Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột)

1.Bài cũ : ( 4 )

-Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?

-Vì sao cách làm của cô em giúp được chị tỉnh ngộ?

-Nêu ý nghĩa của bài?

2.Bài mới : Giới thiệu bài.

* Hoạt động 1 : Luyện đọc ( 12 )

Mục tiêu : Luyện đọc đúng,rành mạch, trôi chảy, phát hiện và sửa lỗi sai về cách phát âm. Hiểu nghĩa một số từ khó trong bài.

-Yêu cầu 1 HS đọc mẫu thành tiếng cả bài, cả lớp đọc thầm.

-Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn : Lần 1 : kết hợp sửa lỗi sai.

Lần 2 : kết hợp giải nghĩa từ.

-Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp, báo cáo kết quả đọc.

-Giáo viên đọc diễn cảm cả bài.

* Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài (10)

Mục tiêu : Đọc bài theo đoạn và trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài.

-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :

H : Anh chiến sĩ nghĩ tới Trung thu và nghĩ tới các em trong thời điểm nào?

H : Trăng Trung thu độc lập có gì đẹp?

-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi :

H : Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng trong tương lai ra sao?

H : Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm Trung thu độc lập?

-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi :

H : Hình ảnh “trăng mai còn sáng hơn” nói lên điều gì?

H : Cuộc sống hiện nay có những gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?

 

doc 29 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1010Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Ngày soạn : 26/ 9 / 2010 
Ngày dạy : 27 / 9 / 2010 Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010
Tập đọc 
Trung thu độc lập
I.Mục đích, yêu cầu :
-Đọc đúng, rành mạch, trôi chảy,đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, mơ ước và hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi.
-Hiểu :Nghĩa các từ : Trung thu độc lập, trại, trăng ngàn, nông trường. Nắm được nội dung của bài : Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.
 -Giáo dục HS yêu quí anh bộ đội và tự hào về sự phát triển của đất nước.
II.Chuẩn bị :
-Giáo viên : Bảng phụ hướng dẫn luyện đọc, tranh ảnh.
III.Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động dạy GV
Hoạt động học HS
1.Bài cũ : ( 4’ )
-Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?
-Vì sao cách làm của cô em giúp được chị tỉnh ngộ?
-Nêu ý nghĩa của bài?
2.Bài mới : Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1 : Luyện đọc ( 12’ )
Mục tiêu : Luyện đọc đúng,rành mạch, trôi chảy, phát hiện và sửa lỗi sai về cách phát âm. Hiểu nghĩa một số từ khó trong bài.
-Yêu cầu 1 HS đọc mẫu thành tiếng cả bài, cả lớp đọc thầm.
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn : Lần 1 : kết hợp sửa lỗi sai.
Lần 2 : kết hợp giải nghĩa từ.
-Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp, báo cáo kết quả đọc.
-Giáo viên đọc diễn cảm cả bài. 
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài (10’)
Mục tiêu : Đọc bài theo đoạn và trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài.
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
H : Anh chiến sĩ nghĩ tới Trung thu và nghĩ tới các em trong thời điểm nào?
H : Trăng Trung thu độc lập có gì đẹp? 
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi :
H : Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng trong tương lai ra sao?
H : Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm Trung thu độc lập? 
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi :
H : Hình ảnh “trăng mai còn sáng hơn” nói lên điều gì? 
H : Cuộc sống hiện nay có những gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa? 
H : Em mơ ước đất nước ta sau này sẽ phát triển như thế nào?
-Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài và trả lời câu hỏi :Nêu nội dung của bài ?
Nội dung : Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.
* Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm (12’ )
Mục tiêu : Biết đọc diễn cảm đoạn văn, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài.
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn kết hợp hướng dẫn đọc diễn cảm .
-Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn “Anh nhìn trăng  cùng với nông trường to lớn, vui tươi”
 + GV đọc mẫu.
 +Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm cặp 
-Cho HS thi đọc diễn cảm –Nhận xét biểu dương 
 3.Củng cố - Dặn dò : ( 2) 
-Nhấn mạnh cách đọc –Liên hệ giáo dục HS 
-Nhận xét tiết học 
– Dặn HS về luyện đọc và chuẩn bị bài sau.
-Nhảng
- Hồng
-Ty
-Thực hiện theo yêu cầu.
-Đọc nối tiếp theo đoạn, sửa lỗi và giải nghĩa.
-Luyện đọc theo cặp 
-Theo dõi và đọc thầm
-Cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi.
-Nhận xét, bổ sung.
-Cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi
-Nhận xét, bổ sung.
 -Cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi.
-Nhận xét, bổ sung.
-Nêu ý kiến cá nhân.
-Nhận xét, bổ sung.
-Nêu ý nghĩa 
-Nhắc lại. 
-Luyện đọc nối tiếp 
-Lắng nghe 
-Theo dõi GV đọc mẫu.
-Luyện đọc theo cặp 
-Thi đọc, nhận xét.
-Lắng nghe 
Đạo đức 
Tiết kiệm tiền của (T1)
I.Mục tiêu :	
-Học sinh nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của. Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
-Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt hằng ngày một cách hợp lí.
-Các em nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của. 
II.Chuẩn bị :
-Giáo viên : Tranh ảnh 
III.Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động dạy GV
Hoạt động học HS
1.Bài cũ :( 4’ ) 
-Điều gì sẽ xảy ra nếu em không mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình?
-Nêu ghi nhớ của bài ?
2.Bài mới : Giới thiệu bài.
 * Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài ( 10’ )
Mục tiêu : Hs biết vì sao cần tiết kiệm tiền của và tiết kiệm như thế nào.
-Yêu cầu HS đọc các thông tin trong SGK và quan sát tranh. 
-Yêu cầu HS thảo luận theo cặp và đại diện nhóm trình bày :
H : Vì sao ra khỏi phòng phải tắt điện ?
H: Vì sao phải ăn hết không để thừa thức ăn ?
H: Vì sao phải rất tiết kiệm trong chi tiêu 
-Một số nhóm báo cáo - Nhận xét, bổ sung 
H : Vì sao phải tiết kiệm tiền của? 
H: Tiết kiệm tiền của có lợi gì ?
H:Em hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ khuyên tiết kiệm ?
Kết luận : Tiền bạc, của cải là mồ hôi, công sức của bao người lao động. Vì vậy, chúng ta cần phải tiết kiệm, không được sử dụng tiền của phung phí.
-Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. 
* Hoạt động 2 : Bài tập (20’)
Mục tiêu : Vận dụng kiến thức đã học, nhận xét về hành vi, bày tỏ thái độ.
 Bài tập 1/12 : Bày tỏ thái độ về các ý kiến
-GV nêu lần lượt từng ý kiến 
-Yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng thẻ đúng – sai.
Kết luận :
a.Không tán thành b.Không tán thành c.Tán thành
d.Tán thành
 Bài tập 3/12 : Xử lí tình huống 
-Gọi HS đọc nội dung bài tập 
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi yêu cầu của bài 
-Gọi đại diện trình bày cách giải quyết phù hợp 
-Theo dõi, nhận xét, bổ sung 
3.Củng cố - Dặn dò : ( 2 ) 
-Gọi HS đọc ghi nhớ 
- Nhận xét tiết học –Liên hệ giáo dục HS 
-Dặn HS về thực hành tiết kiệm trong sinh hoạt hàng ngày,chuẩn bị bài sau 
-Nguyên 
-Truyền
-Đọc thông tin, quan sát 
-Thảo luận nhóm
-Trình bày ý kiến của nhóm. Bổ sung ý kiến.
-Nêu ý kiến cá nhân.
-Trả lời câu hỏi,
-Nêu nối tiếp 
 -Nhắc lại.
-2 HS đọc ghi nhớ. 
-Nêu yêu cầu của đề.
-Theo dõi 
-Tỏ thai độ bằng giơ tay.
-Nhắc lại kết luận.
-Nêu yêu cầu của đề.
-Thảo luận nhóm, trình bày cách giải quyết phù hợp 
- Nhận xét, bổ sung
-1 HS nhắc lại 
-Lắng nghe 
Khoa học 
Phòng bệnh béo phì
I.Mục tiêu :
-Học sinh nêu được cách phòng chống bệnh béo phì, nêu nguyên nhân gay ra một số bệnh lây qua đường tiêu hóa.
-Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh.
-Các em ý thức phòng tránh bệnh béo phì và có thái độ đúng đắn đối với người béo phì.
II.Chuẩn bị :
-Giáo viên : Chuẩn bị bài dạy, bảng nhóm 
III.Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động dạy GV
Hoạt động học HS
1.Bài cũ :( 4’ ) 
-Vì sao phải phòng bệnh do thiếu chất dinnh dưỡng ?
-Nêu biện pháp đề phòng các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng mà bạn biết ?
 2.Bài mới : Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về bệnh béo phì (12’ ) 
Mục tiêu : Hs nhận dạng dấu hiệu béo phì ở trẻ em và nêu được tác hại của bệnh béo phì.
-Cho HS quan sát tranh 
-Yêu cầu HS thảo luận đôi trả lời các câu hỏi 
H : Nêu những dấu hiệu của bệnh béo phì?
H : Nêu tác hại của bệnh béo phì?
-Yêu cầu đại diện nhóm trình bày trước lớp, các nhóm theo dõi, bổ sung.
Kết luận : Dấu hiệu : Có cân nặng hơn mức trung bình so với chiều cao và tuổi, có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm; bị hụt hơi khi gắng sức.
Tác hại : Người bị béo phì mất thoải mái trong cuộc sống, giảm hiệu suất lao động và sự lanh lợi trong sinh hoạt; có nguy cơ bị bệnh tim mạch, huyết áp cao, bệnh tiểu đường, sỏi mật, 
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì (14’ )
Mục tiêu : Hs biết nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì
Mục tiêu : HS biết nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì
-Yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi câu hỏi : 
H : Nguyên nhân nào gây nên bệnh béo phì?
H : Làm thế nào để phòng tránh bệnh béo phì?
-Gọi đại diện trình bày kết quả –Nhận xét 
H : Cần phải làm gì khi em bé hoặc bản thân bạn bị béo phì hay có nguy cơ bị béo phì? 
Kết luận :Nguyên nhân :Do những thói quen không tốt về ăn uống, do ăn quá nhiều, vận động quá ít
Cách phòng tránh : ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ; năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục thể thao. 
-Gọi HS đọc mục bạn cần biết SGK 
* Hoạt động 3 : Chơi trò chơi Đóng vai (8’ )
Mục tiêu : Củng cố kiến thức đã học.
-GV gợi ý các tình huống :
+Em của mình đã có dấu hiệu béo phì vậy em sẽ nói như thế nào với cha mẹ em ?
+Em đã mắc bệnh béo phì trong giờ ra chơi các bạn mời em ăn bánh ngọt và uống nước ngọt vậy em phải làm thế nào ?
-Hướng dẫn cách chơi : Mỗi nhóm thảo luận và đưa ra một tình huống dựa trên các gợi ý, phân công diễn xuất và trình bày trước lớp.
-Tổ chức cho các nhóm thể hiện.
-GV theo dõi, nhận xét.
 3.Củng cố -Dặn dò : ( 2 ‘ )
 -Nhận xét giờ học –Liên hệ giáo dục HS 
 -Dặn HS tuyên truyền cho gia đình về nguyên nhân và cách phòng chống bệnh béo phì. Chuẩn bị bài sau.
-Ngân
-Tài
-Quan sát tranh 
-Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi. 
-Đại diện trình bày.
-Nhận xét ,bổ sung 
-Nghe giảng, nhắc lại. 
-Quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi, đại diện trình bày.
-Nhận xét ,bổ sung 
-Nêu ý kiến cá nhân 
-Nhận xét, bổ sung 
-Nhắc lại kết luận.
-1HS đọc -Theo dõi.
-Lắng nghe GV gợi ý 
-Thực hiện trong nhóm4
-Thể hiện trước lớp.
-Theo dõi, nhận xét.
-Lắng nghe 
Toán 
Luyện tập
I.Mục tiêu :
- Biết tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ.
-Có k ... ởi màu sắc của không gian chung. Nên chọn cảnh vật quen thuộc, dễ vẽ, phù hợp với khả năng; tránh chọn cảnh phức tạp, khó vẽ.
Hoạt động 2: (5’) Cách vẽ tranh phong cảnh 
Mục tiêu: Giúp HS nắm được cách vẽ tranh phong cảnh.
Giới thiệu cho HS biết hai cách vẽ tranh phong cảnh :
+ Quan sát cảnh thiên nhiên và vẽ trực tiếp.
+ Vẽ bằng cách nhớ lại các hình ảnh đã từng được quan sát.
Giới thiệu hình gợi ý các bước vẽ hoặc có thể vẽ lên bảng theo các bước để HS quan sát.
Gợi ý HS :
+ Nhớ lại các hình ảnh định vẽ.
+ Sắp xếp hình ảnh chính, hình ảnh phụ sao cho cân đối, hợp lí, rõ nội dung.
+ Vẽ hết phần giấy và vẽ màu kín nền. Có thể vẽ nét trước rồi mới vẽ màu sau, nhưng cũng có thể dùng màu vẽ trực tiếp 
Cho HS xem tranh phong cảnh của HS các lớp trước để gợi ý cách chọn cảnh và vẽ màu kín nền. Có thể vẽ nét trước rồi mới vẽ màu sau, nhưng cũng có thể dùng màu vẽ trực tiếp 
Cho HS xem tranh phong cảnh của HS các lớp trước để gợi ý cách chọn cảnh và thể hiện.
Hoạt động 3: (20’) Thực hành.
Mục tiêu: Giúp HS vẽ được bức tranh phong cảnh.
-Yêu cầu HS suy nghĩ để chọn cảnh trước khi vẽ, chú ý sắp xếp hình vẽ cân đối với tờ giấy.
- GV đến từng bàn quan sát, hướng dẫn bổ sung.
Hoạt động 4: (5’) Nhận xét, đánh giá.
Mục tiêu: Giúp HS nắm được ưu, nhược điểm bài vẽ của mình.
-Chọn một số bài có ưu, nhược điểm rõ nét để nhận xét về: cách chọn cảnh, cách sắp xếp bố cục, cách vẽ hình, vẽ màu, những nhược điểm cần khắc phục, những ưu điểm cần phát huy  
Xếp loại các bài đã nhận xét.
3.Củng cố -Dặn dò: (2’)
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà hoàn thành những bài vẽ chữa xong.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nối tiếp nhau nêu nhận xét.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS nhớ lại cảnh mình định vẽ
- HS thực hành vẽ bài.
- HS tự nhận xét bài vẽ của bạn dựa vào hướng dẫn của giáo viên.
- HS lăng nghe.
PHIẾU HỌC TẬP
	1.Theo bạn, dấu hiệu nào dưới đây không phải là béo phì đối với trẻ em?
	a.Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm.
	b.Mặt với hai má phúng phính.
c.Cân nặng trên 20% hay trên số cân trung bình so với chiều cao và tuổi của bé.
d.Bị hụt hơi khi gắng sức.
2.Hãy chọn ý đúng nhất :
 2.1.Người bị bệnh béo phì thường mất sự thoải mái trogn cuộc sống thể hiện :
a.Khó chịu về mùa hè.
b.Hay có cảm giác mệt mỏi chung toàn thân.
c.Hay nhức đầu, buốt tê ở hai chân.
d.Tất cả những ý trên.
 2.2.Người bị bệnh béo phì thường giảm hiệu suất lao động và sự lanh lợi trong sinh hoạt biểu hiện :
a.Chậm chạp.
b.Ngại vận động.
c.Chóng mệt mỏi khi lao động.
d.Tất cả những ý trên.
 2.3.Người bị bệnh béo phì có nguy cơ bị : 
a.Bệnh tim mạch.
b.Huyết áp cao.
c.Bệnh tiểu đường.
d.Bị sỏi mật.
e.Tất cả các bệnh trên.
-Học sinh : Học bài và xem nội dung bài.
PHIẾU HỌC TẬP
	1.Theo bạn, dấu hiệu nào dưới đây không phải là béo phì đối với trẻ em?
	a.Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm.
	b.Mặt với hai má phúng phính.
c.Cân nặng trên 20% hay trên số cân trung bình so với chiều cao và tuổi của bé.
d.Bị hụt hơi khi gắng sức.
2.Hãy chọn ý đúng nhất :
 2.1.Người bị bệnh béo phì thường mất sự thoải mái trogn cuộc sống thể hiện :
a.Khó chịu về mùa hè.
b.Hay có cảm giác mệt mỏi chung toàn thân.
c.Hay nhức đầu, buốt tê ở hai chân.
d.Tất cả những ý trên.
 2.2.Người bị bệnh béo phì thường giảm hiệu suất lao động và sự lanh lợi trong sinh hoạt biểu hiện :
a.Chậm chạp.
b.Ngại vận động.
c.Chóng mệt mỏi khi lao động.
d.Tất cả những ý trên.
 2.3.Người bị bệnh béo phì có nguy cơ bị : 
a.Bệnh tim mạch.
b.Huyết áp cao.
c.Bệnh tiểu đường.
d.Bị sỏi mật.
e.Tất cả các bệnh trên.
-----------------------------------------
Kĩ thuật : Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột (T2)
I.Mục tiêu :
-Học sinh thực hành khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
-Vận dụng kiến thức đã học thực hiện các thao tác khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột trên vải.
-Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II.Chuẩn bị :
-Giáo viên : Mẫu khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
-Học sinh : Một mảnh vải kích thước 20 x 30 cm, kim, chỉ, phấn, kéo, thước.
III.Các hoạt động dạy và học :
 1.Ổn định : Kiểm tra vật liệu.
 2.Bài cũ : Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
-Nêu các bước khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột?
-Yêu cầu 1 hs thực hiện thao tác trên giấy kẻ ô li.
 3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài : Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột (T2)
 b.Nội dung :
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của trò
Hoạt động 3 : Hs thực hành khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột
Mục tiêu : Hs thực hiện các thao tác khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột trên vải.
-Yêu cầu hs nhắc lại kĩ thuật khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
=>Theo dõi, nhận xét.
-Yêu cầu hs nêu các bước khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột:
 1.Gấp mép vải.
 2.Khâu lược đường gấp mép vải.
 3.Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
-Yêu cầu hs nhắc lại cách khâu cách khâu lược và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
=>Theo dõi, nhận xét :
 Khâu lược : 
 Khâu lược bằng mũi khâu thường ở mặt trái cách mép vải 15 mm.
 Khâu viền : 
 1.Vạch đuờng dấu ở mặt phải cách mép vải 17 mm.
 2.Khâu mũi đột thưa hoặc đột mau theo đường dấu.
 3.Nút chỉ ở mặt trái và rút đường chỉ lược.
-Nêu yêu cầu thực hành và cho hs thực hành trên vải : Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
=>Theo dõi, hướng dẫn thêm.
-Nêu ghi nhớ.
-Thực hiện trên giấy.
-Theo dõi, nhận xét.
-Nêu các bước khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
-Nhắc lại cách khâu cách khâu lược và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
-Cá nhân thực hành trên vải.
 4.Củng cố : -Nhận xét tiết học -Dặn dò : Xem lại lí thuyết để tiết sau tiếp tục thực hiện.
----------------------------------------------
1.Tiêu chảy : Đi ngoài phân lỏng, nhiểu nước từ 3 hay nhiều lần trong một ngày. Cơ thể bị mất nhiều nước và muối.
2.Tả : Gây ra ỉa chảy nặng, nôn mửa, mất nước và truỵ tim mạch. Nếu không phát hiện và ngăn chặn kịp thời nó sẽ lây lan nhanh chóng trong gia đình và cộng đồng thanh dịch rất nguy hiểm.
3.Lị : Triệu chứng chính là đau bụng quặn chủ yếu ở vùng bụng dưới, mót rặn nhiều, đi ngoài nhiều lần, phân lẫn máu và mũi nhầy.
Kĩ thuật : Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột (T3)
I.Mục tiêu :
-Học sinh thực hành khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
-Vận dụng kiến thức đã học thực hiện các thao tác khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột trên vải.
-Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II.Chuẩn bị :
-Giáo viên : Mẫu khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
-Học sinh : Sản phẩm tiết 2 và các vật liệu cần thiết (Kim, chỉ, )
III.Các hoạt động dạy và học :
 1.Ổn định : Kiểm tra vật liệu.
 2.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài : Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột (T3)
 b.Nội dung :
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của trò
Hoạt động 3 (tt) : Hs thực hành khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột
Mục tiêu : Hs thực hiện các thao tác khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột trên vải.
-Yêu cầu hs nhắc lại kĩ thuật khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
=>Theo dõi, nhận xét.
-Yêu cầu hs nêu các bước khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột:
 1.Gấp mép vải.
 2.Khâu lược đường gấp mép vải.
 3.Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
-Yêu cầu hs nhắc lại cách khâu cách khâu lược và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
=>Theo dõi, nhận xét :
 Khâu lược : 
 Khâu lược bằng mũi khâu thường ở mặt trái cách mép vải 15 mm.
 Khâu viền : 
 1.Vạch đuờng dấu ở mặt phải cách mép vải 17 mm.
 2.Khâu mũi đột thưa hoặc đột mau theo đường dấu.
 3.Nút chỉ ở mặt trái và rút đường chỉ lược.
-Yêu cầu hs tiếp tục thực hành trên vải : Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột =>Theo dõi, hướng dẫn thêm.
-Nêu ghi nhớ.
-Thực hiện trên giấy.
-Theo dõi, nhận xét.
-Nêu các bước khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
-Nhắc lại cách khâu cách khâu lược và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
-Cá nhân thực hành trên vải.
Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập của hs
Mục tiêu : Hs nắm được tiêu chuẩn đánh giá và tự đánh giá được sản phẩm của mình.
-Cho hs trưng bày sản phẩm.
-Nêu tiêu chuẩn đánh giá :
 1.Gấp được đường mép tương đối thẳng, phẳng, đúng kĩ thuật.
 2.Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
 3.Mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm.
 4.Hoàn thành đúng thời gian qui định.
-Cho hs tự đánh giá - Nhận xét, đánh giá kết quả của hs.
-Trưng bày sản phẩm.
-Theo dõi tiêu chuẩn đánh giá.
-Tự đánh giá -Theo dõi.
 4.Củng cố : -Nhận xét tiết học.
 -Dặn dò : Thực hiện lại thao tác đã thực hành và chuẩn bị vật liệu cho tiết sau.
-------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 7 mai.doc