ĐẠO ĐỨC : TIẾT KIỆM TIỀN CỦA
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Nêu được được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- Biết dược ích lợi của tiết kiệm tiền của.
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước,. trong cuộc sống hằng ngày.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng bình luận phê phán việc lãng phí tiền của.
- Kĩ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- SGK Đạo đức 4
- Đồ dùng để chơi đóng vai
- Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thứ Hai, ngày 26 tháng09 năm 2011 NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN -------------------- ------------------ TẬP ĐỌC: TRUNG THU ĐỘC LẬP I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: * Đọc thành tiếng: Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ. Trăng ngàn, man mác, vằng vặc, quyền mơ ước, đổ xuống, cao thẳm, thơm vàng, - Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung. Hiểu các từ ngữ khó: Tết trung thu độc lập, trại, trăng ngàn, nông trường. Hiểu nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. ( TL được các CH trong SGK) CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: Xác định giá trị . Đảm nhận trách nhiệm (xác định nhiệm vụ của bản thân . CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG: Trãi nghiệm Thảo luận nhóm Đóng vai (đóng theo vai) IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 66, SGK (phóng to nếu có điều kiện). HS sưu tầm một số tranh ảnh về nhà máy thuỷ điện, nhà máy lọc dầu, các khu công nghiệp lớn. Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc. V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: - Gọi 3 HS đọc chuyện Chị em tôi: ? Em thích chi tiết nào trong chuyện nhất? Vì sao? ? Nêu nội dung chính của truyện. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: a. Khám phá * Luyện đọc: - Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt). GV chữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS. - Gọi HS đọc phần chú giải. - Gọi HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu toàn bài, chú ý giọng đọc. * kết nối: - Gọi HS đọc đoạn 1 - Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi. ? Thời điểm anh chiến sĩ nghĩ tới Trung thu và các em nhỏ có gì đặc biệt ? ? Đối với thiếu nhi, Tết Trung thu có gì vui? ? Đứng gác trong đêm trung thu, anh chiến sĩ nghĩ đến điều gì? ? Trăng trung thu độc lập có gì đẹp? - Đoạn 1 nói lên điều gì? - Ghi ý chính đoạn 1. - Yêu cầu HS đọc thầm Đ2 và TLCH: ? Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong đêm trăng tương lai ra sao? ? Vẻ đẹp tưởng tượng đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập? ? Đoạn 2 nói lên điều gì? - Ghi ý chính đoạn 2. ? Theo em, cuộc sống hiện nay có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 TLCH: ? Hình ảnh Trăng mai còn sáng hơn nói lên điều gì? ? Em mơ ước đất nước mai sau sẽ phát triển như thế nào? - Ý chính của đoạn 3 là gì? - Ghi ý chính lên bảng. - Đại ý của bài nói lên điều gì? - Nhắc lại và ghi bảng. * thực hành: - Gọi 3 HS tiếp nối đọc từng đoạn của bài. - Giới thiệu đoạn văn cần đọc diễn cảm. - Tổ chức cho HS thi đọc diễm cảm đoạn văn. - Nhận xét, cho điểm HS. - Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài. - Nhận xét, cho điểm HS. 3. Áp dụng Củng cố và tiếp nối - Gọi HS đọc lại toàn bài. ? Bài văn cho mấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào? - Dặn HS về nhà học bài. - HS thực hiện theo yêu cầu. - HS đọc tiếp nối theo trình tự: + Đ1: Đêm nayđến của các em. + Đ2: Anh nhìn trăng đến vui tươi. + Đ3: Trăng đêm nay đến các em. - 1 HS đọc thành tiếng. - 1 HS đọc toàn bài. - 1 HS đọc thành tiếng. - Đọc tầm và tiếp nối nhau trả lời. (H/d HS trả lời như SGV) + ... đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên. + Trung thu là Tết của thiếu nhi, thiếu nhi cả nước cùng rước đèn, phá cỗ. + Anh chiến sĩ nghĩ đến các em nhỏ và tương lai của các em. + Trăng ngàn và gió núi bao la. ... khắp các thành phố, làng mạc, núi rừng. - Ý1: cảnh đẹp trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên. Mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của trẻ em. - Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời. + ...Dưới ánh trăng, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện... những nông trường to lớn, vui tươi. + Đêm trung thu độc lập đầu tiên, đất nước còn đang nghèo, bị chiến tranh tàn phá. Còn anh chiến sĩ mơ ước về vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn nhiều. Ý2: Ứơc mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai. - 2 HS nhắc lại. * H/D HS trả lời như SGV/ - HS trao đổi nhóm và giới thiệu tranh ảnh tự sưu tầm được. + ... nói lên tương lai của trẻ em và đất nước ta ngày càng tươi đẹp hơn. *Em mơ ước nước ta có một nề công nghiệp phát triển ngang tầm thế giới. *Em mơ ước nước ta không còn hộ nghèo và trẻ em lang thang. - Ý 3: niềm tin vào những ngày tươi đẹp sẽ đến với trẻ em và đất nước. Nội dung: Bài văn nói lên tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước. - 2 HS nhắc lại. - 3 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi, tìm ra giọng đọc của từng đoạn. - Đọc thầm và tìm cách đọc hay. -------------------- ------------------ ĐẠO ĐỨC : TIẾT KIỆM TIỀN CỦA I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Nêu được được ví dụ về tiết kiệm tiền của. Biết dược ích lợi của tiết kiệm tiền của. Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước,... trong cuộc sống hằng ngày. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: Kĩ năng bình luận phê phán việc lãng phí tiền của. Kĩ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - SGK Đạo đức 4 - Đồ dùng để chơi đóng vai - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng. V. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: 2. KTBC: ? Nêu phần ghi nhớ của bài “Biết bày tỏ ý kiến” ? Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em? - GV ghi điểm. a. Khám phá : “Tiết kiệm tiền của” *Hoạt động 1: Thảo luận nhóm - GV chia 3 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc và thảo luận các thông tin trong SGK/11 ? Ở Việt Nam hiện nay nhiều cơ quan có biển thông báo: “Ra khỏi phòng nhớ tắt điện”. ? Người Đức có thói quen bao giờ cũng ăn hết, không để thừa thức ăn. ? Người Nhật có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong sinh hoạt hằng ngày. - GV kết luận: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh. b. Kết nối *Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ (Bài tập 1- SGK/12) - GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1. Em hãy cùng các bạn trao đổi, bày tỏ thái độ về các ý kiến dưới đây (Tán thành, phân vân hoặc không tán thanh ) a/. Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn. b/. Tiết kiệm tiền của là ăn tiêu dè sẻn. c/. Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của một cách hợp lí, có hiệu quả. d/. Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà. - GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình. - GV kết luận: + Các ý kiến c, d là đúng. + a, b là sai. c. Thực hành : Thảo luận nhóm hoặc làm việc cá nhân (Bài tập 2- SGK/12) - GV chia 2 nhóm và nhiệm vụ cho các nhóm: òNhóm 1 : Để tiết kiệm tiền của, em nên làm gì? òNhóm 2 : Để tiết kiệm tiền của, em không nên làm gì? - GV kết luận về những việc cần làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của. 4.Vận dụng công việc về nhà: - Sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của (Bài tập 6- SGK/13) - Tự liên hệ việc tiết kiệm tiền của của bản thân (Bài tập 7 –SGK/13) - Chuẩn bị bài tiết sau. - HS thực hiện yêu cầu. - HS khác nhận xét. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện từng nhóm trình bày. - HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu theo quy ước như ở hoạt động 3- tiết 1- bài 3. - Cả lớp trao đổi, thảo luận. - Các nhóm thảo luận, liệt kê các việc cần làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của. - Đại diện từng nhóm trình bày- Lớp nhận xét, bổ sung. - HS tự liên hệ. - HS cả lớp thực hiện. TOÁN: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp HS: Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phếp trừ. Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng , phép trừ - GD HS tính cẩn thận trong khi làm tính. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: 2. KTBC: - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết 30, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1 - GV viết lên bảng phép tính 2416 + 5164, yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính. - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn. ? Vì sao em khẳng định bạn làm đúng (sai)? - GV nêu cách thử lại: Muốn kiểm tra một số tính cộng đã đúng hay chưa chúng ta tiến hành phép thử lại. Khi thử lại phép cộng ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng. - GV yêu cầu HS thử lại phép cộng trên. - GV yêu cầu HS làm phần b. Bài 2 - GV viết lên bảng phép tính 6839 – 482, yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính. - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn làm đúng hay sai. ? Vì sao em khẳng định bạn làm đúng (sai)? - GV nêu cách thử lại: Muốn kiểm tra một phép tính trừ đã đúng hay chưa chúng ta tiến hành phép thử lại. Khi thử lại phép trừ ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ, nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng. - GV yêu cầu HS thử lại phép trừ trên. - GV yêu cầu HS làm phần b. Bài 3 - GV gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. - GV yêu cầu HS tự làm bài, khi chữa bài yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình x + 262 = 4848 x = 4848 – 262 x = 4586 - GV nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố - Dặn dò: - GV tổng kết giờ học. - Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. - 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. - 2 HS nhận xét. - HS trả lời. - HS nghe GV giới thiệu cách thử lại phép cộng. - HS thực hiện phép tính 7580 – 2416 để thử lại. - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. - 2 HS nhận xét. - HS trả lời. - HS nghe GV giới thiệu cách thử lại phép trừ. - HS thực hiện phép tính 6357 + 482 để thử lại. - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. - Tìm x. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. x – 707 = 3535 x = 3535 + 707 x = 4242 - HS cả lớp. -------------------- ------------------ LỊCH SỬ: CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO (NĂM 938) I. MỤC TIÊU : Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938: + Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng: Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm, con rể của Dương Đình Nghệ. + Nguyên nhân trận Bạch Đằng: Kiều Công Tiễn diết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô quyền bắt diết Kiều Công Tiễn và chuẩn b ... c đó có gì lạ? Tranh 2: ? Tác giả chứng kiến tục lệ thiêng liêng này cùng với ai? ? Đặc điểm về hình dáng nào của chị Ngàn khiến tác giả nhớ nhất? ? Tác giả có suy nghĩ như thế nào về chị Ngàn? ? Hình ảnh ánh trăng đêm rằm có gì đẹp? Tranh 3: ? Không khí ở hồ Hàm Nguyệt đêm rằm như thế nào? ? Chi Ngàn đã làm gì trước khi nói điều ước? ? Chi Ngàn đã khẩn cầu điều gì? ? Thái độ của tác giả như thế nào khi nghe chị khẩn cầu? Tranh 4: ? Chị Ngàn đã nói gì với tác giả? ? Tại sao tác giả lại nói: Chị Ngàn ơi, em đã hiểu rồi. * Kể trước lớp: - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp. - Gọi HS nhận xét bạn kể. - Nhận xét cho điểm từng HS. - Tổ chức cho HS thi kể toàn truyện. - Nhận xét và cho điểm HS. * Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm và trả lời câu hỏi. - Gọi 1 nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung hoặc nêu ý kiến của nhóm mình. - Nhận xét tuyên dương các nhóm có ý tưởng hay. - Bình chọn nhóm có kết cục hay nhất và bạn kể chuyện hấp dẫn nhất. 3. Củng cố – dặn dò: ? Qua câu truyện, em hiểu điều gì? + Trong cuộc sống, chúng ta nên có lòng nhân ái bao la, biết thông cảm và sẻ chia những đau khổ của người khác. Những việc làm cao đẹp của cô sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho chính chúng ta và cho mọi người. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe. - HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - Câu truyện kể về một cô gái tên là Ngàn bị mù. - Kể trong nhóm. Đảm bảo HS nào cũng được tham gia. Khi 1 HS kể, các em khác lắng nghe, nhận xét, góp ý cho bạn. - 4 HS tiếp nối nhau kể với nội dung từng bức tranh (3 lượt HS thi kể) - Nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu. - 3 HS tham gia kể. - 2 HS đọc thành tiếng. - Hoạt động trong nhóm. - H/D HS trả lời như SGV/ - HS trả lời. KHOA HỌC: PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HOÁ I/ MỤC TIÊU: - Giúp HS: Nêu một số cách phòng tránh một số lây qua đường tiêu hóa: + Giữ vệ sinh ăn uống. + Giữ vệ sinh cá nhân. + Giữ vệ sinh môi trường. Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá và vận động mọi người cùng thực hiện. II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Các hình minh hoạ trong SGK trang 30, 31 (phóng to nếu có điều kiện). - Chuẩn bị 5 tờ giấy A3. - HS chuẩn bị bút màu. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy nêu nguyên nhân và tác hại của béo phì ? ? Em hãy nêu các cách để phòng tránh béo phì ? ? Em đã làm gì để phòng tránh béo phì? - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hoạt động 1: Tác hại của các bệnh lây qua đường tiêu hoá. * Mục tiêu: Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này. * Cách tiến hành: - GV tiến hành hoạt động cặp đôi theo định hướng. - 2 HS ngồi cùng bàn hỏi nhau về cảm giác khi bị đau bụng, tiêu chảy, tả, lị, và tác hại của một số bệnh đó. - Giúp đỡ các cặp HS yếu. Đảm bảo HS nào cũng được hỏi đáp về bệnh. - Gọi 3 cặp HS thảo luận trước lớp về các bệnh: tiêu chảy, tả, lị. - GV nhận xét, tuyên dương các đôi có hiểu biết về các bệnh lây qua đường tiêu hoá. ? Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào ? ? Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần phải làm gì ? * GV kết luận: (Xem SGV) c. Hoạt động 2: Nguyên nhân và cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá. * Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá. * Cách tiến hành: - GV tiến hành hoạt động nhóm. - Yêu cầu HS quan sát hình ảnh minh hoạ trong SGK trang 30, 31 thảo luận và trả lời các câu hỏi sau; 1) Các bạn trong hình ảnh đang làm gì ? Làm như vậy có tác dụng, tác hại gì ? 2) Nguyên nhân nào gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá ? 3) Các bạn nhỏ trong hình đã làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá ? 4) Chúng ta cần phải làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá ? - GV nhận xét, tổng hợp ý kiến của HS. - Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết. ? Tại sao chúng ta phải diệt ruồi ? * Kết luận: (Xem SGV) d. Hoạt động 3 : Người hoạ sĩ tí hon. * Mục tiêu: Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện. * Cách tiến hành: - GV cho các nhóm vẽ tranh với nội dung: Tuyên truyền cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá theo định hướng. - Chia nhóm HS. - Cho HS chọn 1 trong 3 nội dung như SGK - GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn để đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm điều được tham gia. - Gọi các nhóm lên trình bày sản phẩm, và các nhóm khác có thể bổ sung. - GV nhận xét tuyên dương các nhóm có ý tưởng, nội dung hay và vẽ đẹp, trình bày lưu loát. 3. Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét, tuyên dương. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết trang 31 / SGK. - Dặn HS có ý thức giữ gìn vệ sinh đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá và tuyên truyền mọi người cùng thực hiện. - 3 HS trả lời. - HS lắng nghe. - Thảo luận cặp đôi. 1) Các bệnh lây qua đường tiêu hoá làm cho cơ thể mệt mỏi, có thể gây chết người và lây lan sang cộng đồng. 2) Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần đi khám bác sĩ và điều trị ngay. Đặc biệt nếu là bệnh lây lan phải báo ngay cho cơ quan y tế. - HS lắng nghe, ghi nhớ. - HS tiến hành thảo luận nhóm. - HS trình bày. + Hình 1, 2 các bạn uống nước lả, ăn quà vặt ở vỉa hè rất dễ mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá. + Hình 3- Uống nước sạch đun sôi. + Hình 4- Rửa chân tay sạch sẽ. + Hình 5- Đổ bỏ thức ăn ôi thiu. + Hình 6- Chôn lắp kĩ rác thải giúp chúng ta không bị mắc các bệnh đường tiêu hoá. 2) Ăn uống không hợp vệ sinh, môi trường xung quanh bẩn, uống nước không đun sôi, tay chân bẩn, 3) Không ăn thức ăn để lâu ngày, không ăn thức ăn bị ruồi, muỗi bâu vào, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, thu rác, đổ rác đúng nơi quy định để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá. 4) Chúng ta cần thực hiện ăn uống sạch, hợp vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, giữ vệ sinh môi trường xung quanh. - HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. - HS đọc. - Vì ruồi là con vật trung gian truyền các bệnh lây qua đường tiêu hoá. Chúng thường đậu ở chỗ bẩn rồi lại đậu vào thức ăn. - HS lắng nghe. - Tiến hành hoạt động theo nhóm. - Chọn nội dung và vẽ tranh. - Mỗi nhóm cử 1 HS cầm tranh, 1 HS trình bày ý tưởng của nhóm mình. TOÁN: TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG I. MỤC TIÊU: Giúp HS: Biết được tính chất hợp của phép cộng. Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính. GD HS thêm yêu môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ hoặc băng giấy kẻ sẵn bảng có nội dung như sau: a b c (a + b) + c a + (b + c) 5 4 6 35 15 20 28 49 51 III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: 2. KTBC: - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết 34, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng : - GV treo bảng số như đã nêu ở phần đồ dùng dạy – học. - GV yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức (a + b) +c và a + (b + c) trong từng trường hợp để điền vào bảng. a b c (a + b) + c a + (b + c) 5 4 6 (5 +4) + 6 = 9 + 6 = 15 5 + ( 4 + 6) = 5 + 10 = 15 35 15 20 (35 + 15) + 20 = 50 + 20 = 70 35 + (15 + 20) = 35 + 35 = 70 28 49 51 (28 + 49) + 51 = 77 + 51 = 128 28 + ( 49 + 51) = 28 + 100 = 128 -GV: Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi a = 5, b = 4, c = 6 ? - GV: Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị cảu biểu thức a + (b + c) khi a = 35, b = 15 và c = 20 ? - GV: Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị cảu biểu thức a + (b + c) khi a = 28, b = 49 và c = 51 ? - Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a + b) + c luôn như thế nào so với giá trị cảu biểu thức a + (b + c) ? - Vậy ta có thể viết (GV ghi bảng): (a + b) + c = a + (b + c) - GV vừa ghi bảng vừa nêu: * (a + b) được gọi là một tổng hai số hạng, biểu thức (a + b) +c có dạng là một tổng hai số hạng cộng với số thứ ba, số thứ ba ở đây là c. * Xét biểu thức a + (b + c) thì ta thấy a là số thứ nhất của tổng (a + b), còn (b + c) là tổng của số thứ hai và số thứ ba trong biểu thức (a + b) +c. * Vậy khi thực hiện cộng một tổng hai số với số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba. - GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận, đồng thời ghi kết luận lên bảng. c.Luyện tập, thực hành : Bài 1 ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV viết lên bảng biểu thức: 4367 + 199 + 501 GV yêu cầu HS thực hiện. ? Theo em, vì sao cách làm trên lại thuận tiện hơn so với việc chúng ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải ? - GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 - GV yêu cầu HS đọc đề bài. ? Muốn biết cả ba ngày nhận được bao nhiêu tiền, chúng ta như thế nào ? - GV yêu cầu HS làm bài. GV nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố - Dặn dò: - GV tổng kết giờ học. - HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. - 2HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - HS đọc bảng số. - 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính một trường hợp để hoàn thành bảng như sau: - Giá trị của hai biểu thức đều bằng 15. - Giá trị của hai biểu thức đều bằng 70. - Giá trị của hai biểu thức đều bằng 128.- Luôn bằng giá trị của biểu thức a + (b +c). - HS đọc. - HS nghe giảng. - Một vài HS đọc trước lớp. - Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. 4367 + 199 + 501 = 4367 + (199 + 501) = 4367 + 700 = 5067 - Vì khi thực hiện 199 + 501 trước chúng ta được kết quả là một số tròn trăm, vì thế bước tính thứ hai là 4367 + 700 làm rất nhanh, thuận tiện. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. - HS đọc. - Chúng ta thực hiện tính tổng số tiền của cả ba ngày với nhau. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Bài giải Số tiền cả ba ngày quỹ tiết kiệm đó nhận được là: 75500000+86950000+14500000=176950000(đồng) Đáp số: 176950000 đồng - HS cả lớp.
Tài liệu đính kèm: