Toán
SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.
- Bài tập cần làm : Bài 1 (cột1) , 2(a,c), 3(a)
II.CHUẨN BỊ:
- SGK
- Bảng phụ, bảng con.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
NGÀY THÁNG NĂM 20 TUẦN 4 Tập đọc MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC I/ Mục tiêu bài học : - Biết đọc phân biệt lời của nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài. - Hiểu nội dung : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa .( trả lời được các CH trong SGK) II/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: Xác định giá trị. Tự nhận thức về bản thân. Tư duy phê phán. III/ Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng : Trải nghiệm. Thảo luận nhóm. Đóng vai (đọc theo vai). IV/ Phương tiện dạy học: - GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học. Giấy khổ to viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc . V/ Tiến trình dạy học : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1 – Khởi động 2 - Kiểm tra bài cũ : Người ăn xin - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi trong SGK 3 Bài mới : a. Khám phá : - Giới thiệu chủ điểm Măng mọc thẳng . - Câu chuyện Một người chính trực các em học hôm nay sẽ giới thiệu với các em một danh nhân trong lịch sử dân tộc ta – ông Tô Hiến thành, vị quan đứng đầu triều đại nhà Lý. b. Kết nối : b.1. Luyện đọc trơn : - Đọc diễn cảm cả bài. - Sửa lỗi phát âm và cách đọc cho HS. b.2. Hướng dẫn tìm hiểu bài : * Đoạn 1 : ( từ đầu là vua Lí Cao Tông) - Đoạn này kể chuyện gì ? - Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành được thể hiện như thế nào ? * Đoạn 2 : Tiếp theo thăm Tô Hiến Thành được . - Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên săn sóc ông ? * Đoạn 3 : Phần còn lại. - Tô Hiến thành tiến cử ai sẽ thay thế ông đứng đầu triều đình ? - Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá ? - Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ? - Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ? c. Thực hành : Đọc diễn cảm : - GV đọc mẫu bài văn. Chú ý : phần đầu đọc với giọng kể : thong thả, rõ ràng ; Phần sau, lời Tô Hiến Thành được đọc với giọng điềm đạm nhưng dứt khoát, thể hiện thái độ kiên định . d. Áp dụng – củng cố và hoạt động tiếp nối : - Qua bài này , em hiểu thế nào về ông Tô Hiến Thành ? - Sưu tầm thêm những câu chuyện về những người ngay thẳng chính trực. - Luyện đọc truyện trên theo cách phân vai . - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị : Tre Việt Nam. - HS đọc và trả lời câu hỏi -Chia đoạn -Đọc nối tiếp từng đoạn cả bài. -Đọc thầm phần chú giải. * HS đọc - Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua. - Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất. Ông cứ theo di chiếu mà lập Thái tử Long Cán lên làm vua. * HS đọc - Quan tham tri chính sự Vũ Táng Đường ngày đêm hầu hạ ông. - Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá. - Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnh của ông, tận tình chăm sóc ông nhưng lại không được tiến cử , còn Trần Trunh Tá bận nhiều công việc nên ít khi tới thăm ông, lại được tiến cử - Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mính. - Vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng . Họ làm được nhiều điều tốt cho dân, cho nước. - Luyện đọc diễn cảm - HS nối tiếp nhau đọc. - Thi đọc diễn cảm phân vai. - Cả lớp cùng nhận xét cách đọc của từng bạn : Lời Tô Hiến Thành cương trực , thẳng thắn . Lời Thái Hậu ngạc nhiên . HS đọc lại diễn cảm cả bài . Toán SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên. - Bài tập cần làm : Bài 1 (cột1) , 2(a,c), 3(a) II.CHUẨN BỊ: - SGK Bảng phụ, bảng con. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét 3. Bài mới: Giới thiệu: Hoạt động1: Hướng dẫn HS nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên a.Đặc điểm về sự so sánh được của hai số tự nhiên: GV đưa từng cặp hai số tự nhiên: 100 – 120, 395 – 412, 95 – 95... Yêu cầu HS nêu nhận xét số nào lớn hơn, số nào bé hơn, số nào bằng nhau (trong từng cặp số đó)? GV nêu: Khi có hai số tự nhiên, luôn xác định được số này lớn hơn, bé hơn hoặc bằng số kia. Ta có thể nhận xét: bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên. b.Nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên: Trường hợp hai số đó có số chữ số khác nhau: (100 – 99, 77 –115...) + số 100 có mấy chữ số? + Số 99 có mấy chữ số? + Em có nhận xét gì khi so sánh hai số tự nhiên có số chữ số không bằng nhau? Trường hợp hai số có số chữ số bằng nhau: + GV nêu ví dụ: 145 –245 + Yêu cầu HS nêu số chữ số trong hai số đó? + Em có nhận xét gì khi so sánh hai số tự nhiên có số chữ số bằng nhau? + GV yêu cầu HS cho hai số tự nhiên bất kì + Muốn so sánh hai số tự nhiên bất kì, ta phải làm như thế nào? (kiến thức này đã được học ở bài so sánh số có nhiều chữ số) Trường hợp số tự nhiên đã được sắp xếp trong dãy số tự nhiên: + Số đứng trước so với số đứng sau như thế nào? + Số đứng sau so với số đứng trước như thế nào? + Dựa vào vị trí của các số tự nhiên trong dãy số tự nhiên em có nhận xét gì? + GV vẽ tia số lên bảng, yêu cầu HS quan sát + Số ở điểm gốc là số mấy? + Số ở gần gốc 0 so với số ở xa gốc 0 hơn thì như thế nào? (ví dụ: 1 so với 5) + Nhìn vào tia số, ta thấy số nào là số tự nhiên bé nhất? Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhận biết về khả năng sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự xác định Yêu cầu HS sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn và theo thứ tự từ lớn đến bé vào bảng con. Tìm số lớn nhất, số bé nhất của nhóm các số đó? Vì sao ta xếp được thứ tự các số tự nhiên? GV chốt ý. Hoạt động 3: Thực hành Bài tập 1: Chú ý: Khi sửa bài, yêu cầu HS đọc cả “hai chiều”: ví dụ : 1 234 > 999 ; 999 < 1 234 Yêu cầu HS giải thích lí do điền dấu Bài tập 2: Viết số theo yêu cầu Bài tập 3: 4. Củng cố Nêu cách so sánh hai số tự nhiên? - Làm cách nào để so sánh 2 số tự nhiên ? Em hãy cho bịết sự khác nhau của số gần gốc tia với số xa gốc tia . - GV nhận xét cuộc thi . 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Luyện tập Làm bài 2, 3 trong SGK HS sửa bài HS nhận xét HS nêu Vài HS nhắc lại: bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên. Có 3 chữ số Có 2 chữ số Trong hai số tự nhiên, số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn. HS nêu Hai số có số chữ số bằng nhau và từng cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì hai số đó bằng nhau. HS nêu Số đứng trước bé hơn số đứng sau. Số đứng sau lớn hơn số đứng trước. Số đứng trước bé hơn số đứng sau và ngược lại. Số 0 Số ở gần gốc 0 hơn là số bé hơn (1 < 5) Số 0 HS làm việc với bảng con HS nêu Ta xếp được thứ tự các số tự nhiên vì bao giờ cũng so sánh được các số tự nhiên. HS làm bài Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa HS làm bài HS sửa bài HS thi đua lên bảng giải toán ( ai nhanh ? ) - Từng em thi đua làm . Môn: Đạo đức VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (Tiết 2) I/ Mục tiêu bài học : - Nêu được ví dụ về vượt khó trong học tập - Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ . - Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập - Yêu mến noi theo những tấm gương nghèo vượt khó . - HS khá, giỏi : Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập. II/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: Kĩ năng lập kế hoạch vượt khó trong học tập. Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của. III/ Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng : Giải quyết vấn đề. Dự án. IV/ Phương tiện dạy học: - GV : - SGK - Những sách, báo trong đó có viết về những tấm gương vượt khó để học tốt. - Giấy khổ to - HS : - SGK V/ Tiến trình dạy học : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1 - Khởi động : 2 - Kiểm tra bài cũ : Vượt khó trong học tập - Khi gặp khó khăn trong học tập các em cần phải làm gì ? - Nêu các gương vượt khó trong học tập ? 3 Bài mới : a. Khám phá : (Giới thiệu bài) b. Kết nối : - Làm việc nhóm ( Bài tập 2 ) - Chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm . -> Kết luận : Khen những HS biết vượt qua khó khăn trong học tập. c - Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm đôi ( Bài tập 3 SGK) - Giải thích yêu cầu bài tập . -> Kết luận : Khen những HS biết vượt qua khó khăn trong học tập. d - Hoạt động 4 : Làm việc cá nhân ( Bài tập 4 SGK ) - Giải thích yêu cầu bài tập 5. - Ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng . -> Kết luận , khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn đã đề ra để học tốt . => * Trong cuộc sống mỗi người đều có những khó khăn riêng . * Để học tập tốt , cần cố gắng vượt qua những khó khăn . 4 Vận dụng (Công việc ở nhà) - Qua tiết học hôm nay , em nào có thể kết luận chung về ý nghĩa bài học ? - HS thực hiện các biện pháp để khắc phục khó khăn của bản thân, vươn lên trong học tập. - Chuẩn bị : Biết bày tỏ ý kiến . - HS nêu - Các nhóm làm việc. - Đại diện nhóm trình bày . - HS thảo luận nhóm . - Đại diện nhóm trình bày . - HS trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục . + Trong cuộc sống , mỗi người đều có những khó khăn riêng . Để học tập tốt , cần cố gắng vượt qua những khó khăn. Khoa học TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢI NHIỀU LOẠI THỨC ĂN I/ Mục tiêu bài học : - Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng . - Biết được để có sức khỏe tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món . - Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đói và nói : cần ăn đủ nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường , nhóm chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng ; ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm ;ăn có mức độ nhóm chứa nhiều chất béo ; ăn ít đường và ăn hạn chế muối. II/ Phương tiện dạy học: Tranh vẽ trong SGK, tranh ảnh các loại thức ăn. Sưu tầm các đồ chơi bằng nhựa như gà, cá, tôm, cua V/ Tiến trình dạy học : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Khởi động: 2/ Bài cũ: -Nêu vai trò của các chất Vitamin,khoáng và xơ? -Kể các thức ăn có chứa chất Vitamin, khoáng, xơ. 3/ Bài mới: Hoạt động 1: thảo luận về sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món. *Mục tiêu: Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường đổi món. *Cách tiến hành: Bước 1: Thảo luận nhóm - Tại sao ta phải phối hợp và thường xuyên đổi món? - GV đi từng nhóm hướng dẫn, đưa ra các câu hỏi phụ nếu cần. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV kết l ... Tum, Plây Ku, Đắk Lắk , Lâm viên , Di Linh. HS khá, giỏi: Nêu được đặc điểm của mùa mưa, mùa khô ở Tây Nguyên . II.CHUẨN BỊ: SGK Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Tranh ảnh & tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Trung du Bắc Bộ Mô tả vùng trung du Bắc Bộ? Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì? Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ? 3. Bài mới: Giới thiệu: Hoạt động1: Hoạt động cả lớp GV chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí của khu vực Tây Nguyên vá nói: Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau GV yêu cầu HS lên bảng chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam và đọc tên các cao nguyên theo thứ tự từ Bắc xuống Nam. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một số tranh ảnh & tư liệu về một cao nguyên Yêu cầu thảo luận: trình bày một số đặc điểm tiêu bểu của cao nguyên Nhóm 1: cao nguyên Đắc Lắc. Nhóm 2: cao nguyên Kon Tum. Nhóm 3: cao nguyên Di Linh. Nhóm 4: cao nguyên Lâm Viên. GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện phần trình bày. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào? Mùa khô vào những tháng nào? -Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Là những mùa nào? Mô tả cảnh mùa mưa và mủa khô ở Tây Nguyên 4. Củng cố GV yêu cầu HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình & khí hậu của Tây Nguyên 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Một số dân tộc ở Tây Nguyên HS trả lời HS nhận xét HS chỉ vị trí của các cao nguyên trên lược đồ hình 1 trong SGK và đọc tên các cao nguyên (theo thứ tự từ Bắc xuống Nam) HS lên bảng chỉ bản đồ tự nhiên Việt Nam & đọc tên các cao nguyên (theo thứ tự từ Bắc xuống Nam) Nhóm 1: Cao nguyên Đắc Lắc là cao nguyên thấp nhất trong các cao nguyên ở Tây Nguyên, bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông suối & đồng cỏ. Đây là nơi đất đai phì nhiêu nhất, đông dân nhất ở Tây Nguyên. Nhóm 2: Cao nguyên Kon Tum là một cao nguyên rộng lớn. Bề mặt cao nguyên khá bằng phẳng, có chỗ giống như đồng bằng. Trước đây, toàn vùng được phủ đầy rừng rậm nhiệt đới nhưng hiện nay rừng còn rất ít, thực vật chủ yếu là các loại cỏ Nhóm 3: Cao nguyên Di Linh gồm những đồi lượn sóng dọc theo những dòng sông. Bề mặt cao nguyên tương đối bằng phẳng được phủ bởi một lớp đất đỏ ba-dan dày, tuy không phì nhiêu bằng ở cao nguyên Đắc Lắc. Mùa khô ở đây không khắc nghiệt lắm, vẫn có mưa đều đặn ngay trong những tháng hạn nhất nên cao nguyên lúc nào cũng có màu xanh. Nhóm 4: Cao nguyên Lâm Viên có địa hình phức tạp, nhiều núi cao, thung lũng sâu; sông, suối có nhiều thác ghềnh. Cao nguyên có khí hậu mát quanh năm nên đây là nơi có nhiều rừng thông nhất Tây Nguyên. HS dựa vào mục 2 & bảng số liệu ở mục 2, từng HS trả lời các câu hỏi. HS mô tả cảnh mùa mưa & mùa khô ở Tây Nguyên. Lịch sử KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG ( NĂM 40 ) I MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( chú ý nguyên nhân khởi nghĩa , người lãnh đạo, ý nghĩa) : + Nguyên nhân khởi nghĩa : Do căm thù quân xâm lược, Thi sách bị Tô Định giết hại ( trả nợ nước, thù nhà) + Diễn biến : Mùa xuân năm 40 tại cửa sông hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, chiếm cổ loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ . + Ý nghĩa : - Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ; thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Sử dụng lược đồ để lại nét chính vè diễn biến cuộc khởi nghĩa . II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - SGK - Lược đồ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng . - Phiếu học tập . III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: Hát 2. Bài cũ: Nước ta dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc - Nhân dân ta đã bị chính quyền đô hộ phương Bắc cai trị như thế nào? - Hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta? - GV nhận xét 3. Bài mới: Giới thiệu: Hoạt động1: Thảo luận nhóm - Giải thích khái niệm quận Giao Chỉ : Thời nhà Hán đô hộ nước ta , vùng đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chúng đặt là quận Giao Chỉ . - GV đưa vấn đề sau để các nhóm thảo luận “Khi tìm nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, có hai ý kiến sau: + Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược, đặc biệt là Thái thú Tô Định. + Do Thi Sách, chồng của bà Trưng Trắc, bị Tô Định giết hại. Theo em, ý kiến nào đúng? Tại sao? - GV hướng dẫn HS kết luận : Thi Sách bị giết hại chỉ là cái cớ để cuộc khởi nghĩa nổ ra , nguyên nhận sâu xa là do lòng yêu nước , căm thù giặc của hai bà . Hoạt động 2: Làm việc cá nhân GV treo lược đồ . GV giải thích : Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra trên phậm vi rất rộng , lược đồ chỉ phản ánh khu vực chính diễn ra cuộc khởi nghĩa . GV yêu cầu HS nêu lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa? GV nhận xét. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì ? GV chốt: Sau hơn 200 năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ, lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập. Sự kiện đó chứng tỏ nhân dân ta vẫn duy trì và phát huy được truyền thống bất khuất chống ngoại xâm. 4. Củng cố - Dặn dò: - Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng do ai lãnh đạo? - Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? Chuẩn bị : Ngô Quyền & chiến thắng Bạch Đằng - HS trả lời - HS nhận xét Các nhóm thảo luận, sau đó nêu kết quả HS quan sát lược đồ & dựa vào nội dung của bài để tường thuật lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa. Cả lớp thảo luận để đi đến thống nhất. Toán PHÉP TRỪ I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá ba lược và không liên tiếp. Bài tập cần làm : bài 1; 2 ( dòng 1) ; 3 II.CHUẨN BỊ: SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Phép trừ GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét 3. Bài mới: Giới thiệu: Hoạt động1: Củng cố cách thực hiện phép trừ GV nêu 1 đề toán (để HS nêu bật được phép trừ): Mẹ cho Lan 49 875 đồng, Lan mua tập hết 12 500 đồng. Hỏi Lan còn lại bao nhiêu tiền? Yêu cầu HS tìm cách làm: muốn tìm được số tiền còn lại của Lan, ta phải làm như thế nào? GV gắn bảng thẻ số có ghi phép tính: 49 875 – 12 500 Yêu cầu HS đặt tính & tính vào bảng con, 1 HS lên bảng lớp để thực hiện. Trong phép tính này, số 49 875 đồng được gọi là gì, số 12 500 đồng được gọi là gì, số còn lại được gọi là gì? Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện phép tính trừ? Vậy trong phép tính trừ, số bị trừ là số lớn nhất. (Củng cố cách trừ có nhớ) GV đưa tiếp ví dụ: 325 432 - 121 728, yêu cầu HS thực hiện Yêu cầu HS nêu tên gọi của các số GV nhận xét, cho HS so sánh, phân biệt với ví dụ ở trên. GV chốt lại vừa ghi lại cách làm (chú ý dùng phấn màu ở những hàng có nhớ) Để thực hiện được phép tính trừ, ta phải tiến hành những bước nào? GV chốt lại Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1: Yêu cầu HS vừa thực hiện vừa nói lại cách làm Bài tập 2: Thi đua: 3 HS làm xong trước sẽ lên bảng trình bày lại Bài tập 3: Bài tập 4: 4. Củng cố Trò chơi “Bỏ quả vào tô” GV viết sẵn những phép tính vào quả, HS sẽ chọn những quả có cách đặt tính và kết quả đúng vào tô. 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Luyện tập Làm bài 2 , 4 trang 40 . HS sửa bài HS nhận xét HS đọc đề toán Ta phải lấy số tiền mẹ cho Lan trừ đi số tiền mà Lan đã mua tập HS đọc phép tính HS thực hiện HS nêu HS nhắc lại: Cách đặt tính: Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng viết thẳng cột với nhau, sau đó viết dấu - & kẻ gạch ngang. Cách tính: trừ theo thứ tự từ phải sang trái. Vài HS nhắc lại cách đặt tính & cách thực hiện phép tính HS nêu Phép trừ ở ví dụ trên không có nhớ, phép trừ ở ví dụ dưới có nhớ Ta phải tiến hành 2 bước: bước 1 là đặt tính, bước 2 là thực hiện phép tính trừ HS làm bài Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa HS làm bài HS sửa bài HS làm bài HS sửa bài Tập làm văn LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và những lời dẫn giải dưới tranh để kể lại cốt truyện (BT1). - Biết pht triển ý nu dưới 2,3 tranh để tạo thành 2,3 đoạn văn kể chuyện (BT2). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các tranh minh hoạ trong SGK (phóng to). Các tờ phiếu to ghi các câu hỏi gợi ý SGK. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.,Khởi động: 1. Bài cũ: Trả bài văn viết thư GV yêu cầu HS đọc lại nội dung ghi nhớ trang 54 SGK 2. Bài mới: GIỚI THIỆU BÀI: tiết học này cá em sẽ tiếp tục luyện tập xây dựng từng đoạn văn KC để hoàn chỉnh một câu chuyện. - Treo tranh: - Giới thiệu 6 bức tranh. Yêu cầu HS phát triển thành truyện ngắn. HƯỚNG DẪN: HĐ 1: Kể lại cốt truyện “ Ba lưỡi rìu” GV: Đây là câu chuyện ba lưỡi rìu gồm 6 sự việc chính. Mỗi tranh là một sự việc Truyện có mấy nhân vật ? Nội dung truyện nói về điều gì ? Gv nhận xét và chốt * HĐ 2: Phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một một đoạn văn kể chuyện. Gợi ý: Mỗi tranh phải nói được ba phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. GV hướng dẫn HS theo gợi ý sách GV. - Phát cho mỗi nhóm 2 tranh GV hướng dẫn HS làm mẫu theo tranh 1 + Chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông. + Chàng buồn bã nói: “ Cả nhà ta chỉ trông vào lưỡi rìu này, nay mất rồi thì ta sống thế nào đây” + Ngoại hình: ở trần, quấn khăn mỏ rìu. + Lưỡi rìu sắt: bóng loáng GV nhận xét. Dán các phiếu lên bảng Yêu cầu HS kể chuyện theo cặp, phát triển ý, xây dựng từng đoạn văn. 3. Củng cố: - Câu chuyện hôm nay đã nói lên điều gì ? - Giáo dục các em sống trung thực , thật thà - Nhắc lại cách phát triển câu chuyện. - Về nhà viết lại câu chuyện đã kể ở lớp. Chuẩn bị luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện. HS hát 1 bài hát HS quan sát. Cả lớp quan sát tranh, đọc thầm những lời kể dưới tranh. Đọc giải nghĩa từ “tiều phu” HS trả lời: Hai nhân vật: chàng tiều phu và cụ già Chàng trai được ông tiên thử thách tính that thà, trung thực qua những lưỡi rìu. HS đọc nội dung bài 2 Mỗi nhóm bốc thăm 2 tranh để thực hiện (chia lớp làm 3 nhóm). HS từng nhóm làm vào phiếu HS quan sát tranh 1, đọc gợi ý dưới tranh và TLCH gợi ý Tương tự HS làm 5 tranh còn lại Các nhóm trình bày Đại diện các nhóm thi kể từng đọan, kể tòan truyện. - HS phát biểu. - HS lắng nghe.
Tài liệu đính kèm: