Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
- Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc, nói về lòng tự trọng.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết sẵn đề tài
- GV và HS chuẩn bị những câu chuyện, tập truyện ngắn nói về lòng tự trọng.
III. Hoạt động dạy học:
TUẦN 6 Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010 Tập đọc: NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA I. Mục tiêu: - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện - Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài TĐ/55 SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III. Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. KIỂM TRA BÀI CŨ : Gà trống và cáo - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu B. BÀI MỚI : 1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài : a) Luyện đọc : - Yêu cầu HS mở SGK/55, 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn (3 lượt). + Đoạn 1 : An-đrây-ca mang về nhà + Đoạn 2 : Bước vào phòng ít năm nữa. - GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. - Gọi 2 HS đọc toàn bài - 2 em đọc - Gọi 1 HS đọc phần chú giải - 1 em đọc - GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc : Đọc với giọng trầm buồn, xúc động. b) Tìm hiểu bài : - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và trả lời : - 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm + Khi câu chuyện xảy ra, An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào ? An-đrây-ca lúc đó 9 tuổi. Em sống với mẹ và ông đang bị ốm rất nặng + Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của cậu thế nào ? An-đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay + An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông ? An-đrây-ca gặp mấy cậu bạn đang đá bóng và rủ nhập cuộc. Mải chơi nên cậu quên lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra, cậu vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc mang về nhà. - Đoạn 1 kể với em chuyện gì ? - An-đrây-ca mải chơi quên lời mẹ dặn - GV chốt ý:Cậu bé An-đrây-ca mải chơi nên mua thuốc về nhà muộn. Chuyện gì sẽ xảy ra với cậu và gia đình, các em đoán thử xem. - Gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi : - 1 HS đọc thành tiếng + Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà ? + An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông cậu đã qua đời + Thái độ của An-đrây-ca lúc đó ntn ? + Cậu ân hận vì mình mải chơi, mang thuốc về chậm mà ông mất. Cậu òa khóc, dằn vặt kể cho mẹ nghe. + An-đrây-ca tự dằn vặt mình ntn ? + An-đrây-ca òa khóc khi biết ông qua đời, cậu cho rằng đó là lỗi của mình. An-đrây-ca kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Dù mẹ đã an ủi nói rằng cậu không có lỗi nhưng An-đrây-ca cả đêm ngồi khóc dưới gốc táo ông trồng. Mãi khi lớn cậu vẫn tự dằn vặt mình. + Câu chuyện cho em thấy An-đrây-ca là một cậu bé ntn ? + An-đrây-ca rất yêu thương ông, cậu không thể tha thứ cho mình vì chuyện mải chơi mà mua thuốc về muộn để ông mất. An-đrây-ca rất có ý thức, trách nhiệm về việc làm của mình. An-đrây-ca rất trung thực, cậu đã nhận lỗi với mẹ và rất nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình. - Nội dung chính của đoạn 2 là gì ? - Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca - Ghi ý chính đoạn 2 - Gọi 1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm và tìm nội dung chính - Cậu bé An-đrây-ca là người yêu thương ông, có ý thức trách nhiệm với người thân. Cậu rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình. - Ghi nội dung chính của bài - 2 HS nhắc lại c) Đọc diễn cảm - Gọi 2 HS đọc thành tiếng từng đoạn. Lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay. - 2 HS đọc, lớp theo dõi - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn - 3-4 HS đọc. - Hướng dẫn HS đọc phân vai. - 4 HS đọc toàn truyện (người dẫn chuyện, mẹ, ông, An-đrây-ca) - Nhận xét, cho điểm HS C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : + Nếu đặt tên khác cho truyện, em sẽ đặt tên câu chuyện này là gì ? + Nếu gặp An-đrây-ca em sẽ nói gì với bạn ? - HS suy nghĩ trả lời - Nhận xét tiết học. Bài sau : Chị em tôi Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Đọc được một số thông tin trên bản đồ. - HS làm bài: Bài 1, bài 2. II. Đồ dùng dạy học: Các biểu đồ trong bài học. III. Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. BÀI CŨ : B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn luyện tập * Bài 1 : GV treo biểu đồ bài 1 - 1 HS đọc đề bài. - Đây là biểu đồ gì ? - Biểu đồ biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9 - Các em tự đọc biểu đồ và làm bài vào vở - 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. - Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng, đúng hay sai ? Vì sao? - Sai. Vì tuần 1 cửa hàng bán được 200m vải hoa và 100m vải trắng. - Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải, đúng hay sai ? Vì sao ? - Đúng. Vì 100m x 4 = 400m - Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải nhất, đúng hay sai ? Vì sao ? - Đúng. Vì tuần 1 bán 300m, tuần 2 bán được 300m, tuần 3 bán được 400m, tuần 4 bán 200m. So sánh ta có 400m > 300m > 200m - Số mét vải hoa mà tuần 2 cửa hàng bán được nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu mét ? -Tuần 2 bán 300m vải hoa, tuần 1 bán 200m vải hoa. Vậy tuần 2 bán hơn tuần 1là 300–200 = 100m vải hoa - Vậy điền đúng hay sai vào ý thứ 4 - Điền đúng - Số mét vải hoa mà tuần 4 cửa hàng bán được ít hơn tuần 2 là 100m. Đúng hay sai? Vì sao ? - Tuần 4 cửa hàng bán được ít hơn tuần 2 là 100m là sai. Vì tuần 4 bán ít hơn tuần 2 là 300 – 100 = 200m vải hoa. * Bài 2 : GV treo biểu đồ bài 2 - GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ - Biểu đồ biểu diễn gì ? - Ngày có mưa trong 3 tháng của năm 2004 - Các tháng được biểu diễn là những tháng nào ? - Tháng 7, 8, 9. - Các em tự làm bài vào vở - Gọi HS làm bài trước lớp (làm miệng) a) Tháng 7 có 18 ngày mưa b) Tháng 8 có 15 ngày mưa Tháng 9 có 19 ngày mưa Số ngày mưa của tháng 8 nhiều hơn tháng 9 là : 15 – 3 = 12 (ngày) c) Số ngày mưa trung bình của mỗi tháng là : (18 + 15 + 3) : 3 = 12 (ngày) - GV nhận xét, chữa bài - HS theo dõi, nhận xét, chữa bài C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Tổng kết giờ học. Nhận xét tiết học. Bài sau : Luyện tập chung. Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. Mục tiêu: - Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc, nói về lòng tự trọng. - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết sẵn đề tài - GV và HS chuẩn bị những câu chuyện, tập truyện ngắn nói về lòng tự trọng. III. Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. KIỂM TRA BÀI CŨ : B. BÀI MỚI : 1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn kể chuyện a) Tìm hiểu đề bài - Gọi HS đọc đề bài và phân tích đề. - 1 HS đọc đề bài - GV gạch chân những từ ngữ quan trọng bằng phấn màu : lòng tự trọng, được nghe, được đọc - 1 HS phân tích đề bằng cách nêu những từ ngữ quan trọng trong đề. + Thế nào là lòng tự trọng ? + Tự trọng là tự tôn trọng bản thân mình, giữ gìn phẩm giá, không để ai coi thường mình. + Em đã đọc những câu chuyện nào nói về lòng tự trọng ? + HS nêu + Em đọc câu chuyện đó ở đâu ? - Những câu chuyện các em vừa nêu trên rất bổ ích. Chúng đem lại cho ta lời khuyên chân thành về lòng tự trọng của con người. - Lắng nghe - Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3 - 2 HS đọc thành tiếng - GV ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng : + Nội dung câu chuyện đúng chủ đề (4đ) + Câu chuyện ngoài SGK (1đ) + Cách kể : hay, hấp dẫn, phối hợp điệu bộ, cử chỉ (3đ) + Nêu đúng ý nghĩa của truyện (2đ) + Trả lời được câu hỏi của bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn (1đ) b) Kể chuyện trong nhóm - Chia nhóm 4 HS - 4 HS ngồi 2 bàn cùng kể chuyện, nhận xét, bổ sung cho nhau. - GV đi giúp đỡ từng nhóm, yêu cầu HS kể lại truyện theo đúng trình tự ở mục 3. - Gợi ý cho HS các câu hỏi. c) Thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện - Tổ chức cho HS thi kể. - HS thi kể, HS khác nghe và hỏi bạn, trả lời câu hỏi của bạn tạo không khí sôi nổi, hào hứng. - Cho điểm HS - Nhận xét bạn kể - Bình chọn bạn có câu chuyện hay và hấp dẫn nhất. - Tuyên dương, trao phần thưởng (nếu có) cho HS vừa đoạt giải. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Nhận xét tiết học. - Khuyến khích HS nên tìm truyện đọc. Về nhà kể lại những câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe. Bài sau : Lời ước dưới trăng. Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2010 Luyện từ và câu: DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG I. Mục tiêu: - HS hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng (ND Ghi nhớ). - Nhận biết được DT chung và DT riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng (BT1, mục III); nắm được quy tắc viết hoa DT riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế (BT2). II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam (có sông Cửu Long) tranh, ảnh vua Lê Lợi - Giấy khổ to kẻ sẵn 2 cột danh từ chung, danh từ riêng + bút dạ - BT1 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp III. Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. BÀI CŨ : B. BÀI MỚI : 1) Giới thiệu bài 2) Tìm hiểu ví dụ * Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung - 2 HS đọc yêu cầu và nội dung - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm từ đúng. - Thảo luận cặp đôi - Nhận xét và giới thiệu bản đồ tự nhiên Việt Nam và giới thiệu vua Lê Lợi người đã có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Hậu Lê ở nước ta. * Bài 2 - Yêu cầu HS đọc đề bài - 1 HS đọc thành tiếng - Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi, trả lời câu hỏi. - Thảo luận nhóm đôi - Gọi HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung - Những từ chỉ tên chung của một loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung - Lắng nghe - Những tên riêng của một sự vật nhất định như Cửu Long, Lê Lợi gọi là danh từ riêng * Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu - 1 HS đọc thành tiếng - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. - Thảo luận cặp đôi - Gọi HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Danh từ riêng chỉ người, địa danh cụ thể luôn luôn phải viết hoa. - Lắng nghe 3) Ghi nhớ - Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng ? Lấy ví dụ ? - Danh từ chung là tên của một loại vật : sông, núi, vua chúa, quan, cô giáo, học sinh - Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật : sông Hồng, sông Thu Bồn, núi Thái Sơn, cô Nga - Khi viết danh từ riêng cần lưu ý điều gì ? - Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa. - Gọi HS đọc phần Ghi nhớ - 2-3 HS đọc thành tiếng 4) Luyện tập * Bài 1 - Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu - 2 HS đọc thành tiếng - Phát giấy, bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS thảo luận nhóm và viết vào giấy Danh từ chung Danh từ riêng Núi/ dòng/ sông/ dãy/ mặt/ sông/ ánh/ nắng/ đường/ dây/ nhà/ trái/ phải/ giữa/ trước. Chung/ Lam/ Thiên Nhẫn/ Trác/ Đại Huệ/ Bác Hồ. - Hoạt động trong nhóm - Yêu cầu nhóm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm ... h dưỡng. Nếu thiếu vitamin sẽ bị còi xương. - Nếu thiếu iốt cơ thể sẽ phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ. * Hoạt động 2 : Thảo luận về cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng. - Ngoài các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bước cổ các em còn biết bệnh nào do thiếu chất dinh dưỡng ? - Một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng như : + Bệnh quáng gà, khô mắt do thiếu vitamin A. + Bệnh phù do thiếu vitamin B + Bệnh chảy máu chân răng do thiếu vitamin C. - Nêu cách phát hiện và đề phòng các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng ? - Cần ăn đủ lượng và đủ chất. Đối với trẻ em cần được theo dõi cân nặng thường xuyên. Nếu phát hiện trẻ bị các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng thì phải điều chỉnh thức ăn cho hợp lí và đưa trẻ đến biện viện để khám và chữa trị. * Hoạt động 3 : Chơi trò chơi. Bước 1 : Tổ chức - GV chia lớp thành 2 đội - Mỗi đội cử 1 đội trưởng, rút thăm đội nào trước. Bước 2 : HS chơi theo luật - Kết thúc, GV tuyên dương đội nào thắng. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Nêu cách phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng. - Nhận xét tiết học. Bài sau : Phòng bệnh béo phì. Thứ sáu ngày 01 tháng 10 năm 2010 Tập làm văn: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN I. Mục tiêu: - Dựa vào sáu tranh minh hoạ truyện “Ba lưỡi rìu” và những lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện (BT1). - Biết phát triển ý nêu dưới 2, 3 tranh để tạo thành 2, 3 đoạn văn kể chuyện(BT2). II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa truyện trang 64 SGK (nếu có) - Bảng lớp kẻ sẵn các cột Đoạn Hành động của nhân vật Lời nói của nhân vật Ngoại hình nhân vật Lưỡi rìu vàng, bạc, sắt .. .. .. .. .. III. Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. KIỂM TRA BÀI CŨ : B. BÀI MỚI : 1. Giới thiệu bài : - HS nghe. 2. Hướng dẫn làm bài tập * Bài 1 - Yêu cầu HS đọc đề bài - 1 HS đọc thành tiếng - Treo tranh minh họa theo đúng thứ tự như SGK. Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi. -Quan sát tranh minh họa và tiếp nối nhau trả lời câu hỏi + Truyện có những nhân vật nào ? + Có 2 nhân vật chàng tiều phu và cụ già (tiên ông) + Câu chuyện kể lại chuyện gì ? + Việc chàng trai nghèo đi đốn củi và được ông tiên thử thách tính thật thà, trung thực qua việc mất rìu. + Truyện có ý nghĩa gì ? + Truyện khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc. - Câu chuyện kể lại việc chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu. - Yêu cầu HS đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh. - 6 HS tiếp nối nhau đọc, mỗi em đọc một bức tranh - Yêu cầu HS dựa vào tranh minh họa, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu - 3-5 HS kể - Nhận xét, tuyên dương những HS nhớ cốt truyện và lời kể có sáng tạo * Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu - 2 HS tiếp nối nhau đọc - Để phát triển ý thành 1 đoạn văn kể chuyện, các em cần quan sát kĩ tranh minh họa, hình dung mỗi nhân vật trong tranh đang làm gì, nói gì, ngoại hình nhân vật ntn, chiếc rìu trong tranh là rìu sắt, vàng hay bạc. Từ đó tìm những từ ngữ để miêu tả cho thích hợp và hấp dẫn người nghe. - GV làm mẫu tranh 1 - Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc thầm ý dưới bức tranh và trả lời câu hỏi. GV ghi nhanh câu trả lời lên bảng. - Quan sát, đọc thầm + Anh chàng tiều phu làm gì ? + Chàng tiều phu đang đốn củi thì chẳng may lưỡi rìu bị văng xuống sông. + Khi đó chàng trai nói gì ? + Chàng nói : “Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết làm gì để sống đây.” + Hình dáng của chàng tiều phu ntn ? + Chàng trai nghèo, ở trần, đóng khố, người nhễ nhại mồ hôi, đầu quấn một chiếc khăn màu nâu. + Lưỡi rìu của chàng trai ntn ? + Lưỡi rìu sắt của chàng bóng loáng - HS xây dựng đoạn 1 của truyện dựa vào các câu trả lời - 2 HS kể đoạn 1 - Gọi HS nhận xét. - Nhận xét lời kể của bạn. - HS hoạt động trong nhóm với 5 tranh còn lại. - Hoạt động nhóm - 2 nhóm có cùng nội dung đọc phần câu hỏi của mình. GV nhận xét, ghi những ý chính lên bảng lớp - Đọc phần trả lời câu hỏi - Tổ chức cho HS thi kể từng đoạn - Mỗi nhóm cử 1 HS thi kể 1 đoạn - Nhận xét sau mỗi lượt HS kể - Nhận xét, cho điểm HS C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Hỏi : Câu chuyện nói lên điều gì ? - Nhận xét tiết học. Về nhà viết lại câu chuyện vào vở. Bài sau : Luyện tập XD đoạn văn KC Toán: PHÉP TRỪ I. Mục tiêu: - Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp. - HS làm bài: Bài 1, bài 2 ( dòng 1), bài 3. II. Đồ dùng dạy học: Hình vẽ như BT4 - VBT, vẽ sẵn trên bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. KIỂM TRA BÀI CŨ: B. BÀI MỚI : 1. Củng cố kĩ năng làm tính trừ - GV viết lên bảng 2 phép tính trừ 865279 – 450237; 647253 – 285749 và yêu cầu HS đặt tính rồi tính. - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào giấy nháp - HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng - HS kiểm tra bài bạn và nêu nhận xét. - Em hãy nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình ? - HS nêu - GV nhận xét và hỏi : Vậy khi thực hiện phép trừ các số tự nhiên ta đặt tính ntn ? Thực hiện phép tính theo thứ tự nào ? - Khi thực hiện phép trừ các số tự nhiên ta thực hiện đặt tính sao cho các hàng đơn vị thẳng cột với nhau. Thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái. 2. Hướng dẫn luyện tập * Bài 1: - Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở. - GV nhận xét và cho điểm HS - HS nhận xét, chữa bài * Bài 2 (dòng 1): - GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở, sau đó gọi 1 HS đọc kết quả bài làm trước lớp - Làm bài và kiểm tra bài của bạn. - GV theo dõi, giúp đỡ những HS kém trong lớp - GV nhận xét, chữa bài - HS nhận xét, chữa bài * Bài 3: - Gọi 1 HS đọc đề bài - 1 em đọc - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và nêu cách tìm quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến Thành phố Hồ Chí Minh ? - HS nêu : Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến Thành phố Hồ Chí Minh là hiệu quãng đường xe lửa từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh và quãng đường xe lửa từ Hà Nội đến Nha Trang. - Yêu cầu HS tự làm bài - 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở BT. Hà Nội TP. Hồ Chí Minh 1 315 km Nha Trang ? km 1 730 km Bài giải Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến Thành phố Hồ Chí Minh dài là : 1 730 – 1 315 = 415 (km) ĐS : 415 km 3. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học. Bài sau : Luyện tập Đạo đức: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN ( Tiết 2 ) I. Mục tiêu: - Biết được: Trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. * Đối với HS khá, giỏi: - Biết: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi tình huống. Giấy màu xanh-đỏ-vàng. Bìa 2 mặt xanh-đỏ III. Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. BÀI CŨ - 2 em B. BÀI MỚI * Hoạt động 1 : Trò chơi “Có – Không” - HS làm việc theo nhóm - HS ngồi thành nhóm - Yêu cầu HS ngồi theo nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 miếng bìa 2 mặt xanh-đỏ. - Nhóm nhận miếng bìa - GV đọc các tình huống, các nhóm nghe và thảo luận. - Thảo luận. Mặt xanh (không); mặt đỏ (có). 1. Bạn Tâm lớp ta cần được giúp đỡ, chúng ta phải làm gì ? - Có 2. Anh trai của Lan vứt bỏ đồ chơi của Lan đi mà Lan không được biết. - Không 3. Bố mẹ định mua cho An một chiếc xe đạp mới và hỏi ý kiến An. - Có 4. Bố mẹ quyết định cho Mai sang ở nhà bác mà Mai không biết - Không 5. Em được tham gia vẽ tranh cổ vũ cho các bạn nhỏ bị chất độc da cam - Có 6. Bố mẹ quyết định chuyển Mai sang học tập ở trường khác nhưng không cho Mai biết - Khống - GV nhận xét câu trả lời của mỗi nhóm - Tại sao trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan đến trẻ em ? - Để những vấn đề đó phù hợp hơn với các em, giúp các em phát triển tốt nhất, đảm bảo quyền được tham gia. - Em cần thực hiện quyền đó ntn ? - Em cần nêu ý kiến thẳng thắn, mạnh dạn, nhưng cùng tôn trọng và lắng nghe ý kiến người lớn. Không đưa ra ý kiến vô lí, sai trái. * Hoạt động 2 : Em sẽ nói như thế nào ? - Làm việc theo nhóm - HS làm việc theo nhóm - Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận cách giải quyết một tình huống trong các tình huống sau : - Các nhóm tự chọn, sau đó thảo luận để đưa ra ý kiến. Tình huống 1 : Bố mẹ em muốn chuyển em tới học ở một ngôi trường mới tốt hơn nhưng em không muốn đi vì không muốn xa các bạn cũ. Em sẽ nói ntn với bố mẹ ? - Em sẽ nói em không muốn xa các bạn. Có bạn thân bên cạnh, em sẽ học tốt. Tình huống 2 : Bố mẹ muốn em chỉ tập trung vào học tập nhưng em muốn tham gia vào câu lạc bộ thể thao. Em sẽ nói với bố mẹ thế nào ? - Em hứa sẽ vẫn giữ vững kết quả học tập thật tốt, sẽ cố gắng tham gia thể thao để được khỏe mạnh. Tình huống 3 : Bố mẹ cho em tiền để mua một chiếc cặp sách mới, em muốn dùng số tiền đó để ủng hộ các bạn nạn nhân chất độc da cam. Em sẽ nói ntn ? - Em rất thương mến các bạn và muốn chia sẻ với các bạn. Tình huống 4 : Em và các bạn rất muốn có sân chơi ở nơi em sống. Em sẽ nói ntn với bác tổ trưởng tổ dân phố/ bác chủ tịch/ bác trưởng thôn/ bác trưởng bản ? - Em nêu lên mong muốn được vui chơi và rất muốn có sân chơi riêng. - GV tổ chức làm việc cả lớp - Các nhóm đóng vai - Khi bày tỏ ý kiến các em phải có thái độ ntn ? - Phải lễ phép, nhẹ nhàng, tôn trọng người lớn. * Hoạt động 3 : Trò chơi “Phỏng vấn” - HS làm việc nhóm đôi. - GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi - Lần lượt HS này là phóng viên, HS kia là người trả lời phỏng vấn. - HS đóng vai phóng viên phỏng vấn bạn về các vấn đề : + Tình hình vệ sinh lớp em, trường em + Những hoạt động mà em muốn tham gia ở trường lớp + Những công việc mà em muốn làm ở trường + Những nơi mà em muốn đi thăm + Những dự định của em trong mùa hè này - GV cho HS làm việc cả lớp - Gọi 1 số cặp lên thực hành phỏng vấn và trả lời cho lớp theo dõi - 2-3 HS lên thực hành. Các nhóm khác theo dõi - Việc nêu ý kiến của các em có cần thiết không ? Em cần bày tỏ ý kiến với những vấn đề có liên quan để làm gì ? * Kết luận : Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến của mình cho người khác để trẻ em có những điều kiện phát triển tốt nhất. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Về nhà học bài, thực hiện tốt điều đã học. Bài sau : Tiết kiệm tiền của
Tài liệu đính kèm: