Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 (Bản mới 2 cột chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 (Bản mới 2 cột chuẩn kiến thức)

I. MỤC TIÊU :

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài . Hiểu nội dung câu chuyện : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân , lòng trung thực , sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân .

- Đọc trơn toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm , buồn , xúc động , thể hiện sự ân hận , dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông . Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện .

 - Có ý thức trách nhiệm với những người thân .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK .

 - Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cũ : (3) Gà Trống và Cáo .

 - 2 em đọc thuộc lòng bài Gà Trống và Cáo , nhận xét tính cách 2 nhân vật này .

 3. Bài mới : (27) Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca .

 a) Giới thiệu bài :

 Câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca sẽ cho các em biết An-đrây-ca có phẩm chất rất đáng quý mà không phải ai cũng có . Đó là phẩm chất gì ? Bài học này sẽ giúp các em hiểu điều đó .

 

doc 56 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/02/2022 Lượt xem 147Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 (Bản mới 2 cột chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ . . . . . . . . . . ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . . . . . 
Tập đọc (tiết 11)
NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài . Hiểu nội dung câu chuyện : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân , lòng trung thực , sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân .
- Đọc trơn toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm , buồn , xúc động , thể hiện sự ân hận , dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông . Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện . 
	- Có ý thức trách nhiệm với những người thân .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa bài đọc trong SGK .
	- Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Gà Trống và Cáo .
	- 2 em đọc thuộc lòng bài Gà Trống và Cáo , nhận xét tính cách 2 nhân vật này .
 3. Bài mới : (27’) Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca .
 a) Giới thiệu bài :
	Câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca sẽ cho các em biết An-đrây-ca có phẩm chất rất đáng quý mà không phải ai cũng có . Đó là phẩm chất gì ? Bài học này sẽ giúp các em hiểu điều đó .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng bài văn .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn phân đoạn : 2 đoạn .
+ Đoạn 1 : Từ đầu  mang về nhà .
+ Đoạn 2 : Phần còn lại .
- Đọc diễn cảm cả bài .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 – 3 lượt .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ bài văn .
PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành .
- Khi câu chuyện xảy ra , An-đrây-ca mấy tuổi , hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào ?
- Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông , thái độ của em thế nào ?
- An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông ?
- Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà ?
- An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào ?
- Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào ?
Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Đọc đoạn 1 .
- An-đrây-ca lúc đó 9 tuổi , em sống cùng ông và mẹ , ông đang ốm rất nặng .
- An-đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay .
- An-đrây ca được các bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc . Mải chơi nên quên lời mẹ dặn . Mãi sau em mới nhớ ra , chạy đến cửa hàng mua thuốc mang về .
- Đọc đoạn 2 .
- An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên . Oâng đã qua đời .
- An-đrây-ca òa khóc ; cho rằng chỉ vì mình mải chơi bóng , mua thuốc về chậm mà ông chết ; kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe ; cả đêm nức nở dưới gốc cây táo do ông trồng ; vẫn tự dằn vặt mình khi đã lớn .
- An-đrây-ca rất yêu thương ông , không tha thứ cho mình vì ông sắp chết mà còn mải chơi bóng , mang thuốc về nhà muộn . An-đrây-ca rất có ý thức trách nhiệm , trung thực và nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân  
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài : Bước vào phòng  ra khỏi nhà .
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 2 em đọc tiếp nối nhau 2 đoạn của bài .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Vài tốp ( tốp 4 em ) thi đọc diễn cảm theo lối phân vai trước lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Yêu cầu HS : 
+ Đặt lại tên cho truyện theo ý nghĩa của nó . ( Chú bé trung thực / Chú bé giàu tình cảm / Tự trách mình / Nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân /  )
+ Nói lời an ủi của em với An-đrây-ca . ( Bạn đừng ân hận nữa . Oâng bạn chắc rất hiểu tấm lòng của bạn  )
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Tiếp tục về nhà luyện đọc truyện trên theo lối phân vai .
v Rút kinh nghiệm:
Thứ . . . . . . . . . . ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . . . . . 
Chính tả (tiết 6)
NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
I. MỤC TIÊU : 
	- Hiểu nội dung truyện ngắn Người viết truyện thật thà .
- Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng truyện ngắn trên . Biết tự phát hiện lỗi và sử lỗi trong bài chính tả . Tìm và viết đúng chính tả các từ láy có tiếng chứa các âm đầu s / x hoặc thanh hỏi / thanh ngã .
	- Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Vài tờ phiếu khổ to ghi sẵn BT2 .
	- Từ điển để HS làm BT3 .
	- Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT3 .
	- Vở BT Tiếng Việt 4 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Những hạt thóc giống .
	- 1 em đọc cho 2 bạn viết ở bảng , cả lớp viết vào nháp các từ ngữ bắt đầu bằng l / n hoặc en / eng đã được luyện viết ở BT2 tiết trước .
	- 1 em đọc thuộc lòng câu đố ở BT3 , viết lên bảng lời giải đố .
 3. Bài mới : (27’) Người viết truyện thật thà .
 a) Giới thiệu bài :
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe – viết .
MT : Giúp HS nghe để viết đúng truyện ngắn .
PP : Làm mẫu , trực quan , thực hành .
- Đọc toàn bài .
- Nhắc HS : Ghi tên bài vào giữa dòng . Sau khi chấm xuống dòng , chữ đầu nhớ viết hoa , viết lùi vào 1 ô li . Lời nói trực tiếp của các nhân vật phải viết sau dấu hai chấm , xuống dòng , gạch đầu dòng . Viết tên riêng người nước ngoài theo đúng quy định .
- Đọc bài cho HS viết .
- Đọc lại bài một lượt .
Hoạt động lớp .
- Theo dõi .
- 1 em đọc lại truyện .
- Cả lớp lắng nghe , suy nghĩ , nói về nội dung mẩu truyện . ( Ban-dắc là một nhà văn nổi tiếng thế giới , ông có tài tưởng tượng tuyệt vời khi sáng tác các tác phẩm văn học nhưng trong cuộc sống lại là một người rất thật thà , không bao giờ biết nói dối )
- Cả lớp đọc thầm lại truyện , chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai , cách trình bày truyện .
- Viết bài vào vở .
- Soát lại bài .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 2 : 
+ Nhắc HS : Sửa tất cả các lỗi có trong bài , không phải chỉ sửa lỗi âm đầu s / x hoặc hỏi / ngã .
+ Phát riêng phiếu cho một số em viết bài mắc lỗi chính tả .
+ Mời những em làm bài trên phiếu dán bài ở bảng lớp .
+ Chấm , chữa 7 – 10 bài .
+ Nhận xét chung .
- Bài 3 : ( lựa chọn )
+ Nêu yêu cầu BT , chọn bài cho HS .
+ Giải thích thêm qua mẫu .
+ Phát phiếu và từ điển cho các nhóm thi tìm nhanh từ láy .
Hoạt động lớp , nhóm .
- 1 em đọc nội dung bài tập , cả lớp đọc thầm lại để biết cách ghi lỗi và sửa lỗi .
- Tự đọc bài , phát hiện lỗi và sửa lỗi chính tả trong bài của mình thoe mẫu SGK . 
- Từng cặp HS đổi bài cho nhau để sửa chéo .
- 1 em đọc yêu cầu BT , cả lớp theo dõi .
- 1 em nhắc lại kiến thức đã học về từ láy để vận dụng giải BT này .
- Đại diện các nhóm trình bày .
- Cả lớp nhận xét , bình chọn nhóm thắng cuộc .
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS tính trung thực , thật thà .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS ghi nhớ những hiện tượng chính tả trong bài để không viết sai . Chuẩn bị bản đồ có tên các quận , huyện , thị xã , danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố của em .
v Rút kinh nghiệm:
Thứ . . . . . . . . . . ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . . . . . 
Luyện từ và câu (tiết 11)
DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I. MỤC TIÊU :
- Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng . Nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế .
	- Tìm được các danh từ chung , danh từ riêng có trong đoạn văn . Viết hoa đúng quy tắc các danh từ riêng .
	- Giáo dục HS yêu thích vẻ phong phú của từ tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bản đồ tự nhiên VN . Tranh ảnh Lê Lợi .
	- Hai tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1 ( phần Nhận xét ) .
	- Một số phiếu viết nội dung BT1 ( phần Luyện tập ) .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (5’) Danh từ .
	- 1 em nhắc lại ghi nhớ , sau đó làm lại BT1 .
	- 1 em làm lại BT2 .
 3. Bài mới : (27’) Danh từ chung và danh từ riêng .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu của bài .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Nhận xét . 
MT : Giúp HS nhận biết về danh từ chung , danh từ riêng ; nắm cách viết hoa danh từ riêng .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Bài 1 : 
+ Dán 2 tờ phiếu lên bảng , mời 2 em lên bảng làm bài .
+ Nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Bài 2 : 
+ Dùng phiếu đã ghi lời giải đúng để hướng dẫn HS trả lời đúng .
+ Nói : 
@ Những tên chung của một loại sự vật như : sông , vua được gọi là danh từ chung .
@ Những tên riêng của một sự vật nhất định như : Cửu Long , Lê Lợi được gọi là danh từ riêng .
- Bài 3 : 
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 1 em đọc yêu cầu BT , cả lớp đọc thầm , trao đổi theo cặp .
- Đọc yêu cầu BT , cả lớp đọc thầm , so sánh sự khác nhau giữa nghĩa của các từ , trả lời câu hỏi .
- Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , so sánh cách viết các từ trên có gì khác nhau . 
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS r ... cầu .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Giới thiệu một số quả đã chuẩn bị và tranh , ảnh về quả có dạng hình cầu cho HS xem rồi gợi ý :
+ Đây là những quả gì ?
+ Hình dáng , đặc điểm , màu sắc của từng loại quả như thế nào ?
+ So sánh hình dáng , màu sắc giữa các loại quả .
+ Tìm thêm các quả có dạng hình cầu mà em biết ; miêu tả về hình dáng , đặc điểm , màu sắc của chúng .
- Tóm tắt : Quả dạng hình cầu có rất nhiều loại , rất đa dạng và phong phú . Mỗi loại đều có hình dáng , đặc điểm , màu sắc khác nhau và có vẻ đẹp riêng .
Hoạt động lớp .
Hoạt động 2 : Cách vẽ quả .
MT : Giúp HS nắm được cách vẽ quả dạng hình cầu .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Vẽ lên bảng để giới thiệu cách vẽ quả , lưu ý cách sắp xếp bố cục trong tờ giấy . Nhắc HS có thể vẽ bằng chì đen hoặc màu vẽ .
Hoạt động lớp .
Hoạt động 3 : Thực hành .
MT : Giúp HS vẽ được vài quả dạng hình cầu .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Trưng bày một số mẫu cho HS vẽ theo nhóm .
- Quan sát , hướng dẫn thêm .
Hoạt động nhóm .
- Thực hành vẽ theo các bước :
+ Quan sát kĩ để nhận ra đặc điểm vật mẫu trước khi vẽ .
+ Xác định khung hình và sắp xếp hình vẽ cân đối với tờ giấy .
+ Nhớ lại và vẽ theo các bước như đã hướng dẫn .
Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá .
MT : Giúp HS nắm được ưu , nhược điểm bài vẽ của mình .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Chọn một số bài có ưu , nhược điểm rõ nét để nhận xét về : bố cục , cách vẽ hình , những nhược điểm cần khắc phục về bố cục và cách vẽ , những ưu điểm cần phát huy  
- Xếp loại các bài đã nhận xét .
Hoạt động lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS yêu thiên nhiên , biết chăm sóc và bảo vệ cây trồng .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Quan sát hình dáng các loại quả và màu sắc của chúng .
	- Chuẩn bị tranh , ảnh về đề tài Phong cảnh quê hương cho bài bài học sau .
v Rút kinh nghiệm:
Thứ . . . . . . . . . . ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . . . . . 
Âm nhạc (tiết 6)
Tập đọc nhạc : TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 1
Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc
I. MỤC TIÊU :
	- Giới thiệu bài Tập đọc nhạc số 1 và một vài nhạc cụ dân tộc .
	- Đọc được bài Tập đọc nhạc số 1 , thể hiện đúng độ dài các nốt đen , nốt trắng . Phân biệt được hình dáng các loại nhạc cụ dân tộc và gọi đúng tên : đàn nhị , đàn tam , đàn tứ , đàn tì bà .
	- Giáo dục HS biết tự hào về nền văn hóa nước nhà .
II. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên :
	- Nhạc cụ quen dùng .
	- Chép sẵn các bài tập cao độ , tiết tấu , tập đọc nhạc số 1 vào bảng phụ .
	- Hình vẽ các nhạc cụ dân tộc phóng to .
	- Băng âm thanh các trích đoạn nhạc .
 2. Học sinh :
	- Thanh phách .
	- Vở học nhạc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Oân tập bài hát : Bạn ơi lắng nghe ! – Giới thiệu hình nốt trắng – 
Bài tập tiết tấu .
	- Vài em hát lại bài hát Bạn ơi , lắng nghe ! 
 3. Bài mới : (27’) Tập đọc nhạc : Tập đọc nhạc số 1 – 
Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc .
 a) Giới thiệu bài : 
	- Oân tập các bài tập tiết tấu lần trước ( gõ , vỗ tay hoặc đọc lời theo tiết tấu ) .
	- Giới thiệu bài Tập đọc nhạc số 1 : Sol – La – Sol .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Bài Tập đọc nhạc số 1 .
MT : Giúp HS đọc đúng bài Tập đọc nhạc số 1 .
PP : Trực quan , làm mẫu , thực hành .
- Cho HS luyện tập cao độ : Do – Re – Mi – Fa – Sol – La làm 3 bước :
+ Nói tên nốt trên khuông theo tay chỉ của GV .
+ GV đọc mẫu 5 âm .
+ GV chỉ nốt trên khuông cho HS đọc đúng cao độ .
- Cho HS luyện tập tiết tấu Tập đọc nhạc số 1 và bài tập phát triển , vỗ tay hoặc gõ thanh phách , có thể dùng tiếng tượng thanh .
Hoạt động lớp .
- Thực hành thành 4 bước :
+ Nói tên nốt .
+ Vỗ hoặc gõ tiết tấu .
+ Đọc cả cao độ ghép với hình tiết tấu .
+ Ghép lời ca .
Hoạt động 2 : Giới thiệu các nhạc cụ dân tộc .
MT : Giúp HS nắm hình dạng và phân biệt được các nhạc cụ dân tộc phổ biến .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Dùng tranh vẽ , giới thiệu cho HS biết hình dạng từng nhạc cụ thật ngắn gọn .
- Cho HS nghe băng trích đoạn nhạc do từng loại nhạc cụ diễn tấu .
- Cho nghe lần 2 , lưu ý HS phân biệt âm sắc từng loại nhạc cụ , sau đó hỏi lại .
Hoạt động lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Hát lời và gõ đệm bài Tập đọc nhạc số 1 .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Về nhà tập đọc lại bài Tập đọc nhạc số 1 .
v Rút kinh nghiệm:
Thứ . . . . . . . . . . ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . . . . . 
Thể dục (tiết 11)
TẬP HỌP HÀNG NGANG , DÓNG HÀNG , ĐIỂM SỐ ,
ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI , VÒNG TRÁI ,
ĐỔI CHÂN KHI ĐI ĐỀU SAI NHỊP
TRÒ CHƠI “KẾT BẠN”
I. MỤC TIÊU :
	- Củng cố và nâng cao kĩ thuật : Tập họp hàng ngang , dàn hàng , điểm số , đi đều vòng phải , vòng trái , đổi chân khi đi đều sai nhịp . Yêu cầu tập họp và dàn hàng nhanh , không xô đẩy , chen lấn nhau ; đi đều không sai nhịp , đến chỗ vòng tương đối đều và đẹp ; biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp .
	- Trò chơi “ Kết bạn ” . Yêu cầu tập trung chú ý , phản xạ nhanh , chơi đúng luật , hào hứng , nhiệt tình .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Mở đầu : 6 – 10 phút .
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
PP : Giảng giải , thực hành .
- Tập hợp lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu bài học , chấn chỉnh đội ngũ , trang phục tập luyện : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Chơi trò chơi Diệt các con vật có hại : 1 – 2 phút .
- Đứng tại chỗ hát và vỗ tay : 1 – 2 phút .
Cơ bản : 18 – 22 phút .
MT : Giúp HS nắm lại một số động tác về đội hình , đội ngũ và chơi được trò chơi thực hành .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
a) Đội hình đội ngũ : 10 – 12 phút .
- Oân tập họp hàng ngang , dóng hàng , điểm số , đi đều vòng phải , vòng trái , đổi chân khi đi đều sai nhịp : 
+ Chia tổ tập luyện .
+ Quan sát , nhận xét , sửa chữa sai sót cho các tổ .
+ Quan sát , nhận xét , biểu dương thi đua giữa các tổ .
+ Cả lớp tập để củng cố : 2 – 3 phút .
b) Trò chơi “Kết bạn” : 7 – 8 phút .
- Tập họp HS theo đội hình chơi , nêu tên trò chơi , giải thích cách chơi và luật chơi 
- Quan sát , nhận xét , xử lí các tình huống xảy ra và tổng kết .
Hoạt động lớp , nhóm .
+ Tổ trưởng điều khiển tổ mình tập luyện : 4 – 5 phút .
+ Tập họp cả lớp , từng tổ thi đua trình diễn : 3 – 4 phút .
- 1 tổ lên chơi thử .
- Cả lớp cùng chơi .
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
MT : Giúp HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Đàm thoại , giảng giải .
- Hệ thống bài : 1 – 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp : 1 – 2 phút .
v Rút kinh nghiệm:
Thứ . . . . . . . . . . ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . . . . . 
Thể dục (tiết 12)
ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI , VÒNG TRÁI ,
ĐỔI CHÂN KHI ĐI ĐỀU SAI NHỊP
TRÒ CHƠI “NÉM TRÚNG ĐÍCH”
I. MỤC TIÊU :
	- Củng cố và nâng cao kĩ thuật : đi đều vòng phải , vòng trái , đứng lại , đổi chân khi đi đều sai nhịp . Yêu cầu đi đều đến chỗ vòng không xô lệch hàng , biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp .
	- Trò chơi “ Ném trúng đích ” . Yêu cầu tập trung chú ý , bình tĩnh , khéo léo , ném chính xác vào đích .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi , 4 – 6 quả bóng và vật làm đích , kẻ sân chơi .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Mở đầu : 6 – 10 phút .
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
PP : Giảng giải , thực hành .
- Tập hợp lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu bài học , chấn chỉnh đội ngũ , trang phục tập luyện : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Xoay các khớp cổ chân , cổ tay , đầu gối , hông , vai : 1 – 2 phút .
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên ở sân trường 100 – 200 m rồi đi thường thành một vòng tròn , hít thở sâu : 2 – 3 phút .
- Chơi trò chơi Thi đua xếp hàng : 1 – 2 phút .
Cơ bản : 18 – 22 phút .
MT : Giúp HS nắm lại một số động tác về đội hình , đội ngũ và chơi được trò chơi thực hành .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
a) Đội hình đội ngũ : 12 – 14 phút .
- Oân đi đều vòng phải , vòng trái , đứng lại , đổi chân khi đi đều sai nhịp :
+ Điều khiển lớp tập : 1 – 2 phút .
+ Quan sát , nhận xét , sửa chữa sai sót cho các tổ .
+ Quan sát , nhận xét , biểu dương thi đua 
+ Tập cả lớp để củng cố : 2 – 3 phút .
b) Trò chơi “Ném trúng đích” : 8 – 10 phút .
- Tập họp HS theo đội hình chơi , nêu tên trò chơi , giải thích cách chơi và luật chơi 
- Quan sát , nhận xét , biểu dương thi đua giữa các tổ .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển : 3 – 4 phút .
- Từng tổ thi đua trình diễn : 2 – 3 phút .
- 1 tổ lên chơi thử .
- Cả lớp cùng chơi .
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
MT : Giúp HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Đàm thoại , giảng giải .
- Hệ thống bài : 1 – 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Tập một số động tác thả lỏng : 1 – 2 phút .
- Đứng tại chỗ , vỗ tay hát theo nhịp : 1 – 2 phút .
- Chơi trò chơi Diệt các con vật có hại : 1 – 2 phút .
v Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_6_ban_moi_2_cot_chuan_kien_thuc.doc