I/ Mục tiêu:
Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác.
*KNS: -Kĩ năng trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học.
- Kĩ năng lắng nghe người khác trình bày ý kiến.
- Kĩ năng kiềm chế cảm xúc.
- Kỉ năng biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin.
# SDNLTKVHQ: - Biết bày tỏ, chia sẻ với mọi người xung quanh về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
- Vận động mọi người thực hiện sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
@ Giảm Tải: - Không yêu cầu học sinh lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có hai phương án: tán thành và không tán thành.
- Không yêu cầu học sinh tập hợp và giới thiệu những tư liệu khó sưu tầm về một người biết tiết kiệm tiền của; có thể cho học sinh kể những việc làm của mình hoặc của các bạn về tiết kiệm tiền của.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Giấy màu xanh đỏ cho mỗi hs
- Bảng phu viết sẵn 4 tình huống (hoạt động 2)
III/ Các hoạt động dạy-học:
KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 6 NGÀY MÔN TIẾT TÊN BÀI DẠY Thứ 2 24/9/2012 Đạo đức Tốn Tập đọc Anh văn SHĐT 05 26 11 11 06 Biết bày tỏ ý kiến (Tiết 2) Luyện tập Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca Chào cờ Thứ 3 25/9/2012 Tốn Chính tả Mĩ thuật Âm nhạc Khoa học 27 06 06 06 11 Luyện tập chung Nghe – viết: Người viết truyện thật thà Thường thức mĩ thuật: Xem tranh phong cảnh Một số cách bảo quản thức ăn Thứ 4 26/9/2012 Anh văn LT&câu Tốn Tập đọc Địa lí 12 11 28 12 06 Danh từ chung và danh từ riêng Luyện tập chung Chị em tơi Tây Nguyên Thứ 5 27/9/2012 Lịch sử Tốn TLV LT&câu Khoa học 06 29 11 12 12 Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (Năm 40) Phép cộng Trả bài văn viết thư Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng Phịng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng Thứ 6 28/9/2012 Kĩ thuật TLV Tốn Kể chuyện SHL 06 12 30 06 06 Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường (Tiết 1) Xây dựng đoạn văn kể chuyện Phép trừ Kể chuyện đã nghe, đã đọc Sinh hoạt cuối tuần. TUẦN 6 Thứ hai, ngày 24 tháng 9 năm 2012 Môn: ĐẠO ĐỨC Tiết 6 : BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (Tiết 2) I/ Mục tiêu: Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác. *KNS: -Kĩ năng trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học. - Kĩ năng lắng nghe người khác trình bày ý kiến. - Kĩ năng kiềm chế cảm xúc. - Kỉ năng biết tơn trọng và thể hiện sự tự tin. # SDNLTKVHQ: - Biết bày tỏ, chia sẻ với mọi người xung quanh về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. - Vận động mọi người thực hiện sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. @ Giảm Tải: - Khơng yêu cầu học sinh lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay khơng tán thành mà chỉ cĩ hai phương án: tán thành và khơng tán thành. - Khơng yêu cầu học sinh tập hợp và giới thiệu những tư liệu khĩ sưu tầm về một người biết tiết kiệm tiền của; cĩ thể cho học sinh kể những việc làm của mình hoặc của các bạn về tiết kiệm tiền của. II/ Đồ dùng dạy-học: - Giấy màu xanh đỏ cho mỗi hs - Bảng phu viết sẵn 4 tình huống (hoạt động 2)ï III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Giới thiệu: Trong tiết học này các em sẽ thực hành nói như thế nào nếu có những điều liên quan đến mình. 2/ Bài mới: * Hoạt động 1: Trò chơi: "Có-không" - Phát cho mỗi hs hai thẻ (xanh, đỏ) - Sau mỗi tình huống cô nêu, các em hãy cho biết bạn nhỏ ở tình huống đó có được bày tỏ ý kiến hay không. Nếu có các em giơ thẻ đỏ, nếu không các em giơ thẻ xanh. * Tình huống: - Bố mẹ định mua cho An một chiếc xe đạp mới và hỏi ý kiến của An - Bố mẹ quyết định cho Hoa sang ở nhà bác để Hoa được đi học ở trường điểm mà Hoa không biết. - Anh trai của Mai vứt bỏ đồ chơi của Mai đi mà Mai không biết. - Giải thích và nhận xét câu trả lời của hs - Tại sao trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan đến trẻ em? - Em cần thực hiện quyền đó như thế nào? Kết luận: Các em cần phải mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình với mọi người xung quanh nhưng không được đưa ra các ý kiến vô lí, sai trái. * Hoạt động 2: Em sẽ nói như thế nào? *KNS: - Kĩ năng kiềm chế cảm xúc. - Treo bảng phụ viết sẵn 4 tình huống - Y/c hs thảo luận nhóm 4 cách giải quyết các tình huống trên Tình huống 1: Bố mẹ em muốn chuyển em tới học ở một ở một ngôi trường mới nhưng em không muốn đi vì không muốn xa các bạn cũ. Em sẽ nói như thế nào với bố mẹ Tình huống 2: Bố mẹ muốn em chỉ tập trung vào học không muốn cho em tham gia đội văn nghệ của trường. Em rất muốn tham gia, em sẽ nói với bố mẹ như thế nào? Tình huống 3: Bố mẹ cho em tiền để mua 1 chiếc cặp mới nhưng em muốn dùng số tiền đó để ủng hộ các bạn nạn nhân chất độc da cam. Em sẽ nói như thế nào? Tình huống 4: Em và các bạn rất muốn có sân chơi ở nơi em sống. Em sẽ nói như thế nào với bác tổ trưởng dân phố. - Gọi các nhóm nêu cách giải quyết của nhóm mình, nhóm khác nhận xét. - Khi bày tỏ ý kiến, các em phải có thái độ như thế nào? Kết luận: Đối với những việc có liên quan đến mình, các em hãy thẳng thắn bày tỏ ý kiến để người khác hiểu và có thể sẽ đáp ứng lại mong muốn của mình. Nhưng cần phải nhẹ nhàng, lễ phép, tôn trọng khi bày tỏ. Hoạt động 3: Trò chơi "phóng viên" *KNS: - Kỉ năng biết tơn trọng và thể hiện sự tự tin. - Gọi 2 hs đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn các câu hỏi sau: + Bạn hãy giới thiệu một bài hát, bài thơ bạn thích nhất. + Những hoạt động bạn muốn được tham gia + Những công việc bạn muốn nhận làm + Dự định của bạn trong hè này. Kết luận: Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. Ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng, tuy nhiên không phải ý kiến nào của trè em cũng phải được thực hiện mà chỉ có những ý kiến phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình, của đất nước và có lợi cho sự phát triển của trẻ em. Trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác 3/ Củng cố, dặn dò: - Gọi hs đọc lại ghi nhớ/9 SGK # SDNLTKVHQ - Tham gia ý kiến với cha mẹ, anh chị, thầy cô giáo về những về những vấn đề có liên quan đến bản thân em, gia đình em - Lắng nghe, tôn trọng ý kiến của những người xung quanh Nhận xét tiết học. - Lắng nghe - HS nhận thẻ - lắng nghe - HS giơ thẻ sau mỗi tình huống GV nêu ra - Để những vấn đề phù hợp với các em - Em cần nêu ý kiến thẳng thắng, mạnh dạn nhưng cũng tôn trọng và lắng nghe ý kiến người lớn. Không đưa ra ý kiến vô lí sai trái. - Lắng nghe - 1 hs đọc - HS thảo luận nhóm 4 - Các nhóm lần lượt nêu cách giải quyết + Em nói em không muốn xa các bạn, có bạn thân em sẽ học tốt hơn + Em nói với bố mẹ cho em tham gia để được vui chơi, em vẫn giữ kết quả học tập tốt . +Em nói với bố mẹ em rất thương các bạn và muốn chia sẻ với các bạn, còn cặp em sẽ để dành tiền mẹ cho để mua sau. + Bác tổ trưởng ơi, các cháu rất muốn có sân chơi để luyện tập thể thao, bác có thể làm cho tụi cháu sân chơi được không ạ? - Các nhóm khác nhận xét - Lễ phép, nhẹ nhàng, tôn trọng người lớn - Lắng nghe -Hs nêu -Hs nêu -Hs nêu - Mùa hè này, mình muốn được đi Đà Lạt, mình nghe nói Đà Lạt rất đẹp cho nên mình rất muốn đế Đà Lạt một lần ..... Cảm ơn bạn -2 hs đọc lại ghi nhớ __________________________________________________ Môn: TOÁN Tiết 26: LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: Đọc được một số thông tin trên biểu đồ. * Bài 3 dành cho Học sinh khá giỏi. II/ Đồ dùng dạy-học: - Bảng phụ có vẽ sẵn biểu đồ của bài 3 (chỉ vẽ lưới ô vuông) III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Giới thiệu bài: 2/ HD luyện tập: Bài 1: Gọi hs đọc đề bài - Đây là biểu đồ biểu diễn gì? - Y/c hs đọc kĩ biểu đồ và tự làm bài - Chữa bài + Số mét vải hoa tuần 2 cửa hàng bán nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu? + Điền đúng hay sai vào ý thứ năm? + Nêu ý kiến của em về ý thứ 5? Bài 2: Các em quan sát biểu đồ trong SGK - Biểu đồ biểu diễn gì? - Các tháng được biểu diễn là những tháng nào? - Các em hãy hoạt động nhóm đôi, bạn này hỏi, bạn kia trả lời và ngược lại. - Gọi nhóm lần lượt hỏi và trả lời trước lớp (mỗi nhóm 1 câu) + Tháng 7 có bao nhiêu ngày mưa? + Tháng 8 mưa nhiều hơn tháng 9 bao nhiêu ngày? + Trung bình mỗi tháng có bao nhiêu ngày mưa? * Bài 3: Gọi hs nêu tên biểu đồ. - Biểu đồ chưa biểu diễn số cá của các tháng nào? - Nêu số cá bắt được của tháng 2, tháng 3? - Y/c hs tự vẽ cột biểu diễn số cá của 2 tháng trên - Gọi 1 hs lên bảng vẽ + Tháng nào bắt được nhiều cá nhất? Tháng nào bắt được ít cá nhất? 3/ Củng cố, dặn dò: - Về tập đọc biểu đồ. - Bài sau: Luyện tập chung Nhận xét tiết học - 1 hs đọc y/c - Biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9 - Dùng bút chì làm vào SGK + Tuần 2 bán được 100m x 3 = 300 m vải hoa, vậy tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 1 là 300 m - 200 m = 100 m vải hoa + Điền đúng +Hs nêu ý kiến riêng - Biểu diễn số ngày có mưa trong 3 tháng của năm 2004 - Tháng 7, 8, 9 - HS hoạt động nhóm đôi. - Các nhóm lần lượt hỏi, trả lời. + Có 18 ngày mưa + Tháng 8 mưa nhiều hơn tháng 9 cĩ 12 ngày + Trung bình mỗi tháng có 15 ngày mưa (18 + 15 + 12 ) : 3 = 15 ngày ) - Các nhóm nhận xét câu trả lời của bạn. - Biểu đồ số cá tàu Thắng Lợi bắt được. - Tháng 2 và tháng 3 - Tháng 2: 2 tấn; Tháng 3: 6 tấn - HS tự vẽ vào SGK - Cả lớp nhận xét, đối chiếu với bài của mình. - Tháng 3 bắt được nhiều nhất. Tháng 2 bắt được ít nhất. __________________________________________________ Môn: TẬP ĐỌC Tiết 11: Nỗi dằn dặt của An-đrây-ca I/ Mục đích, yêu cầu: - Đọc rành mạch, trôi chảy. Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. - Hiểu nội dung: Nỗi dằn dặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ). *KNS: - Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp. - Thể hiện sự thơng cảm. - Xác định giá trị. II/ Đồ dùng dạy-học: - Tranh minh họa bài tập đọc - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Gà Trống và Cáo - Gọi hs lên bảng đọc thuộc lòng và nêu nội dung bài. Nhậ ... än. 2. HD làm bài tập: Bài 1: Gọi hs đọc đề bài - Dán 6 tranh lên bảng và nói: Đây là câu chuyện Ba lưỡi rìu gồm 6 sự việc chính gắn với 6 tranh minh họa. Mỗi tranh kể một sự việc. các em hãy quan sát và đọc thầm phần lời dưới mỗi bức tranh. - Truyện có những nhân vật nào? - Câu chuyện kể lại chuyện gì? - truyện có ý nghĩa gì? -Câu chuyện kể lại việc chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu. - Gọi hs đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh. - Y/c hs dựa vào tranh minh họa kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu. Nhận xét, tuyên dương những hs nhớ cốt truyện và lời kể có sáng tạo. Bài 2 Gọi hs đọc y/c - GV: Để phát triển ý ghi dưới mỗi bức tranh thành một đoạn văn kể chuyện, các em cần quan sát kĩ từng tranh, hình dung nhân vật trong tranh đang làm gì, nói gì, ngoại hình của nhân vật thế nào, chiếc rìu trong tranh là rìu sắt, rìu vàng hay rìu bạc. Từ đó các em tìm những từ ngữ miêu tả cho thích hợp và hấp dẫn người nghe. * làm mẫu tranh 1 - Y/c hs quan sát tranh và đọc thầm phần lời phía dưới + Anh chàng tiều phu làm gì? + Khi đó chàng trai nói gì? + Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào? + Lưỡi rìu của chàng trai như thế nào? - Dán tờ phiếu đã viết sẵn câu trả lời. - Dựa vào các câu trả lời, các em hãy xây dựng đoạn 1 bằng lời kể của mình. - Y/c hs hoạt động nhóm 4 với 5 tranh còn lại - Gọi đại diện các nhóm thi kể từng đoạn, thi toàn truyện - Y/c hs khác nhận xét sau mỗi lượt bạn kể - Nhận xét, tuyên dương. 3/ Củng cố, dặn dò: - Bạn nào hãy nêu các bước phát triển câu chuyện trong bài học? - Về nhà viết lại câu chuyện đã kể ở lớp. - 1 hs đọc: Một câu chuyện có thể gồm nhiều sự việc. Mỗi sự việc được kể thành một đoạn văn Khi viết hết một đoạn văn cần phải chấm xuống dòng - HS lắng nghe - 1 hs đọc - HS quan sát tranh và đọc thầm. - Có 2 nhân vật: Chàng tiều phu và cụ già (tiên ông) - Câu chuyện kể lại việc chàng trai nghèo đi đốn củi và được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua việc mất rìu - Truyện khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc. - lắng nghe - 6 hs nối tiếp nhau đọc. - 3 hs kể - 1 hs đọc - lắng nghe - HS quan sát tranh + Chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông + Chàng buồn bã nói: "Cả nhà ta chỉ trông vào lưỡi rìu này. nay mất rìu thì sống thế nào đây? + Chàng tiều phu nghèo, ở ttần, quấn khăn mỏ rìu + Lưỡi rìu sắt của chàng bóng loáng - Nhìn bảng - 2 hs kể: Ở gần khu rừng nọ, có 1 chàng tiều phu nghèo , gia sản ngoài một lưỡi rìu sắt chẳng có gì đáng giá. sáng ấy, chàng vào rừng đốn củi. Vừa chặt được mấy nhát thì lưỡi rìu gãy cán, văng xuống sông. Chàng tiều phu buồn rầu than: "ta chỉ có mỗi lưỡi rìu để kiếm sống, nay rìu mất thì biết sống sao đây!". - Hoạt động nhóm 4, 1 em hỏi, các bạn còn lại trả lời, xây dựng lần lượt từng đoạn văn theo y/c - 4,5 hs thi kể từng đoạn. 2 hs toàn truyện. - Bình chọn bạn kể hay. - Các bước phát triển câu chuyện: + Quan sát tranh, đọc gợi ý trong tranh để nắm cốt truyện + Phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đoạn truyện bằng cách cụ thể hóa hành động, lời nói, ngoại hình của nhân vật + Liên kết các đoạn thành câu chuyện hoàn chỉnh. ________________________________________ Môn: TOÁN Tiết 30: PHÉP TRỪ I/ Mục tiêu Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp. * Bài 4 dành cho HS khá, giỏi III/ các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Phép cộng - Muốn thực hiện phép cộng ta làm sao? - Ghi bảng: 56789 + 45934, y/c hs thực hiện. Nhận xét, cho điểm B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: Muốn thực hiện tính trừ ta làm sao? các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2/ Củng cố cách làm tính trừ: - Ghi bảng: 865279 - 450237 và 647253 - 285749 gọi 2 hs lên bảng đặt tính rồi tính. - Y/c cả lớp nhận xét bài làm của 2 bạn cả về cách đặt tính và kết quả tính. - Hỏi hs vừa lên bảng: Em hãy nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình? - Muốn thực hiện phép trừ ta làm thế nào? - Gọi hs nêu lại cách tính 3/ Thực hành: Bài 1: Y/c hs thực hiện đặt tính vào B. Gọi 1 em lên bảng tính và đặt tính. Bài 2: Y/c hs làm bài vào vở nháp - Gọi hs nêu kết quả bài làm của mình. Bài 3: Gọi 1 hs đọc đề bài - Y/c hs quan sát hình vẽ trong SGK và nêu cách tìm quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến TPHCM - Y/c hs làm bài vào vở nháp 3/ Củng cố, dặn dò: - Muốn thực hiện tính trừ ta làm sao? - Về nhà xem lại bài - Bài sau: Luyện tập Nhận xét tiết học - ta đặt tính, sau đó cộng theo thứ tự từ phải sang trái - 56 789 + 45 934 = 102723 - Lắng nghe - 2 hs lên bảng thực hiện - HS kiểm tra bài của bạn và nêu nhận xét. - HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính: Viết 647253 rồi viết 285749 xuống dưới sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm...Sau đó em thực hiện tính trừ theo thứ tự tự phải sang trái. - Muốn thực hiện phép trừ ta như sau: + Đặt tính: Viết số trừ dưới SBT sao cho các chữ số ở cùng một hàng viết thẳng cột với nhau. Viết dấu "-" và kẻ gạch ngang. + Tính: Trừ theo thứ tự từ phải sang trái - 3 hs nêu lại - HS thực hiện vào Bảng a/ 987864 969696 b/839084 628450 -783251 -656565 -246937 - 35813 204613 313131 592147 592637 - Hs nhận xét bài của bạn trên bảng - HS thực hiện vào vở nháp - HS lần lượt nêu kết quả a) 48600 - 9455 = 39145 b) 80000 - 48765 = 31235 - 1 hs đọc đề bài - HS quan sát và nêu: Quãng đường xe lửa từ Nha Trang -TPHCM là hiệu quãng đường từ HN-TPHCM và quãng đường từ HN-NT - 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở nháp Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến TPHCM dài là: 1730 - 1315 = 415 (km) Đáp số: 415 km - HS đổi vở nhau để kiểm tra ____________________________________________ Môn: KỂ CHUYỆN Tiết 6 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC Đề bài: Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc I/ Mục đích, yêu cầu: Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng. Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. II/ Đồ dùng dạy-học: - Một số truyện viết về lòng tự trọng - Bảng lớp viết sẵn đề bài III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ KTBC: Gọi 1 hs lên bảng kể một câu chuyện mà em đã nghe, đã đọc về tính trung thực -Nhận xét ,chấm điểm 2/ Bài mới: Giới thiệu bài: b. Tìm hiểu đề bài: - Gọi hs đọc đề và phân tích đề - Gạch chân những từ ngữ quan trọng bằng phấn màu: Lòng tự trọng, được nghe, được đọc - Gọi hs nối tiếp nhau đọc phần gợi ý. - Thế nào là lòng tự trọng? - Em đã đọc những câu chuyện nào nói về lòng tự trọng? - Em đọc những câu chuyện đó ở đâu? - Gọi hs nêu câu chuyện của mình. - Treo gợi ý 3 lên bảng, gọi hs đọc c. Kể chuyện trong nhóm: - Các em hãy kể cho nhau nghe trong nhóm 4, trao đổi với nhau về nội dung câu chuyện. - GV gợi ý để hs hỏi lẫn nhau - Bây giờ các em sẽ thi kể, các bạn đánh giá câu chuyện của bạn mình qua các tiêu chí sau: (đính các tiêu chí đánh giá lên bảng) gọi 1 hs đọc.) - Gọi hs lần lượt thi nhau kể - GV ghi nhanh tên truyện, xuất xứ, ý nghĩa, giọng kể, trả lời/đặt câu hỏi của từng hs vào từng cột trên bảng - Gọi hs nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu. - Cho điểm, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất. - Tuyên dương cho hs vừa đạt giải 3/ Củng cố, dặn dò: - Về nhà kể những câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe. Xem trước các bức tranh minh hoạ truyện Lời thề ước dưới trăng và gợi ý dưới tranh để chuẩn bị bài sau Nhận xét tiết học. - 1 hs lên bảng kể - 1 hs đọc đề - 1 hs phân tích đề bằng cách nêu những từ ngữ quan trọng trong đề. - 4 hs nối tiếp nhau đọc to trước lớp - Tự trọng là tự tôn trọng bản thân mình, giữ gìn phẩm giá, không để ai coi thường mình. + Truyện kể về cậu bé Nen-li trong câu chuyện Buổi học thể dục, cậu bé quyết tâm vươn lên không chịu thua kém bạn bè.Truyện kể về Mai An Tiêm trong truyện cổ tích Sự tích quả dưa hấu. Chàng Mai An Tiêm sống bằng nghề của mình không dựa dẫm vào người khác. - Em đọc trong truyện cổ tích VN, Truyện đọc lớp 4, SGK TV 4,... - HS nối tiếp nhau nêu - 2 hs đọc - HS kể trong nhóm 4 - HS kể hỏi: + Trong câu chuyện mình kể bạn thích nhân vật nào? Vì sao? + Chi tiết nào trong truyện bạn cho là hay nhất? + Câu chuyện mình kể muốn nói với mọi người điều gì? - HS nghe kể hỏi: + Cậu thấy nhân vật chính có đức tính gì đáng quý? + Qua cậu chuyện, bạn muốn nói với mọi người điều gì? - 1 hs đọc to các tiêu chí: + Nội dung câu chuyện đúng chủ đề: 4đ + Câu chuyện ngoài SGK 1 đ + Cách kể: hay, hấp dẫn, điệu bộ, cử chỉ:3 đ + Nêu đúng ý nghĩa của truyện: 2 đ + Trả lời được câu hỏi của bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn.: 1đ - Hs lần lượt thi nhau kể, hs khác lắng nghe để hỏi lại bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn. - Nhận xét bạn kể - Bình chọn bạn kể hay, có câu chuyện hay. - Lắng nghe, ghi nhớ. ________________________________________ Tiết 6: SINH HOẠT LỚP
Tài liệu đính kèm: