Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - GV: Bùi Thị Hồng Xuân

Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - GV: Bùi Thị Hồng Xuân

Tiết 1: Môn: Tập đọc

 NỖI DẰN VẶT CỦA AN - ĐRÂY - CA

I. Mục đích- yêu cầu:

- Biết đọc với giọng kể chậm rãi , tình cảm , bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kẻ chuyện .

- Hiểu ND: Nỗi dằn vặt của An-Đrây-Ca thể hiện trong tình yêu thương , ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc.

 III. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- 2 HS đọc thuộc lòng bài: Gà trống và cáo Nhận xét về tính cách hai nhân vật Gà Trống và Cáo.

- GV nhận xét ghi điểm.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

2. Luyện đọc:

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.

 - Luyện đọc từ khó: An-đrây-Ca

 - Giải nghĩa từ khó: Đã ghi ở phần chú giải

 

doc 22 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 331Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - GV: Bùi Thị Hồng Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 6
THỨ HAI: 	Ngày soạn: 26 / 9 /2009 
	Ngày dạy: 28 / 9 /2009 
Tiết 1: Môn: Tập đọc 
	NỖI DẰN VẶT CỦA AN - ĐRÂY - CA 
I. Mục đích- yêu cầu:
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi , tình cảm , bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kẻ chuyện .
- Hiểu ND: Nỗi dằn vặt của An-Đrây-Ca thể hiện trong tình yêu thương , ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc.
 III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS đọc thuộc lòng bài: Gà trống và cáo Nhận xét về tính cách hai nhân vật Gà Trống và Cáo.
- GV nhận xét ghi điểm. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca 
2. Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
 - Luyện đọc từ khó: An-đrây-Ca 
 - Giải nghĩa từ khó: Đã ghi ở phần chú giải 
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1-2 HS đọc cả bài 
- GV đọc diễn cảm: Giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm đoạn 1: TLCH: Khi câu chuyện xảy ra An - Đrây - Ca mấy tuổi, hoàn cảnh của gia đình em lúc đó thế nào?
+ Mẹ bảo An-Đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của An-Đrây-Ca lúc đó thế nào?
+ An- Đrây - Ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông? 
- HS đọc đoạn 2: 
+ Chuyện gì xảy ra khi An - Đrây - Ca mang thuốc về nhà?
+ Câu chuyện cho thấy An - Đrây - Ca là một cậu bé như thế nào?
4. Luyện đọc diễn cảm: 
- HS một nhóm nối tiếp nhau đọc 2 đoạn trong bài . GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm .
- GV đọc mẫu 
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp hoặc nhóm.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp 
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc tốt.
- HS nêu nội dung của bài:
5. Củng cố - Dặn dò:
- GV liên hệ, giáo dục HS: Qua bài học này rút cho em bài học gì?
- GV nhận xét giờ học. Khen ngợi những HS đọc tốt, hiểu bài.
- Yêu cầu HS về nhà đọc kỹ bài chuẩn bị tốt cho tiết học sau.
Tiết 2: Môn : Thể dục 
 (GV bộ môn dạy)
Tiết 3: Môn: Toán
 	 LUYỆN TẬP 
 I. Mục tiêu:
- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- HS làm bài tập ở vở bài tập.
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Luyện tập 
 3. Luyện tập - thực hành:
 Bài 1:
- HS nêu yêu cầu của bài: Gọi 1 HS trả lời, cả lớp và GV cùng chữa bài 
- Ngoài ra GV có thể phát triển thêm một số câu khác.
 - Cả 4 tuần cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải hoa ?
 - Tuần 2 bán nhiều hơn tuần 1 bao nhiêu mét vải hoa ?
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài tập . So sánh với biểu đồ cột trong tiết trước để nắm được yêu cầu về kĩ năng của bài này .
- HS tự phân tích mẫu và làm bài vào vở . GVchữa bài 
a) Tháng 7 có 18 ngày mưa 
b) Tháng 8 mưa nhiều hơn tháng 9 là 12 ngày 
c) Số ngày mưa trung bình mỗi tháng là ( 18 + 15 + 3 ) : 3 = 12 (ngày)
4. Củng cố - dặn dò: 
 - GV chốt lại nội dung bài.
 - Yêu cầu HS về nhà làm bài tập: 3
 - Nhận xét giờ học.
Tiết 4: Môn: Khoa học 
 MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN 
I. Mục tiêu:
- Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô,ướp lạnh,ướp mặn, óng hộp,...
- Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà .
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình 4 - 5 sgk 
- Phiếu học tập cho các nhóm
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Vì sao phải ăn nhiều loại rau quả chín?
+ Giải thích thế nào về thực phẩm chín và an toàn?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Một số cách bảo quản thức ăn 
2.Hoạt động 1: Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn 
 * Mục tiêu: HS liệt kê tất cả những cách bảo quản thức ăn.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: quan sát tranh để trả lời câu hỏi:
+ Chỉ và nói cách bảo quản thức ăn trong từng hình 
- HS trả lời GV ghi bảng 
Bước 2: GV tóm tắt lại tất cả những ý kiến của HS và rút ra kết luận 
3. Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập và sgk: Tìm hiểu cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn.
* Mục tiêu: Giải thích được cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn 
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV phát phiếu học tập - HS hoạt động theo nhóm.
- Chia lớp thành nhóm 4 các nhóm thảo luận 
Bước 2: Cả lớp thảo luận câu hỏi:
+ nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì?
+ Trong các cách bảo quản thức ăn sau cách nào làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động? Cách nào làm cho vi sinỗngâm nhập vào thực phẩm?
* GV kết luận:
 4. Hoạt động 3: Tìm hiểu một số cách bảo quản thức ăn ở nhà 
* Mục tiêu: HS liệt kê thực tế về cách bảo quản một số thức ăn ở nhà mà gia đình mình áp dụng.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV phát phiếu học tập cho cá nhân 
- HS làm việc với phiếu học tập 
Bước 2: Làm việc cả lớp
 - Một số HS trình bày, các em khác bổ sung và học tập lẫn nhau.
 - Kết thúc tiết học HS cần nêu rõ, những cách làm trên chỉ giữ được thức ăn trong một thời gian nhất định.
*GV kết luận:
5. Củng cố - dặn dò:
- GV cho HS làm bài tập để chốt nội dung bài. 
- GV nhận xét giờ học.
THỨ BA: 	Ngày soạn: 27/ 9 /2009 
	Ngày dạy: 29/9 /2009 
Tiết 1: Môn: Toán 
 	 LUYỆN TẬP CHUNG
 I.Mục tiêu:
- Viết, đọc, so sánh các số tự nhiên ;nêu được giá trị của chữ số trong một số .
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột .
- Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào .
 III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- HS lên bảng làm một số bài tập ở vở bài tập
- GV nhận xét ghi điểm 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Luyện tập chung 
2. Luyện tập - thực hành:
 Bài 1:
- HS nêu yêu cầu của bài. Rồi tự làm bài và chữa bài 
- Cả lớp làm vào vở. Khi chữa bài GV có thể hỏi thêm:về số liền trước số liền sau ...
Bài 2: 
 - HS nêu yêu cầu và nêu cách làm bài 
 - Cả lớp làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm 
 - Cả lớp và GV cùng chữa bài 
Bài 3: HS dựa vào biểu đồ để viết tiếp vào chổ chấm 
 - HS lên bảng làm bài
 - GV nhận xét sửa sai cho HS 
Bài 4: Cho HS tự làm bài GV cùng HS chữa bài 
Bài 5: HS tự làm bài 
GV tổ chức cho HS tự chữa bài 
4. Củng cố - dặn dò: 
- GV chốt lại nội dung bài.
- Yêu cầu HS về nhà làm bài tập: 
- Nhận xét giờ học.
 Tiêt 2: Môn : Thể dục 
 GV bộ môn dạy 
Tiết 3: Môn:Luyện từ và câu 
 DANH TỪ CHUNG, DANH TỪ RIÊNG 
I. Mục đích, yêu cầu:
- Hiểu được khái niệm DT chung và DT riêng ( ND Ghi nhớ ) .
- Nhận biết được DT chung và DT riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng ( BT1, mục III ) nắm được quy tắc viết hoa DT riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế (BT2) .
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam ( có sông Cửu Long ). Tranh ảnh vua Lê Lợi 
- Hai tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 1( phần nhận xét )
- Một tờ phiếu viết nội dung bài tập 1 ( phần luyện tập ) và kẻ bảng.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 1 HS nêu danh từ là gì? lấy ví dụ
- 1 HS làm bài tập: đặt câu với một danh từ chỉ khái niệm ( HS phải rèn luyện để vừa học tốt vừa có đạo đức tốt.) 
- GV nhận xét ghi điểm 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Danh từ chung danh từ riêng 
2. Phần nhận xét: 
Bài 1: HS đọc yêu cầu cầu bài. Lớp đọc thầm trao đổi theo cặp
- GV dán hai tờ phiếu lên bảng. Hai HS lên làm bài. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng: a. sông ; b.Cửu Long ( GV chỉ sông Cửu Long trên bản đồ tự nhiên ) c. vua ; d. Lê Lợi ( GV cho HS xem tranh Lê Lợi ) 
 Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm 
 - GV h/dẫn: So sánh sự khác nhau giữa nghĩa của các từ ở bài tập 1
 - HS thảo luận theo nhóm - Đại diện nhóm lên trình bày.
 - Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
 - GV nói: Những tên chung của một loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung 
 Nhũng tên riêng của một sự vật nhất định như: Cửu Long,Lê Lợi là danh từ riêng.
 Bài 3: HS đọc yêu cầu bài. So sánh cách viết trên có gì khác nhau 
3. Phần ghi nhớ:
- GV hỏi: Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng? Lấy ví dụ 
- Khi viết danh từ riêng cần lưu ý điều gì?
- HS tự rút ra phần ghi nhớ. 2- 3 HS đọc phần ghi nhớ 
 4. Phần luyện tập:
Bài tập 1: - 1HS đọc yêu cầu bài.Thảo luận theo nhóm 
- Đại diện nhóm lên trình bày. Các nhóm nhận xét bổ sung.
- GV hỏi : Tại sao em xếp từ dãy vào danh từ chung? Từ Thiên Nhẫn vào danh tư riêng? 
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập 2: 
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài:...
- HS tự làm bài vào vở bài tập.
- 2HS lên bảng làm bài. Lớp nhận xét 
- GV hỏi: Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? vì sao?
* GV nhắc HS luôn viết hoa tên người viết cả họ và đệm và tên địa danh. 
3. Củng cố - dặn dò: 
- GV chốt lại nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học, khen ngợi những HS học tốt.
Tiết 4: Môn:Kể chuyện 
	 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC 
I. Mục đích yêu cầu : 
 - Dựa vào gợi ý ( SGK) ,biêt chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe , đã đọc nói về lòng tự trọng .
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện .
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số câu chuyện về lòng tự trọng.
- Giấy ghi tiêu chuẩn đánh giá.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
-Kể một câu chuyên đã nghe, đã đọc về lòng trung thực 
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích , yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn kể chuyện:
- Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- HS đọc đề bài. GV gạch dưới những từ: Kể một câu chuyện về lòng tự trọng đã được nghe được đọc.
- HS đọc các gợi ý sgk 
+ Thế nào là lòng tự trọng? Tìm những câu chuyện về lòng tự trọng?
- HS nối tiếp nêu tên câu chuyện của mình 
- HS đọc thầm dàn ý của bài kể, tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. 
3. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- HS kể theo cặp , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể trước lớp.
- HS kể xong truyện troa đổi nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
IV. Củng cố dặn dò:
 - GV nhấn mạnh nội dung của bài.
 - Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 5: 	 Môn: Chính tả (Nghe viết)
 	 NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ 
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Nghe -viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài .
 - Làm đúng BT2( CT chung )BTCT phương ngữ ( 3) a/b , hoặc BT do GV soạn .
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 1.
 - Bảng phụ viết nội dung bài tập 2, bài 3
 III. Các hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ:
 - HS lên bảng viết các từ leng keng, chen chúc. 
 - GV nhận xét ghi điểm 
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
 2. Hướng dẫn nghe viết: 
 - GV đọc bài chính tả.HS theo dõi sgk.
 - 1 HS đọc bài chính tả.
 - Hướng  ... 4. Củng cố - dặn dò: 
- GV chốt lại nội dung bài.
- Yêu cầu HS về nhà làm bài tập: 
- Nhận xét giờ học 
Tiết 4: 	Môn: Luyện từ và câu
 MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG 
I. Mục đích, yêu cầu:
 Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm: Trung thực, Tự trọng ( BT1,BT2);bước đầu biết xếp các từ Hán Việt có tiếng “ trung “ theo hai nhóm nghĩa (BT3) và đặt được với một từ trong nhóm ( BT4) .
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu khổ to viết nội dung bài tập 1
- Vở bài tập TV 4 tập 1
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2HS viết bảng lớp, viết 5 danh từ chung là tên gọi các đồ dùng 
- 1 HS viết 3 danh từ riêng của người.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1: 
- GV đọc yêu cầu bài.
- HS đọc thầm đoạn văn làm bài vào vở bài tập, chọn từ thích hợp điền vào ô trống.
- HS làm phiếu trình bày trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở 
- GV nhận xét chữa bài.
Bài tập 2: 
- 1HS đọc yêu cầu bài. Suy nghĩ làm bài cá nhân 
- 1 HS lên bảng làm bài. GV nhận xét chữa bài 
Bài tập 3: 
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- GV giúp HS hiểu nghĩa của từ: Trung thực, trung bình, trung tâm.
- HS tìm những từ: Có nghĩa trung là ở giữa
 Có nghĩa trung là một lòng một dạ
- HS làm vào vở bài tập. 2HS làm vào bảng phụ. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 4: 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- Tổ chức thi tiếp sức. Tiếp nối nhau để đặt câu.
- Nhóm nào đặt được nhiều câu thì nhóm đó thắng.
3. Củng cố - dặn dò: 
- GV chốt lại nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học, khen ngợi những HS học tốt.
Tiết 5: Môn: Lịch sử 
 KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG 
I. Mục tiêu:
 - Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (chú ý nguyên nhân khởi nghĩa , người lãnh đạo , ý nghĩa .) :
 + Nguyên nhân khởi nghĩa : Do căm thù quân xâm lược , Thi Sách bị Tô Định giết hại ( trả nợ nước thù nhà )
 + Diễn biến : Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát , Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ...Nghĩa quân làm chủ Mê Linh , chiếm Cổ Loa , rồi tấn công Luy Lâu trung tâm của chính quyền đô hộ .
 + Ý nghĩa : Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ ; thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta .
 - Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa .
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ sgk phóng to 
- Lược đồ khởi nghĩa Hai bà Trưng 
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
 - HS nêu tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương bắc đô hộ? 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Khởi nghĩa Hai bà Trưng 
2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
- GV: Thời nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất bắc bộ và Bắc trung bộ chúng đặt là quân Giao Chỉ.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận: Nguyên nhân có cuộc khởi nghĩa Hai bà trưng
- Đại diện nhóm trình bày - GV chốt lại có 2 ý kiến:
+ Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược. Đặc biệt là Thái Thủ Tô Định. 
+ Do Thi Sách chồng của Bà Trưng trắc bị Tô Định giết hại.
- Theo em ý kiến nào đúng ý kiến nào sai? Tại sao?
- GV: Việc Thi Sách bị giết chỉ là cớ để cuộc khởi nghĩa nổ ra, nguyên nhân sâu xa là lòng yêu nước, căm thù giặc của hai Bà Trưng 
3. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân 
* Mục tiêu: Nắm được diễn biến của cuộc khởi nghĩa.
* Cách tiến hành: HS lên bảng trình bày lại diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa 
- GV kết luận:
4. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp 
- GV: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì?
*GV kết luận: 
5. Củng cố - dặn dò:
- GV cho HS làm bài tập để chốt nội dung bài. 
- GV nhận xét giờ học.
THỨ SÁU: 	Ngày soạn: 30/ 9 /2009
	Ngày dạy: 2 / 10 /2009
Tiết 1: Môn : Tập làm văn 
 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện: Ba lưỡi rừu và những lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện (BT1).
- Biết phát triển ý nêu dưới 2,3 tranh để tạo thành 2,3 đoạn văn kể chuyện (BT2) 
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ truyện trong sgk 
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu ghi nhớ trong bài đoạn văn trong bài văn kể chuỵện 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1: Dựa vào tranh kể lại cốt truyện: Ba lưỡi rừu 
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- GV dán lên bảng 6 tranh phóng to truyện: Ba lưỡi rừu, cùng phần lời dưới mỗi tranh và hướng dẫn để HS hiểu 
- HS đọc nội dung bài, đọc phần lời dưới mỗi tranh.
- HS cả lớp quan sát tranh và đọc thầm phần gợi ý để nắm cốt truyện.
+ Truyện có mấy nhân vật?
+ Nội dung truyện nói về điều gì? 
- HS thi kể lại cốt truyện. 
Bài tập 2: Phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện.
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập
- GV hướng dẫn HS làm mẫu theo tranh 1
- HS quan sát tranh trả lời theo câu hỏi gợi ý 
- GV nhận xét chốt lời giải 
- HS thực hành trát triển ý, xây dựng đoạn văn kể chuyện.
- HS kể chuyện theo cặp 
- Đại diện từng cặp thi kể từng đoạn, kể toàn chuyện. 
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố - dặn dò: 
- GV chốt lại nội dung bài.- GV nhận xét giờ học, khen ngợi những HS học tốt.
Tiết 2: 	 Môn : Toán 
 PHÉP TRỪ 
I. Mục tiêu:
- Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến 6 chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp .
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng làm bài tập:
 x - 363 = 973 207 + x = 815
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: phép trừ 
2. Củng cố cách thực hiện phép trừ:
- GV tổ chức các hoạt động như đối với phép cộng.
- GV nêu phép tính: 865 2798 + 450 237 
- HS vừa làm vừa nêu cách thực hiện 
- Ví dụ 2: 647 253 + 285 749 
- HS nêu các tính 
3. Luyện tập - thực hành:
 Bài 1:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài vào vở - 2 HS lên bảng làm bài 
- GV nhận xét chữa bài 
Bài 2: Tính - HS làm tự bài tập 
 48 600- 9 544 80 000 – 48 765 
 2 HS lên bảng làm GVnhận xét chữa bài 
Bài 3:HS đọc bài GV vẽ tóm tắt lên bảng 
 - HS nêu cách giải rồi giải - GV nhận xét chữa bài .
 Bài giải:
 Độ dài quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến Thành Phố Hồ Chí Minh là :
 1730 – 1315 = 415 ( km ) 
 Đáp số : 415 km
4. Củng cố - dặn dò: 
- GV chốt lại nội dung bài.
- Yêu cầu HS về nhà làm bài tập: 
- Nhận xét giờ học.
Tiết 3: 	Môn : Địa lí
	TÂY NGUYÊN 
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình , khí hậu của Tây Nguyên :
 + Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau Kon Tum, Đăk Lăk , Lâm Viên ,Di Linh .
 + Khí hậu có hai mùa rõ rệt : mùa khô ,mùa mưa .
- Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ ( lược đồ )tự nhiên Việt Nam : Kon Tum , Đăk Lăk , Plây Cu , Lâm Viên , Di Linh .
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ dịa lí tự nhiên VN 
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu đạc điểm của vùng trung du Bắc Bộ?
- Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Tây nguyên 
* Tây nguyên xứ sở của những cao nguyên xếp tầng:
2. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp 
- GV chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bản đồ địa lí tự nhiên VN.
- HS chỉ vị trí của các cao nguyên trên lược đồ hình 1 trong sgk 
- HS lên bảng chỉ bản đồ địa lí tự nhiên VN 
- HS dựa vào bảng số liệu mục 1 trong sgk xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao.
3. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một số tranh ảnh và tư liệu về một cao nguyên.
- Các nhóm thảo luận, trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên 
Bước 2: Đại diện nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm kết hợp với việc minh hoạ bằng tranh ảnh.
* Tây nguyên có hai mùa rõ rệt : Mùa mưa và mùa khô 
4. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
Bước 1: Dựa vào mục 2 và bảng số liệu ở mục 2 sgk từng HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào? Mùa khô vào những tháng nào
+ Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Là những mùa nào ?
+ Mô tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên? 
Bước 2: HS trả lời câu hỏi trước lớp 
5. Củng cố - dặn dò:
- GV cho HS làm bài tập để chốt nội dung bài. 
- GV nhận xét giờ học.
Tiết 4: Môn: Đạo đức 
 	 BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (TT)
I. Mục tiêu:
 -Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe , tôn trọng ý kiến của người khác .
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao chúng ta phải biết bày tỏ ý kiến?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Bày tỏ ý kiến ( tt) 
2. Hoạt động 1: tiểu phẩm: Một buổi tối trong gia đình nhà Hoa 
- HS xem tiểu phẩm do một số ban trong lớp đóng.
- HS thảo luận:
+ Em có nhận xét về ý kiến gì của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa?
 + Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào?Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không? 
 + Nếu là bạn Hoa em sẽ giải quyết thế nào?
* GV kết luận:
3. Hoạt động 2: Trò chơi: Phóng viên 
 - Cách chơi: 1 số HS làm phóng viên và phỏng vấn các bạn theo câu hỏi:
 + Bạn hãy giới thiệu một bài hát hoặc bài thơ mà bạn ưa thích?
 + Bạn hãy kể về một mà bạn thích?
 + Người mà bạn yêu quý nhất là ai?
 + Sở thích của bạn hiện nay là gì?
 + điều bàn quan tâm nhất hiện nay là gì?
* GV kết luận:
4. Hoạt động 3: HS trình bày các bài viết và tranh vẽ ( bài tập 4 sgk) 
- Kết luận chung: Trẻ em có quyền có ý kiến và bày tỏ ý kiến về vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng 
- Tre em cũng cần biết lắng ghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
5. Củng cố - dặn dò: 
- GV chốt lại nội dung bài.
- Yêu cầu HS về nhà làm bài tập 
- Nhận xét giờ học.
Tiết 5 Hoạt động tập thể: 	
 SINH HOẠT LỚP
I.Yêu cầu: 
- Đánh giá tình hình học tập tuần qua 
- HS nêu cao tinh thần phê và tự phê trước tập thể.
- Nắm được kế hoạch tuần tới.
II. Hoạt động trên lớp:
1. Đánh giá tuần qua :
- Ưu điểm : Nhìn chung các em có ý thức học tập .
 Đi học đều và đúng giờ 
 Hăng say phát biểu xây dựng bài : Triệu , Cam , 
- Tồn tại : Một số em chưa học bài ở nhà . 
 Ngồi học chưa chú ý , hay nói chuỵên riêng như : Nữ , Pháp .
 Trang phục chưa gọn gàng : Chiều 
2. Kế hoạch tới: 
- Phát huy những ưu điểm, khắc phục những thiếu sót.
- Ổn định nề nếp, sĩ số lớp học.
- Học bài và làm bài trước khi đến lớp, chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ.
- Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- Thi đua học tốt giữa các tổ, nhóm.
- Tham gia lao động, vệ sinh trường, lớp sạch sẽ. Tổ trực hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4(139).doc