Chính tả (tiết 5)
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu nội dung bài viết Những hạt thóc giống .
- Nghe – viết lại đúng chính tả , trình bày đúng một đoạn văn trong bài . Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : l / n , en / eng .
- Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bút dạ và một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a hoặc 2b .
- Vở BT Tiếng Việt 4 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1) Hát .
2. Bài cũ : (3) Truyện cổ nước mình .
Đọc cho 2 , 3 em viết ở bảng , cả lớp viết vào nháp các từ ngữ đã được luyện viết ở BT2 tiết trước .
3. Bài mới : (27) Những hạt thóc giống .
a) Giới thiệu bài :
Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
b) Các hoạt động :
TUẦN 5 Tập đọc (tiết 9) NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG I. MỤC TIÊU : - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài . Nắm được những ý chính của câu chuyện . Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực , dũng cảm , dám nói lên sự thật . - Đọc trơn toàn bài . Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi , cảm hứng , ca nhợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi . Đọc phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện . Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi . - Học tập tấm gương trung thực của chú bé Chôm . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh họa bài đọc trong SGK . - Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Tre Việt Nam . - 2 em đọc thuộc lòng bài Tre Việt Nam , HS1 trả lời câu hỏi 2 SGK , HS2 trả lời câu hỏi : Bài thơ ca ngợi những phẩm chất gì , của ai ? ( Bài thơ ca ngợi cây tre , tượng trưng cho con người VN có những phẩm chất tốt đẹp : ngay thẳng , trung thực , đoàn kết , giàu tình yêu thương nhau ) 3. Bài mới : (27’) Những hạt thóc giống . a) Giới thiệu bài : Trung thực là một đức tính đáng quý , được đề cao . Qua truyện đọc Những hạt thóc giống , các em sẽ thấy người xưa đã đề cao tính trung thực như thế nào . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Luyện đọc . MT : Giúp HS đọc đúng bài văn . PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành . - Hướng dẫn phân đoạn : 4 đoạn . + Đoạn 1 : Ba dòng đầu . + Đoạn 2 : Năm dòng tiếp theo . + Đoạn 3 : Năm dòng tiếp theo . + Đoạn 4 : Bốn dòng còn lại . - Đọc diễn cảm cả bài . Hoạt động lớp . - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 – 3 lượt . - Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . - Luyện đọc theo cặp . - Vài em đọc cả bài . Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . MT : Giúp HS cảm thụ bài văn . PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành . - Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi ? - Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực ? - Thóc đã luộc chín rồi còn nảy mầm được không ? - Theo lệnh vua , chú bé Chôm đã làm gì ? Kết quả ra sao ? - Đến kì phải nộp thóc cho vua , mọi người làm gì ? - Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người ? - Thái độ của mọi người thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm ? - Theo em , vì sao người trung thực là người đáng quý ? Hoạt động nhóm . - Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài . - Đọc toàn truyện . - Vua muốn chọn một người trung thực để truyền ngôi . - Đọc đoạn mở đầu . - Phát cho mỗi người dân một thúng thóc giống đã luộc kĩ về gieo trồng và hẹn : ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi , ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt . - Không . Đây là mưu kế của nhà vua xem ai là người trung thực , dũng cảm . - Đọc đoạn 2 . - Chôm đã gieo trồng , dốc công chăm sóc nhưng thóc không nảy mầm . - Mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp nhà vua . Chôm khác mọi người , Chôm không có thóc , lo lắng đến trước vua , thành thật quỳ tâu : Tâu bệ hạ ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được . - Chôm dũng cảm dám nói sự thật , không sợ bị trừng phạt . - Đọc đoạn 3 . - Mọi người sững sờ , ngạc nhiên , sợ hãi thay cho Chôm vì Chôm dám nói sự thật , sẽ bị trừng phạt . - Đọc đoạn cuối bài . - Vì họ bao giờ cũng nói thật , không vì lợi ích của mình mà nói dối làm hỏng việc chung . Vì họ thích nghe nói thật , nhờ đó làm được nhiều việc có lợi cho dân , cho nước . Vì họ dám bảo vệ sự thật , bảo vệ người tốt Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm . MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn . PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành . - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài theo lối phân vai : Chôm lo lắng thóc giống của ta . + Đọc mẫu đoạn văn . + Sửa chữa , uốn nắn . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - 4 em đọc tiếp nối nhau 4 đoạn của bài . + Luyện đọc diễn cảm theo cặp . + Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp . 4. Củng cố : (3’) - Hỏi : Câu chuyện này muốn nói với em điều gì ? ( Trung thực là đức tính quý nhất của con người . Cần sống trung thực ) 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Tiếp tục về nhà luyện đọc truyện trên theo lối phân vai . Chính tả (tiết 5) NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG I. MỤC TIÊU : - Hiểu nội dung bài viết Những hạt thóc giống . - Nghe – viết lại đúng chính tả , trình bày đúng một đoạn văn trong bài . Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : l / n , en / eng . - Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bút dạ và một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a hoặc 2b . - Vở BT Tiếng Việt 4 . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Truyện cổ nước mình . Đọc cho 2 , 3 em viết ở bảng , cả lớp viết vào nháp các từ ngữ đã được luyện viết ở BT2 tiết trước . 3. Bài mới : (27’) Những hạt thóc giống . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe – viết . MT : Giúp HS nghe để viết đúng đoạn thơ . PP : Làm mẫu , trực quan , thực hành . - Đọc toàn bài . - Nhắc HS : Ghi tên bài vào giữa dòng . Sau khi chấm xuống dòng , chữ đầu nhớ viết hoa , viết lùi vào 1 ô li . Lời nói trực tiếp của các nhân vật phải viết sau dấu hai chấm , xuống dòng , gạch đầu dòng . - Đọc bài cho HS viết . - Đọc lại bài một lượt . - Chấm , chữa 7 – 10 bài . - Nhận xét chung . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Theo dõi . - Cả lớp đọc thầm lại , chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai , cách trình bày bài . - Viết bài vào vở . - Soát lại bài . - Từng cặp đổi vở , soát lỗi cho nhau . - Đối chiếu SGK tự sửa những chữ viết sai bên lề trang vở . Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả . MT : Giúp HS làm đúng các bài tập . PP : Động não , đàm thoại , thực hành . - Bài 2 : ( chọn 2a ) + Dán 3 , 4 tờ phiếu khổ to ở bảng , phát bút dạ cho các nhóm . - Bài 3 : Giải câu đố . + Nêu yêu cầu BT . Hoạt động cá nhân , nhóm . - Đọc thầm đoạn văn , đoán chữ bị bỏ trống , làm bài cá nhân vào vở . - Đại diện các nhóm lên bảng sửa thi đua tiếp sức rồi đọc lại đoạn văn . - Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả bài làm . - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng . - Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng . - Đọc các câu thơ , suy nghĩ , viết nhanh lời giải ra nháp rồi mang dán ở bảng . - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng : Con nòng nọc – Chim én . 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS cần trung thực trong học tập . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS ghi nhớ để không viết sai những từ ngữ vừa học . Luyện từ và câu (tiết 9) MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG I. MỤC TIÊU : - Mở rộng vốn từ ngữ thuộc chủ điểm : Trung thực – Tự trọng . - Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ ngữ trên để đặt câu . - Giáo dục HS tính trung thực , lòng tự trọng . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Từ điển tiếng Việt , Sổ tay từ ngữ . - Một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng để HS làm BT1 . - Bút dạ xanh , đỏ và 2 , 3 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT3 , 4 . - Vở BT Tiếng Việt . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (5’) Luyện tập về từ ghép và từ láy . - Kiểm tra miệng 2 em : 1 em làm lại BT2 , 1 em làm lại BT3 . 3. Bài mới : (27’) Mở rộng vốn từ : Trung thực – Tự trọng . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu của bài . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : + Phát phiếu cho từng cặp HS trao đổi , làm bài . + Nhận xét , chốt lại lời giải đúng . - Bài 2 : + Nêu yêu cầu BT . + Nhận xét nhanh . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - 1 em đọc yêu cầu BT . - Trình bày kết quả . - Suy nghĩ , mỗi em đặt 1 câu với 1 từ cùng nghĩa với trung thực , 1 câu với 1 từ trái nghĩa với trung thực . - Nối tiếp nhau đọc những câu văn đã đặt Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (tt) . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 3 : + Dán lên bảng 2 , 3 tờ phiếu ghi sẵn BT - Bài 4 : Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Đọc yêu cầu BT . - Từng cặp trao đổi tìm lời giải . - 2 , 3 em lên bảng thi làm bài . - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng : Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình . - Đọc yêu cầu BT . - Từng cặp trao đổi , trả lời câu hỏi . - 2 , 3 em lên bảng làm bài trên phiếu : gạch bút đỏ và bút xanh để phân biệt . - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng . 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS tính trung thực , lòng tự trọng . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng các thành ngữ , tục ngữ . Kể chuyện (tiết 5) KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU : - Hiểu truyện , trao đổi được với các bạn về nội dung , ý nghĩa câu chuyện . - Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe , đã đọc nói về tính trung thực . Chăm chú lắng nghe lời bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn . - Giáo dục HS tính trung thực . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Một số truyện viết về tính trung thực . - Sách Tru ... i đẹp . + Bức tranh đơn giản về hình , phong phú về màu , đường nét khỏe khoắn , sinh động mang nét đặc trưng riêng của tranh khắc gỗ tạo nên một vẻ đẹp bình dị và trong sáng . b) Phố cổ : Tranh sơn dầu của họa sĩ Bùi Xuân Phái ( 1920 – 1988 ) . - Trước khi hướng dẫn xem tranh , cần cung cấp cho HS một số tư liệu về tác giả + Quê ở Quốc Oai ( Hà Tây ) . + Say mê vẽ về phố cổ Hà Nội và rất thành công về đề tài này . + Phong cách thể hiện rất riêng . + Được nhà nước tặng giải thưởng HCM vè văn học – nghệ thuật năm 1996 . - Gợi ý xem tranh : + Bức tranh vẽ những hình ảnh gì ? + Dáng vẻ các ngôi nhà ra sao ? + Màu sắc của tranh thế nào ? - Bổ sung : Bức tranh được vẽ với hòa sắc những màu ghi , nâu trầm , vàng nhẹ đã thể hiện sinh động các hình ảnh , làm ta thấy dấu ấn thời gian in đậm nét trong phố cổ . Cách vẽ khỏe khắn , khoáng đạt đã diễn tả rất sinh động dáng vẻ của những ngôi nhà cổ đã có hàng trăm tuổi . Những hình ảnh về con người gợi cho ta cảm nhận về cuộc sống bình yên diễn ra ở đây . c) Cầu Thê Húc : Tranh màu bột của Tạ Kim Chi ( HS Tiểu học ) . - Cho HS xem tranh , ảnh hoặc băng hình tư liệu về Hồ Gươm . - Gợi ý xem tranh : + Các hình ảnh . + Màu sắc . + Chất liệu . + Cách thể hiện . - Kết luận : Phong cảnh đẹp thường gắn với môi trường xanh – sạch – đẹp không chỉ giúp cho con người có sức khỏe tốt mà còn là nguồn cảm hứng để vẽ tranh . Các em cần có ý thức giữ gìn , bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và cố gắng vẽ nhiều bức tranh đẹp về quê hương mình . Hoạt động nhóm . - Các nhóm thảo luận và trình bày ý kiến của nhóm mình . + Người , cây , nhà , ao làng , đống rơm , dãy núi + Nông thôn . + Tươi sáng , nhẹ nhàng . Có màu vàng , màu đỏ , màu xanh lam . + Phong cảnh làng quê . + Các cô gái ở bên ao làng . - Đơn giản , sinh động và thay đổi phù hợp với từng hình ảnh . + Đường phố có những ngôi nhà . + Nhấp nhô , cổ kính . + Trầm ấm , giản dị . + Cầu Thê Húc , cây phượng , hai em bé , Hồ Gươm và đàn cá . + Tươi sáng , rực rỡ . + Màu bột . + Ngộ nghĩnh , hồn nhiên , trong sáng . Hoạt động 2 : Nhận xét , đánh giá . MT : Giúp HS nắm được việc xem tranh của mình . PP : Đàm thoại , giảng giải . - Nhận xét chung tiết học , khen những em có nhiều ý kiến đóng góp cho bài . Hoạt động cá nhân . 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS yêu thích tranh phong cảnh , có ý thức giữ gìn , bảo vệ môi trường thiên nhiên . 5. Dặn dò : (1’) - Quan sát trước các loại quả dạng hình cầu . Aâm nhạc (tiết 5) Oân tập bài hát : BẠN ƠI , LẮNG NGHE ! Giới thiệu hình nốt trắng Bài tập tiết tấu I. MỤC TIÊU : - Hát thuộc và từng nhóm trình diễn bài hát với một số động tác phụ họa trước lớp . Biết và thể hiện giá trị độ dài của nốt trắng . - Hát đúng và thuộc bài hát , thể hiện động tác phụ họa phù hợp , ngân đúng giá trị độ dài nốt trắng . - Giáo dục HS yêu thiên nhiên , cảnh đẹp của đất nước . II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - Tìm một vài động tác phụ họa đơn giản khi trình bày bài hát . - Chép sẵn bài tập tiết tấu ở bảng phụ . - Nhạc cụ quen dùng . 2. Học sinh : - Một số nhạc cụ gõ . - Vở học nhạc . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Học hát bài “ Bạn ơi , lắng nghe ! ” – Kể chuyện âm nhạc . - Vài em hát lại bài hát Bạn ơi , lắng nghe ! 3. Bài mới : (27’) Oân tập bài hát : Bạn ơi lắng nghe ! – Giới thiệu hình nốt trắng – Bài tập tiết tấu . a) Giới thiệu bài : - Cả lớp hát bài Bạn ơi , lắng nghe ! GV đệm đàn , HS vừa hát vừa vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp , theo phách . - Hỏi HS : + Bài hát Bạn ơi , lắng nghe ! của dân tộc nào ? + Đồng bào Tây Nguyên có loại nhạc cụ gì đặc biệt làm từ tre , nứa ? b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Oân tập bài hát “ Bạn ơi , lắng nghe ! ” . MT : Giúp HS hát đúng và thể hiện được các động tác phụ họa bài hát . PP : Trực quan , làm mẫu , thực hành . - Hướng dẫn riêng các động tác cho HS thực hiện thuần thục . - Nhận xét , đánh giá . Hoạt động lớp , nhóm . - Vừa hát , vừa kết hợp với động tác . - Từng nhóm lên biểu diễn trước lớp . Hoạt động 2 : Giới thiệu hình nốt trắng và Bài tập tiết tấu . MT : Giúp HS nắm giá trị độ dài của nốt trắng và thực hành được bài tập tiết tấu . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Giới thiệu hình nốt trắng và độ dài của nó : Nếu ta quy định độ dài mỗi nốt đen bằng 1 phách thì độ dài nốt trắng bằng 2 phách . - Hướng dẫn thể hiện hình nốt trắng , so sánh độ dài của nó với nốt đen qua ví dụ Hoạt động lớp . - Nói : trắng – đen – đen – trắng – đen – đen – trắng . 4. Củng cố : (3’) - Cả lớp vỗ tay ( hoặc gõ ) mỗi hình tiết tấu 1 lần : GV làm mẫu trước , HS thực hiện theo , mắt nhìn theo tay của GV chỉ vào hình nốt nhạc . 5. Dặn dò : (1’) - Về nhà tập đặt lời cho các hình tiết tấu trên . Thể dục (tiết 9) ĐỔI CHÂN KHI ĐI ĐỀU SAI NHỊP TRÒ CHƠI “BỊT MẮT BẮT DÊ” I. MỤC TIÊU : - Củng cố và nâng cao kĩ thuật : Tập họp hàng ngang , dóng hàng , điểm số , đi đều vòng phải , vòng trái , đứng lại . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác , tương đối đều , đẹp , đúng khẩu lệnh . - Học động tác đổi chân khi đi đều sai nhịp . Yêu cầu biết cách bước đệm khi đổi chân . - Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê ” . Yêu cầu rèn luyện , nâng cao khả năng tập trung chú ý , khả năng định hướng , chơi đúng luật , hào hứng , nhiệt tình . II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 1. Địa điểm : Sân trường . 2. Phương tiện : Còi , 2 – 6 chiếc khăn sạch . III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : Mở đầu : 6 – 10 phút . MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học PP : Giảng giải , thực hành . - Tập hợp lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu bài học , chấn chỉnh đội ngũ , trang phục tập luyện : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Chơi trò chơi Tìm người chỉ huy : 2 – 3 phút . Cơ bản : 18 – 22 phút . MT : Giúp HS nắm lại một số động tác về đội hình , đội ngũ và chơi được trò chơi thực hành . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . a) Đội hình đội ngũ : 12 – 14 phút . - Oân tập họp hàng ngang , dóng hàng , điểm số , đi đều vòng phải , vòng trái , đứng lại ( 2 lần ) : 1 – 2 phút . Nhận xét , sửa chữa sai sót cho HS . - Quan sát , nhận xét , sửa chữa sai sót cho các tổ . - Điều khiển cả lớp tập để củng cố : 2 phút . - Học động tác đổi chân khi đi đều sai nhịp : 5 – 6 phút . GV làm mẫu chậm và giảng giải cách bước theo nhịp hô . b) Trò chơi “Bịt mắt bắt dê” : - Tập họp HS theo đội hình chơi , nêu tên trò chơi , giải thích cách chơi và luật chơi - Quan sát , nhận xét , biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình . Hoạt động lớp , nhóm . - Tổ trưởng điều khiển tổ mình tập luyện ( 6 lần ) : 3 – 4 phút . - Tập bước đệm tại chỗ . - Tập bước đệm trong bước đi . - Cả lớp cùng chơi . Phần kết thúc : 4 – 6 phút . MT : Giúp HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà . PP : Đàm thoại , giảng giải . - Hệ thống bài : 1 – 2 phút . - Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Chạy thường thành 1 vòng tròn quanh sân trường , sau đó khép dần lại thành vòng tròn nhỏ , chuyển thành đi chậm , vừa đi vừa làm động tác thả lỏng rồi dừng lại quay mặt vào trong : 2 phút . Thể dục (tiết 10) QUAY SAU , ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI , VÒNG TRÁI TRÒ CHƠI “BỎ KHĂN” I. MỤC TIÊU : - Củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác : quay sau , đi đều vòng phải , vòng trái , đổi chân khi đi đều sai nhịp . Yêu cầu thực hiện đúng động tác , đều , đúng khẩu lệnh . - Trò chơi “ Bỏ khăn ” . Yêu cầu biết cách chơi , nhanh nhẹn , khéo léo , chơi đúng luật , hào hứng , nhiệt tình . II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 1. Địa điểm : Sân trường . 2. Phương tiện : Còi , 1 chiếc khăn tay . III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : Mở đầu : 6 – 10 phút . MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học PP : Giảng giải , thực hành . - Tập hợp lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu bài học , chấn chỉnh đội ngũ , trang phục tập luyện : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Chạy theo 1 hàng dọc quanh sân tập ( 200 – 300 m ) : 1 – 2 phút . - Chơi trò chơi Làm theo hiệu lệnh : 1 – 2 phút . Cơ bản : 18 – 22 phút . MT : Giúp HS nắm lại một số động tác về đội hình , đội ngũ và chơi được trò chơi thực hành . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . a) Đội hình đội ngũ : 10 – 12 phút . - Điều khiển lớp tập , quan sát , sửa chữa sai sót cho HS : 2 – 3 phút . - Quan sát , nhận xét , sửa chữa sai sót cho các tổ . - Quan sát , nhận xét , sửa chữa sai sót , biểu dương thi đua . b) Trò chơi “Bỏ khăn” : - Tập họp HS theo đội hình chơi , nêu tên trò chơi , giải thích cách chơi và luật chơi - Quan sát , nhận xét , biểu dương HS chơi tích cực . Hoạt động lớp , nhóm . - Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển : 4 – 5 phút . - Từng tổ thi đua trình diễn : 2 – 3 phút . - Cả lớp cùng chơi . Phần kết thúc : 4 – 6 phút . MT : Giúp HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà . PP : Đàm thoại , giảng giải . - Hệ thống bài : 1 – 2 phút . - Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Cả lớp vừa hát , vừa vỗ tay theo nhịp : 1 – 2 phút .
Tài liệu đính kèm: