I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Hiểu các từ ngữ trong bài .
- Hiểu ý nghĩa của bài : Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ , mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước .
2. Kĩ năng :
- Đọc trơn toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi , niềm tự hào ước mơ và hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước , của thiếu nhi .
3. Thái độ : Yêu quê hương đất nước . giữ gìn và bảo vệ nền độc lập nước nhà .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ bài tập đọc .
tuần 7 Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2005 tập đọc trung thu độc lập i. mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Hiểu các từ ngữ trong bài . - Hiểu ý nghĩa của bài : Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ , mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước . 2. Kĩ năng : - Đọc trơn toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi , niềm tự hào ước mơ và hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước , của thiếu nhi . 3. Thái độ : Yêu quê hương đất nước . giữ gìn và bảo vệ nền độc lập nước nhà . ii. đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài tập đọc . iii. các hoạt động dạy học A. KTBC: Gọi 2 HS đọc bài Chị em tôi , trả lời câu hỏi trong SGK b. dạy bài mới 1. Giới thiệu bài - GV giới thiệu chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ. - Giới thiệu bài Trung thu độc lập 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2-3 lượt . - GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thchs cuối bài . - Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài . - HS luyện đọc theo cặp . - Một , hai HS đọc cả bài . - GV đọc diễn cảm toàn bài . b. Tìm hiểu bài - Đoạn 1 : HS đọc thầm ? Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào ? ? Trăng trung thu độc lập có gì đẹp ? - Đoạn 2 : HS đọc thành tiếng , đọc thầm đoạn 2 . ? Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao ? ? Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập ? ? Cuộc sống hiện nay , theo em , có gì giống với mong ước của các anh chiến sĩ ? ? Em mong ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào ? Đại ý : Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ , mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đát nước . c, Hướng dẫn đọc diễn cảm - Ba HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn . GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của bài văn và thể hiện diễn cảm . - GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn văn có thể chọn đoạn 2 . 3. Củng cố , dặn dò - GV nhận xét tiết học . - GV dặn HS về nhà đọc trước vở kịch ở vương quốc Tương Lai . chính tả ( nhớ viết ) Gà Trống và cáo phân biệt ch/ tr , ươn / ương i. mục tiêu 1. Kiến thức : Nhớ - viết lại chính xác , trình bày đúng một đoạn trích trong baìo thơ Gà Trống và Cáo . 2. Kĩ năng : Tìm đúng , viết đngs chính tả những tiếng bắt đầu bằng ch/tr ( hoặc có vần ươn / ương ) để điền vào chỗ trống , hợp với nghĩa đã cho . 3. Thái độ : Rèn chữ đẹp , giữ vở sạch. ii. đồ dùng học tập - VBT Tiếng Việt Tập 1 - Bảng phụ. iii. các hoạt động dạy học A. KTBC : GV gọi 2 HS lên làm bài tập 3 . b. dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học cần đạt. 2. Hướng dẫn HS nhớ viết - GV nêu yêu cầu của bài , 1 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ - viết trong bài Gà Trông và Cáo . Gv đọc lại đoạn thơ một lần . - HS đọc thầm lại đoạn thơ . - HS nêu cách trình bày đoạn thơ . - HS gấp sách , viết đoạn thơ theo trí nhớ. HS tự soát lại bài . - GV chấm 7-10 bài . Nhận xét chung . 3. Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả . Bài tập 2 ( lựa chọn ) - GV nêu yêu cầu của bài tập , HS làm phần a, b . - HS đọc thầm đoạn văn rồi làm vào vở . - GV cho HS chơi thi tiếp sức . - Đại diện từng nhóm đọc lại những từ nhóm mình vừa tìm được . - GV cùng cả lớp nhận xét . Tuyên dương nhóm thắng cuộc . Bài tập 3 ( lựa chọn ) - GV chọn bài tập cho HS . - Gọi một số HS chơi Tìm từ nhanh + Cách chơi : Mõi HS được phát hai băng giấy . HS ghi vào mỗi băng giấy từ tìm được ứng với một nghĩa đã cho . Sau đó tưng em dán nhanh băng giấy vào cuối mỗi dòng trên bảng ( mặt chữ quay vào trong ) + Khi tất cả làm bài song , các băng giấy được lật lại. Cả lớp và GV nhận xét . 4. Củng cố , dặn dò - GV nhận xét tiết học - Yêu cầu HS vè nhà xem kại bài tập 2a, 2b , ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết . Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 2005 luyện từ và câu cách viết tên người, tên địa lí Việt nam i. mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Nắm được qui tắc viết hoa tên người , tên địa lí Việt Nam . 2. Kĩ năng - Biết vận dụng những hiểu biết về qui tắc viết hoa tên người và tên địa lía Việt Nam để viết đung một số tên riêng Việt Nam . 3. Thái độ : ý thức viết đúng qui tắc chính tả . ii. đồ dùng dạy học - Bảng phụ ghi rõ họ tên của người . - Bản đồ có ghi tên các quận huyện thị xã , các danh lam thắng cảnh .... iii. các hoạt động dạy học A. KTBC : Gọi một HS lên bảnh làm bài 1 , một HS lênh bảng làm bài 2 . b. dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học . 2. Dạy bài mới a, Phần nhận xét - HS đọc yêu cầu của bài . - GV nêu nhiệm vụ : nhận xét cách viết tên người , tên địa lí đã cho . - GV kết luận : Khi viết tên người và tên địa lí Việt Nam , cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó . b, Phần ghi nhớ - Hai ,ba HS đọc phần ghi nhớ trong SGK . - GV có thể nói thêm : Tên người VN thường gồm họ , tên đệm ( tên lót ) và tên riêng ( tên ) VD: Họ Tên đệm ( tên lót ) Tên riêng ( tên ) Nguyễn Huệ Hoàng Văn Thụ Võ Thị Sáu Nguyễn Thị Minh Khai c, Phần luyện tập Bài tập 1 - HS nêu yêu cầu của bài . - Mỗi HS viết tên mình và địa chỉ gia đình . Gọi hai HS lên bảng viết . - GV nhận xét đúng , sai . Bài tập 2 - Thực hiện tương tự bài 1 Bài tập 3 - HS đọc yêu cầu của bài . - HS làm bài theo nhóm . Các em viết tên các danh lam , thắng cảnh , quận , huyện , thị xã , .... sau đó tìm các địa danh đó trên bản đồ . - Đai diện các nhóm báo cáo kết quả . GV nhận xét , bổ sung . VD : các địa danh ở Hà Nội : + quận Ba Đình , quận Cầu Giấy , quận Tây Hồ ..... + huyện Gia Lâm , huyện Mê Linh , huyện Sóc Sơn ....... + Hồ Gươm , Hồ tây , hồ Bảy Mẫu , chùa Một Cột ......... 3. Củng cố , dặn dò - GV nhận xét tiết học - Yêu cầu HS về nhà học thuộc ghi nhớ . - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập viết tên người , tên địa lí Việt Nam . kể chuyện lời ước dưới trăng i. mục đích yêu cầu 1. Kiến thức : Hiểu truyện . Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện ( Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui , niềm hạnh phúc cho mọi người ) 2. Kĩ năng : + Rèn kĩ năng nói : Dựa vào lời kể của thầy cô và tranh minh hoạ , HS kể lại được câu chuyện , phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt . + Rèn kĩ năng nghe : Chăn chú nghe thầy cô kể chuyện , nhớ chuỵên. Theo dõi các bạn kể chuyện . Nhận xét đúng lời kể của bạn , kkể tiếp được lời kể của bạn . 3. Thái độ : Yêu thích môn học , biết ước mơ những ước mơ cao đẹp đem lại niềm vui , nièm hạnh phúc cho bản thân và cho mọi người . ii. đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ cho truyện trong SGK iii. các hoạt động dạy học A. KTBC: Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe hoặc được đọc . b. dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : Trực tiếp 2. GV kể chuyện - GV kể lần 1 , HS nghe . - GV kể lần 2 , vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng . - GV kể lần 3 . 3. Hướng dẫn HS kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - HS nối tiếp nhau đọc những yêu cầu của bài tập a. Kể chuyện trong nhóm : HS kể từng đoạn , sau đó kể toàn chuyện . Kể xong trao đổi về nội dung câu chuyện theo yêu cầu 3 trong SGK . b. Thi kể chuyện trước lớp - Hai , ba tốp HS nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện . - Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện . - HS kể xong đều trả lời câu hỏi a,b,c của yêu cầu 3 . - Cả lớp bình chọn nhóm , cá nhân kể chuyện hay nhất , hiểu truyện nhất . 4. Củng cố , dặn dò . - ? Qua câu chuyện em hiểy điều gì ? ( Những ước mơ cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúccho ngườu nói điều ước , cho tất cả mọi người ) - GV nhận xét tiết học. Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2005 tập đọc ở vương quốc tương lai I. Mục đích, yêu cầu 1.Kĩ năng : - Biết đọc trơn, trôi chảy, đúng với một văn bản kịch. Cụ thể: - Biết đọc ngắt giọng rõ ràng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. - Biết đọc vở kịch với giọng rõ ràng, hồn nhiên, thể hiện được tâm trạng háo hức, ngạc nhiên, thán phục của Tin- tin và Mi- tin; thái độ tự tin, tự hào của những em bé của vương quốc Tương Lai. Biết hợp tác, phân vai đọc vở kịch. 2. Kiến thức: - Hiểu ý nghĩa của màn kịch: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, ở đó trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo, góp sức mình phục vụ cuộc sống. 3.Thái độ: ý thức học tập tốt để trở thành ngững người công dân có ích cho XH . II. Đồ dùng dạy - học - Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa. - Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn cần hướng dẫn HS luyện đọc. III. Các hoạt động dạy - học A - Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Trung thu độc lập, trả lời câu hỏi 3, 4 trong SGK. B - Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài - GV giới thiệu những nét chính của vở kịch ở vương quốc Tương Lai. - GV yêu cầu HS đọc thầm 4 câu mở đầu giới thiệu vở kịch 2. Luyện đọc và tìm hiểu màn 1" Trong công xưởng xanh" a) - GV đọc mẫu màn kịch - giọng rõ ràng, hồn nhiên, thể hiện tâm trạng háo hức, ngạc nhiên của 2 nhân vật chính là Tin - tin và Mi - tin khi gặp những em bé ở Vương quốc Tương Lai. Lời các em bé đọc với giọng tự tin, tự hào. Biết đổi giọng đọc thể hiện lời các nhân vật khác nhau trong màn kịch. - HS quan sát tranh minh hoạ màn 1, nhận biết 2 nhân vật Tin - tin ( trai) và Mi - tin ( gái), 5 em bé ( em có mang chiếc máy có đôi cánh xanh, em có ba mươi vị thuốc trường sinh, em mang trên tay thứ ánh sáng kỳ lạ, em có chiếc máy bay như chim, em có chiêca máy biết dò tìm vật báu trên mặt trăng). b) HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn ( 2 lượt ). Có thể chia màn 1 thành 3 đoạn nhỏ như sau: - Năm dòng đầu ( lời thoại của Tin - tin với em bé thứ nhất). - Tám dòng tiếp theo ( lời thoại của Tin - tin và Mi - tin với em bé thứ nhất, em bé thứ hai). - Bảy dòng còn lại ( Lời của em be thứ ba, thứ tư và thứ năm). GV kết hợp giúp HS hiểu từ được chú thíh trong bài ( thuốc trường sinh ); Hướng dần HS đọc đúng những câu hỏi, câu cảm, ngắt giọng rõ ràng đủ đẻ phân biệt đâu là tên nhân vật, đâu là lời nói của nhân vật ấy c) HS luyện đọc theo cặp. d) Chọn 2 HS đọc cả màn kịch. e) Tìn hiểu nội dung màn kịch GV tổ chưcs cho Hs đối thoại, tìm hiểu nội dung màn kịch, trả lời các câu hỏi sau: - Tin - tin và Mi - tin đi đến đâu, và gặp những ai? - GV hỏi thêm: Vì sao nơi đó có tên là Vương quốc Tương Lai? - C ... ình bày. 4.Trang phục, lễ hội * Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm Bước 1: - Các nhóm dựa vào mục 3 trong SGK và các hình 1, 2, 3, 5, 6 để thảo luận theo các gợi ý sau: + Người Tây Nguyên nam, nữ thường mặc như thế nào? + Nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 1, 2, 3. + Kể tên một số lễ hội đặc biệt ở Tây Nguyên. + Người dân Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội? + ở Tây Nguyên, người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào? Bước 2: - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả trước lớp. - GV sửa chữa, giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày. 5. Củng cố dặn dò - GV hoặc HS trình bày tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng và sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên. - Gv nhận xét tiết học . Thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2005 tập làm văn luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện i. mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Nắm được thế nào là đượn văn . - HS tiếp tục luỵên tập xây dựng hoàn chỉnh các đoạn văn của một cauu chuyện gồm nhiều đoạn . 2. Kĩ năng : - HS xây dựng được hoàn chỉnh các đoạn văn của một câu chuyện gồm nhiều đoạn đã cho sẵn cốt truyện . 3. Thái độ : ý thức học tập và yêu thích môn học. ii. đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu . iii. các hoạt động dạy học A. KTBC : Gọi 2 HS lên bảng mỗi em nhìn một tranhminh hoạ truyện Ba lưỡi rìu , phát triển ý neu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn hoàn chỉnh . b. dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : trựctiếp 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1 - Một HS đọc cốt truyện Vào nghề . cả lớp theo dõi SGK . - GV giới thiệu tranh minh hoạ truyện . - GV yêu cầu HS nêu các sự việc chinh trong côt truyện trên . - Gv chốt lại trong cốt truyện trên , mỗi lần xuống dòng đấnh dấu một sự việc . Bài tập 2 - GV nêu yêu cầu của bài tập . Gọi 4 HS đọc 4 đoạn văn chưa hoàn chỉnh của truyện Vào nghề . - HS tự lựa chọn một đoạn để hoàn chỉnh sau đó viết vào vở . - Gọi một số HS đọc bài viết của mình . - GV nhận xét một đoạn văn hoàn chỉnh , hay nhất . 3. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học . - Dặn HS về nhà luyện viết hoàn chỉnh những đoạn văn còn lại . luyện từ và câu luyện tập viết tên người , tên địa lí Việt Nam i. mục đích yêu cầu 1. Kiến thức : Nắm được qui tắc viết hoa tên người , tên địa lí Việt Nam . 2. Kĩ năng : Biết vận dụng những hiểu biết về qui tắc viết hoa tên người , tên địa lí Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam . 3. Thái độ : ý thức viết đúng qui tắc chính tả . ii. đồ dùng dạy học - Bảng phụ , phấn màu ghi 4 dòng của bài ca dao ở bài tập 1 . - Một số bản đồ địa lí Việt nam cỡ to . iii. các hoạt động dạy học A KTBC : Gọi một vài HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết học luyện từ và câu trước . - Viết một VD về tên người , một VD về tên địa lí . b. dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : Gv nêu mục đích yêu cầu của tiết học . 2. Hướng dẫn HS làm bài tập . Bài tập 1 - GV nêu yêu cầu của bài : Bài ca dao sau có một số tên riêng không viết đúng qui tắc chính tả , các em đọc và viết lại cho đúng . - Một HS đọc nội dung bài tập 1 . Giải nghĩa từ Long Thành . - Cả lớp đọc thầm lại bài ca dao phát hiện những tên riêng không viết đúng , sửa lại trên VBT . - Gọi một HS lên bảng làm phiếu . - GV cùng HS nhận xét bài làm . bài tập 2 - HS đọc yêu cầu của bài . - Gv treo bản đồ địa lí Việt nam lên bảng lớp . Giải thióch yêu cầu của bài: Trong trò chơi du lịch trên bản đồ này , các em sẽ phải thực hiện nhiệm vụ : + Tìm nhanh trên bản đồ tên các tỉnh thành phố của nước ta - Viết lại các tên đó cho đúng chính tả . + Tìm nhanh trên bản đồ tên cácdanh lam , thắng cảnh , di tích lịch sử của nước ta , viết lại cho đúng . - HS làm việc theo nhóm , hết thời gian làm việc đại diện các nhóm lân trình bày kết quả . - GV nhận xét . - HS làm bài vào VBT. 4. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học , khen những nhà du lịc giỏi . - Nhắc HS ghi nhớ kiến thức đã học đẻ không viết sai qui tắc chinha tả tên người tên địa lí Việt Nam . Thứ sáu ngày 21 tháng 10 năm 2005 tập làm văn luyện tập phát triển câu chuyện I. mục đích yêu cầu 1. Kiến thức : - Làm quen với thao tác phát triển câu chuyện . 2. Kĩ năng : Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian . 3. Thái độ : Làm việc có khoa học , yêu thích môn học . II. đồ dùng học tập - Bảng phụ viết sẵn đề bài và các gợi ý . III. các hoạt động dạy học A- Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra 2 HS: Mỗi em đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của chuyện vào đời. B - Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS làm bài tập - Một HS đọc bài và các gợi ý. Cả lớp đọc thầm. - GV mở bảng phụ đã viết đề bài và các gợi ý, hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu của đề: + GV gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng của đề: Trong giấc mơ, em được bà tiên cho 3 điều ước. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian. + yêu cầu HS đọc thầm 3 gợi ý, suy nghĩ để trả lời. - HS làm bài, sau đó kể chuyện trong nhóm. Các nhóm cử người lên kể chuyện thi. Cả lớp và GV nhận xét. - HS viết vào vở - Một vài HS đọc bài viết. GV nhận xét chấm điểm. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS phát triển câu chuyện giỏi. - Yêu cầu HS về nhà sửa lại câu chuyện đã viết, kể lại câu chuyện cho người thân. Đạo đức Tiết kiệm tiền của ( tiết 1 ) I. Mục tiêu 1.Nhận thức được: - Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào. Vì sao cần phải tiết kiệm tiền của. 2. HS biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi,... trong sinh hoạt hàng ngày. 3. Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm; không đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm lãng phí tiền của. II . Đồ dùng dạy học - SGK đạo đức 4. - Đồ dùng để chơi đóng vai. - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu A. KTBC: B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 1. GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc và thảo luận các thông tin trong SGK. 2. Các nhóm thảo luận. 3. Đại diện các nhóm trình bày. HS cả lớp trao đổi, thảo luận. 4. GV kết luận: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh. 3.Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ 1. GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1; yêu cầu HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu theo quy ước như ở hoạt động 3, tiết 1, bài 3. 2. GV đề nghị HS giải thích về lý do lựa chọn của mình. 3. Cả lớp trao đổi, thảo luận. 4. GV kết luận: - Các ý kiến (c), (d) là đúng. - Các ý kiến (a), (b) là sai. 4.Hoạt động 3: Thảo luận nhóm hoặc làm việc cá nhân 1.GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. 2. Các nhóm thảo luận, liệt kê các việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của. 3. Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp bỏ sung. 4. GV kết luận về những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của. 5.HS tự liên hệ. * GV yêu cầu 1 hoặc 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 5.Hoạt động nối tiếp - GV nhận xét tiết học. 1. Sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của. 2. Tự liên hệ các việc tiết kiệm tiền của của bản thân. đạo đức tiết kiệm tiền của ( tiết 2 ) 1. Mục tiêu Đã soạn ở tiết một . ii. đồ dùng dạy học - Truyện HS đã sưu tầm có nội dung nói về tiết kiệm tiền của iii. Các hoạt động dạy học A. KTBC: GV kiểm tra việc HS đã sưu tầm truyện mang đến lớp . B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài . 2.Hoạt động 1: HS làm việc cá nhân 1. HS làm bài tập. 2. GV mời một HS chữa bài tập và giải thích. 3. Gv trao đổi nhận xét. 4. GV kết luận: Các việc làm (a), (b), (g), (h), (k) là tiết kiệm tiền của. Các việc làm (c), (d), (e), (i) là lãng phí tiền của. 5. HS tự liên hệ. 6. GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết thực hiện tiết kiệm tiền của và nhắc nhở những HS khác thực hiện tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hàng ngày. 3.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm và đóng vai 1. GV chia nhóm, và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống trong bài tập 5. 2. Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai. 3. Một vài nhóm lên đóng vai. 4. Thảo luận lớp. - Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? Có cách ứng xử nào khác không? Vì sao? - Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy? 5. GV kết luận cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống. Kết luận chung GV mời một vài HS lên đọc to phần ghi nhớ trong SGK. 4.Hoạt động nối tiếp - GV nhận xét tiết học . -Thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện nước,... trong cuộc sống hàng ngày. Kĩ thuật Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột Tiết 2 i. mục tiêu Đã soạn ở tiết một. ii. Đồ dùng dạy họC Tương tự tiết một. iii. các hoạt động dạy học A. KTBC B. dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 3. HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải - GV gọi một HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải. - GV nhận xét, củng cố cách khâu viền đường gấp mép vải theo các bước: + Bước 1: Gấp mép vải. + Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. GV có thể nhắc lại và hướng dẫn thêm một số điểm đã lưu ý ở tiết 1. - Kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành của HS và nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành sản phẩm. - HS thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột. GV quan sát, uốn nắn thao tác chưa đúng hoặc chỉ thêm cho những HS còn lúng túng. 3. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học - HS chưa hoàn thành sản phẩm yêu cầu các em hoàn thành nốt ở tiết học sau. Kĩ thuật khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột ( tiết 3 ) i. Mục tiêu Đã soạn ở tiết một ii. đồ dùng dạy học Tương tự tiết một iii. các hoạt động dạy học A. KTBC B. dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2.GV tiếp tục tổ chức cho HS thực hành - Yêu cầu HS hoàn thành sản phẩm trong tiết học 3. Đánh giá kết quả học tập của HS - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm hoàn thành. - GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm: + Gấp được mép vải. Đường gấp mép vải tương đối thẳng, phẳng, đúng kĩ thuật. + Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. + Mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm. + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định. - HS dựa vào những tiêu chuẩn trên để tự đánh giá sản phẩm thực hành. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. 4. Nhận xét - Dặn dò - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. - Hướng dẫn HS đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài " Cắt, khâu túi rút dây".
Tài liệu đính kèm: