I. MỤC TIÊU
1. Đọc toàn bài
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, xúc động thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
2. Hiểu nghĩa các từ trong bài
- Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm thương yêu và ý thức trách nhiệm với người dân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
II. LÊN LỚP
A. Bài cũ (3-5)
- 2-3 HS HTL bài Gà trống và cáo và nêu ý nghũa của bài thơ.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1):
- Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- GV giới thiệu bài: Tại sao cậu bé An-đrây-ca này lại khóc? Cậu ân hận về điều gì chăng? Ở cậu có những phẩm chất gì đáng quý? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó. - Bức tranh vẽ cảnh 1 cậu bé đang ngồi khóc bên gốc cây. Trong đầu cậu đang nghĩ về trận đá bóng mà cậu đã tham gia.
- Lắng nghe.
2. Luyện đọc (11)
- Giáo viên cho HS đọc nối tiếp (2 lần)
+ Chia bài: 2 đoạn.
Đoạn 1: An-đrây-ca. đến mang về nhà.
Đoạn 2: Bước vào phòng. đến ít năm nữa.
Lần 1: Sửa phát âm
Lần 2: Đọc thầm chú giải+giải nghĩa từ khó.
+ HS luyện đọc theo bàn.
- 1-2 HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu.
Tuần 6 Ngày soạn: 24/9/2010 Ngày giảng: 27/9-1/10/2010 Thứ 2 ngày 27 tháng 9 năm 2010 Tập đọc Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca I. Mục tiêu 1. Đọc toàn bài Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, xúc động thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. 2. Hiểu nghĩa các từ trong bài - Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm thương yêu và ý thức trách nhiệm với người dân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. II. Lên lớp A. Bài cũ (3-5’) - 2-3 HS HTL bài Gà trống và cáo và nêu ý nghũa của bài thơ. - GV nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài (1’): - Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? - GV giới thiệu bài: Tại sao cậu bé An-đrây-ca này lại khóc? Cậu ân hận về điều gì chăng? ở cậu có những phẩm chất gì đáng quý? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó. - Bức tranh vẽ cảnh 1 cậu bé đang ngồi khóc bên gốc cây. Trong đầu cậu đang nghĩ về trận đá bóng mà cậu đã tham gia. - Lắng nghe. 2. Luyện đọc (11’) - Giáo viên cho HS đọc nối tiếp (2 lần) + Chia bài: 2 đoạn. Đoạn 1: An-đrây-ca.... đến mang về nhà. Đoạn 2: Bước vào phòng.... đến ít năm nữa. Lần 1: Sửa phát âm Lần 2: Đọc thầm chú giải+giải nghĩa từ khó. + HS luyện đọc theo bàn. - 1-2 HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu. 3. Tìm hiểu bài (10p) - HS đọc thầm đoạn 1 ? Câu chuyện xảy ra, An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào? ? Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông thái độ của An-đrây-ca như thế nào? ? An-đrây-ca làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông? - GV kết luận: Biết ông ốm yếu An-đrây-ca đã nhanh nhẹn đi mua thuốc giúp mẹ, song cậu bé mải chơi bóng với bạn nên về muộn. ? Nội dung chính của đoạn 1 là gì? - GV ghi bảng. - Chuyển ý: Cậu bé An-đrây-ca mải chơi nên mua thuốc về nhà muộn. Vậy chuyện gì đã xảy ra với cậu và gia đình, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp. * HS đọc tiếp đoạn 2 ? Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà? ? An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào? ? Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào? - GV kết luận: khi An-đrây-ca về nhà, ông đã qua đời, cậu bé rất suy nghĩ và nói lại với mẹ hành động của mình. Cái chết của ông đã làm cho cậu bé suy nghĩ trong suốt nhiều năm sau này. ? Nội dung của đoạn 2 nói lên điều gi` - GV ghi bảng. - Nêu ý chính của toàn bài 1. Trên đường An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông. - An-đrây-ca lúc đó mới 9 tuổi, em sống cùng ông bà và mẹ. ông đang ốm rất nặng. - An-đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay. - An-đrây-ca được các bạn đang chơi bóng rủ nhập cuộc. Mải chơi nên quên lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra, chạy đến cửa hàng mua thuốc mang về. - HS trả lời. - 2-3 HS nhắc lại. 2. Sự dằn vặt của An -đrây - ca - An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. ông đã qua đời. - An-đrây-ca khóc và cho rằng chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết. - Dù mẹ đã an ủi nói rằng cậu không có lỗi nhưng An-đrây-ca cả đêm ngồi khóc dưới gốc táo ông trồng. Mãi khi lớn, cậu vẫn tự dằn vặt mình -Yêu thương ông, không tha thứ cho mình... - HS trả lời. - 2-3 HS nhắc lại Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. c) Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng: - 2 HS đọc nối tiếp bài. - GV treo bảng phụ viết sẵn đoạn cần đọc diễn cảm - 1 HS đọc , cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay. HS khác nhận xét. - 1HS đọc thể hiện lại + HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. + 3 HS thi đọc diễn cảm. - Nhận xét bình chọn HS đọc hay nhất theo tiêu chí sau: + Đọc đã trôi chảy chưa? + Cách ngắt nghỉ đã đúng, hợp lý chưa, đọc phân biệt giọng chưa? + Đã đọc diễn cảm chưa, có kèm điệu bộ không? 3. Củng cố: ? Đặt lại tên của chuyện theo ý nghĩa của chuyện. ? Nói lời an ủi của em với An-đrây-ca. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài. Toán Luyện tập I. Mục tiêu Giúp HS: - Rèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu trên hai loại biểu đồ. - Thực hành lập biểu đồ. II. Hoạt động dạy học A. Bài cũ (3-5’) - GV treo biểu đồ - Yêu cầu HS đọc số liệu ghi trên biểu đồ “Số chuột 4 thôn đã diệt được”. - GV nhận xét ghi điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài (1’) - Giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố kĩ năng đọc các dạng biểu đồ đã học. 2. Thực hành (30-33’) * Bài tập 1: - HS đọc đề bài ? Đây là biểu đồ loại gì? ? Biểu đồ biểu diễn gì? - GV yêu cầu HS đọc kĩ biểu đồ và tự làm bài, sau đó chữa bài trước lớp. ? Giải thích cách làm? - HS nhận xét. - GV nhận xét, ghi điểm. * Bài tập 2: - HS nêu yêu cầu ? Biểu đồ hình gì? ? Dựa vào đâu để tính số ngày mưa từng tháng? ? Giải thích cách làm. - GV nhận xét ghi điểm. Bài 3. - GV yêu cầu HS nêu tên biểu đồ - Biểu đồ còn chưa biểu diễn số cá của các tháng nào? - Nêu số cá bắt được của tháng 2 và tháng 3 - GV: chúng ta sẽ vẽ cột biểu diễn số cá của tháng 2 và tháng 3. - GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí sẽ vẽ cột biểu diễn số cá của tháng 2 - GV nêu lại vị trí đúng: cột biểu diễn số cá bắt được của tháng 2 nằm trên vị trí của chữ tháng 2, cách cột tháng 1 đúng 2 ô. ? Nêu bề rộng của cột? ? Nêu chiều cao của cột? - Gọi 1 HS lên vẽ cột biểu diễn số cá tháng 2, sau đó yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét , khẳng định lại cách đúng, sau đó yêu cầu HS tự vẽ cột tháng 3. - GV chữa bài. - Biểu đồ tranh vẽ. - Biểu đồ biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9 - Dùng bút chì làm bài vào SGK Bài giải. Dựa vào biểu đồ trên hãy điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống: - Tuần 1: cửa hàng bán được 2m vải hoa và1m vải trắng. S - Tuần 3: cửa hàng bán được 400m vải Đ - Tuần 3: cửa hàng bán được nhiều hoa nhất. - Số m vải hoa mà tuần 2 cửa hàng bán được nhiều hơn tuần 1 là 100m. Đ - Số mét vải hoa mà tuần 4 cửa hàng bán được ít hơn tuần 2 là 100m. Đ - Biểu đồ hình cột - Dựa vào các cột và vạch chỉ số ngày - HS làm bài - 3 HS lên bảng làm Bài giải - Tháng 7 có 18 ngày mưa. - Tháng 8 mưa nhiều hơn tháng 9 là: 15 – 3 = 12 (ngày) Số ngày mưa trung bình của 1 tháng là: (18 + 15 + 3): 3 = 12 (ngày). Đáp số: 18 ngày 12 ngày 12 ngày. - Biểu đồ: Số cá tàu Thắng Lợi bắt được. - Còn chưa biểu diễn số cá bắt được của tháng 2 và tháng 3. - Tháng 2 tàu bắt được 2 tấn, tháng 3 tàu bắt được 6 tấn. - HS chỉ trên bảng. - Cột rộng đúng 1 ô. - Cột cao bằng vạch số 2 vì tháng 2 bắt được 2 tấn cá. - 1 HS lên bảng vẽ, cả lớp theo dõi và nhận xét. - HS vẽ trên bảng lớp, cả lớp dùng bút chì vẽ vào SGK. 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu lại cách vẽ biểu đồ hình cột. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà làm BTVN. Kỹ thuật Khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường I. Mục tiêu - Học sinh biết cách khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường. - Có ý thức rèn luyện kỹ năng khâu thường để áp dụng vào trong cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học - Hai mảnh vải giống nhau: 20cm x 30cm - Kim, chỉ III. Hoạt động dạy học A. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu. 2. Các hoạt động: a) Hoạt động 1: Học sinh quan sát nhận xét mẫu: - GV giới thiệu một số mẫu. - Gv kết luận về đặc điểm khâu ghép hai mảnh vải và ứng dụng của nó. - HS quan sát và nhận xét sản phẩm có đường khâu ghép hai mảnh vải: b) Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. - Cho HS quan sát H 1, 2, 3 SGK + yêu cầu HS quan sát H1 + Yêu cầu quan sát hình 2, 3 - Gv hướng dẫn. - Gv nhận xét. - HS nêu cách vạch dấu đường khâu. - Ghép 2 mép vải Một HS lên bảng thao tác mẫu. - HS nêu cách khâu lược, khâu ghép hai mép vải. - Hai HS thực hiện thao tác. - HS nhận xét. - 2 HS đọc phần ghi nhớ. 3. Củng cố: Nhận xét tiết học. Dặn dò chuẩn bị cho tiết 2 Thứ 3 ngày 28 tháng 9 năm 2010 Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu Giúp học sinh ôn tập, củng cố hoặc tự kiểm tra về: - Viết sốliền trước, số liền sau của một số. - Giá trị của các chữ số trong số tự nhiên. - So sánh số tự nhiên. - Đọc biểu đồ hình cột - Xác định năm, thế kỷ. II. Hoạt động dạy học A. Bài cũ: 5p - Làm bài tập 2, 3 SGK. B. Bài mới: 27p 1. Giới thiệu bài: - Giờ học Toán hôm nay, các em sẽ được làm các bài tập củng cố các kiến thức về dãy số tự nhiên và đọc biểu đồ. 2. Thực hành: * Bài 1: - HS đọc yêu cầu. - HS làm theo nhóm bàn, Hai nhóm đại diện chữa bài trên bảng. - Chữa bài: ? Giải thích cách làm? ? Để biết giá trị của một chữ số trong số ta căn cứ vào đâu? - Nhận xét đúng sai. - Đổi chéo vở kiểm tra. Bài1: a/ Số tự nhiên liền sau của số 2 835 917 là: 2 835 918. b/ Số tự nhiên liền trước của số 2 835 917 la 2 835 916 c/ Đọc và ghi giá trị của chữ số 2 là: - Tám mươi hai triệu ba trăm sáu mươi nghìn chín trăm bốn mươi lăm. + Giá trị của chữ số 2 là: 2 000 000. - Bảy triệu hai trăm tám mươi ba nghìn không trăm chín mươi sáu. + Giá trị của chữ số 2 là: 200 000. - Một triệu năm trăm bốn mươi bảy nghìn hai trăm ba mươi tám. + Giá trị của chữ số 2 là: 200. * Gv chốt: Củng cố cho HS cách đọc viết các số đến lớp triệu * Bài 2: Viết chữ số thích hợp vào ô trống. - HS đọc yêu cầu. - HS làm cá nhân, hai HS làm bảng. - Chữa bài: ? Giải thích cách làm? ? Vì sao lại điền 9 vào phần a? - Nhận xét đúng sai. - Một HS đọc, cả lớp soát bài. * Bài 2. a)475 936 > 475 836 b) 903 876 < 913 000 c) 5tấn 175kg > 5 075kg d) 2tấn 750kg = 2750kg - Vì so sánh 47536 với 475 836 thì hai số có hàng trăm nghìn, hàng chục nghìn, hàng nghìn bằng nhau, vậy để hai số 47536 > 475 836 thì > 8, nên ta điền 9 vào ô trống. * Bài 3: Dựa vào biểu đồ dưới đây để viết tiếp vào chỗ chấm. - HS đọc bài tập - HS làm bài cá nhân, một HS làm bảng. - Chữa bài: ? Giải thích cách làm? ? Khối lớp 3 có bao nhiêu lớp đó là những lớp nào? ? Nêu số HS giỏi toán của từng lớp? ? Trong khối lớp 3, lớp nào có nhiều HS giỏi toán nhất? Lớp nào có ít HS giỏi toán nhất? ? Trung bình mỗi lớp 3 có bao nhiêu HS giỏi toán?. - Nhận xét đúng sai. - Một HS đọc, cả lớp soát bài. * Bài 4: - GV yêu cầu HS đọc đề. - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. - Gọi HS nêu ý kiến của mình, sau đó nhận xét và cho điểm HS. * Bài 5: - GV yêu cầu HS đọc đề bài - Yêu cầu HS kể các số tròn trăm từ 500 đến 800 ? Trong các số trên , những số nào lớn hơn 540 và bé hơn 870? ? Vậy x có thể là những số nào. - GV nhận xét, chốt kiến thức. ... - Nhận xét về kết quả làm bài. * ưu điểm:Xác định đúng đề bài, hiểu bài viết thư, bố cục lá thư, ý diễn đạt. * Nhược điểm: - Viết sai lỗi chính tả - Cách dùng từ - Sử dụng dấu câu sai (dấu chấm, dấu phẩy) - Thông báo điểm - ra đình - Mạnh khẻo, giạo này, bánh trưng - ông thân mến - Bố cháu suốt ngày đi làm thôi (Bố cháu dạo này rất bận việc ở cơ quan. - Cháu đi học về, cháu nấu cơm giúp mẹ (đi học về cháu giúp mẹ nấu cơm) 3. Hướng dẫn HS chữa bài - GV trả bài - HS đọc lời nhận xét - Chữa lỗi vào vở - Đổi bài làm và chữa sai cho bạn 4. Hướng dẫn học tập những đoạn thư, lá thư hay - GV đọc bài - HS nhận xét III. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc I. Mục đích, yêu cầu 1. Rèn kĩ năng nói - Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình của mình câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn chuyện) mình đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng. - Hiểu được ý nghĩa , nội dung câu chuyện bạn kể . 2. Rèn kĩ năng nghe HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. 3 . Giáo dục hs : Có ý thức rèn luyện mình trở thành người có lòng tự trọng và thói quen ham đọc sách . II. Đồ dùng dạy học - Một số chuyện về lòng tự trọng - Bảng phụ viết “dàn ý kể chuyện”, tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. III. Lên lớp A. Bài cũ (3-5p) - Gọi HS kể lại câu chuyện về tính trung thực và nói ý nghĩa của truyện. B. Bài mới 27p 1. Giới thiệu bài (1p) - Những đức tính: trung thực. tự trọng, không tham lam,..của con người đều rát đáng quý. Hôm nay lớp ta sẽ thi xem bạn nào kể chuyện về lòng tự trọng mới lạ và hấp dẫn nhất. 2. Hướng dẫn HS kể - Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài + GV cho HS tìm hiểu đề và gạch dưới một số từ quan trọng ? Thế nào là tự trọng? ? Tìm những câu chuyện nói về lòng tự trọng-kể lại cho các bạn nghe ? - Những câu chuyện các em vừa nêu trên rất bổ ích. Chúng đem lại cho ta lời khuyên chân thành về lòng tự trọng của con người + 1, 2 em đọc đề bài Đề bài: Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe hoặc được đọc. - HS đọc gợi ý 1, 2, 3, 4 - Tự trọng là tự tôn trọng bản thân mình, giữ gìn phẩm giá, không để ai coi thường mình - Buổi học thể dục - Sự tích dưa hấu - HS giới thiệu chuyện và kể lại được toàn câu chuyện. 3. HS thực hành kể chuyện theo cặp và trao đổi ý nghĩa - Thi kể chuyện trước lớp. - Cho HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm về nội dung. - Bình chọn người kể chuyện hay. III. Củng cố và dặn dò (3p) - Nhận xét tiết học - Khuyến khích HS đọc truyện. - Dặn HS về nhà kể lại nhưng câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau Thứ 6 ngày 1 tháng 10 năm 2010 Tập làm văn Luyện tập để xây dựng đoạn văn kể chuyện. I. Mục đích, yêu cầu - Dựa vào 6 tranh minh hoạ Ba lưỡi rìu và những lời dẫn giải dưới tranh, HS nắm được cốt truyện Ba lưỡi rìu, phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện. - Hiểu được nội dung, ý nghĩa truyện Ba lưỡi rìu II. Đồ dùng dạy học - 6 tranh minh hoạ truyện SGK phóng to, có lời dưới mỗi tranh III. Lên lớp A. Bài cũ (3-5’) - 1 HS đọc nội dung ghi nhớ bài TLV: Đoạn văn trong bài kể chuyện - 1 HS làm lại bài tập phần luyện tập (Đoạn 3) - GV nhận xét , ghi điểm. B. Bài mới 27p 1. Giới thiệu bài (1’) - Muốn kể câu chuyện hay, hấp dẫn phải có từng đoạn truyện hay gộp thành. Bài họch hôm nay sẽ giúp các em xây dựng những đoạn văn kể chuyện hay, hấp dẫn. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập - GV dán 6 tranh minh hoạ và giới thiệu tranh và nội dung minh hoạ ? Truyện có mấy nhân vật? ? Nội dung truyện nói về điều gì? Bài tập 2: Phát triển ý nêu dưới mỗi tranh. kể chuyện. - Để phát triển thành 1 đoạn văn kể chuyện, các em cần quan sát kĩ tranh mnh hoạ, hình dung mỗi nhân vật trong tranh đang làm gì, nói gì, ngoại hình nhân vật như thế nào, chiếc rìu trong tranh là rìu sắt, rìu vàng hay rìu bạc. Từ đó tìm những từ ngữ để miêu tả cho thích hợp và hấp dẫn người nghe. - GV yêu cầu HS quan sát tranh 1 ? Bức tranh 1 có mấy nhân vật? ? Nhân vật làm gì? ? Nhân vật nói gì? ? Ngoại hình nhân vật như thế nào? ?Lưỡi rìu của chàng trai như thế nào. - 1 HS đọc nội dung bài, đọc phần lời dưới mỗi tranh, đọc giải nghĩa từ - HS quan sát tranh, đọc thầm câu hỏi gợi ý. - Hai nhân vật: chàng tiều phụ và một cụ già chính là tiên ông. - Chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu. - 6 HS nối tiếp nhau, mỗi em nhìn một tranh, đọc câu dẫn giải dưới tranh - 2 HS dựa vào tranh và dẫn giải thi kể lại cốt chuyện. - 1 HS đọc nội dung bài tập - Chàng tiều phu - Đang đốn củi thì lưỡi rìu văng xuống sông. “Cả nhà ta chỉ trông vào lưỡi rìu này. Nay mất rìu thì sống thế nào đây!” - Chàng tiều phu nghèo, ở trần, quấn khăn mò rìu. - Bóng loáng - 2 HS nhìn phiếu học tập xây dựng đoạn văn -Giáo viên cùng HS nhận xét - HS làm bài: cá nhân suy nghĩ, tìm ý cho đoạn văn. - HS phát biểu ý kiến về từng tranh. - HS kể chuyện theo cặp. - Đại diện các nhóm thi kể từng đoạn, kể toàn chuyện. III. Củng cố dặn dò 3p ? Muốn phát triển được câu chuyện chúng ta cần làm gì? - GV nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện vào vở và chuẩn bị bài sau. Toán Phép trừ I. Mục tiêu Giúp học sinh: - Củng cố kỹ năng thực hiện tính trừ có nhớ và không có nhớ với các số tự nhiên có bốn. năm, sáu chữ số. - Củng cố kỹ năng giải toán có lời văn bằng một phép tính trừ. - Luyện vẽ hình theo mẫu. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ vẽ hình bài 4. III. Hoạt động dạy học A. bài cũ: 5p HS lên bảng thực hiện đặt tính rồi tính: 342980 + 2785 56078 + 10965 ? Giỉa thích cách làm? B. Bài mới: 27p 1. Giới thiệu bài: 2. Củng cố kĩ năng làm tính trừ: - GV viết lên bảng yêu cầu HS đặt tính rồi tính: (hai HS làm bảng) 865279 – 450237 647253 - 285749 - Nhận xét bài làm. ? Hãy nêu lại cách đặt tính rồi tính? - GV nhận xét. ? Khi thực hiện phép trừ các số tự nhiên ta đặt tính như thế nào? Thực hiện phép tính theo thứ tự nào? - Hai HS làm bảng, cả lớp làm nháp. - HS nêu cụ thể cách tính của phép tính: 647253 - 285749 - Khi thực hiện phép trừ các số tự nhiên ta đặt tính sao cho các chữ số trong cùng một hàng phải thẳng cột với nhau. Thực hiện từ phải sang trái. 3. Thực hành: * Bài 1: Đặt tính rồi tính: - HS đọc yêu cầu. - HS làm cá nhân, 2 HS làm bảng. ? Giải thích cách làm? ? Khi đặt tính ta cần lưu ý điều gì? - Nhận xét đúng sai. - Đổi chéo vở soát bài. Bài giải a) 987 864 b) 839 084 - - 783 251 246 937 204 613 592 147 969 696 628 450 - - 656 565 35 813 313 131 592 637 * Bài 2: - HS đọc yêu cầu. - HS làm cá nhân, 2 HS làm bảng. - Chữa bài: ? Giải thích cách làm? - Nhận xét đúng sai. - Một HS đọc, cả lớp soát bài Bài giải a) 48 600 b) 80 000 - - 9 455 48 765 39 145 31 235 65 102 941 302 - - 13 859 298 764 51 243 642 538 * Bài 3: - Bài toán cho biết gì? -Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và nêu cách tìm quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến TP Hồ Chí Minh. - GV yêu cầu HS làm bài - HS nêu: quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến TP Hồ Chí Minh là hiệu quãng đường xe lửa từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh và quãng đường xe lửa từ Hà Nội đến Nha Trang. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. Bài giải. Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến TP Hồ Chí Minh dài là: 1 730 – 1 315 = 415 ( km ) Đáp số: 415 km * Bài 4: - GV gọi 1 HS đọc đề bài. ? Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu làm gì? Muốn biết cả 2 năm HS tỉnh đó trồng được bao nhiêu cây ta làm như thế nào? -GV yc : HS làm bài, 1 HS lên bảng. ? Giải thích cách làm? - GV nhận xét và ghi điểm. Bài giải Số cây năm ngoái trồng được là: 214 800 – 80 600 = 134 200 ( cây ) Số cây cả 2 năm trồng được là: 134 200 + 214 800 = 349 000(cây) Đáp số: 349 000 cây 4. Củng cố: 3p - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài. Chuẩn bị bài học sau. Địa lí Tây Nguyên I. Mục đích, yêu cầu Học xong bài học này, HS biết: - Vị trí các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - Trình bày được một số đặc điểu của Tây Nguyên (vị trí, địa hình, khí hậu). - Dựa vào lược đồ (bản đồ), bảng số liệu, tranh, ảnh, để tìm kiến thức. II. Đồ dùng dạy học - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam - Tranh ảnh và tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên. III. Lên lớp A. Bài cũ (3-5p) ? Mô tả sơ lược vùng trung du Bắc Bộ? ? Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ? ? Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì? ? Vì sao ở vùng trung du Bắc Bộ lạ có nhiều đất trống đồi trọc? ? Để khắc phục tình trạng này người dân nơi đây đã trồng loại cây gì? ? ở địa phương em thường trồng những loại cây gì? ? Em đã có ý thức bảo vệ rừng như thế nào? - GV nhận xét và ghi điểm. B. Bài mới 27p 1. Giới thiệu bài (1p) - Hôm nay, cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu 1 vùng đất mới của tổ quốc: Tây Nguyên. 2. Các hoạt động dạy học: a) Tây Nguyên-xứ sở của các cao nguyên xếp tầng: * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - GV treo tranh chỉ vị trí của các cao nguyên trên lược đồ hình 1 và đọc tên các cao nguyên theo hướng từ Bắc xuống Nam. . - Yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu (SGK) xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao. - GV giới thiệu một số đặc điểm tiêu biểu của 4 cao nguyên. - 3 HS lên bảng chỉ bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường và đọc tên các cao nguyên theo hướng từ Bắc xuống Nam - Cao nguyên Kom Tum - Cao nguyên Plây-Ku - Cao nguyên Đắc Lắc - Cao nguyên Lâm Viên - Cao nguyên Di Linh HS dựa vào bảng số liệu (SGK) xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao : Độ cao của các cao nguyên xếp theo thứ tự từ thấp đến cao + Đắc Lắc + Kom Tum + Di Linh + Lâm Viên b) Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô: * Hoạt động 2: Làm việc cá nhân. ? ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào? ? Mùa khô vào những tháng nào? ? Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? là những mùa nào? - 4-5 em mô tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên. - HS dựa vào bảng số liệu ở mục 2-SGK: TLC - Mùa mưa: tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10 - Mùa khô: tháng 1, 2, 3, 4, 11, 12 - Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô 3. Củng cố, dặn dò 3p ? Chúng ta đang ở tháng mấy ? Và thời gian này ở Tây Nguyên là mùa gì? - HS chỉ bản đồ vị trí của Tây Nguyên và trình bày một số đặc điểm của Tây Nguyên (vị trí, địa hình, khí hậu). - Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: