Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thúc Hoàng

Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thúc Hoàng

I.MỤC TIÊU:

- Biết cách khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường .

- Khâu ghép được hai mảnh vải bằng mũi khâu thường.

- Có ý thức rèn luyện kỹ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

GV: - Mẫu đường khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường .

 - Một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mảnh vải .

 - Hai mảnh vải 20 x 30 cm .

 - Len, chỉ khâu.

 - Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn .

HS : chuẩn bị như sgk

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1.Ổn định tổ chức (1’)

2.Kiểm tra bài cũ (5’)

- Kiểm tra ghi nhớ của bài trước.

- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.

3.Bài mới

 

doc 29 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 368Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thúc Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ 2 ngày 27 tháng 9 năm 2010
Chào Cờ
Bài 4:(6) KHÂU GHÉP HAI MẢNH VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG (tiết1)
I.MỤC TIÊU:
- Biết cách khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường .
- Khâu ghép được hai mảnh vải bằng mũi khâu thường.
- Có ý thức rèn luyện kỹ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
GV: - Mẫu đường khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường .
 - Một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mảnh vải .
 - Hai mảnh vải 20 x 30 cm .
 - Len, chỉ khâu.
 - Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn .
HS : chuẩn bị như sgk
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1.Ổn định tổ chức (1’)
2.Kiểm tra bài cũ (5’)
Kiểm tra ghi nhớ của bài trước.
Kiểm tra sự chuẩn bị của hs. 
3.Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*Giới thiệu và ghi đề bài
Hoạt động 1: làm việc cả lớp
 *Cách tiến hành:
 Gv giới thiệu mộtt số sản phẩm có đường khâu ghép hai mảnh vải, yêu cầu hs nêu ứng dụng 
 Giới thiệu mẫu khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường.
 *Kết luận: Khâu ghép hai mảnh vải được ứng dụng nhiều trong khâu, may các sản phẩm.
Hoạt động2:làm việc cả lớp
 *Cách tiến hành:
 - Hướng dẫn hs quan sáthình 1,2 ,3 sgk và nêu các bước khâu ghép hai mảnhvải bằng khâu thường.
 - Dựa vào hình 1,2,3 hãy trả lời câu hỏi trong sgk ? 
 *Kết luận: như mục 1 phần ghi nhớ sgk.
Nhắc lại
Hs trả lời
Hs quan sát và nhận xét.
Hs quan sát hình 1,2,3 sgk/15,16 và trả lời 
Hs trả lời
IV. NHẬN XÉT:
Củng cố : Gọi 2 hs đọc phần ghi nhớ sgk.
GV nhận xét sự chuẩn bị tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của học sinh.
Tiếp tục thực hành khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường.
Chuẩn bị bài sau:như sgk/17
Tập Đọc :(T11)	NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA
I/ Mục tiêu:
1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tiếng từ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ 
- Đọc trôi chảy toàn bài: Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm
- Đọc diễn tả toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung 
2. Đọc hiểu:
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: dằn vặt
- Nội dung: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca Thể hiện phẩm chất đáng quý, tình yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm cảu bản thân
II/ Đồ dung dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 55 SGK
- Bảng phụ
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Gà Trống và Cáo và trả lời câu hỏi SGK 
2. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài: 
- Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Tại sao cậu bé An-đrây-ca này lại ngồi khóc? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó
2.2 Hướng dẫn luyên đọc và tìm hiểu bài: 
a. Luyện đọc
- Y/c HS mở SGK trang 55 
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp từng đoạn (3 lượt HS đọc)
GV lưu ý sửa chữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS nêu có
- Gọi 1 HS đọc từng đoạn + chú giải 
- HS đọc trrong nhóm
- Nhóm thi đọc trước lớp 
- GV đọc mẫu chú ý giọng đọc
b. Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: 
+ An-đrây-ca đã làm gì trên đường mua thuốc cho ông ?
- Đoạn 1 kể vơi em chuyện gì?
- Cả lớp đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà ?
+ An-đrây-ca tự giằng cặt mình ntn?
+ Câu chuyện cho em thấy An-đray-ca là một cậu bé ntn?
- Nội dung chính của bài là gì?
- Gọi HS đọc toàn bài: Cả lớp đọc thầm và tìm nội dung chính cảu bài
- Ghi nội dung chính của bài 
c. Đọc diễn cảm
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng thích hợp
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc “Bước vbào phòng  ra khỏi nhà” 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm 
- Y/c HS luyện đọc và tìm ra cách đọc hay
- Thi đọc toàn truyện 
- Y/c HS đọc phân vai
- Nhận xét, cho điểm HS
3. Cũng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài 
- 3 HS lên bảng thực hiện y/c 
- Bức tranh vẽ cảnh một câu bé đang ngồi khóc bên gốc cây. Trong đầu cậu nghĩ về trận bóng đá mà cậu đã tham gia 
- Lắng nghe 
- 1 HS đọc cả bài 
- HS đọc nối tiếp theo trình tự
+ Đoạn 1: An-đrây-ca  mang đến nhà 
+ Đoạn 2: Bước vào phòng  đến ít năm nữa
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Đọc thầm và trả lời
- An-đrây-ca gặp mấy cậu bạn đang chơi bong đá và rủ nhập cuộc. Mãi chơi cậu quên lời mẹ dặn.Sau mới nhớ ra, cậuchậy một mạch đến cửa hàng mua thuốc mang về nhà 
- An-đrây-ca mải chơi quên lời mẹ dặn
- Lắng nghe 
- 1 HS đọc thành tiếng 
+ An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông cậu đã qua đời 
. An-đrây-ca khóc, cậu cho rằng đó là lỗi của mình. Kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Cả đêm ngồi khóc dưới gốc cây táo ông trồng. Mãi lớn, cậu vẫn tự dằn vặt mình
- Rất yêu tthương ông, có ý thức trách nhiệm  
- Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
- 1 HS đọc thành tiếng
- 2 HS nhắc lại
- 1 HS đọc. Cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi tìm ra cách đọc hay
- 3 đến 5 HS thi đọc
- 3 đến 5 HS thi đọc
- 4 HS đọc toàn truyện 
Toán:(26)	
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng đọc biểu đồ tranh vẽ và biểu đồ hình cột 
- Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các biểu đồ trong bài học
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập về nhà của tiết 25 
- Kiểm tra bài tập ở nhà của một số HS
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu 
2.2 Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- GV y/c HS đọc đề bài 
Hỏi: Đây là biểu đồ biểu diễn hình gì? 
- Y/c HS đọc kĩ biểu đồ và tự làm bài, sau đó chũa bài trước lớp 
- Chốt bài đúng. Hỏi vì sao?
a) sai d) đúng
b) đúng e) Sai
c) đúng
Bài 2: 
GV y/c HS quan sát biểu đồ trong SGK và hỏi: Biểu đồ biểu diễn hình gì?
- Các tháng được biểu diễn là những tháng nào?
- Y/c HS tiếp tục làm bài 
- Gọi HS đọc bài trước lớp, sau đó nhận xét và cho điểm
Bài 3: 
- GV y/c HS nêu tên biểu đồ 
- Biểu đồ còn chưa biểu diễn số cá của tháng nào?
- Nêu số cá bắt được của tháng 2 và tháng 3
- Hướng dẫn vẽ cột biểu diễn số cá của tháng 2 và tháng 3
3. Củng cố dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau
- HS lên bảng làm bài, dưới lớp nhận xét bài của bạn 
- HS nghe giới thiệu bài 
- 1 HS đọc
- Dùng bút chì làm bài vào SGK
- Đúng vì 100m x 4 = 400m
- HS suy nghĩ và trả lời 
- Biểu đồ biểu diễn số ngày có mưa trong 3 tháng của năm 2004
- Là các tháng 7, 8, 9
- HS làm bài vào VBT
a) Tháng 7 có 18 ngày mưa 
b) Tháng 8 có 15 ngày mưa 
 Tháng 9 có 3 ngày mưa 
 Số ngày mưa của tháng 8 nhiều hơn tháng 9 là: 15 – 3 = 12 ngày
c) Số ngày mưa trung bình của mỗi tháng là:
(18 + 15 + 3) : 3 = 12 (ngày)
HS theo dõi bài làm của bạn để nhận xét 
- HS nêu
- Tháng 2 và tháng 3
- Tháng 2 tàu bắt được 2 tấn, tháng 3 tàu bắt được 6 tấn
- HSchỉ trên bảng 
- HS vẽ trên bảng lớp, cả lớp dùng bút chì vẽ vào SGK
Khoa học:(11)	
MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
- Nêu được cách bảo quản thức ăn 
- Nêu bảo quản được một số thức ăn hằng ngày 
- Biết và thực hiện những điều cần chú ý khi lựa chọn thức ăn dung để bảo quản, cách sử dụng thức ăn đã được bảo quản 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các hình minh hoạ trang 24, 25 SGK
- Một vài loại rau thật 
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1:Khởi động
- Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài cũ
+ Nhận xét cho điểm HS
- Giới thiệu bài mới:
+ Muốn giữ được thức ăn lâu mà không bị hỏng gia đình em làm thế nào?
HĐ2: Cách bảo quản thức ăn 
- GV chia HS thành các nhóm và tổ chức cho HS thảo luận nhóm
+ Y/c các nhóm quan sát hình minh hoạ trang 24, 25 SGK và thảo luận theo các câu hỏi:
. Hãy kể tên cách bảo quản thức ăn trong các hình ninh hoạ?
. Gia đình các em thường sử dụng những cách nào để bảo quản thức ăn?
. Các cách bảo quản thức ăn đó só lợi ích gì?
- Nhận xét ý kiến của HS 
- KL: 
HĐ3: Những lưu ý trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn
- GV chia lớp thành nhóm, Dặt tên cho các nhóm 
- Y/c HS thảo luận và trình bày theo các câu hỏi vào giấy
+ Hãy kể tên một số loại thức ăn được bảo quản theo tên của nhóm?
+ Chúng ta cần lưu ý điều gì trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn theo cách đã nêu ở tên của các nhóm?
- GV KL:
HĐ4:Trò chơi “ai đảm đang nhất?”
- Mang các loại rau thật, đồ khô đã chuẩn bị và chậu nước 
- Y/c mỗi tổ cử 2 bạn tham gia: “Ai đảm đang nhất ?” và một HS làm trọng tài
+ Trong 7 phút các HS thực hiện nhặt rau, rửa sạch để bảo quản hay rửa đồ khô để sử dụng
+ GV và các HS trong tổ trọng tài quan sát kiểm tra sản phẩm 
+ Nhận xét và công bố các nhóm đạt giải 
- 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi 
- HS nhận xét, bổ sung câu hỏi cảu bạn
+ HS nối tiếp nhau trả lời:
. Bỏ vào tủ lạnh
. 
- Tiến hành thảo luận nhóm 
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận 
- Lắng nghe, ghi nhớ 
- Tiến hành thảo luận nhóm 
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận 
+ Cá, tôm, mực, măng, bánh đa 
+ Trước khi bảo quản cá, mực  cần rửa sạch, bỏ phần ruột; loại loại rau cần chon loại tươi 
- Tiến hành trò chơi
- Cử thành viên theo y/c của GV
+ Tham gia thi
Thứ 3 ngày 28 tháng 9 năm 2010
Toán:(27)	LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
- Viết số liền trước, số liền sau của một số 
- Giá trị của các chữ số trong số tự nhiên
- So sánh số tự nhiên 
- Đọc biểu đồ hình cột 
- Xác định năm, thế kỉ
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập ra về nhà 
- Chữa bài nhận xét cho điểm 
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: nêu mục tiêu
2.2 Luyện tập:
Bài 1:
- GV y/c HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài 
- GV chữa bài và y/c HS nêu lại cách tìm một số liền trước, số liền sau của một số tự nhiên
Bài 2:
- GV y/c HS tự làm bài 
- Chữa bài, y/c HS giải thích cách điền trong từng ý
Bài 3:
- GV y/c HS quan sát biểu đồ và hỏi: Biểu đồ biểu diễn gì?
- Y/c HS tự làm bài và sau đó tự sữa bài 
+ Khối 3 có bao nhiêu lớp? Đó là những lớp nào?
+ Nêu số HS giỏi toán của từng lớp?
+ Trung bình mỗi lớp 3 có bao nhiêu HS giỏi toán ?
Bài 4:
- GV y/c HS tự làm bài vào VBT
- GV gọi HS nêu ý kiến của mình, sau đó nhận xét và cho điểm HS
Bài 5:
- GV y/c HS đọc đề bài, sau đó y/c HS kể các số tròn trăm từ 500 đến 800
3. Củng cố dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài  ... a ý kiến, ý đúng
- Các nhóm đóng vai
- Phải lễ phép, nhẹ nhàng tôn trọng người lớn 
- Em lễ phép và tôn trọng người lớn 
- HS tự làm việc theo đôi: Lần lượt HS này là phóng viên HS kia là phỏng vấn 
- 2 – 3 HS lên thực hành. Các nhóm khác theo dõi 
- Lắng nghe
Thứ 6 ngày 1 tháng 10 năm 2010 
Kể chuyện:(6) 	KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I/ Mục tiêu:
- Kể lại toàn bộ câu chuyện đã nghe, đã học có nội nói vê lòng tự trọng
- Hiểu được ý nghĩa nội dung câu chuyện 
- Kể bằng lời của mình một cách hấp dẫn, sinh động kèm theo cử chỉ 
- Nghe và biết nhận xét đánh giá lời kể và ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV và HS mang đến lớp những truyện đã sưu tầm về lòng tự trọng
- Đề bài viết sẵn trên bảng lớp 
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS kể lại câu chuyện tính trun thực và ý nghĩa câu chuyện
- Nhận xét cho điểm từng HS
2. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu
2.2 Tìm hiểu bài:
a) Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài. GV phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: được nghe được đọc lòng tự trọng
-Gọi HS nối tiếp nhau đọc phần gợi ý
- Hỏi:
+ Lòng tự trọng biểu hiện ntn? Lấy ví dụ một truyện về long tự trọng mà em biết?
- Em đọc câu chuyện ở đâu?
- Y/c HS đọc kĩ phần 3
- GV ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng
b) Kể chuyện trong nhóm
- Chia nhóm 4 HS 
- GV ghi giúp đỡ từng nhóm, y/c HS kể lại truyện theo đúng trình tự ở mục 3 và HS nào cũng được tham gia kể câu chuyện của mình 
- Gợi ý cho HS các câu hỏi 
c) Thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện
- Tổ chức cho HS thi kể 
- Gọi HS Nhận xét bạn kể theo tiêu chí đã nêu 
- Cho HS điểm 
- Bình chọn:
+ Bạn có câu chuyện hay nhất?
+ Bạn kể chuỵên hấp dẫn nhất?
- Tuyên dương, trao phần thưởng 
3. Củng cố đặn dò:
- Khuyến khích HS nên tìm truyện đọc 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau 
- 3 HS thực hiện theo y/c 
- Lắng nghe
+ 1 HS đọc đề
+ 1 HS phân tích đề băng cách nêu những từ ngữ quan trọng trong đề 
+ 4 HS nối tiếp nhau đọc
- Tự trọng là sự tôn trọng bản than mình, giữ gìn phẩm giá, không để ai coi thường mình 
- Trên sách báo, sách đạo đức, ti vi 
- 2 HS đọc lại thành tiếng 
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới cùng kể chuyện, nhận xét, bổ sung cho nhau nghe
- HS thi kể, HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn tạo không khí sôi nổi, hào hứng
- Nhận xét bạn kể 
Toán:(30)	 PHÉP TRỪ 
I/ Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng thực hiện tính trừ có nhớ và không nhớ với các số tự nhiên có bốn, năm, sáu chữ số 
- Củng cố kĩ năng giải toán lời văn bằng một phép tình trừ 
- Luyện vẽ hình theo mẫu
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Hình vẽ như BT4 – VBT
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS lên bảng làm 3 bài tìm x
2. Bài mới:
2.1 Củng cố kĩ năng làm tính trừ
- GV viết lên bảng 2 phép tính trừ 48352 - 21026 và 667859 - 541728 và y/c HS đặt rồi tính
- Y/c nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình 
- Khi thực hiện trừ 2 số tự nhiên ta đặt tính ntn? thực hiện phép tính theo thứ tự nào?
2.2 Luyện tập
Bài 1: 
- GV y/c HS tự đặt tính và thực hiện phép tính, sau đó chữa bài. Khi chữa bài GV y/c HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính của một phép tính trong bài 
- GV nhận xét và cho điểm HS
Bài 2: 
- Y/c HS tự làm bài vào VBT, sau đó gọi 1 HS đọc kết quả trước lớp 
- GV theo dõi giúp đỡ những HS kém trong lớp 
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài 
- Y/c HS quan sát hình vẽ trong SGK và nêu cách tìm quảng đường xe lữa từ Nha Trang đến TP. HCM
- GV y/c HS làm bài 
Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc đề bài 
- GV y/c HS tự làm bài 
- Nhận xét và cho điểm HS
3. Củng cố dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập và chuẩn bị bài sau
- 3 HS lên bảng thực hiện y/c của GV
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp 
- HS kiểm tra bài bạn và nêu nhận xét 
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 
- 2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào VBT. HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính 
- Làm bài và kiểm tra bài của bạn
- HS đọc đề 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT
Địa lý:(6)	
TÂY NGUYÊN
I/ Mục tiêu: 
Học xong bài này HS có khả năng:
- Biết được vị trí của Tây Nguyên trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam
- Rèn luyện kĩ năng xem lược đồ, bản đồ, bảng số liệu  
- Trình bày được một sô đặc điểm của Tây Nguyên
II/ Đồ dung dạy học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Giới thiệu bài: 
- Bài này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số đặc điểm tự nhiên của đất Tây Nguyên
2. Tây nguyên Xứ sở của các Cao Nguyên xếp tầng:
 - GV chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bảng đồ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và giới thiệu: Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau
- Y/c HS chỉ trên lược đồ, bản đồ và nêu tên các cao nguyên từ Bắc xuống nam
- Y/c HS thảo luận hóm và trả lời các câu hỏi sau
+ Sắp xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao?
+ Nêu một số đặc điểm tiêu biểu của từng cao nguyên
- Lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho HS 
- GVKL:
3. Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô
- Y/c quan sát, phân tích bảng số liệu về lượng mưa trung bình tháng ở Buôn Mê Thuộc trả lời câu hỏi:
+ Ở Buôn Ma Thuộc có những mùa nào? Ứng với những tháng nào?
+ Đọc SGK em có nhận xét gì về Tây Nguyên?
- Nhận xét câu trả lời của HS 
- GV KL:
4. Sơ đò hoá kiến thức vừa học:
- GV tổ chức thi đua giữa 2 dãy HS, y/c các giải trao đổi, sau đó sơ đồ hoá kiến thức được học về Tây Nguyên một cách ngắn gọn, đầy đủ nhất 
- GV nhận xét, dặn dò HS về nhà làm và học bài cũ, chuẩn bị bài mới
- 1 – 2 HS lên bảng chỉ vào vị trí cảu khu vực Tây nguyên trên bảng đồ và nêu các đặt điểm chung về Tây Nguyên
- Quan sát chỉ trên bảng đồ các Cao nguyên: Kon Tum, 
- Tiến hành thảo luận nhóm 
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến 
+ Cao Nguyên Kon Tum
+ Cao Nguyên Plâycu
+Cao Nguyên Đăk lăk
+ Cao Nguyên Di Linh
+ Cao Nguyên Lâm Viên
- Nêu thêm đặc điểm tiêu biểu 
- HS lắng nghe nhận xét bổ sung 
- Lắng nghe ghi nhớ 
- 3 – 4 HS nhắc lại nội dung các ý chính đã được GV tổng kết và các Cao Nguyên
- Tiến hành thảo luận cặp đôi 
- Đại diện các cặp đôi lên trình bày ý kiến 
Kết quả làm việc tốt
- HS cả lớp nhận xét bổ sung 
- 1 HS nhắc lại KL
Tập làm văn:(12)
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I/ Mục tiêu:
- Dựa vào tranh minh hoạ và lời gọi ý, xây dựng được cốt truyện Ba lưỡi rìu
- Xây dựng đoạn văn kể chuyện kết hợp với miêu tả hình dáng nhân vật, lđặc điểm của các sự vật
- Hiểu được nội dung ý nghĩa truyện
- Lời kể tự nhiên sinh động, sáng tạo trong miêu tả 
- Nhận xét, đánh giá được lời kể của bạn kể theo các tiêu chí đã nêu
II/ Đồ dung dạy học:
- Tranh minh hoạ truyện hai mẹ con và bà tiên trang 64, SGK
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ tiết trước 
- Gọi 2 HS kể lại phân thân đoạn
- Gọi 1 HS kể lại toàn truyện hai mẹ con và bà tiên
- Nhận xét, cho điểm từng HS
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu
2.2 Tìm hiểu ví dụ
Bài 1:
- Gọi HS đọc đề bài 
- Dán 6 trranh minh hoạ theo đúng thứ tự như SGK lên bảng. Y/c HS quan sát đọc thầm phần lời đưới mỗi bức tranh và trả lời câu hỏi 
+ Truyện có những nhân vật nào?
+ Câu chuyện kể lại chuyện gì?
+ Truyện có ý nghĩa gì?
- Y/c HS đọc lời gọi ý của mỗi bức tranh 
- Y/c HS dựa vào tranh minh hoạ, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu
GV sửa chữa cho từng HS, nhắc HS nói ngắn gọn, đủ nội dung chính 
- Nhận xét tuyên dương những HS nhớ cốt truyện và lời kể sáng tạo
Bài 2:
- Gọi HS đọc y/c
- GV làm mẫu tranh 1
- Y/c HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi 
+ Anh chàng tiều phu làm gì ?
+ Khi đó chàng trai nói gì?
+ Hình dáng của chàng tiều phu ntn?
+ Lưỡi rìu của chàng trai ntn?
- Gọi HS xây dựng đoạn của một truyện dựa vào các câu hỏi trả lời 
- Gọi HS nhận xét 
- Y/c HS hđ trong nhóm với 5 tranh còn lại. Chia lớp thành 10 nhóm, 2 nhóm cùng 1 nội dung 
- Gọi 2 nhóm có cùng nội dung đọc phần câu hỏi của mình. GV nhận xét, ghi những ý chính lên bảng lớp 
- Tổ chức cho HS thi kể từng đoạn 
GV có thể tổ chức cho nhiều lượt HS thi kể tuỳ thuộc vào thời gian
- Nhận xét sau mỗi lượt HS kể 
- Tổ chức cho HS thi kể toàn truyện
- Nhận xét cho điểm HS 
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện vào vở và chuẩn bị bài sau
- 4 HS lên bảng thực y/c
- Lắng nghe 
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Quan sát tranh minh hoạ đọc thầm phần lời. Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi 
- 6 HS nối tiếp nhau đọc, mỗi HS đọc 1 bức tranh 
- 3 đến 5 HS kể cốt truyện
- 2 HS nối tiếp nhau đọc y/c thành tiếng 
- Lắng nghe 
- Quan sát đọc thầm 
+ Chàng tiều phu đang đốn củi chẳng may lưỡi rìu bị văng xuống sông
+ Chàng nói: “ Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất riu không biết làm gì phải sống đây”
+ Nghèo, ở trần, đóng khố, người nhễ nhại mồ hôi, đàu quấn 1 chiếc khăn màu nâu
+ Lười rìu sắt bóng loáng 
- 2 HS kể đoạn 1
- Nhận xét lời kể của bạn
- Hoạt động trong nhóm. 1 HS hỏi câu hỏi cho các thành viên trong nhóm trả lời
- Đọc phần trả lời câu hỏi 
- Mỗi nhóm cử 1 HS thi kể 1 đoạn
- 2 đến 3 HS thi kể toàn truyện
SINH HOẠT LỚP
I/ Nhận xét hoạt động tuần 5:
Lớp học đã đi vào nề nếp, ổn định
Các em học tập chăm chỉ, phát biểu xây dựng bài tốt
Đã thực tốt việc đi lại trên đường phố bảo đảm an toàn giao thông
Đã thực hiện tiết học tốt các phong trào ,nội qui của nhà trường
Lớp đã đi vào nề nếp nhưng chưa thực sự nghiêm túc
Đội viên một số em đến lớp chưa mang khăn quàng đỏ
Tổ 2 trực nhật có làm nhưng chưa sạch ,bàn ghế lau qua loa
II/ Kế hoạch tuần 6:
Tiếp tục thực hiện tiết thi đua học tốt dạy tốt
Thực hành tiết kiệm điện bằng cách phân công các HS tắt quạt, đèn trước khi ra khỏi lớp
Nhăc nhở HS không ăn quà vặt
Lớp trưởng và các tổ truy bài trước giờ học
Xếp hàng vào lớp ngay ngắn ,thẳng hàng,đọc nghiêm túc đều 5 điều Bác Hồ dạy 
Đội viên đeo khăn quàng đỏ trước lúc đến trường 
A-Miên,A –Thoáng ,A-Đô lơ,A-Chuân cần về nhà luyện đọc bài nhiều
Tổ 3 trực nhật cần làm vệ sinh sạch sẽ lau bàn học , lau bảng sạch sẽ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_6_nam_hoc_2010_2011_nguyen_thuc_hoang.doc