ích lợi của việc ăn cá.
5. Nhận xét - Dặn dò : (1’)
-Nhận xét lớp. 
-Đọc lại nội dung bạn cần biết. 
- Chuẩn bị bài: Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ.
TUẦN 4.
I . MỤC TIÊU : 
- Rút kinh nghiệm công tác đầu năm . Nắm kế hoạch công tác tuần tới .
- Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động .
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể .
II. CHUẨN BỊ :
- Kế hoạch tuần 5.
- Báo cáo tuần 4.
III. LÊN LỚP :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Báo cáo công tác tuần qua : (10’) 
- Tiếp tục : Ổn định nề nếp.
- Học văn hóa tuần 4
- Học tập đạo đức : Tiên học lễ , hậu học văn.
- Rèn luyện trật tự kỹ luật.
- Xem xét hoàn cảnh HS gặp khó khăn và diện xóa đói giảm nghèo.
 3. Triển khai công tác tuần tới : (20’) 
- Tiếp tục : Ổn định nề nếp.
- Học văn hóa tuần 5
- Tiếp tục bồi dưỡng đạo đức : Tiên học lễ , hậu học văn.
- Chú ý HS yếu kém
- Rèn luyện trật tự kỹ luật.
 4. Hoạt động nối tiếp : (1’)
- Hát kết thúc .
- Chuẩn bị : Tuần 5.
- Nhận xét tiết .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_4_nam_hoc_2012_2013_nguyen_phu_quoc.doc