Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 - Huỳnh Minh Trường

Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 - Huỳnh Minh Trường

Tiết 2 : Kể chuyện

LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG

I/ MỤC TIÊU :

 - Nghe-kể lại được từng đoạn theo tranh minh hoạ (SGK);kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng

 - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện :Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui ,niềm hạnh phúc cho mọi người

II/ CHUẨN BỊ :

 -Tranh minh hoạ câu chuyện

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 31 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 348Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 - Huỳnh Minh Trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Từ : 3/10 đến 7 /10 /2011
Thứ hai ngày 03 tháng 10 năm 2011
Tiết 1 : TẬP ĐỌC
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài chú ý đọc đúng các: từ thân thiết, vằng vặc, phấp phới.Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung .
-Hiểu ND:Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ;mơ uớc của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước(trả lời được các câu hỏi trong sgk)
II. Đồ dùng dạy học
-Tranh ảnh về một số thành tựu kinh tế của nước ta những năm gần đây
III.Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
-Y/c hs đọc bài Chị tôi và TLCH: Em thich chi tiết nào nhất? Vì sao?
+Nêu nội dung chính của bài
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
-Cho hs xem tranh để giới thiệu bài
-Ghi đề bài lên bảng
2. Luyện đọc:
-yêu cầu hs luyện đọc đoạn 
Đoạn 1: từ đầu....... của các em
Đoạn 2: tiếp.............to lớn vui tươi
Đoạn 3: còn lại
HD luyện đọc đúng câu 
Đêm nay / anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la/khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu /và nghĩ tới các em
.-Yêu cầu hs luyện đọc theo nhóm
-Giáo viên đọc mẫu
3. Tìm hiểu bài
- Y/c hs đọc thầm đoạn 1 +TLCH:
+Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào?
+Trăng trung thu có gì đẹp?
+ Em hiểu vằng vặc là như thế nào?
-GV bổ sung: sáng trong ,không một chút gợn
 -Y/c hs đọc thầm đoạn 2 + TLCH:
+Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
+Vẻ đẹp trong tưởng tượng đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập?
+Theo em cuộc sống hiện nay có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?
-Cho hs xem tranh sưu tầm.
 Y/c hs đọc thầm đoạn 3+ TLCH:
-Hình ảnh trăng mai còn sáng hơn nói lên điều gì?
+Em mơ ước đất nước mai sau sẽ phát triển như thế nào?
-Ghi bảng từ chốt: vằng vặc, tươi đẹp
-Nội dung của bài là gì?
4. Luỵên đọc diễn cảm
-Cho hs đọc nối tiếp đoạn.
-HD đọc diễn càm đoạn 2
-Đọc mẫu
GV nhận xét
5.Củng cố -Dặn dò
-Nêu nội dung chính của bài
-Nhận xét giờ học
-Dặn hs học bài –CBB: Ở Vương quốc tương lai
- 2 hs trình bày.
-Đọc lại đề.
.-HS đọc nối tiếp đoạn
Đọc lần 1 + luyện đọc từ khó
Đọc lần 2 + luyện đọc câu 
Đọc lần 3 + giải nghĩa từ
-luyện đọc nhóm đôi
-HS lắng nghe
-Đọc thầm trả lời
+ Vào thời điểmanh đứng gác ở trại trong đêm trung thu đọc lập đầu tiên
+trăng đẹp của vẻ đẹp núi sông độc lập tự do: trăng sáng vằng vặc...
-hs nêu
.Đọc thầm và trả lời
+Dưới trăng dòng thác nước đổ..to lớn, vui tươi
+Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên
-Có nhiều nhà máy lớn, khu phố hiện đại mọc lên, những con tàu lớn vận chuyển hàng hóa xuôi ngược trên biển
-Đọc thầm và trả lời 
-Nói lên tương lai của đất nước, của trẻ em ngày càng tươi đẹp hơn
HS suy nghĩ trả lời
+2hs trình bày
-3hs đọc nối tiếp,tìm giọng đọc thích hợp của bài
-HS luyện đọc trong nhóm
-Thi đọc diễn cảm
Hs nêu
Tiết 2 : Kể chuyện 
LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG
I/ MỤC TIÊU :
 	 - Nghe-kể lại được từng đoạn theo tranh minh hoạ (SGK);kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng 
 	- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện :Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui ,niềm hạnh phúc cho mọi người 
II/ CHUẨN BỊ :
 -Tranh minh hoạ câu chuyện
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A Kiểm tra bài cũ:
-Y/c hs kể câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã đươc nghe, được đọc.
GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới :
1.Giới thiệu bài:GV ghi đề lên bảng
Yêu cấu hs quan sát tranh minh họa ,đọc thầm lời ở dưới tranh thử đoán nội dung câu chuyện
2.GV kể chuyện
-Lần 1:Kể giọng chậm rãi, nhẹ nhàng. Lời cô bé trong truyện tò mò, hồn nhiên.Lời chị Ngân hiền hậu, dịu dàng.
-Lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ kết hợp với phần lời dưới mỗi bức tranh.
3.Hướng dẫn kể chuyện:
-Dựa vào lời kể của cô giáo và các tranh vẽ, kể lại từng đoạn câu chuyện
-Y/c hs kể theo nhóm 4:
Yêu cầu mỗi em kể về 1 bức tranh sau đó kể toàn câu chuyện
GV theo dõi giúp đỡ HS gặp khó khăn
-Gọi HS kể trước lớp.
-Nhận xét ghi điểm
* Gọi hs đọc y/c 3
-yêu cầu hs hoạt động nhóm 4
Gọi các nhóm trình bày.
Nhóm khác bổ sung hoặc nêu ý kiến của nhóm mình.
GV nhận xét tuyên dương các nhóm có ý hay.
3 Củng cố, dặn dò:
Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
-GV nhận xét tiết học
-Dặn hs chuẩn bị bài: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
-2hs kể
-HS nhận xét lời kể của bạn
-HS lắng nghe
-HS quan sát tranh minh họa ,đọc suy nghĩ trả lời
-HS lắng nghe
-Lắng nghe
- lắng nghe
-HS kể trong nhóm
HS theo dõi lắng nghe, nhận xét 
-Nhóm, cá nhân lên thi kể cả câu chuyện trước lớp 
-HS nêu yêu cầu trao đổi với các bạn về nội dung của truyện
Nhóm hoạt động
+Cô gái mù cầu nguyện cho bác hàng xóm bên nhà được khỏi bệnh.
+Hành động của cô gái cho thấy cô là người nhân hậu,có tấm lòng nhân ái bao la.
+Mấy năm sau , cô bé ngày xưa tròn15 tuổi. Đúng đêm rằm cô đã ước cho đôi mắt của chị Ngàn sáng lại. Điều ước ấy đã thành hiện thực.Chị đã được bác sĩ phẩu thuật đôi mắt sáng lại và chị có một gia đình hạnh phúc.......
+Trong cuộc sống chúng ta nên có lòng nhân ái,biết thông cảm và chia sẻ những đau khổ của người khác. Những việc làm cao đẹp của mình sẽ mang lại hạnh phúc cho chính chúng ta và cho mọi người.
Tiết 3 :TOÁN
LUYỆN TẬP
 I Mục tiêu :
- Có kĩ năng thực hiện phép cộng ,phép trừ và biết cách thử kại phép cộng phép trừ
- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng phép trừ
II Hoạt động dạy và học;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A Kiểm tra bài cũ:Gọi hs trả lời :
-Nêu cách đặt tính và thực hiện phépcộng (trừ ) 2 số tự nhiên.
B. Bài mới :
1.Giới thiệu bài :Nêu MĐYC
2. Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1 :
- Gv ghi phép tính 2416 + 5164 , yêu cầu hs thực hiện trên bảng con, 1hs làm bảng .
- Y/c hs nhận xét bài làm của bạn
-Để biết phép tính này đúng hay sai ta có thể thủ lại bằng cách nào? 
-Muốn thử lại phép cộng ta làm thế nào?
Bài 2 :
-Gv viết phép tính 6839 – 482 , yêu cầu hs đặt tính và thực hiện phép tính ,thử lại
 -Muốn thử phép trừ ta làm thế nào?
-Yêu cầu hs làm rồi chữa bài các phần còn lại
Bài 3
- Gọi một HS nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS tự làm bài 
-Nêu cách tìm số hạng chưa biết?
-Nêu cách tìm số bị trừ?
- GV nhận xét cho điểm
3. Củng cố - dặn dò:
Tổng kết giờ học , dăn hs về nhà ôn tập,làm bài tập số4,5 sgk
-Học sinh trả lời
- 1 hs làm bảng, lớp làm trên bảng con 
-
+
- Muốn thử lại phép cộng ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng ,nếu được kết quả là số hạng còn lại là phép tính đúng 
b. 35462 thử lại 62981
 27519 35462 
 62981 27519
+
+
 69108 thử lại 71182 267345
 2074 - 69108 31925
 71182 2074 299270
- 1em lên bảng làm bài , và thử lại phép tính , hs cả lớp làm vào vở.
 4025 3704
b, - 321 thử lại + 321 
 3704 4025
Tìm x
- 2 HS làm bài ở bảng, cả lớp làm vở
x + 262 = 4848 x – 707 = 3535
 x = 4848-262 x = 3535+707
 x = 4586 x = 4242
BUỔI CHIỀU
Tiết 1 : ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA 
I-MỤC TIÊU:
-Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của 
-Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của
-Sử dụng tiết kiệm quần áo ,sách vở ,đồ dùng điện nước ..trong cuộc sống hằng ngày
II-Đồ dùng dạy học :
-Bảng phụ ghi các thông tin.
-Bìa xanh , đỏ ,vàng cho các đội 
-Phiếu học tập.
III-Hoạt động dạy và học :	
 Giáo viên 
 Học sinh 
1- Bài cũ : 
-3 hs đọc ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
2- Bài mới :
-Giới thiệu –Ghi đề bài học lên bảng.
-Y/c Hs mở sgk.
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu thông tin.
-Gv tổ chức cho hs thảo luận nhóm đôi .
-Y/c hs đọc các thông tin sau:
+Ở V N hiện nay , nhiều cơ quan có biển thông báo : Ra khỏi phòng , nhớ tắt điện .
+Người Đức có thói quen bao giờ cũng ăn hết không để thừa thức ăn .
+Người Nhật có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong sinh hoạt hằng ngày .
-Xem tranh vẽ trong sgk.
+Y/c hs thảo luận theo nhóm đôi và cho biết : Em nghĩ gì khi đọc các thông tin đó ?
-Gv tổ chức cho hs làm việc cả lớp.
-Y/c hs trả lời .
+Hỏi: Theo em có phải do nghèo nên các dân tộc cường quốc như Nhật , Đức phải tiết kiệm không ?
+Hỏi: Họ tiết kiệm để làm gì ?
 Tiền của do đâu mà có ?
 *Tiểu kết : Chúng ta luôn phải tiết kiệm tiền của để đất nước giàu mạnh . Tiền của do sức lao động con người làm ra cho nên tiết kiệm tiền của cũng chính là tiết kiệm sức lao động .
 Nhân dân ta đã đúc kết thành câu ca dao :
 “Ở đây một hạt cơm rơi.
 Ngoài kia bao giọt mồ hôi thấm đồng”
*Hoạt động 2: Thế nào là biết tiết kiệm tiền của .
-Gv tổ chức hs làm việc theo nhóm 6 các ý kiến sau:
1-Keo kiệt bủn xỉn là tiết kiệm.
1- Tiết kiệm là phải ăn tiêu dè sẵn.
3- Giữ gìn đồ đạc cũng là tiết kiệm .
4- Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của vào đúng mục đích.
5-Tiết kiệm tiền của vừa đủ , hợp lí , hiệu quả cũng là tiết kiệm.
6-Tiết kiệm tiền của vừa ích nước ,lợi nhà.
7-Ăn uống thừa thải là chưa tiết kiệm.
8-Tiết kiệm là quốc sách.
9-Chỉ những nhà nghèo mới tiết kiệm .
10-Cất giữ tiền của không chi tiêu là tiết kiệm.
-Gv y/c hs nhận xét kết quả của 2 đội đã hoàn thành.
+Hỏi : Thế nào là tiết kiệm tiền của?
*Hoạt động 3: Em có biết tiết kiệm?
-Gv tổ chức cho hs làm việc cá nhân.
+Y/c mỗi hs viết ra giấy 3 việc làm em cho là tiết kiệm tiền của và 3 việc làm em cho là chưa tiết kiệm tiền của .
+ Y/c hs trình bày ý kiến ,Gv lần lượt ghi lên bảng.
+Kết thúc gv có một bảng các ý kiến chia làm 2 cột.
 +Y/c hs nhìn vào bảng trên tổng kết lại
-Trong ăn uống cần phải tiết kiệm như thế nào?
-Trong mua sắm cần phải tiết kiệm như thế nào?
-Có nhiều tiền thì phải chi tiêu như thế nào cho tiết kiệm?
-Sử dụng tiền bạc như thế nào là tiết kiệm ?
-Sử dụng điện nước như thế nào là tiết kiệm?
-Là HS em phải làm gì để tiết kiệm đồ dùg học tập?
Vậy : Những việc làm mà tiết kiệm là nên làm , còn những việc gây lãng phí ,không tiết kiệm chúng ta không nên làm.
.3Nhận xét dặn dò 
Nhận xét tiết học 
 Về nhà thực hành tiết kiệm
-3hs trình bày
- Đọc lại đề
-Hs thảo luận theo nhóm đôi .
-Lần lượt đọc cho nhau nghe các thông tin và xem tranh , cùng bàn bạc trả lời câu hỏi.
+Khi đọc thông tin em thấy người Nhật , người Đức rất tiết kiệm , còn người VN chúng ta đang thực hiện thực hành tiết kiệm ,chống lãng phí .
- hs trả lời câu hỏi.
-Không phải do nghèo.
-Tiết kiệm là thói quen của họ .Có tiết kiệm mới có thể có nhiều vốn để làm giàu .
+Tiền là do sức lao động của con người làm ra mới có .
-Hs lắng nghe và nh ...  bao nhiêu?
- Gv nhận xét cho điểm 
Bài 2 : Yêu cầu hs đọc đề , sau đó tự làm bài
: Mọi số nhân với 0 đều bằng bao nhiêu?
3. Củng cố dặn dò 
Tổng kết giờ học , dặn hs về nhà ôn tập 
- Hai hs nêu tính chất giao hoán của phép cộng
-2 HS thực hiện tính ở bảng ,lớp làm nháp
- Hs lắng nghe.
- An, Bình, Cường đi câu cá . An câu được con cá , Bình câu được  con cá , Cường câu được .con cá . Cả 3 người câu được ..con cá
- Ta thực hiện cộng số cá của 3 bạn với nhau .
-Cả ba bạn câu được 2 + 3 + 4 con cá
- Hs nêu tổng số cá của cả ba người trong mỗi trường hợp 
-Cả ba người câu được a + b + c con cá
-HS nhắc lại
- Nếu a= 2, b= 3, c= 4 thì a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9
-Hs tìm giá trị của biểu thức trong từng trường hợp 
-Ta thay các chữ a, b, c bằng số rồi thực hiện tính giá trị của biểu thức
-Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c 
- Tính giá trị của biểu thức 
- Biểu thức a + b + c
a)Nếu a= 5, b= 7, c=10 thì a + b + c = 5 + 7 + 10 =22
b) Nếu a= 12 , b = 15, c = 9 thì giá trị của biểu thức a + b + c = 12 + 15 + 9 = 36
- Giá trị của biểu thức a + b + c là 22
-Giá trị của biểu thức a + b + c là 36
- Ba hs làm bảng , một hs làm vở
*Nếu a= 9 , b= 5 c= 2 thì a x b x c = 9 x 5 x 2 = 90
*Nếu a = 15, b = 0 , c = 37 thì a x b x c = 15 x 0 x 37 =0
- Đều bằng 0
- 
Tiết 4: CHÍNH TẢ
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
 	 I/ Mục tiêu : 
 	 + Nhớ và viết đúng chính tả ;trình bày đúng các dòng thơ lục bát 
 	+ Làm đúng các bài tập 2b.3b
 	II/ Đồ dùng dạy học : Bảng phụ
 	III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ :
HS viết các từ:sừng sững, sốt sắng, phè phỡn, phe phẩy,nghĩ ngợi.
GV nhận xét
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn viết chính tả:
Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần viết
-Theo em gà thông minh ở điểm nào?
-Những từ nào khi viết em hay sai?
Hướng dẫn viết từ khó:
-Hãy nêu cách trình bày bài thơ lục bát?
+các chữ nào cần viết hoa?
-Đọc từng câu cụm từ cho hs viết vào vở
-GV chấm một số bài
3.Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
-Gọi HS đọc yêu cầu bài2b
-Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi
-Tổ chức cho HS thi điền từ tiếp sức trên bảng
Gọi HS nhận xét
Bài 3
-Yêu cầu HS đọc bài 3b
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôivà tìm từ.
-Gọi HS đọc định nghĩa và các từ đúng
-Yêu cầu HS đặt câu với từ tìm được
-GV nhận xét
3 Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học
Dặn về nhà viết lại bài tập vào vở.
2 HS lên bảng
Cả lớp viết bảng con
+ HS đọc bài Gà trống và Cáo(2 em)
-HS nêu
-vài HS nêu
HS viết bảng con: phách bay,quắp đuôi,co cẳng, khoái chí, phường gian dối.
+Câu 8 viết sát lề , câu 6 lùi vào 1 ô.
.+ Các chữ đầu câu,tên riêng Gà Trống, Cáo
-HS viết bài vào vở
-1 HS đọc
-HS thảo luận
-Thi điền từ trên bảng
-Lớp nhận xét
Bay lượn ,vườn tược,quê hương, đại dương,tương lai,thường xuyên, cường tráng.
-2 HS đọc
-Lớp thảo luận.
1 HS đọc định nghĩa, 1 HS đọc từ
Vươn lên,tưởng tượng
Tiết 5: KĨ THUẬT
KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG
I/ Mục tiêu: 
- Biết các khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm
II/ Đồ dùng dạy học: 
Bộ thực hành kỷ thuật 4
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.- Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ, kim, chỉ, vải.
B.- Bài mới : 
1.Giới thiệu bài 
G/t ghi đề bài lên bảng.
- H/s để dụng cụ trên bàn.
- Học sinh thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
-Yêu cầu h/s nhắc lại quy trình khâu ghép hai mép vải.
- G/v nhận xét và nêu các bước 
+ Bước 1: Vạch dấu đường khâu.
+ Bước 2: Khâu lược.
+ Bước 3: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s nêu thời gian, yêu cầu thực hành
- H/s thực hành, g/v quan sát uốn nắn những thao tác chưa đúng.
- Một h/s nhắc lại phần ghi nhớ.
- H/s quan sát và nhận xét.
H/s nhắc lại các bước.
 H/s thực hành theo nhóm
Đánh giá kết quả học tập của h/s.
- Tổ chức h/s trưng bày sản phẩm.
- G/v nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
- G/v nhận xét đánh giá kết quả học tập của h/s. 
C/ Nhận xét dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Kim khâu,
- H/s trưng bày.
- H/s tự đánh giá.
Thứ sáu ngày 7 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
	I. Mục tiêu:
	- Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng ;biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian 
	II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng lớp viết sẵn đề bài, 3 câu hỏi gợi ý
	III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ:
-Gọi học sinh lên bảng đọc 1 đoạn văn bản đã viết hoàn chỉnh của truyện vào nghề
-Nhận xét, cho điểm
2.Bài mới:
-Giới thiệu bài: ghi đề lên bảng.
-HĐ1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
-Gọi học sinh đọc đề bài
-Giáo viên đọc lại đề bài, phân tích đề bài, dùng phấn gạch chân dưới các từ: giấc mơ, bà tiên cho 3 điều ước, trình tự thời gian.
-Gọi học sinh đọc gợi ý
-Giáo viên hỏi và ghi nhanh câu trả lời của học sinh dưới mỗi câu hỏi gợi ý.
1) Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Tại sao bà tiên lại cho em 3 điều ước?
2)Em thực hiện điều ước như thế nào?
3)Em nghĩ gì khi thức giấc?
-HĐ2:Thực hành
-Yêu cầu học sinh tự làm bài.Sau đó 2 học sinh ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe.
-HĐ3:Tổ chức thi kể chuyện
-Gọi học sinh lần lượt thi kể chuyện truớc lớp.
-Nhận xét, cho điểm.
3.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học , tuyên dương những học sinh có câu chuyện hay, lời kể hấp dẫn, sinh động.
-Dặn về nhà viết lại câu chuyện theo giáo viên đã sửa và kể cho người thân nghe
-3 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho 3 điều ước và em đã thực hiện cả 3 điều ước đó. Hãy kể lại trình tự ấy theo trình tự thời gian
-2 học sinh đọc
1) Mẹ em đi công tác xa.Bố ốm nặng phải nằm viện.Ngoài giờ học, em vào viện chăm sóc bố.Một buổi trưa, bố đã ngủ say. Em mệt quá cũng ngủ thiếp đi. Em bỗng thấy bà tiên nắm lấy tay em. Bà cầm tay em, khen em là đứa con hiếu thảo và cho em 3 điều ước...
2)Đầu tiên em ước cho bố khỏi bệnh để bố lại đi làm.Điều thứ hai em ước con người thoát khỏi bệnh tật.Điều thứ ba em mong ước mình và em trai mình học thật giỏi để sau này lớn lên trở thành những kĩ sư giỏi...
3)-Em tinh giấc và thật tiếc đó là giấc mơ.Nhưng em vẫn tự nhủ mình sẽ cố gắng để thực hiện được những điều ước đó.
-Em biết đó chỉ là giấc mơ thôi nhưng tin trong cuộc sống sẽ có nhiều tấm lòng nhân ái đến với những người chẳng may gặp hoạn nạn khó khăn.
-Em rất vui khi nghĩ đến những giấc mơ đó.Em nghĩ mình sẽ làm được tất cả những gì mình mong ước và em sẽ cố gắng học thật giỏi.
-Học sinh làm bài vào vở nháp. Sau đó kể cho nhau nghe.
-Học sinh nghe ,nhận xét, đóng góp ý kiền bổ sung cho bài của bạn.
-Học sinh lần lượt kể
-Nhận xét theo các tiêu chí đã đề ra
Tiết 2: TOÁN
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
I/ Mục tiêu: 
- Biết tính chất kết hợp của phép cộng .
- Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng 
I	I/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng có nội dung như sau :
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ
Gọi HS trả lời câu hỏi: Cho ví dụ về biểu thức có chứa 3 chữ ? Tính giá trị của biểu thức với các giá trị cụ thể của các chữ 
-GV nhận xét cho điểm
B. Bài mới:
1 Giới thiệu bài:
+Chúng ta đã được học tính chất nào của phép cộng?
- GV nêu : Bài học hôm nay sẽ giới thiệu với chúng ta một tính chất khác của phép cộng, đó là tính chất kết hợp của phép cộng
2.Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng
-GV treo bảng số đã chuẩn bị
-Yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức (a+b) + c và a + (b+c) trong từng trường hợp để điền vào bảng 
 - Hãy so sánh giá trị của 2 biểu thức khi a =5 ,b = 4, c = 6 ?
- Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức khi a=35,b = 15, c = 20?
- H ãy so sánh giá trị của 2 biểu thức khi a = 28,b= 49 , c= 51 ?
- Khi ta thay chữ bằng số thì giá trị 2 biểu thức như thế nào ?
- Vậy ta có thể viết ( a+ b)+c = a +(b +c)
-Giới thiệu :trong biểu thức
a + b + c thì a được gọi là số thứ nhất,b gọi số thứ 2,c gọi số thứ3
-Vậy khi cộng một tổng 2 số vố số thứ3 ta có thể làm như thế nào?
- Yêu cầu hs đọc lại kết luận
3.Luyện tập - thực hành :
Bài 1: Bài tập Y/c chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu hs thực hiện tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất .
-Theo em, vì sao cách làm trên lại thuận tiện hơn so với việc chúng ta thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải ?
- Áp dụng ính chất của phép cộng , khi cộng nhiều số hạng với nhau , chúng ta nên chọn các số hạng cộng với nhau có kết quả là các số tròn để việc tính toán được thuận hơn.
- Gv yêu cầu hs làm tiếp các phần còn lại
- Gv nhận xét cho điểm
Bài 2 :
- Yêu cầu hs đọc đề 
- Muốn biết cả 3 ngày nhận được bao nhiêu tiền chúng ta làm thế nào ?
- Yêu cầu hs làm bài .
- Nhận xét , cho điểm 
3 Củng cố dặn dò :
- Tổng kết tiết học , dặn hs về nhà học thuộc tchất kết hợp của phép cộng
- 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi
-Cả lớp nhận xét 
-HS trả lời
-HS lắng nghe 
-HS tính giá trị của từng biểu thức
a
b
c
(a+b) + c
a + (b+c)
5
4
6
(5+4)+6 = 
 9 +6 = 15
5+ (6 +4)=
5+10 = 15
35
15
20
(35+15)+20=
 50+20=70 
35+(15+20)=
35+ 35 =70
28
49
51
(28+49)+51=
 77+51=128 
28+(49+51)=
28+100=128 
- Giá trị của 2 biểu thức đều bằng 15
- Giá trị c ủa 2 bi ểu th ức đ ều bằng 70 
- Hai biểu thức đều bằng 128
- Giá trị của 2 biểu thức bằng nhau
- Hs đ ọc :
 ( a + b ) + c = a + ( b+ c )
- Vài hs đọc trước lớp
-lắng nghe
- khi cộng một tổng 2 số với số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba
-HS nêu Tính giá trị bằng cách thuận tiện nhất 
- 1 số hs làm bảng, cả lớp làm vở
 a, 3254+146+1698= (3254+146) +1698 
 =3400+1698=5098
 4367+199+ 501 = 4367+(199+501)
 = 4367+700=5067
 4400+2148+252 = 4400+(2148+252)
 = 4400+2400= 6800 
b. 
 921+898+2079 
- V ì khi thực hiện (199+ 501 )
thì ta có được số tròn trăm vì 
thế bước tính tiếp theo làm rất nhanh, thuận tiện.
- 1 Hs làm bảng, cả lớp làm vở 
- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp
- Chúng ta thực hiện tổng số tiền 3 ngày với nhau.
	Giải
Số tiền cả ba ngày quỹ tiết kiệm đó nhận được là:
 75.500.000+86.950.000+14.500.000
 = 176.950.000(đồng)
 ĐS: 176.950.000(đồng) 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_7_nam_hoc_2011_2012_huynh_minh_truong.doc