Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - GV: Nguyễn Thị Phương Nam - Trường Tiểu học Xuân Ngọc

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - GV: Nguyễn Thị Phương Nam - Trường Tiểu học Xuân Ngọc

Tập đọc

Tiết 15: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I) MỤC TIÊU

*Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Phép lạ, lặn xuống, ruột, bi tròn

*Đọc diễn cảm toàn bài, giọng hồn nhiên vui tươi, thể hiện niềm vui của các bạn nhỏ, ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu. Nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm

*Hiểu các từ ngữ trong bài: phép lạ, trái bom

*Hiểu được ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để là cho thế giới trở lên tốt đẹp hơn.

II) ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- GV: Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc.

- HS: Sách vở môn học

III)PHƯƠNG PHÁP:

- Quan sát, giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập

 

doc 46 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 653Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - GV: Nguyễn Thị Phương Nam - Trường Tiểu học Xuân Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 8
Chủ điểm: “ Trên đôi cánh ước mơ ”
Thứ ngày tháng năm 
tập đọc
Tiết 15: Nếu chúng mình có phép lạ
I) Mục tiêu
*Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Phép lạ, lặn xuống, ruột, bi tròn
*Đọc diễn cảm toàn bài, giọng hồn nhiên vui tươi, thể hiện niềm vui của các bạn nhỏ, ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu. Nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm
*Hiểu các từ ngữ trong bài: phép lạ, trái bom
*Hiểu được ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để là cho thế giới trở lên tốt đẹp hơn.
II) Đồ dùng dạy - học
- GV: Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc.
- HS : Sách vở môn học
III)Phương pháp: 
- Quan sát, giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập
IV) Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài: “ở Vương quốc Tương Lai” và trả lời câu hỏi
- GV nhận xét - ghi điểm cho HS
3. Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài - Ghi bảng.
* Luyện đọc:
- Gọi 1 HS khá đọc bài
- GV chia đoạn: Bài chia làm 4 phần
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn
- GV kết hợp sửa cách phát âm
- Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và nêu chú giải
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV HD cách đọc bài - đọc mẫu
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc toàn bài thơ và trả lòi câu hỏi.
 (?) Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
 (?) Việc lặp lại nhiều lần câu thơ đó nói lên điều gì?
 (?) Mỗi khổ thơ nói lên điều gì? 
 (?) Các bạn nhỏ mong ước điều gì qua từng khổ thơ?
Phép lạ: phép làm thay đổi được mọi vật như mong muốn
 (?) Em hiểu câu thơ: “Mãi mãi không còn mùa đông” ý nói gì?
 (?) Câu thơ: “Hoá trái bom thành trái ngon” có nghĩa là mong ước điều gì?
 (?) Em có nhận xét gì về ước mơ cảu các bạn nhỏ trong bài thơ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:
 (?) Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao?
(?) Bài thơ nói lên điều gì?
- Ghi nội dung lên bảng
*Luyện đọc diễn cảm:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ để tìm ra cách đọc hay.
- HD HS luyện đọc một đoạn trong bài
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng toàn bài.
- GV nhận xét chung.
4. Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “Đôi giày ba ta màu xanh”
- HS thực hiện yêu cầu
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS đánh dấu từng phần
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp nêu chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- Đọc toàn bài và trả lời các câu hỏi.
+Câu thơ: “Nếu chúng mình có phép lạ” được lặp đi lặp lại nhiều lần, mỗi lần bắt đầu một khổ thơ. Lặp lại 2 lần khi kết thúc bài thơ.
+Nói lên ước muốn của các bạn nhở rất tha thiết. Các bạn luôn mong mỏi một thế giới hoà bình tốt đẹp để trẻ em được sống đầy đủ và hạnh phúc.
+Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. 
+ Khổ 1: ước mơ cây mau lớn để cho quả ngọt.
 Khổ 2: Ước mơ trở thành người lớn để làm việc.
 Khổ 3: Ước mơ không còn mùa đông giá rét.
 Khổ 4: Ước mơ không còn chiến tranh.
+Câu thơ nói lên ước muốn của các bạn Thiếu Nhi. Ước không có mùa đông giá lạnh, thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai gây bão lũ hay bất cứ tai hoạ nào đe doạ con người.
+Ước thế giới hoà bình không còn bom đạn, chiến tranh.
+Đó là những ước mơ lớn, những ước mơ cao đẹp, ước mơ về một cuộc sống no đủ, ước mơ được làm việc, ước mơ không còn thiên tai, thế giới chung sống trong hoà bình.
- HS tự nêu theo ý mình
VD:
+Em thích ước mơ ngủ dậy thành người lớn ngay để chinh phục đại dương, bầu trời... Vì em rất thích khám phá thế giới...
*ý nghĩa: Bài thơ nói vè ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
- Ghi vào vở - nhắc lại nội dung.
- HS đọc nối tiếp toàn bài, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- Nhiều lượt HS đọc thuộc lòng, mỗi HS đọc một khổ thơ
- HS thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng, cả lớp bình chọn bạn đọc hay và thuộc nhất.
- Lắng nghe, theo dõi.
- Đọc trước bài “Đôi giày ba ta màu xanh”
*****************************************************************************
Toán
Bài 36: Luyện tập. 
A. Mục tiêu
 *Giúp học sinh củng cố về:
- Tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
- Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ; tính chu vi hình chữ nhật; giải bài toán có lời văn.
B. Đồ dùng dạy - học
- GV: Giáo án, SGK 
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. Phương pháp
- Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
D. các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức
- Hát báo cáo sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra vở bài tập của lớp.
III. Dạy học bài mới :
 1) Giới thiệu - ghi đầu bài 
 2) Hướng dẫn luyện tập :
Bài tập 1:
- Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài tập 2:
- Nêu yêu cầu của bài.
(?) Để tính được thuận tiện các phép tính ta vận dụng những tính chất nào?
- GV nhận xét-chữa bài cho điểm học sinh.
Bài tập 3:
- Nhận xét chữa bài.
- Nhận xét, sửa sai.
Bài tập 4:
- Giọi HS đọc y/cầu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài tập 5:
(?) Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào?
 *Nếu:
 Chiều dài là a.
 Chiều rộng là b
 Chu vi là p
(?) Nêu công thức tính chu vi.
(?) Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Nhận xét, cho điểm.
IV. Củng cố - dặn dò
- Tổng kết tiết học 
- Học kỹ cách tính chu vi hình chữ nhật và chuẩn bị bài sau.
- Về làm bài trong vở bài tập.
-Hát và báo cáo sĩ số.
- HS ghi đầu bài vào vở
- Đặt tính rồi tính tổng các số.
- 4 HS sinh lên bảng -Lớp làm vào vở.
 54 293
+ 61 934
 7 652
 123 879
 2 814
+ 1 429
 3 046
 7 289
 26 387
+ 14 075
 9 210
 49 672
 3 925
+ 618
 535
 5 078
- Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Vận dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp.
a) 96 + 78 + 4 = (96 + 4) + 78 
 = 100 + 78 = 178
* 67 + 21 + 79 = 67 + (21 + 79) 
 = 67 + 100 = 167
* 408 + 85 + 92 = (408 + 92) + 85 
 = 500 + 85 = 585
b) 789 + 285 + 15 = 789 + (825 +15)
 = 789 +300 = 1 089
* 448 + 594 + 52 = (448 + 52) + 594 
 = 500 + 594 = 1 094
* 677 + 969 + 123 = (677 + 123) + 969
 = 800 + 969 = 1 769
- Nêu yêu cầu của bài tập: Tìm x
- HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
a) x – 306 = 504 b) x + 254 = 680
 x = 504 + 306 x = 680 – 254
 x = 810 x = 426
- HS đọc đề bài
- HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
Bài giải :
 Số dân tăng thêm sau 2 năm là :
+ 71 = 150(người)
 Số dân của xã sau 2 năm là :
 5 256 + 150 = 5 406(người)
 Đáp số: 150 người; 5 046 người
- HS đổi vở cho nhau kiểm tra.
- Nêu y/cầu bài tập.
+ Ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng được bao nhiêu nhân với 2.
P = ( a + b ) x 2
+ Yêu cầu tính chu vi hình chữ nhật.
a) P = (16 + 12) x 2 = 56(cm)
b) P = (45 + 15) x 2 = 120(m)
*****************************************************************************
Đạo dức
Bài 4: tiết kiệm tiền của
(Tiết2)
I,Mục tiêu
 *Học xong bài này H có khả năng:
 - Nhận thức được cần phải tiết kiệm tiền của ntn? Vì sao phải tiết kiệm tiền của?
 - Biết tiết kiệm, giữ gìn schs vở, đồ dùng, đồ dùng.... trong sinh hoạt hàng ngày.
 - Biết đồng tình những hành vi, việc làm tiết kiệm tiền cảu.
II,Đồ dùng dạy - học
 - Đồ dùng để chơi đóng vai
 - Mỗi H có 3 thẻ.
III,Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
1,ổn định tổ chức
2,KTBC
-Gọi H trả lời
-G nhận xét
3,Bài mới
-Giới thiệu ghi đầu bài.
a,Hoạt động 1:
Bài tập 4
*Mục tiêu: Biết được những hành vi đúng để tạo vận dụng TK
-G chốt lại các ý: Những bạn tiết kiệm là người thực hiện được cả 4 hành vi tiết kiệm. Còn lại phải thực hiện tiết kiệm hơn
*Hoạt động 2: Đóng vai
*Mục tiêu: Biết cách xử lý mỗi tình huống
Tình huống 1:
* Bằng rủ Tuấn xé vở lấy giấy gấp đồ chơi.
(?) Tuấn sẽ giải quyết như thế nào?
Tình huống2:
(?) Em của Tâm....Tâm sẽ nói gì với em?
Tình huống 3:
(?) Cường nhìn thấy...Cường sẽ nói gì với Hà?
(?) Cần phải tiết kiệm ntn?
(?) Tiết kiệm tiền của có t/d gì?
=>Dùng đúng chỗ, hợp lý không lãng phí và biết giữ gìn các đồ vật.
c,Hoạt động 3: Bài tập sgk
*Mục tiêu: Biết xây 1 tương lai tiết kiệm.
-Y/C H làm việc cá nhân.
4,Củng cố dặn dò
-Nhận xét tiết học-học bài và cb bài sau
(?) Thế nào là tiết kiệm tiền của?
- Nhận xét, sửa sai.
- Ghi đầu bài.
-Làm việc cá nhân. Đọc y/c và làm bài “Em đã tiết kiệm chưa”
-Trong các việc làm trên các việc thể hiện tiết kiệm là câu a,b,g,h,k
-Những việc chưa thể tiết kiệm: c,d,đ,e,c
-Thảo luận nhóm, bài 5 sgk. Đóng vai “Em xử lý như thế nào”
+Tuấn không xé vở mà khuyên Gằng chơi trò chơi khác”
+Tâm dỗ em chơi những đồ chơi đã có, như thế mới đúng là bé ngoan.
+Cường hỏi Hà xem có thể tận dụng được không và Hà có thể viết tiếp vào đó sẽ TK hơn.
-Các nhóm nhận xét.
+Giúp ta tiết kiệm công sức để tiền của dùng vào việc khác có ích hơn.
-Dự định tương lai
Ví dụ:
-Sẽ giữ gìn sách vở đồ dùng
-Sẽ dùng hộp bút cũ nốt năm nay cho đến khi hỏng
-Tận dụng mặc lại quần áo của anh (chị)
-Đánh giá góp ý.
*************************************************************************
Thứ 3 ngày 28 tháng 10 năm 2008
Tiết 1: toán
Bài 37: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu
của hai số đó.
A. Mục tiêu
 * Giúp học sinh:
- Biết cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó bằng 2 cách.
- Giải bài toán về tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
B. Đồ dùng dạy - học
- GV: Giáo án, SGK 
- HS: Sách vở, đồ dùng môn học
C. Phương pháp
- Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
D. các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức
- Hát, KT sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra vở bài tập của lớp.
III. Dạy học bài mới :
 1) Giới thiệu - ghi đầu bài 
 2) Hướng dẫn HS tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
* Giới thiệu bài toán :
- GV chép bài toán lên bảng.
(?) Bài toán cho biết gì?
(?) Bài toán hỏi gì?
- Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ bài toán.
* Cách 1 : 
- Tìm 2 lần số bé:
- GV: Nếu bớt phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn như thế nào so với số bé?
=> Lúc đó ta còn lại 2 lần số bé.
(?) Phần hơn của số lớn so với số bé chính l ... p.
- Hs nối tiếp nhau lấy ví dụ.
 + Cô giáo bảo em: “Con hãy cô gắng lên nhé”.
 + Bạn Minh là một “cây” toán ở lớp em.
- Hs đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Trao đổi, thảo luận.
- Hs đọc bài làm của mình.
- N/xét, chữa bài.
 + “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ”.
 + “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quýet nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi em giặt khăn mùi xoa”.
- Hs đọc y/c, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Không phải những lời đối thoại trực tiếp.
- Những lời nói trực tiếp trong đoạn văn không thể viết xuống dòng đặt sau dấu gạch đầu dòng. Vì đây không phải là lời nói trực tiếp giữa hai nhân vật đang nói chuyện.
- Hs đọc.
- Hs lên bảng làm bài.
- Hs chữa bài theo lời giải đúng.
 +Con nào con nấy hết sức tiết kiệm “vôi vữa”.
 + Vì từ “vôi vữa” ở đây không phải có nghĩa như vôi vữa con người dùng, nó có ý nghĩa đặc biệt.
b) ... gọi là đào “trường thọ”, gọi là “trường thọ”, đổi tên quả ấy là “đoản thọ”
- Hs nêu lại.
*****************************************************************************
Tiết 2: Toán
Bài 40: Hai đường thẳng vuông góc.
A. Mục tiêu
 *Giúp học sinh:
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. Biết được 2 đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh.
- Biết dùng ê ke để kiểm tra 2 đường thẳng vuông góc với nhau hay không.
B. Đồ dùng dạy- học
- GV: Giáo án, SGK, Ê ke
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. Phương pháp
- Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
D. các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức
- Hát, KT sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ
(?) Hãy so sánh các góc nhọn, góc tù, góc bẹt với góc vuông?
III. Dạy học bài mới :
 1) Giới thiệu - ghi đầu bài 
 2) Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc:
- GV vẽ hình chữ nhật lên bảng
(?) Đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì?
(?) Hình chữ nhật là là một hình như thế nào? Nêu các góc vuông của hình chữ nhật ABCD?
- Gv: Vừa kẻ vừa nêu: Kéo dài CD thành đường thẳng DM; BC thành đường thng BN. Khi đó ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại điểm C.
(?) Hãy cho biết các góc BCD, DCN, NCM, BCM là góc gì?
(?) Các góc này có chung đỉnh nào?
- Y/c 1H lên kiểm tra các góc bằng ê ke
- GV dùng ê ke vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM ; ON rồi kéo dài hai cạnh góc vuông để được hai đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau (như SGK).
- Y/c Hs lên kiểm tra 4 góc bằng ê ke và nêu nhận xét.
(?) Ta thường dùng gì để vẽ và kiểm tra hai đường thẳng vuông góc ?
2. Thực hành :
* Bài 1:
- Y/c Hs dùng ê ke để kiểm tra 2 hình trong SGK và nêu kết quả.
* Bài 2 :
- Y/c Hs nêu các cạnh vuông góc với nhau còn lại.
- Nhận xét, cho điểm hs
* Bài 3 :
- Y/c Hs nêu miệng, Gv ghi bảng.
 B
 A C 
E D P Q
 M N R
- Nhận xét chữa bài.
* Bài 4 :
- Y/c 1 Hs lên bảng A B
 D C
- Nhận xét chữa bài.
IV. Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét giờ học.
- Về làm BT trong VBT và chuẩn bị bài sau.
- Hát tập thể
 - 2 Học sinh nêu.
- HS ghi đầu bài vào vở
- Hs quan sát.
- Vẽ hình vào vở.
 A B
 D C
- Hình chữ nhật ABCD
+ Hai chiều dài bằng nhau, hai chiều rộng bằng nhau và có 4 góc vuông
+ Hình chữ nhật ABCD có 4 góc vuông A, B, C, D
+ Là góc vuông.
+ Có chung đỉnh C
- Học sinh lên bảng làm .
 M
 O N
- Hai đường thẳng ON và OM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O
-+ Dùng ê ke.
- Hs đọc yêu cầu.
a) Hai đường thẳng IK và IH v/ góc với nhau .
b) Hai đường thẳng MP và MQ không vuông góc với nhau.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Hs vẽ hình chữ nhật ABCD vào vở và làm bài 
 + BC và CD là 1 cặp cạnh v/ góc với nhau.
 + CD và AD là 1 cặp cạnh v/ góc với nhau.
 + AD và AB là 1 cặp cạnh v/ góc với nhau.
- Hs đổi vở kiểm tra bài của nhau.
- Hs đọc yêu cầu của bài, rồi tự làm vào vở.
* Góc đỉnh N và P là góc vuông.
- AE và ED là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
- CD và DE là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
* Góc đỉnh N và P là góc vuông:
- PN và MN là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
- PQ và PN là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
- Hs đọc đề bài, làm vào vở.
a) AD và AB là 1 cặp cạnh v/ góc với nhau.
 AD và CD là 1cặp cạnh v/ góc với nhau.
b) Các cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau là: AB và BC; Bc và CD.
*****************************************************************************
Tiết 3: chính tả
Bài 8: (Nghe-viết): Trung thu độc lập
I,Mục đích yêu cầu
 - Nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn trong bài “Trung thu độc lập”
 - Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng có vần iên/ yên/ iêng để điền vào ô trống, hợp với nghĩa đã cho.
II,Đồ dùng dạy - học 
 - G/v: 3-4 tờ giấy khổ to viết nội dung bài tập 2b,
III,Các hạot động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1-ổn định tổ chức.
 2-KTBC:
-Gọi 2 H lên bảng viết 2 từ có vần ươn, ương lớp viết vào nháp 
-G nhận xét .
 3-Bài mới .
-Giới thiệu bài .
1-HD H nghe viết
-G đọc bài chính tả 
-Nhắc H cách trình bày những chữ dễ viết sai 
-G đọc từng câu hoặc bộ phận ngắn .
-Đọc lai bài chính tả 
-Chấm chữa bài 
-G nhận xét .
2-HD H làm bài tập
 *Bài 2.
-Nêu y/c chọn bài tập 2b.
-Phát phiếu riêng cho 3-4 H 
+Nêu nội dung đoạn văn 
-G nhận xét-chốt lại bài 
 *Bài 3:
-Chọn bài tập cho H/s làm BT 3b
-Tổ chức cho H thi trò chơi ‘’tìm từ nhanh’’
-G nhận xét chốt lại lời giải đúng.
3-Củng cố dặn dò.
-Nhận xét tiết học 
-Nhắc H ghi nhớ để không viết sai chính tả những từ ngữ đã được luyện tập .
+ Con lươn, trườn,tới trường, khẩn trương
-H/s đọc cả lớp theo dõi .
-Viết bài vào vở .
-Soát lại bài.
-Lớp đọcthầm đoạn văn-làm vào vở bài tập.
-Những H làm bài tập trên phiếu trình bày kết quả yên tĩnh-bỗng nhiên-ngạc nhiên-biểu diễn-buột miệng –tiếng đàn.
-Tiếng đàn của chú dế sau lò sưởi khiến cậu bé Mô-da ao ước trở thành nhạc sĩ, về sau Mô-da đã trở thành nhạc sĩ chinh phục được cả thành Viên .
-Đọc y/c của bài, làm bài vào vở bài tập, bí mật lời giải .
-3-4 H tham gia, mỗi H ghi lời giải vào 3 mẩu giấy rồi dán lên bảng 
-Lời giải :
+Máy truyền từ nơi này đến nơi khác: điện thoại
+Máy làm cho một vật nát vụn bằng cách ném mạnh và sát nhiều lần :nghiền
+Nâng và chuyển vật nặng bằng sức của hai tay nhiều người hợp lại :khiêng. 
*****************************************************************************
Tiết 4: lịch sử
Bài 8: ôn tập
I,Mục tiêu
 * Học xong bài này H biết:
 - Từ bài 1 đến bài 5 học hai giai đoạn lịch sử: Buổi đầu dựng nước và giữ nước; hơn 1 nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập .
 - Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kì này rồi thể hiện nó trên trục và băng thời gian
II,Đồ dùng dạy - học
 - Băng và hình vẽ trục thời gian
 - Một số tranh ảnh ,bản đồ 
III,Phương pháp
 - Đàm thoại ,giảng giải ,thực hành 
IV,Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1,ổn định tổ chức 
 2,KTBC
-Gọi H trả lời 
-G nhận xét 
 3,Bài mới 
-Giới thiệu bài: “Ghi đầu bài”
 *Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
-G phát phiếu cho mỗi nhóm 1 bản và y/c ghi nội dung ở mỗi giai đoạn
-Gọi H báo cáo 
-G nhận xét chốt lại 
*Hoạt động 2: Làm việc cá nhân 
-G y/c H kẻ trục thời gian vào và ghi các sự kiện tiêu biểu đã học tương ứng với các mốc thời gian cho trước 
-G nhận xét 
 *Hoạt động 3: Làm việc cá nhân 
-Em hãy viết lại bằng lời 3 ND sau:
a-Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang (SX, ăn mặc, ở, ca hát, lễ hội)
b-Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra trong hoàn cảnh nào? Nêu diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa?
c-Tình bày diễn biến và nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng?
 -G nhận xét 
 4,Củng cố dặn dò 
-Củng cố lại nội dung bài 
-Về nhà học bài - chuẩn bị bài sau 
-Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng
- Đọc lại đầu bài.
-Nhóm 4
Khoảng 700 TCN đến năm
179 TCN
Từ năm 179 TCN - 938SCN
Khoảng 700 năm TCN trên địa phận BBvà Bắc trung Bộ hiện nay nước Văn Lang ra Đời nối tiếp VLlà nước Âu Lạc .Đó là buổi đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc ta
Từ năm 179 TCN Triệu Đà thôn tính được nước Âu Lạc .Nước ta bị bọn PKPBđo hộ hơn 1 nghìn năm chúnh áp bức bóc lột ND ta nặng nề ND ta không chịu khuất phục đã liên tục nổi dậy đấu tranh và kết thúc bằng chiwns thắng Bạch Đằng 
-Các nhóm gắn nội dung thảo luận lên bảng 
-Đại diện nhóm trình bày Kq
-Các nhóm khác nhận xét bổ sung 
Khoảng 700 Năm 179 Năm 938
-H báo cáo kết quả của mình 
-H khác nhận xét bổ sung 
* Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ dệt lụa, đúc đồng làm vũ khívà công cụ sx, c/sống ở làng bản giản dị, những ngày hội làng, mọi người thường hoá trang vui chơi nhẩy múa, họ sống hoà hợp với thiên và có nhiều tục lệ riêng.
* Oán hận trước ách đô hộ của nhà Hán. Hai Bà đã phất cờ khởi nghĩa. Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát. Hai Bà phất cờ khởi nghĩa nhanh chóng làm chủ Mê Linh. Từ Mê Linh tấn công Luy Lâu trung tâm của chính quyền đô hộ. Quân Hán chống cự không nổi phải bỏ chạy. Không đầy 1 tháng cuộc khởi nghĩa đã chiến thắng.
* Ngô Quyền dựa vào thuỷ triều đóng cọc gỗ đầu vót nhọn,bịt sắt xuống lòng sông Bạch Đằng cho quân mai phục khi thuỷ triều lên thì nhử quân quân Nam Hán vào. Khi thuỷ triều xuống thì đánh. Quân Nam Hán chống cự không nổi bị chết quá nửa. Hoàng Tháo tử trận. Mùa xuân năm 939. Ngô Quyền xưng vương. Đóng đô ở Cổ Loa. Đất nước được độc lập sau hơn 1 nghìn năm bị PKPB đô hộ 
-H lần lượt trình bày từng nội dung 
-Hkhác nhận xét bổ sung
*****************************************************************************
Tiết 5: sinh hoạt
sinh hoạt Tuần 8
i-Nhận xét chung
 1-Đạo đức:
- Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép đoàn kết với thầy cô giáo.
- Ăn mặc đồng phục chưa đúng qui định còn 1 số H mặc áo phông không cổ, cộc tay đến lớp học - y/c ăn mặc đúng đồng phục.
 2-Học tập:
- Đi học đầy đủ, đúng giờ không có H nào nghỉ học hoặc đi học muộn.
- Sách vở đồ dùng còn mang chưa đầy đủ còn quên sách
- Trong lớp còn mất trật tự nói chuyện rì rầm, còn 1 số em làm việc riêng.
 3- Công tác thể dục vệ sinh
- Vệ sinh đầu giờ: H tham gia chưa đầy đủ. Vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ.
II-Phương Hướng:
*Đạo đức:
- Giáo dục H theo 5 điều Bác Hồ dạy - Nói lời hay làm việc tốt nhặt được của rơi trả lại người mất hoặc lớp trực tuần, không ăn quà vặt
*Học tập:
- Đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm bài mang đầy đủ sách vở.
- Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho tuần sau.
**********************************************************
****************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 8(13).doc