Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011 - Hoàng Thị Vân

Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011 - Hoàng Thị Vân

1.Kiểm tra bài cũ:

 - GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 2 tr 32, kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.

 - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.

2.Bài mới :

 a.Giới thiệu bài:GV ghi tựa đề

 b.Hướng dẫn luyện tập:

 Bài 1:

 - GVgọi HS đọc đề bài, hỏi: Đây là biểu đồ biểu diễn gì ?

 - GV yêu cầu HS đọc kĩ biểu đồ và tự làm bài, sau đó chữa bài trước lớp.

 - Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng, đúng hay sai ? Vì sao ?

 - Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải, đúng hay sai ? Vì sao ?

 - Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải hoa nhất, đúng hay sai ? Vì sao ?

 - Số mét vải hoa mà tuần 2 cửa hàng bán nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu mét ?

 

doc 39 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1197Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011 - Hoàng Thị Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.Lịch báo giảng lớp 4
 Thứ , ngày
 Tên môn
 Tên bài dạy
 Thứ 2
4 / 10/ 2010 
Toán
Đạo đức
Tập đọc
Lịch sử
Luyện T/Việt
 Luyện tập 
Biết bày tỏ ý kiến (t2) 
Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Luyện đọc các bài tuần 5 + 6
 Thứ 3
5/10/2010
Toán
Chính tả
LTVC
 Luyện tập chung
 Nghe – viết: Người viết truyện thật thà
 Danh từ chung và danh từ riêng
 Thứ 5
 7/10 /2010
Toán
Tập làm văn
LTVC
Khoa học
 Kĩ thuật
 Phép cộng
 Trả bài văn viết thư
MRVT: Trung thực – Tự trọng
Một số cách bảo quản thức ăn
Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường (t1)
 Thứ 6 
 8/10 /2010
Toán 
Khoa học
Tập làm văn 
Luyện toán
Địa lý
HĐTT
 Phép trừ
Phòng một số bệnh do thiếu dinh dưỡng 
Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện 
Thực hành : Cộng, trừ các số có nhiều chữ số, giải toán.
Tây Nguyên
Sinh hoạt đội
 Ngày soạn: 2 /10 / 2009.
 Ngày giảng: Thứ 2 ngày 4 tháng 10 năm 2010
Toán:
Luyện tập
I.Mục đích, yêu cầu: Giúp HS: 
 - Đọc được một số thông tin trên biểu đồ 
 - Rèn kĩ năng đọc đúng các thông tin trên biểu đồ.
 - HS khá, giỏi làm thêm bài tập 3. HS khuyết tật:biết tính cộng, trừ số có 3 chữ số và nhân, chia 2 
 - Có ý thức học tốt toán, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II.Đồ dùng dạy - học: 
 GV: Các biểu đồ trong bài 1, 2, 3 tr33, 34.SGK
 HS: SGK, vở, bút,...
III.Hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
HS khuyết tật
1.Kiểm tra bài cũ: 
 - GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 2 tr 32, kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:GV ghi tựa đề
 b.Hướng dẫn luyện tập: 
 Bài 1: 
 - GVgọi HS đọc đề bài, hỏi: Đây là biểu đồ biểu diễn gì ?
 - GV yêu cầu HS đọc kĩ biểu đồ và tự làm bài, sau đó chữa bài trước lớp.
 - Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng, đúng hay sai ? Vì sao ?
 - Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải, đúng hay sai ? Vì sao ?
 - Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải hoa nhất, đúng hay sai ? Vì sao ?
 - Số mét vải hoa mà tuần 2 cửa hàng bán nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu mét ?
 - Vậy điền đúng hay sai vào ý thứ tư ?
 - Nêu ý kiến của em về ý thứ năm ?
GV nhận xét, kết luận
 Bài 2
 - GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ trong SGK và hỏi: Biểu đồ biểu diễn gì ? 
 - Các tháng được biểu diễn là những tháng nào? HS tự làm bài.
 - GV gọi HS nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3: HS khá, giỏi
 - GV yêu cầu HS nêu tên biểu đồ.
 - Biểu đồ còn chưa biểu diễn số cá của các tháng nào ?
 - Nêu số cá bắt được của tháng 2 và tháng 3.
 - GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí sẽ vẽ cột biểu diễn số cá bắt được tháng 2.
 - GV hỏi: Nêu bề rộng của cột.
 - Nêu chiều cao của cột.
 - GV gọi 1 HS vẽ cột biểu diễn số cá tháng 2, sau đó yêu cầu HS cả lớp nhận xét.
 - GV nhận xét, kết luận 
3.Củng cố- Dặn dò: Gọi HS nhắc lại kiến thức vừa củng cố trên.
 - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung
- HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe giới thiệu.
- 1 HS đọc. Biểu đồ biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9.
- HS dùng bút chì làm vào SGK.
- Sai. Vì tuần 1 bán 200m vải hoa và 100m vải trắng.
- Đúng vì :100m x 4 = 400m
- Đúng, vì :tuần 1 bán được 300m, tuần 2 bán 300m, tuần 3 bán 400m , tuần 4 bán 200m .So sánh ta có : 400m > 300m > 200m.
- Tuần 2 bán được 100m x 3 = 300m vải hoa. Tuần 1 bán được 100m x 2 = 200m vải hoa, vậy tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 1 là 300m – 200m = 100m vải hoa.
- Điền đúng.
- Sai, vì tuần 4 bán được 100m vải hoa, vậy tuần 4 bán ít hơn tuần 2 là 300m – 100m = 200m vải hoa.
- Biểu diễn số ngày có mưa trong ba tháng của năm 2004.
- Tháng 7, 8, 9.
- HS làm bài vào vở, chữa bài.
- HS theo dõi bài làm của bạn để nhận xét.
- Biểu đồ: Số cá tàu Thắng Lợi bắt được.
- Tháng 2 và tháng 3.
- Tháng 2 tàu bắt được 2 tấn, tháng 3 tàu bắt được 6 tấn.
- HS chỉ trên bảng.
- Cột rộng đúng 1 ô.
- Cột cao bằng vạch số 2 vì tháng 2 bắt được 2 tấn cá.
- 1 HS lên bảng vẽ, HS vẽ trên bảng lớp, cả lớp dùng viết chì vẽ vào SGK, nhận xét.
- HS tự nêu 
- HS cả lớp.
34 + 25 = 59
 45 – 24 = 21
- HS làm
,
, 
- HS làm vào vở 2 x 3 = 6,
 6 : 3 = 2, 
 8 : 2 = 4, 
12 : 2 = 6
- HS nghe
Đạo đức:
Biết bày tỏ ý kiến ( t2)
I.Mục đích, yêu cầu:
 - Củng cố kiến thức đã học ở tiết 1, HS biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. HS khuyết tật biết bày tỏ ý kiến của mình
 - HS biết bày tỏ ý kiến của mình thông qua tiểu phẩm và trò chơi phóng viên.
 - GD HS luôn tôn trọng ý kiến của mình và người khác.
II.Đồ dùng dạy - học:
 GV: SGK, 1 số đồ dùng hóa trang diễn tiểu phẩm, 1 mi crô không dây.
 HS: SGK, đọc trước tiểu phẩm.
III.Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HS khuyết tật
1.Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi HS trả lời: Mỗi trẻ em cần có những quyền gì?
 GV nhận xét, sửa sai, đánh giá.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Tìm hiểu bài:
*Hoạt động 1: Tiểu phẩm “Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa”
 Nội dung: Cảnh buổi tối trong gia đình bạn Hoa.(Các nhân vật :Hoa, bố Hoa, mẹ Hoa).
 Mẹ Hoa (vẻ mệt mỏi nói với bố Hoa):
 - Bố nó này, tôi thấy hoàn cảnh nhà mình ngày càng khó khăn. Ông với tôi đều đã già yếu, năm nay thằng Tuấn lại thi đậu đại học, tôi thấy lo lắm. Hay là cho con Hoa nghỉ học ở nhà giúp tôi làm bánh rán?
 Bố Hoa (xua tay):
 - Không được đâu, việc học của chúng nó là quan trọng. Dù sao cũng phải cố gắng cho chúng đi học, dù trai hay gái bà ạ!....
 GV kết luận
*Hoạt động 2: “Trò chơi phóng viên”.
 Cách chơi :GV cho một số HS xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo các câu hỏi trong bài tập 3
+ Tình hình vệ sinh của lớp em, trường em.
+ Nội dung sinh hoạt của lớp em, chi đội em.
+ Những hoạt động em muốn được tham gia, những công việc em muốn được nhận làm.
+ Địa điểm em muốn được đi tham quan, du lịch.
- GV: Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng mà có quyền bày tỏ ý kiến của mình.
3.Củng cố - Dặn dò:
 - Gọi HS nhắc lại nội dung ghi nhớ
 - Tham gia ý kiến với cha mẹ, anh chị về những vấn đề có liên quan đến bản thân em, đến gia đình em.
 - Về chuẩn bị bài tiết sau: Tiết kiệm tiền của và trả lời câu hỏi SGK.
- HS trả lời, HS khác nhận xét
- HS xem tiểu phẩm do một số bạn trong lớp đóng.
- HS thảo luận:
+ Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa?
+ Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không?
+ Nếu là bạn Hoa, em sẽ giải quyết như thế nào?
- HS thảo luận và đại diện trả lời.
- Một số HS xung phong đóng vai các phóng viên và phỏng vấn các bạn.
VD:
+ Bạn giới thiệu một bài hát, bài thơ mà bạn ưa thích.
+ Người mà bạn yêu quý nhất là ai?
+ Sở thích của bạn hiện nay là gì?
+ Điều bạn quan tâm nhất hiện nay là gì?
- HS nghe
- HS nêu nội dung
- HS lắng nghe.
- HS cả lớp thực hiện.
- HS tự nêu 1 quyền em biết 
- HS tham gia hoạt động nhóm cùng các bạn 
Chỉ nêu các nhân vật : Hoa, bố Hoa, mẹ Hoa...
- Tham gia chơi nhưng không đóng vai
- Giới thiệu 1 bài hát em thích
- Nêu sở thích của em ...
- Nghe
- HS theo dõi
Tập đọc:
Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
I. Mục đích, yêu cầu: 
 - Đọc đúng các tiếng, từ khó: An-đrây-ca, hoảng hốt, nấc lên, nức nở, cứu nổi
 - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đứng sau các dấu câu, giữa các cụm từ,...
 - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời kể chuyện. HS khuyết tật đọc được một câu đầu trong bài: An-đây-ca lên 9, sống với mẹ và ông.
 - Hiểu các từ ngữ:dằn vặt.
 - Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thựcvà sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy - học: 
 GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 55, SGK (phóng to)
 Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
 HS: SGK, đọc trước bài và trả lời các câu hỏi trong SGK. 
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HS khuyết tật
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Gà Trống và Cáo.
+ Câu truyện khuyên chúng ta điều gì?
- Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
- Treo bức tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- GV ghi đề bài
 b. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- Yêu cầu HS mở SGK trang 55
- GV phân đoạn đọc nối tiếp
+ Đoạn 1:An-đrây-ca .... mang về nhà.
+ Đoạn 2:Bước vào phòng  đến ít năm nữa.
- Gọi HS đọc tiếp nối từng đoạn (3 lượt HS đọc)
+ Đọc lần 1: 
+ Đọc lần 2: 
+ Đọc lần 3: 
- HS luyện đọc theo cặp đôi
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài, nêu giọng đọc của bài
 * Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm 
+ Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình của em lúc đó như thế nào?
+ Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của cậu như thế nào?
+ An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
- Đoạn 1 kể với em chuyện gì?
- Gọi HS đọc thầm đoạn 2.
+ Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà?
+ Thái độ của An-đrây-ca lúc đó như thế nào?
+ An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
+ Câu chuyện cho em thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào?
- Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
- HS đọc thầm toàn bài và tìm nội dung chính của bài.
- Ghi nội dung chính của bài.
 * Đọc diễn cảm:
- Gọi 2 HS đọc thành tiếng từng đoạn. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
- Đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.
 "Bước vào phòng ông nằm,.....Ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà."
 - Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hướng dẫn HS đọc phân vai.
- Thi đọc toàn truyện.
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
3. Củng cố-dặn dò:
 + Nếu đặt tên khác cho truyện, em sẽ đặt tên cho câu truyện là gì?
- Nếu gặp An-đrây-ca em sẽ nói gì với bạn?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.Chuẩn bị bài: Chị em tôi và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Bức tranh vẽ cảnh một cậu bé đang ngồi khóc bên gốc cây. Trong đầu cậu đang nghĩ về trận đá bóng mà cậu đã tham gia.
- HS mở SGK
- HS theo dõi
- HS đọc tiếp nối theo trình tự.
- HS luyện đọc đúng tiếng, từ, câu khó
- HS giải nghĩa từ khó trong SGK
- HS luyện đọc lại
- 2 HS ngồi cạnh nhau luyện đọc
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
 ... 
- 3 HS kể cốt truyện.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu thành tiếng.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc
- Quan sát, đọc thầm.
+ Chàng tiều phu đang đốn củi thì chẳng may lưỡi rìu văng xuống sông.
+ Chàng nói: “Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết làm gì để sống đây.”
+ Chàng trai nghèo, ở trần, đóng khố, người nhễ nhại mồ hôi, đầu quấn một chiếc khăn màu nâu.
+ Lưỡi rìu sắt của chàng bóng loáng.
- 2 HS kể đoạn 1.
- Nhận xét lời kể của bạn.
- Hoạt động trong nhóm, thư kí ghi câu trả lời vào giấy. Sau đó trong nhóm cùng xây dựng đoạn văn theo yêu cầu được giao.
- Đọc phần trả lời câu hỏi.
- Mỗi nhóm cử 1 HS thi kể một đoạn.
- 2 đến 3 HS kể toàn chuyện.
- HS trả lời
- Cả lớp cùng thực hiện
- HS quan sát tranh và nêu được ở tranh có người con trai, ông già, lưỡi rìu
- HS nghe kể
-Lắng nghe
Luyện toán
Thực hành : Cộng, trừ các số có nhiều chữ số, giải toán.
I.Mục đích, yêu cầu:
 - Luyện củng cố kĩ năng thực hiện tính cộng, trừ các số có nhiều chữ số, giải toán có liên quan. HS khuyết tật tính được phép cộng và trừ số có 3 – 4 chữ số không có nhớ
 - Rèn kĩ năng tính nhanh, chính xác khi tính toán
 - Giáo dục HS độc lập suy nghĩ khi làm bài 
III.Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HS khuyết tật
1.Bài cũ Gọi 2 hs làm –nx
 48600 + 9545 = 58 145
 628540 +35813 = 664 353
GV nhận xét – ghi điểm
2.Bài mới 
a. Giới thiệu bài- Ghi đề
b.Giảng bài
Bài 1: Đặt tính rồi tính 
- Cho HS đọc yêu cầu của bài
a.150 287 + 4995;. 490052+94005
50505 + 950909; 
b. 67890 – 3467 ; 89067 - 23567
- Yêu cầu HS làm bài bảng con
- Nhận xét, chữa bài
Bàì 2: Tìm x
- Cho HS nêu cách tìm thành phần chưa biết trong từng phép tính
- Yêu cầu hs làm bài vào vở
- Chấm chữa bài
Bài 3. (Bài 3 – VBTT –trang 35) 
 -Yêu cầu HS đọc bài toán
 - Cho HS tự làm bài vào vở
Chấm bài -nx
Bài 4 ( HS giỏi)
Tìm chữ số thích hợp vào dấu *
 *97 
3. Củng cố –dặn dò
- HS nhắc lại kiến thức vừa luyện 
- Về nhà ôn lại bài 
Chuẩn bị : Luyện tập.
HS làm – nhận xét 
- Đọc yêu cầu
- 2 HS lên bảng làm
a. 155 282; .58405; 1 001 414 
b. 64423; 65500
- 2 HS nêu đề
- Xác định và nêu được cách tìm các TP
- 2 HS lên bảng làm –nx 
- Đọc đề bài, thực hiện các bước theo yêu cầu
- Làm bài- 1em lên bảng làm 
 Cả 2 xã có là
16545 + 20628 = 37173 ( người)
- 2HS nêu yêu cầu 
HS tự làm – 1 HS nêu cách làm -nx
Ta có tổng của 2 số mà mỗi số có 2 chữ số với kết quả là một số có 3 chữ số thì chữ số hàng trăm của kết quả phải là 1 .Vậy kết quả phải là 197
Hơn nữa ta có : 197 = 98 + 99 
 197 = 99 + 98
- HS thực hiện
- HS làm
;;;
- HS về nhà thực hiện lại
Địa lí:
Tây Nguyên
I.Mục đích, yêu cầu:
 - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên:
 + Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
 + Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa, mùa khô.
 - Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ tự nhiên Việt Nam: Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh. HS khuyết tật nhận biết về mùa mưa và mùa khô theo gợi ý của GV 
 - HS khá, giỏi nêu được đặc điểm của mùa mưa, mùa khô ở Tây Nguyên. 
 - GDHS luôn yêu quý vùng đất và con người Tây Nguyên.
II.Đồ dùng dạy - học: 
 GV:Bản đồ Địa lí tự nhiên VN. Tranh, ảnh và tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên.
 HS: SGK, vở, bút.
III.Hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HS khuyết tật
1.Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ?
 - Trung du bắc Bộ thích hợp trồng những loại cây nào ?
 - GV nhận xét ,ghi diểm .
2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b. Tìm hiểu bài :
 1.Tây Nguyên-xứ sở của các cao nguyên xếp tầng: 
 - GV chỉ vị trí Tây Nguyên trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN và nói:Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau .
 *Hoạt động nhóm :
- Tây Nguyên có những cao nguyên nào? Hãy chỉ vị trí các cao nguyên đó trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN.
- Sắp xếp thứ tự các cao nguyên theo độ cao từ thấp tới cao .
+ Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên 
- GV nhận xét, kết luận
 2.Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô :
+ Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào? Mùa khô vào những tháng nào ?
+ Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Nêu đặc điểm của từng mùa. 
( HS khá, giỏi)
 - GV nhận xét, kết luận .
- Cho HS nêu nội dung bài học 
3.Củng cố :
 - Tây Nguyên có những cao nguyên nào? chỉ vị trí các cao nguyên trên BĐ.
 - Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa ? Nêu đặc điểm của từng mùa 
4.Tổng kết - Dặn dò:
 - Về chuẩn bị bài tiết sau: “Một số dân tộc ở Tây Nguyên”.
 - Nhận xét tiết học .
- HS trả lời, HS kác nhận xét, bổ sung .
- Nhằm che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi.
- Cây chè, cây ăn quả
- HS theo dõi
- HS các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung .
- HS chỉ vị trí các cao nguyên: Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
- Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
- HS đọc tên các cao nguyên theo thứ tự 
- Cao nguyên Đắk Lắk có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông suối và đồng cỏ ...
Cao nguyên Kon Tum trước đây được phủ rừng nhiệt đới, nay thực vật chủ yếu chỉ là các loại cỏ,...
+ Mùa mưa vào tháng 5,6,7,8,9,10 
+ Mùa khô vào những tháng 1, 2, 3, 4, 11, 12 .
+ Có 2 mùa rõ rệt 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- 3 HS đọc ghi nhớ SGK
- HS nêu.
- HS cả lớp
- HS nghe
- HS cùng tham gia với bạn và lắng nghe, theo dõi
- Mùa mưa, mùa khô
- Lắng nghe
Hoạt động tập thể:
Sinh hoạt Đội
I.Mục đích, yêu cầu:
- Đánh giá lại các hoạt động của tuần học đã qua.
- Đề ra phương hướng hoạt động của Đội trong tuần học tới. 
- Ôn một số bài hát về Đội
II.Chuẩn bị:
 GV và HS: Nội dung sinh hoạt Đội
III.Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định lớp: 
- Hát tập thể
2.Nội dung sinh hoạt:
- Gọi chi đội trưởng lên điều khiển 
- GV đánh giá chung
 Phương hướng tuần tới:
- Quán triệt tình trạng nói chuyện riêng trong học tập.
- Đẩy mạnh việc học ở nhà để nâng cao hiệu quả học tập, tiếp tục giữ VSCĐ
- Tiếp tục thực hiện tốt phong trào" Giữ trường em xanh, sạch, đẹp.
- Tập các bài múa do đội quy định
- Chi đội trưởng diều khiển
 Phân đội trưởng đánh giá các hoạt động của phân đội mình trong tuần vừa qua.
Chi đội trưởng đánh giá hoạt động Đội tuần học qua
*Ưu điểm: Bước đầu hình thành được nề nếp của lớp học
- Đi học chuyên cần, đúng giờ.
- Sinh hoạt đầu giờ, giữa giờ có hiệu quả.
- Đã thành lập được đôi bạn học tập cùng tiến bộ
*Tồn tại:-Nói chuyện riêng trong tuần học 
- Một số đội viên còn quên khăn quàng 
-T rang phục chưa đúng,...
- Cả lớp cùng thực hiện
Âm nhạc: Tập đọc nhạc: TĐN số 1. 
 Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc. 
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của hai bài hát đã học. 
 - Nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc: Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà.
 - Biết đọc bài TĐN số 1.
- HS luôn yêu thích âm nhạc, ý thức tốt trong tập luyện.
II.Đồ dùng dạy - học:
- GV: Chép sẵn bài tập cao độ, tiết tấu, TĐN số 1 lên bảng.
- HS: Thanh phách, vở nhạc.
III.Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt dộng của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
bảng hát bài “Bạn ơi lắng nghe”.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu, ghi đề
b. Nội dung:
1. Tập đọc nhạc:
- Cho HS luyện đọc cao độ.
- Cho HS luyện tập tiết tấu
- Hướng dẫn HS luyện tập tiết tấu bằng tay và thanh phách.
* Chuyển sang bài TĐN số 1: Son la son
- Cho HS đọc lên nốt trên khuông
- Cho HS đọc nhạc từng khuông 1 kết hợp đọc cả 2 khuông.
- Tổ chức cho 1 dãy đọc nhạc 1 dãy hát lời và ngược lại
2. Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc:
- Quan sát tranh em thấy có những loại nhạc cụ dân tộc nào?
- Những nhạc cụ này có đặc điểm gì?
- GV giới thiệu về đặc điểm tác dụng của 4 loại nhạc cụ trên như trong sách giáo viên.
3. Củng cố dặn dò:
- Cho HS đọc lại bài TĐN số 1.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài tiết sau: Ôn 2 bài hát Em yêu hòa bình, Bạn ơi lắng nghe- Ôn tập đọc nhạc số 1.
-3 em lên bảng hát
-HS lắng nghe
- HS luyện cao độ
- Nốt đen và nốt trắng
- HS tập đọc nhạc
- 1 dãy đọc nhạc 1 dãy hát lời
- Có đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà
- Học sinh trả lời
- Cả lớp đọc
- HS thực hiện
Luyện tiếng việt Luyện từ và câu: Từ ghép,từ láy.
 I. Mục đích – yêu cầu: 
- Củng cố hai cách chính cấu tạo từ phức tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa ghép lại với nhau ( từ ghép ), phối hợp những tiếng có âm hay vần ( hoặc cả âm đầu và vần ) giống nhau ( từ láy ). 
- HS tìm từ ghép, từ láy đúng, chính xác
- GD HS biết vận dụng tốt vào viết văn
II. Chuẩn bị: GV :nd, bài tập 3 viết sẳn bảng phụ
 HS : vở luyện
III.Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
 Nêu 2 cách chính để tạo từ phức 
- Lấy ví dụ .
- Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới 
 a. Giới thiệu bài 
b. Giảng bài
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu .
Từ mỗi từ đơn sau: đẹp, xanh, hãy tạo ra 2 từ láy, 2 từ ghép.
Yêu cầu HS làm theo nhóm 2 trong 5 phút
Gọi HS trình bày -nx
Bài 2- Gọi HS đọc yêu cầu .
Xếp các từ sau: khẳng khiu, vi vu, chốc chốc, lơ thơ, trong trẻo, lấm tấm, theo 3 nhóm: láy âm đầu, láy vần, láy cả âm đầu và vần
Yêu cầu HS làm vở - chấm -nx
Bài 3(bài 2 –BDTV4 – trang 8) (HS giỏi )
- Gọi HS đọc yêu cầu .
a.Tìm từ ghép trong các từ in đậm ở đoạn văn rồi xếp theo 2 nhóm: từ ghép có nghĩa tổng hợp , từ ghép có nghĩa phân loại.
b.Tìm các từ láy trong các từ in đậm rồi xếp vào 3 nhóm : Từ láy âm đầu , láy vần , láy cả âm đầu và vần.
HS làm nháp bài a – 2 hs lên bảng làm - chấm –nx
Bài b học sinh làm vở -chấm –nx
3. Củng cố, dặn dò:
 + Từ ghép là gì ? .
+ Từ láy là gì ? 
Về nhà làm lại các bài tập 
Chuẩn bị : Danh từ chung , danh từ riêng.
- 2 HS thực hiện yêu cầu .
 Nhận xét
Các nhóm trình bày –nx
- đẹp : đẹp đẽ, đèm đẹp ( từ láy )
 Đẹp tươi , xinh đẹp ( từ ghép )
- xanh : xanh xanh ,xanh xao (từ láy )
 xanh tươi , xanh tốt.( từ ghép )
- 2 HS đọc 
Láy âm đầu: khẳng khiu, vi vu, trong trẻo
Láy vần:lấm tấm, lơ thơ 
Láy cả âm đầu và vần: chốc chốc.
2 hs đọc
a.Từ ghép có nghĩa tổng hợp : thay đổi , buồn vui , tẻ nhạt , đăm chiêu
Từ ghép có nghĩa phân loại : thăm thẳm , chắc nịch , đục ngầu
b.Từ láy âm đầu : mơ màng , nặng nề , lạnh lùng , hả hê , gắt gỏng 
Từ láy vần : sôi nổi
Từ láy cả âm và vần : ầm ầm

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 6 lop 4 nam 2010 2011.doc