LỊCH SỬ
NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
I. Mục tiêu : Sau bài học, HS nêu được:
- Thời gian nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ là từ năm 179 TCN đến năm 938.
- Một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
- Nhân dân ta không chịu khuất phục, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hoá dân tộc.
II. Chuẩn bị : - GV : - Phiếu học tập của HS.
HS : Xem trước bài trong sách.
Toán LUYỆN TẬP. I. Mục tiêu : Củng cố về viết và so sánh các số tự nhiên. Bước đầu làm quen với các bài tập dạng x < 5; 68 < x < 92( với x là số tự nhiên). Mỗi em có ý thức tự giác trong khi làm bài tập và thực hiện làm bài đúng, nhanh, trình bày sạch sẽ. II. Chuẩn bị : Giáo viên :bảng phụ. Học sinh : Xem trước bài ở nhà, SGK. III. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.Ổn định : 2.Kiểm tra: Làm bài tập thêm. Bài 3 sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn. 78 012, 87 120, 87 201, 78 021. 3.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề bài lên bảng. HĐ1 : Tìm hiểu bài. - Yêu cầu đọc thầm các yêu cầu các bài tập trong sách. - Yêu cầu từng nhóm thực hiện thảo luận cách thực hiện bài tập 1,2,3,4 ,5 - Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày. - GV lắng nghe và chốt lại kiến thức, sau đó cho HS làm lần lượt các bài tập vào vở. HĐ2 : Thực hành Bài 1: Treo bảng phụ, cho học sinh làm miệng ( đọc số và nêu giá trị của chữ số 3 và chữ số 5 trong mỗi số sau) - Gọi lần lượt HS trình bày. - Sửa bài theo đáp án sau: a) 0, 10, 100 b) 9, 99,999 Bài 2 : - Yêu cầu HS làm vào vở nháp. Gọi 4 HS lên bảng làm, mỗi HS viết một số. Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng. Chấm điểm cho HS, sau đó sửa bài cho cả lớp: + Có 10 số có một chữ số : 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9 + Có 90 số có hai chữ số : 10,11,12, 99 Bài 3 : Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài. Yêu cầu Hs thực hiện đọc bảng số liệu trước lớp. Yêu cầu Hs làm bài vào vở. - Sửa bài chung cho cả lớp. 859 067 482 037 609 608 < 609 609 264 309 = 264 309 Bài 4 : Gọi học sinh nêu yêu cầu đề bài. a) x<5 Tìm số tự nhiên x, biết x bé hơn 5 :Số tự nhiên bé hơn 5 là số 0,1,2,3,4. Vậy x là :0,1,2,3,4. b) 2<x<5 Tìm số tự nhiên x, biết x lớn hơn 2 và bé hơn 5: Số tự nhiên lớn hơn 2 và bé hơn 5 là số 3 và số 4. Vậy x là :3, 4. Bài 5 : Các số tròn chục lớn hơn 68 và bé hơn 92 là : 70, 80, 90.Vậy x là :70, 80, 90. 4.Củng cố :- Chấm một số bài, nhận xét – Sửa kĩ một số bài HS hay sai. - Hướng dẫn bài luyện tập thêm về nhà. - Giáo viên nhận xét tiết học. 5. Dặn dò : Về nhà làm bài luyện thêm, chuẩn bị bài: ” Yến, tạ, tấn ”. -2 học sinh lên bảng -1 em nhắc lại đề. - HS nêu yêu cầu, một vài HS nêu - Lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung. - Thực hiện cá nhân. - Lần lượt lên bảng sửa, lớp theo dõi và nhận xét. Đổi vở chấm đúng / sai. - Sửa bài nếu sai. - Thực hiện làm bài vào vở, 4 em lên bảng sửa, lớp theo dõi và nhận xét. - Đổi bài chấm đ/s. - Sửa bài nếu sai. - Thực hiện làm bài, 2 em lên bảng sửa, lớp theo dõi và nhận xét. - Sửa bài nếu sai. -Thực hiện làm bài theo nhóm, bàn. - 1 vài em nộp bài. - Cả lớp theo dõi. - Lắng nghe. - Nghe và ghi bài tập về nhà. LỊCH SỬ NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC I. Mục tiêu : Sau bài học, HS nêu được: - Thời gian nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ là từ năm 179 TCN đến năm 938. - Một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta. - Nhân dân ta không chịu khuất phục, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hoá dân tộc. II. Chuẩn bị : - GV : - Phiếu học tập của HS. HS : Xem trước bài trong sách. III. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định : Chuyển tiết. 2.Bài cũ : Kiểm tra bài 2. H: Nước Aâu lạc ra đời trong hoàn cảnh nào? H: Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người Aâu Lạc là gì? Ngoài nội dung của SGK, em còn biết thêm gì về thành tựu đó? 3.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề. HĐ1:Chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta. - GV yêu cầu HS đọc SGK từ “Sau khi Triệu Đà thôn tính sống theo luật pháp của người Hán”. H: Sau khi thôn tính được nước ta, các triều đạo phong kiến phương Bắc đã thi hành những chính sách áp bức, bóc lột nào đối với nhân dân ta? - GV treo bảng phụ, yêu cầu HS thảo luận nhóm theo yêu cầu: “Tìm sự khác biệt về tình hình nước ta về chủ quyền, về kinh tế, về văn hoá trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.” - Gọi 1 nhóm đại diện nêu kết quả thảo luận. GV nhận xét các ý kiến của HS, ghi các ý kiến đúng lên bảng để hoàn thành bảng so sánh như sau: Tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ: Thời gian Các mặt Trước năm 179 TCN Từ năm 179 TCN đến năm 938 Chủ quyền Là một nước độc lập Trở thành quận huện của PKPB Kinh tế Độc lập tự chủ Bị phụ thuộc, phải cống nạp Văn hoá Có phong tục tập quán riêng Phải theo phong tục của người Hán, nhưng nhân dân ta vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc. - GV kết luận : Từ năm 179 TCN đến năm 938, các triều đại phong kiến phương Bắc nối tiếp nhau đô hộ nước ta. Chúng biến nước ta từ một nước độc lập trở thành một quận huyện của chúng, và thi hành nhiều chínhsách áp bức bóc lột tàn khốc của nhân dân ta vô cùng cực nhọc. Không chịu khuất phục, nhân dân ta vẫn giữ gìn các phong tục truyền thống, lại học nhiều nghề mới của người dân phương Bắc, đồng thời liên tục khởi nghĩa chống lại phong kiến phương Bắc. HĐ2: Các cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. - GV phát phiếu học tập cho từng cá nhân HS. - Yêu cầu HS đọc SGK và điền các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc vào bảng thống kê. - Yêu cầu học sinh báo cáo kết quả trước lớp. - GV ghi ý kiến của HS lên bảng để hoàn thành bảng thống kê sau: Các cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Thời gian Các cuộc khởi nghĩa Năm 40 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Năm 248 Khởi nghĩa Bà Triệu Năm 542 Khởi nghĩa Lý Bí Năm 550 Khởi nghĩaTriệu Quang Phục Năm 722 Khởi nghĩa Mai Thúc Loan Năm 766 Khởi nghĩa Phùng Hưng Năm 905 Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ Năm 931 Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ Năm 938 Khởi nghĩa Bạch Đằng H: Từ năm 179 TCN đến năm 938 nhân dân ta đã có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa lớn chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc ? H: Mở đầu cho cho các cuộc khởi nghĩa ấy là cuộc khởi nghĩa nào ? H: Cuộc khởi nghĩa nào đã kết thúc hơn một nghìn năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc và giành lại độc lập hoàn toàn cho nc ta? H: Việc nhân dân ta liên tục khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc nói lên điều gì? 4.Củng cố: - Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK/14 - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: -Về nhà học bài, chuẩn bị bài 4. Trật tự. - Lắng nghe và nhắc lại đề. - Học sinh đọc thầm. + Chúng chia nước ta thành nhiều quận, huyện do chính quyền người Hán cai quản. + Chúng bắt nhân dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, dẵn gỗ trầm; xuống biền mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khia thác san hô để cống nạp. + Chúng đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải thep phong tục của người Hán, học chữ Hán, sống theo pháp luật của người Hán. - Từng nhóm 6 em thảo luận và điền kết quả vào phiếu. - 1 em thực hiện đọc phiếu trước lớp, lớp theo dõi. - Mỗi HS tự làm phiếu của mình dựa vào SGK. - 1 em lên bảng sửa bài, dưới lớp theo dõi và nhận xét. - Theo dõi. - 1-2 em nhắc lại. - HS nhận phiếu. - HS làm việc cá nhân. - 1 HS nêu, HS khác theo dõi và bổ sung. - Có 9 cuộc khởi nghĩa lớn. - Là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. - Khởi nghĩa Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938. - Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, quyết tâm, bền chí đánh giặc giữ nước. - Vài em đọc, lớp theo dõi, - Lắng nghe. - Nghe và ghi bài. LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY I. Mục tiêu : Hiểu được từ láy và từ ghép là hai cách cấu tạo từ phức tiếng Việt :từ ghép là từ gồm những tiếng có nghĩa ghep lại với nhau. Từ láy là từ có tiếng hay âm, vần lặp lại nhau. Bước đầu phân biệt được từ ghép và từ láy, tìm được các từ ghép và từ láy dễ. Sử dụng được từ ghép và từ láy dùng để đặt câu. II. Chuẩn bị : Giáo viên : Ghi trước ví dụ lên bảng phụ. Học sinh : xem trước bài trong sách. III. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.Ổn định : Hát 2.Kiểm tra : H.Từ đơn và từ phức khác nhau ở những điểm nào? Lấy ví dụ 3.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề bài lên bảng . HĐ1: Nhận xét – Rút ra ghi nhớ . - Giáo viên treo bảng phụ đã ghi ví dụ : - Gọi 1 vài em đọc ví dụ. - Yêu cầu 2 em cạnh nhau thảo luận các nội dung sau : H. Từ phức nào do những tiếng có nghĩa tạo thành? HH. Từ phức nào do những tiếng có âm hoặc vần lặp lại nhau tạo thành? - Gọi một số nhóm trình bày. - Giáo viên lắng nghe, chốt ý: +Từ phức : truyện cổ, ông cha, đời sau, lặng im; do các tiếng :truyện + cổ, ông+ cha, đời+ sau tạo thành. + Từ phức: thầm thì, chầm chậm, cheo leo, se sẽ. Gv kết luận : Những từ do các tiếng có nghĩa ghép lại với nhau gọi là từ ghép. Những từ có tiếng phối hợp với nhau có phần âm đầu hay phần vần giống nhau gọi là từ láy. H. Thế nào là từ ghép, từ láy? Cho ví dụ - Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK. - Yêu cầu HS cho thêm một số ví dụ . - Nghe và nhận xét. HĐ2 : Luyện tập - Gọi 2 em đọc đề bài 1 và 2 . - Yêu cầu 2 em hỏi đáp để tìm hiểu đề. - Giao cho học sinh vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập 1, và 2 vào vở. - Theo dõi HS làm bài và giúp đỡ những HS yếu. - Gọi HS lần lượt lên bảng sửa từng bài. - Chấm và sửa bài ở bảng theo gợi ý đáp án sau : Bài 1: Hãy xếp những từ phức được in nghiêng trong các câu dưới đây thành hai loại :từ ghép và từ láy. Biết rằng những tiếng in đậm là tiếng có nghĩa: Từ ghép Từ láy A Ghi nhớ, đền thờ, bờ bãi, tưởng nhớ. Nô nức B Dẻo dai, vững chắc, thanh cao Mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp. Bài 2 : Từ Từ ghép Từ láy Ngay Ngay thẳng, ngay thật, ngay lưng, ngay đơ Ngay ngắn Thẳng Thẳng băng, thẳng cánh, thẳng đứng, thẳng tắp, Thẳng thắn, thẳng thớm Thật Chân thật, thành thật, thật tình, Thật thà -Yêu cầu HS sửa bài và nêu những thắc mắc nếu có. 4.Củng cố: Gọi 1 em đọc ghi nhớ trong SGK. Nhận xét tiết học. 5.Dặn dò: Về học bài, làm bài. Chuẩn bị bài tiếp theo . -2 học sinh lên bảng. - Lắng nghe- nhắc lại đề Quan sát. 1 vài em đọc ví dụ. 2 em cạnh nhau thực hiện. Đại diện các nhóm trình bày, mời nhóm khác nêu ý kiến nhận xét. 2-3 em nêu trước lớp. Theo dõi và lần lượt nhắc lại theo bàn. 2-3 em nêu trước lớp. 2-3 học sinh đọc, nêu ví dụ. 2 em đọc, lớp theo dõi. Lớp theo dõi. Từng cá nhân thực hiện làm bài vào vở. Theo dõi bạn sửa bài. Theo dõi và đối chiếu với bài làm của mình. Thực hiện sửa bài và nêu những thắc mắc nếu có. 1 em đọc ghi nhớ. Theo dõi, lắng nghe. Nghe và ghi bài. ĐẠO ĐỨC: LUYỆN TẬP THỰC HÀNH: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP I.Mục tiêu: -Củng cố nội dung bài: “Vượt khó trong học tập”. -HS tập giải quyết một số tình huống . -GDHS có ý thức khắc phục khó khăn trong việc học tập của bản thân mình và biết giúp đỡ người khác khắc phục khó khăn. II.Chuẩn bị: Bảng phụ ghi 5 tình huống . III.Các hoạt động dạy và học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.Ổn định:Hát. 2.Bài cũ: H:Thảo đã gặp những khó khăn gì trong học tập vàtrong cuộc sống hàng ngày? H:Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy bằng cách nào Thảo vẫn học tốt? H:Nêu ghi nhớ của bài? 3.Bài mới:GV giới thiệu bài –Ghi đề bài. HĐ1: Gương sáng vượt khó. GV yêu cầu:Kể những gương vượt khó mà em biết. H:Khi gặp khó khăn trong học tập các bạn đó đã làm gì? H:Thế nào là vượt khó trong học tập? H:Vượt khó trong học tập giúp ta điều gì? GV kểû cho HS nghe câu chuyện: “Có ngày hôm nay” để nêu gương tinh thần vượt khó của bạn Thái. HĐ2: Xử lý tình huống. GV nêu nhiệm vụ –yêu cầu HS thảo luận nhóm. GV dán bài tập 1 lên bảng, yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày 1.Khi gặp một bài tập khó ,em sẽ chọn những cách làm nào dưới đây?Vì sao? GV kết luận :Khen những HS biết vượt qua khó khăn trong học tập. 2.GV đưa ra tình huống : Bạn Hoa bị gãy chân ,phải nghỉ học nhiều ngày. Theo em bạn Hoa cần phải làm gì để theo kịp các bạn trong lớp? Nếu làbạn cùng lớp với Hoa,em có thể làm gì để giúp bạn? HĐ3: Liên hệ bản thân GV nêu yêu cầu bài tập 3 và4 GV kết luận:Mỗi bản thân chúng ta cần phải cố gắng khắc phục vượt qua khó khăn trong học tập,đồng thời giúp bạn khác cùng vượt khó. -Gọi HS nêu ghi nhớ của bài. 4)Củng cố::-Nêu ghi nhớ của bài. -Giáo viên nhân xét giờ. 5)Dặn dò:Về nhà học bài –Thực hành tốt bài học. -Chuẩn bị: “Bày tỏ ý kiến” -3 học sinh lên bảng -Cá nhân nhắc lại đề bài. -HS hoạt động cả lớp. -HS kể. -Cả lớp lắng nghe. Các bạn đã khắc phục khó khăn tiếp tục học. -Vượt khó là biết khắc phục khó khăn tiếp tục phấn đấu đạt kết quả tốt. Vượt khó giúp ta tự tin hơn trong học tập,tiếp tục học tậpvà được mọi người quí mến. -HS thảo luận nhóm. -Đại diện nhóm trình bày . -Lớp nhận xét bổ sung để hoàn thành bài tập 1: +Tự suy nghĩ cố gắng làm bằng được. +Nhờ bạn giảng giải để tự làm. +Hỏi thầy giáo ,cô giáo hoặc người lớn. HS thảo luận- trình bày –lớp bổ sung -HS thảoluận nhóm – Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. -HS nêu ghi nhớ. -Lắng nghe, ghi bài. KỂ CHUYỆN MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH I. Mục đích, yêu cầu: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ trả lời được các câu hỏi về nội dung, kể lại được toàn bộ câu chuyện một cách tự nhiên, phối hợp với nét mặt, điệu bộ, cử chỉ. - Hiểu được ý nghĩa của truyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu khuất phục cường quyền. - Biết đánh giá lời kể của bạn. II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ truyện trang 40 SGK. Giấy khổ to viết sẵn các câu hỏi, để chỗ chấm cho HS trả lời + bút dạ. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Ổn định: hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 em kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. -Giáo viên nhận xét và cho điểm HS. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 3. Bài mới : Giới thiệu bài. - Câu chuyện dân gian Nga về một nhà thơ chân chính của vương quốc Đa- ghet- xtan sẽ giúp các em hiểu thêm về một con người chân chính, ngay thẳng, chính trực. Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện. - GV kể chuyện lần 1: Chú ý giọng kể thong thả, rõ ràng, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự bạo ngược của nhà vua, nỗi thống khổ của nhân dân, khí phách của hà thơ dũng cảm không chịu khuất phục sự bạo tàn. Đoạn cuối kể với giọng hào hùng, nhịp nhanh. Vừa kể, vừa chỉ vào tranh minh hoạ và yêu cầu HS quan sát tranh. - Yêu cầu Hs đọc thầm câu hỏi ở bài tập 1. - GV kể lần 2. Hoạt động 2: Kể lại câu chuyện. a) Tìm hiểu chuyện. - Phát bảng ép và bút lông cho từng nhóm. - Yêu cầu HS trong nhóm trao đổi, thảo luận để có câu trả lời đúng. GV đến giúp đỡ, hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn. Đảm bảo HS nào cũng được tham gia. - Yêu cầu nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho từng câu hỏi. - Kết luận câu trả lời đúng. - Gọi HS đọc lại phiếu - Lắng nghe. - Đọc thầm các câu hỏi ở bài 1. - Theo dõi, lắng nghe. - Nhận đồ dùng học tập. - 1 em đọc câu hỏi, các bạn khác trả lời và thống nhất ý kiến rồi viết vào phiếu. - Dán phiếu, nhận xét, bổ sung. - Chữa vào phiếu của nhóm mình.) - 1 em đọc câu hỏi, 2 em đọc câu trả lời. a. Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào? Truyền nhau hát một bài hát lên án thói hống hách, bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân. b. Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình? Vua ra lệnh lùng bắt bằng được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy. Vì không thể tìm được ai là tác giả của bài hát, nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong. c. Trước sự đe doạ của nhà vua, thái độ của mọi người thế nào? Các nhà thơ, nghệ nhân lần lượt khuất phục. Họ hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có một nhà thơ trước sau vẫn im lặng. d. Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ? Vì vua thực sự khâm phục, kính trọng lòng trung thực và khí phách của nhà thơ thà bị lửa thiêu cháy, nhất định không chịu nói sai sự thật. b) Hướng dẫn kể chuyện. - Yêu cầu HS dựa vào câu hỏi và tranh minh hoạ kể chuyện trong nhóm theo từng câu hỏi và toàn bộ câu chuyện. - Gọi HS kể chuyện. - Nhận xét cho điểm từng HS. - Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện. - Gọi HS nhận xét bạn kể. - Cho điểm HS. c) Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện. - Vì sao nhà vua hung bạo thế lại đột ngột thay đổi thái độ? - Nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ mà thay đổi hay chỉ muốn đưa các nhà thơ lên giàn hoả thiêu để thử thách? - Cáu chuyện có ý nghĩa gì? - Gọi HS nêu ý nghĩa câu chuyện. - Tổ chức cho HS thi kể. - Nhận xét tìm ra bạn kể hay nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất. - Khi 1 em kể các em khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn. - 4 em kể chuyện tiếp nối nhau(2 lượt). - 3 – 5 em kể. - Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu. - Vì nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ. - Nhà vua thực sự khâm phục lòng trung thực của nhà thơ, dù chết cũng không chịu nói sai sự thật. - Ca ngợi nhà thơ chân chính thà chết trên giàn lửa thiêu chứ không chịu ca ngợi ông vua bạo tàn. Khí phách đó đã khiến nhà vua khâm phục, kính trọng và thay đổi thái độ. - 3 HS nhắc lại. - HS thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện. 4. Củng cố: Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa của truyện. Nhận xét, cho điểm HS. Nhận xét tiết học 5. Dặn dò: Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe, sưu tầm các câu chuyện về tính trung thực mang đến lớp. ___________________________________________________
Tài liệu đính kèm: