Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Vũ Thị Thanh Hường

Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Vũ Thị Thanh Hường

I. Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Củng cố về nhận biết số ngày trong từng tháng của trong năm .

- Biết năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày .

- Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học .

II. Chuẩn bị đồ dùng: Bảng phụ kẻ sẵn .

 III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 25 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 312Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Vũ Thị Thanh Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Thứ hai, ngày 21 tháng 9 năm 2009
Thể dục
Đổi chân khi đi đều sai nhịp
( Giáo viên chuyên dạy)
Tập đọc
Những hạt thóc giống
I. Mục đích, yêu cầu.
1. Đọc đúng: truyền ngôi, sững sờ, luộc kĩ, trừng phạt.
- Cách đọc phù hợp với diễn biến của các nhân vật trong truyện. 
2. Hiểu:- Từ ngữ trong bài:bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh.
 - ý nghĩa: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật .
II. Chuẩn bị đồ dùng: Bảng phụ viết sẵn câu dài hướng dẫn học sinh đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
A. Bài cũ: Đọc thuộc lòng “Tre Việt Nam” kết hợp hỏi nội dung bài .
B. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
* HĐ1: Luyện đọc.
- Y/c 1 HS đọc bài.
Y/c HS luyện đọc đoạn lần 1.
- GV HD luyện đọc từ khó.
- Y/c HS luyện đọc đoạn lần 2.
- GV sửa sai và giải nghĩa từ ngữ.
- Y/c HS luyện đọc đoạn lần 3.
- Y/c HS đọc theo cặp.
- Thầy gọi 1 -> 2 em đọc bài.
- GV đọc diễn cảm lại bài.
* HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài.
- Nhà vua đã chọn người như thế nào để truyền ngôi ?
- Nhà vua làm cách nào để chọn được người trung thực ?
- Thóc luộc kĩ có nảy mầm được không?
- Theo lệnh vua chú bé Chôm đã làm gì ? kết quả ra sao?
- Đến khi phải nộp thóc cho nhà vua thì Chôm đã làm gì ?
- Hành động của Chôm có gì khác mọi người?
- Thái độ của mọi người thế nào khi nghe Chôm nói thật là không có thóc ?
- Theo em , vì sao người trung thực là người đáng quý? 
* HĐ3: Luyện đọc diễn cảm.
- Thầy theo dõi h/dẫn về giọng đọc.
- Thầy h/dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3,4
- Thầy đọc mẫu, lưu ý nhấn giọng.
C. Củng cố, dặn dò: Qua bài tập đọc muốn nói với chúng ta điều gì ?
- Nhận xét, đánh giá giờ học
- HS đọc và nêu nội dung như mục 2 .
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Theo dõi, mở SGK
- 1 HS đọc bài.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- HS đọc: truyền ngôi, sững sờ, kĩ , 
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- HS giải nghĩa từ (Chú giải)
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 3
- HS đọc theo cặp.
- 2 em đọc lại bài.
- Vua muốn chọn một người trung thực để truyền ngôi .
- HS : Phát cho mỗi người dân một thúng thóc giống đã luộc kĩ có thóc sẽ bị trừng phạt.
- Thóc này không thể nảy mầm được .
- Chôm đã gieo trồng, dốc công sức chăm sóc nhưng không nảy mầm .
- Mọi người nô nức đến nộp thóc còn , lo lắng đến trước nhà vua quỳ tâu
- Chôm dũng cảm dám nói sự thật, không sợ bị trừng phạt.
- Mọi người sững cả người, ngạc nhiên, sợ hãi cho Chôm vìnói ra sự thật .
- HS trả lời .
- HS nêu giọng đọc .
- 4em đọc 4 đoạn (đọc 2 lần)
- HS luyện đọc theo cặp
- Vài HS thi đọc diễn cảm.
- Vài HS nêu nội dung bài học.
- HS về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài sau.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:	Giúp học sinh:
- Củng cố về nhận biết số ngày trong từng tháng của trong năm .
- Biết năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày .
- Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học .
II. Chuẩn bị đồ dùng: Bảng phụ kẻ sẵn .
 III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
A. Bài cũ: Đổi: 1phút = ? giây .
 1 thế kỉ = ? năm
B. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
* HĐ1: Củng cố về số ngày trong năm, tìm hiểu năm nhuận và năm không nhuận. 
Bài 1: Củng cố về số ngày trong từng tháng của một năm. - Yêu cầu học sinh nêu tên các tháng có 30, 31, 28 (hoặc 29) ngày.
- Giáo viên củng cố cách xác định số ngày các tháng trong năm bằng cách nắm hai nắm tay.
- Năm nhuận có ? ngày ? Năm không nhuận có ? ngày?
Bài 2: Củng cố về đổi đơn vị đo ngày, giờ, phút, giây.
- GV hướng dẫn mẫu : 3 ngày = ? giờ
Vì 1 ngày = 24 giờ nên 3 ngày = 24 giờ x 3 = 72 giờ.Vậy ta viết 72 giờ vào chỗ chấm.
HĐ2: Củng cố về năm, thế kỉ, phút, giây, gam.
Bài 3: Củng cố về năm, thế kỉ.
- GV gọi HS lên bảng làm.
- GV củng cố cách xác định năm đó thuộc thế kỉ nào? Từ đó đến nay là bao nhiêu năm?
Bài 4: Củng cố về phút, giây.
- GV gọi học sinh lên bảng làm.
- GV củng cố lại các đơn vị đo thời gian.
Bài 5: Củng cố về xem đồng hồ, gam.
- GV gọi học sinh nêu miệng.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
C. Củng cố, dặn dò:
- T. hệ thống lại nội dung bài học .
- Nhận xét, đánh giá giờ học
- Học sinhỏctả lời miệng.
- Lớp theo dõi, nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- HS đọc và tìm hiểu yêu cầu bài tập .
- HS làm bài rồi chữa bài, lớp theo dõi nhận xét.
- 1 – 2 HS thực hành lại trước lớp.
- HS làm bài rồi chữa bài, lớp theo dõi nhận xét.
- HS nêu: Năm nhuận có 366 ngày, năm không nhuận có 365 ngày .
- HS tìm hiểu yêu cầu đề bài rồi chữa bài.
VD: 1/3 ngày = 8 giờ (24 : 3 = 8 giờ)
- Lớp theo dõi nhận xét.
- HS làm độc lập.
- Học sinh lên bảng chữa bài: Năm 1789 thuộc thế kỉ 18,
- Lớp theo dõi nhận xét .
- Học sinh lên bảng làm: Nam chạy: 60 : 4 = 15 (giây). Bình chạy: 60 : 5 = 12 (giây) => Bình chạy nhanh hơn Nam.
- Lớp theo dõi nhận xét .
- HS lên bảng làm.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Thể dục ( Dạy buổi 2)
GV chuyên dạy)
 Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2009
Chính tả ( Nghe viết) : 
 Những hạt thóc giống
 I. Mục đích, yêu cầu: 
 - Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng một đoạn văn trong bài : “Những hạt thóc giống”.
- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn .
II. Chuẩn bị đồ dùng:
Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập .
 III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
A.Bài cũ: Viết : rõ ràng, dẻo dai, rắn rỏi
- GV nhận xét , ghi điểm .
B. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
* HĐ1: Nghe - viết chính tả.
- Giáo viên đọc đoạn viết chính tả .
- Yêu cầu học sinh đọc thầm lại đoạn viết chính tả để tìm tiếng khó trong bài .
- Thể loại đoạn thơ này là gì ?
- Khi trình bày bài viết chữ đầu đoạn viết như thế nào?
- Nhắc nhở học sinh chú ý tư thế ngồi, cách cầm bút, đặt vở.
- GV đọc cho HS chép bài.
- Giáo viên đọc lại cho học sinh soát lỗi .
- Giáo viên chấm khoảng 10 bài , cho điểm, nhận xét .
HĐ2: Thực hành làm bài tập chính tả.
Bài 2: Giáo viên chọn bài tập 2a cho lớp.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn văn, đoán chữ bị bỏ trống, làm bài vào vở bài tập.
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 3: Giáo viên nêu yêu cầu bài tập 3a.
- Yêu cầu học sinh đọc các câu thơ, suy nghĩ, viết nhanh ra nháp lời giải.
- GV chốt lại đáp án đúng.
C. Củng cố, dặn dò:
- T. hệ thống lại nội dung bài học .
- Nhận xét, đánh giá giờ học , giao bài tập về nhà .
- 2HS viết bảng lớp, HS còn lại viết nháp , lớp theo dõi nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- HS theo dõi .
- HS đọc thầm lại đoạn viết chính tả .
- HS luyện viết từ khó: truyền ngôi, luộc kĩ, thóc giống .
- Thể loại thơ lục bát .
- Chữ đầu đoạn ta viết lùi vào một ô.
- Học sinh chú ý lại tư thế khi viết bài.
- HS nghe GV đọc cho viết bài .
- Học sinh theo dõi giáo viên đọc, soát lại bài.
- HS đổi vở soát lỗi lẫn nhau .
- Học sinh đọc thầm đoạn văn, đoán chữ bị bỏ trống, làm bài vào vở bài tập.
- HS các nhóm cử người lên bảng thi .
Đáp án: lời giải - nộp bài - lần này - làm em - lâu nay - lòng thanh thản - làm bài.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh đọc các câu thơ, suy nghĩ, viết nhanh ra nháp lời giải, HS nào xong trước chạy nhanh lên bảng làm.
* Đáp án: Con nòng nọc.
- HS thực hiện theo nội dung bài học
Toán
 Tìm số trung bình cộng
I. Mục tiêu:	Giúp học sinh:
- Có hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng của nhiều số.
- Biết tìm số trung bình cộng của nhiều số .
II. Các hoạt động dạy học:
 Giáo viên
Học sinh
A. Bài cũ : Làm bài tập 5 tiết trước.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
 B. Bài mới: 
 - GV giới thiệu bài trực tiếp.
* HĐ1: Tìm hiểu về trung bình cộng.
- Yêu cầu HS đọc ví dụ .
- Bài cho ta biết gì và hỏi ta gì? 
- Nếu rót đều số dầu đó vào mỗi can thì số dầu trong mỗi can là bao nhiêu?
- Ta gọi số 5 là trung bình cộng của 6 và 4 .
- GV hướng dẫn ví dụ 2 tương tự.
- Vậy muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm như thế nào? 
- Gọi HS tìm ví dụ và thực hiện ví dụ.
* HĐ2: Thực hành tìm số trung bình cộng.
Bài 1: Củng cố về tìm số trung bình cộng.
- GV gọi học sinh lên bảng làm.
- Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào ?
Bài 2: Củng cố về giải toán có lời văn dạng trung bình cộng.
- GV gọi học sinh lên bảng làm.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 3:( Nếu còn thời gian) Củng cố về tìm trung bình cộng của các số tự nhiên liên tiếp.
- GV gợi ý HS tìm ra số trung bình cộng của dãy số cách đều chính là số chính giữa của dãy.
- GV gọi học sinh lên bảng làm.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
C. Củng cố, dặn dò:
- Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào ? 
- Nhận xét, đánh giá giờ học , giao bài tập về nhà .
- Học sinh lên bảng làm.
- Lớp theo dõi, nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- HS tìm hiểu yêu cầu bài .
- Can 1: 6l, can 2: 4l. Nếu rót đều thì mỗi can ? l
- Số dầu trong mỗi can là : 
 ( 6 + 4 ): 2 = 5 ( lít )
- HS nêu lại vài lần .
- HS thực hiện như ví dụ 1.
- HS nêu:Tìm số trung bình cộng ta tính tổng các số hạng rồi chia cho số các số hạng. 
- HS tìm ví dụ.
- HS nêu yêu cầu bài tập .
- HS làm bài độc lập rồi chữa bài , lớp theo dõi nhận xét .
- Ta tính tổng các số hạng rồi chia tổng đó cho số các số hạng.
- Học sinh lên bảng làm.
4 em nặng: 36 +38 + 40 + 34 = 148 (kg)
Trung bình: 148 : 4 = 37 kg
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS tính: 
(1 + 2 +3 ++ 9 ) : 9 = 45 : 9 = 5.
- HS tìm thêm cách giải .
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Ta tính tổng các số hạng rồi chia tổng đó cho số các số hạng.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Trung thực - tự trọng
I. Mục đích, yêu cầu.
- Mở rộng vốn từ ngữ thuộc chủ đề trung thực – tự trọng.
- Nắm được nghiã và biết cách dùng các từ ngữ thuộc chủ đề nói trên để đặt câu .
II. Chuẩn bị đồ dùng:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập sách giáo khoa. Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
A. Bài cũ: Đọc lại bài tập 2 tiết trước .
- Từ phức khác từ đơn như thế nào ? 
B. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
* HĐ1: Mở rộng vốn từ ngữ thuộc chủ đề trung thực – tự trọng.
Bài 1: Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh làm bài theo cặp.
- GV theo dõi khuyến khích các nhóm làm nhanh và chính xác .
- GV củng cố chốt lại lời giải đúng.
Bài 2. Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ, đặt câu với một từ cùng nghĩa với trung thực, 1 câu với một từ trái nghĩa với trung thực.
- GV gọi học sinh đặt câu.
 - GV theo dõi, chốt lại kết quả đúng. 
Bài 3 : Yê ... II. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
A. Bài cũ: - Kiểm tra bài tập tiết trước của HS làm ở nhà. 
B. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
* HĐ1: Làm quen với biểu đồ cột.
- GV cho HS quan sát biểu đồ vẽ trên giấy khổ to. 
- Biểu đồ vẽ về nội dung gì?
- Biểu đồ biểu diễn số chuột bắt được của những thôn nào?
- Nhìn vào mỗi cột trên biểu đồ cho ta biết điều gì?
- Hãy nêu cách đọc biểu đồ trên.
- Thôn nào bắt được nhiều chuột nhất, thông nào bắt được ít thôn nhất? 
* HĐ2: Thực hành hoàn thiện biểu đồ đơn giản.
Bài1: Củng cố về xử lý số liệu trên biểu đồ cột.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài theo cặp.
- Giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 2 : Thực hành hoàn thiện biểu đồ đơn giản.
- Giáo viên treo biểu đồ, yêu cầu 1 học sinh lên bảng làm. 
- GV nhận xét, chữa bài.
- Yêu cầu học sinh làm phần b vào vở và lên bảng làm.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
- GV củng cố cách đọc biểu đồ.
C. Củng cố, dặn dò:
- T. hệ thống lại nội dung bài học .
- Nhận xét, đánh giá giờ học
- HS chữa bài , lớp theo dõi nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- HS theo dõi và nêu .
- Số chuột bắt được của các thôn.
- T. Đoài, T. Trung, T. Đông, T. Thượng. 
- Số chuột bắt được của từng thôn.
- HS theo dõi và nêu .
- HS chỉ trên biểu đồ và nêu.
- HS tìm hiểu yêu cầu bài rồi tự làm bài rồi chữa bài .
+ Các lớp tham gia trồng cây: 4a, 4b, 5a, 5b, 5c.
+ Lớp 4a: 35 cây; 5b: 40 cây; 5c: 23 cây
- Lớp theo dõi nhận xét .
- 1 học sinh lên bảng làm câu a. 
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Học sinh lên bảng làm câu b:
+ Lớp 1 năm 03 – 04 > năm học 02 – 03: 3 lớp.
+ Năm học 02 – 03 có số học sinh lớp 1: 3 x 35 = 105 học sinh;
- Lớp theo dõi, nhận xét.
 Tập làm văn
 đoạn văn trong bài văn kể chuyện
I. Mục đích, yêu cầu:
- Có hiểu biết ban đầu về văn kể chuyện .
- Vận dụng những hiểu biết đã có để tạo dựng một đoạn văn kể chuyện .
 II. Chuẩn bị đồ dùng: 
- Bốn tờ phiếu viết sẵn nội dung bài tập 1, 2, 3 phần nhận xét.
- Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
A.Bài cũ: Đọc lại ghi nhớ tiết trước. 
- Giáo viên nhận xét.
B. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
* HĐ1: Tìm hiểu về văn kể chuyện.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài1, 2.
- GV phát phiếu yêu cầu HS làm bài.
- Giáo viên theo dõi hướng dẫn bổ xung.
- GV: Những sự việc tạo thành cốt truyện và mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào?
Bài 3: Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ, nêu nhận xét rút ra từ hai bài tập trên.
- GV gọi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, chốt lại ý đúng.
- GV hướng dẫn HS nêu ghi nhớ.
- GV cho HS đọc thuộc lòng ghi nhớ .
HĐ2. Thực hành tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.
- Giáo viên gọi HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập.
- Giáo viên tổ chức cho HS viết bài và chữa bài.
 - Giáo viên gọi học sinh đọc bài viết.
- Giáo viên theo dõi, bổ sung cho học sinh.
- Giáo viên cho điểm tuyên dương những bài viết tốt.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Về học bài , chuẩn bị bài sau .
HS nêu ; lớp nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- HS nối tiếp đọc yêu cầu đề bài .
- HS đọc thầm truyện: “Những hạt thóc giống” rồi trao đổi theo cặp nêu được: 
1a. Có 4 sự việc: + SV1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, nghĩ ra kế: luộc..truyền ngôi cho
1b. SV1: 3 dòng đầu; SV2: Kể trong đoạn 2: 2 dòng tiếp theo;
- HS tìm hiểu yêu cầu bài tập rồi làm độc lập và tự chữa bài: Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể một sự việc trong một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- HS nêu như SGK.
- HS luyện đọc thuộc ghi nhớ.
- HS đọc nội dung bài tập .
- HS suy nghĩ rồi tưởng tượng để viết tiếp phần thân của câu truyện. 
- Vài HS đọc bài viết của mình trước lớp.
- HS rút kinh nghiệm.
- Lớp theo dõi, bình chọn những bài viết tốt.
- 
Khoa học (Dạy buổi 2)
 ăn nhiều rau và quả chín 
Sử dụng thực phẩm Sạch và an toàn
I. Mục tiêu:	Giúp học sinh:
- Giải thích vì sao cần phải ăn nhiều rau quả chín hàng ngày.
- Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn .
- Kể ra được các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
II. Chuẩn bị đồ dùng:
-Sơ đồ tháp dinh dưỡng. Mẫu những rau, quả tươi và héo úa, một số vỏ đồ hộp .
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
A.Bài cũ: Kể tên các món ăn chứa nhiều chất béo. Vì sao không nên ăn mặn?
- GV nhận xét và ghi điểm .
B. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
* HĐ1: Tìm hiểu lý do cần ăn nhiều rau, quả chín hằng ngày.
- GV cho HS quan sát lại sơ đồ tháp dinh dưỡng. 
- Rau, quả được khuyên dùng như thế nào? 
- Hãy kể những loại rau quả hàng ngày em vẫn ăn .
- Nêu ích lợi của việc ăn nhiều rau quả?
- GV củng cố theo nội dung hoạt động.
* HĐ2: Tìm hiểu các tiêu chuẩn và biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Theo em thế nào là thực phẩm sạch và an toàn? 
- Liên hệ thực tế sử dụng thực phẩm ở gia đình em như thế nào?
- Nêu cách chọn rau tươi và sạch?
- Nêu cách chọn đồ hộp và thức ăn đóng gói?
- Tại sao phải nấu chín thức ăn? Nấu xong nên ăn liền?
- GV củng cố theo nội dung hoạt động.
C. Củng cố, dặn dò:
- Tại sao cần ăn nhiều rau quả chín và sử dụng các loại thức ăn sạch ?
- Nhận xét, đánh giá giờ học về học bài , chuẩn bị bài sau .
- H ọc sinh lên bảng trả lời.
- Lớp theo dõi nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK.
- HS quan sát sơ đồ tháp dinh dưỡng.
- Cả rau, quả được khuyên dùng với số lượng lớn hơn thức ăn.
- HS kể: Na, ổi, táo, chuối, rau cải, rau muống,
- Cung cấp đủ loại vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ cho cơ thể.
- HS nêu trước lớp .
- HS nêu: Là thực phẩm giữ được chất dinh dưỡng; được nuôi trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh
- HS nêu cá nhân.
- HS nêu: Quan sát hình dáng bên ngoài; Quan sát màu sắc; Sờ – nắm
- HS nêu: Chú ý đến thời hạn in trên bào bì, vỏ hộp, không bong nắp, vỡ gói, nhãn mác rõ ràng
- Diệt các vi khuẩn có hại cho cơ thể, tránh các vi khuẩn có hại xâm nhập,
- Vài HS nêu.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
Kĩ thuật
Khâu đột thưa ( tiết 2) 
I. Mục tiêu:	Giúp học sinh:
- Biết cách cầm vải , cầm kim , xuống kim khi khâu và đặc điểm của mũi khâu , đường khâu đột thưa .
- Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu đột theo theo đường vạch dấu.
- Giáo dục HS yêu thích lao động, có ý thức an toàn lao động .
II. Chuẩn bị đồ dùng:
kim , chỉ vải khâu , mẫu khâu đột thưa . .III. Các hoạt động dạy học:
 Giáo viên
Học sinh
A. Bài cũ: Kiểm tra sách vở, ĐDHT của HS
B. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
* HĐ3: Thực hành khâu đột thưa :
- T. cho hs quan sát mẫu khâu đột thưa trên mô hình .
- T. theo dõi hướng dẫn bổ sung.
* HĐ4: Đánh giá kết quả thực hành :
- T. tổ chức cho HS trình bày sản phẩm đã thực hiện .
- T. tổ chức cho HS nhận xét đấnh giá lẫn nhau .
C. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống lại nội dung bài học .
- Chuẩn bị bài sau.
- Theo dõi, mở SGK
- HS quan sát mẫu .
- HS nêu quy trinh khâu đột thưa.
- HS đem đồ dùng ra và thực hiện theo các bước GV đã hướng dẫn.
- HS trình bày sản phẩm theo nhóm.
- HS quan sát nhận xét sản phẩm của bạn .
- HS nêu tóm tắt nội dung bài học .
- Chuẩn bị theo sự hớng dẫn của GV .
Kĩ thuật
Khâu đột mau
I. Mục tiêu:	Giúp học sinh:
- Biết cách cầm vải , cầm kim , xuống kim khi khâu và đặc điểm của mũi khâu , đường khâu đột mau.
- Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu.
- Giáo dục HS yêu thích lao động, có ý thức an toàn lao động .
II. Chuẩn bị đồ dùng:
kim , chỉ vải khâu , mẫu khâu đột mau. III. Các hoạt động dạy học:
 Giáo viên
Học sinh
A. Bài cũ: Kiểm tra sách vở, ĐDHT của HS
B. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
* HĐ1: Hướng dẫn quan sát nhận xét :
- T. cho hs quan sát mẫu khâu đột mau trên mô hình .
- Hãy so sánh mũi khâu đột mau vâúcc mũi khâu đã học.
- T. Vậy thế nào là khâu đột mau? 
* HĐ2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật :
- T. hướng dẫn cách cầm kim , cầm vải như sgk .
- T. vừa làm vừa nêu như hướng dẫn sgk .
* HĐ3:Hướng dẫn thực hành :
- Thầy theo dõi hướng dẫn bổ sung
- T. tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm.
- T. hướng dẫn học sinh nhận xét đánh giá lẫn nhau .
C. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống lại nội dung bài học .
- Chuẩn bị bài sau.
- Theo dõi, mở SGK
- HS quan sát theo cặp đôi và rút ra đặc điểm của mũi khâu đột mau.
- HS dựa vào hình sgk và mô tả lại đường kim của mũi khâu thường và mũi khâu đột mau.
- HS trao đổi theo cặp và rút ra nhận xét các loại mũi khâu này.
- HS nêu.
- HS quan sát sgk kết hợp nêu .
- HS theo dõi .
- HS tiến hành làm theo các bước gv đã hướng dẫn .
- HS nhận xét đánh gia lẫn nhau .
- HS nêu tóm tắt nội dung bài học .
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV .
Mĩ thuật:	Thường thức mĩ thuật
 Xem tranh phong cảnh
I. Mục tiêu:	Giúp học sinh:
- Thấy được sự phong phú của tranh phong cảnh.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh phong cảnh thông qua bố cục, các hình ảnh và màu sắc.
- Yêu thích tranh phong cảnh, có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. Chuẩn bị đồ dùng:
 - Tranh SGK phóng to .
- Bài của HS lớp trước, dụng cụ vẽ.	 
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
A. Bài cũ: 
Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập HS.
B. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
* HĐ1: HD xem tranh :
1. Tranh phong cảnh “ Sài Sơn ” .
- T. y/c quan sát tranh trên bảng và trong SGK.
- Bức tranh có những hình ảnh nào?
- Bức tranh vẽ về đề tài gì?
-Tại sao em biết như vậy?
- Màu sắc trong tranh như thế nào?
- Hình ảnh chính của bức tranh là gì ?
- Trong tranh còn thể hiện những hình ảnh nào nữa?
T. trong tranh thể hiện được vẻ đệp của vùng trung du thuộc huyện Quốc Oai ( Hà Tây) nơi có thắng cảnh chùa Thầy.
2. Tranh: Phố cổ (Bùi Xuân Phái)
3. Tranh: Cầu Thê Húc ( Tạ Kim Chi)
 ( Giới thiệu như tranh 1)
* HĐ2: Nhận xét, đánh giá :
- T. nhận xét những học sinh có nhiều đóng góp.
C. Củng cố, dặn dò:
- T. hệ thống lại nội dung bài học .
- Về học bài và chuẩn bị bài sau .
- Theo dõi, mở SGK
- HS quan sát và nêu .
- HS quan sát tranh SGK và trên bảng.
- Người, cây, nhà, ao làng, đống rơm, dãy núi.
- Tranh vẽ về đề tài nông thôn.
- Vì trong tranh thể hiện những cảnh vật về làng quê.
- Màu sắc trong tranh tươi sáng, nhẹ nhàng.
- Phong cảnh làng quê.
- Các cô gái bên ao làng.
- HS theo dõi .
-HS quan sát.
- HS quan sát.
- HS theo dõi rút kinh nghiệm.
- Chuẩn bị như sự hướng dẫn của GV.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_5_vu_thi_thanh_huong.doc