Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

I Mục tiêu :

- Tính được tổng 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất

Bài 1 (b), bài 2 (dòng 1, 2), bài 4 (a)

- Qua quá trình tính rèn tính cẩn thận.

II Đồ dùng dạy học : - GV: Bảng phụ

 - HS : Bảng con

III Các hoạt động dạy học:

1Bài cũ: Gọi 2 hs làm BT 2/45 . Nhận xét bài cũ

2 Bài mới: Giới thiệu bài: Luyện tập

* Hoạt động 1: Thực hành: VBT/42

Bài 1: Đặt tính rồi tính

- Gọi 1 hs đọc yêu cầu bài

- HS nhắc lại cách đặt tính, tính. HS làm bảng con, nhận xét sửa sai.

-Lưu ý : Các số cùng hàng phải đặt thẳng cột, tính từ phải sang trái.

 

doc 19 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 354Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 
Thứ tư ngày 12/12/2011
Kĩ thuật Đ/c Long dạy
________________________________________
Tập đọc	Tiết : 15
Nếu chúng mình có phép lạ
(SGK trang 76- thời gian dự kiến : 35 phút)
I/ Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn
nhiên .
Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao
về một thếgiới tốt đẹp (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài).HS khá giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ, trả lời được CH3.
- HS biết ước mơ và cố gắng thực hiện những ước mơ của mình.
II/ ĐDDH: tranh minh họa bài học trong SGK. Băng giấy ghi đoạn cần hướng dẫn đọc
III/ Các hoạt đông dạy học:
1.KTBC: gọi 2 hs đọc phân vai bài “ Ở Vương quốc tương lai” và TLCH 2,3 trong SGK
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét bài cũ
2. Dạy bài mới : GTB: HS quan sát tranh SGK.
Hoạt động 1 : Luyện đọc:
-Yêu cầu 1 hs đọc thành tiếng cả bài, cả lớp đọc thầm.
-Yêu cầu hs đọc nối tiếp theo đoạn : 
-Lần 1 : kết hợp sửa lỗi sai 
-Lần 2 : hướng dẫn ngắt nghỉ đúng giọng.
-Lần 3 : kết hợp giải nghĩa từ.
-Gọi 1 học sinh đọc lại cả bài.
-Giáo viên đọc diễn cảm cả bài.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài:
- Hướng dẫn học sinh đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi SGK.
- Gv chốt lại các ý kiến. Đánh giá nhận xét chung. Giúp HS rút ra nội dung bài.
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm. 
- Yêu cầu hs đọc nối tiếp theo đoạn kết hợp hướng dẫn đọc diễn cảm :
- Hướng dẫn hs luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1 và khổ thơ 4.
- Đọc mẫu. Yêu cầu hs luyện đọc diễn cảm theo nhóm bàn. 
- Luyện đọc HTL. Gọi một số em trình bày trước lớp.
- Hs thi đọc giữa các tổ toàn bài thơ. Nx tuyên dương .
3. Củng cố dặn dò: Gv giúp hs hiểu ý nghĩa bài 
- Nx tiết học
IV/ Phần bổ sung:
......................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________
Toán Tiết 36
Luyện tập
SGK/46 - TGDK: 35 phút
I Mục tiêu :
- Tính được tổng 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất
Bài 1 (b), bài 2 (dòng 1, 2), bài 4 (a)
- Qua quá trình tính rèn tính cẩn thận.
II Đồ dùng dạy học : - GV: Bảng phụ
 - HS : Bảng con 
III Các hoạt động dạy học:
1Bài cũ: Gọi 2 hs làm BT 2/45 . Nhận xét bài cũ 
2 Bài mới: Giới thiệu bài: Luyện tập 
* Hoạt động 1: Thực hành: VBT/42
Bài 1: Đặt tính rồi tính 
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu bài
- HS nhắc lại cách đặt tính, tính. HS làm bảng con, nhận xét sửa sai.
-Lưu ý : Các số cùng hàng phải đặt thẳng cột, tính từ phải sang trái.
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất 
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu.
- HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng 
- GV hướng dẫn: Chọn số để kết hợp lại tròn chục hoặc tròn trăm.
VD: 81 + 35 + 19 = ( 81 + 19 ) + 35 = 100 + 35 = 135
- HS làm VBT, 1em làm bảng phụ, GV chấm VBT sau đó nhận xét bảng phụ , HS sửa sai.
- Lưu ý: Khi tính bằng cách thuận tiện nhất , các em phải kết hợp 2 số cho tròn chục, tròn trăm, rồi cộng vớí các số còn lại.
Bài 4 :
- HS đọc đề toán, hướng dẫn HS tìm hiểu đề. HS làm vào VBT, 1em làm bảng phụ.
- GV chấm VBT, cùng Hs sửa bài ở bảng phụ
- Gọi một số em nêu các cách đặt lời giải khá
3 Củng cố :
- Nêu lại tính chất kết hợp , Nhận xét tiết học
IV Phần bổ sung: .
..
___________________________________________
Buổi chiều 
 Địa lý Tiết 7
Hoạt động sản xuất của người dân Tây Nguyên
SGK/26-27 - TGDK:35 phút 
I Mục tiêu: 
- Nêu đượcmột số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên
- Dựa vào bảng số liệu biết các loại cây trồng, vật nuôi ở Tây Nguyên, nhận xét về vùng cà phê ở Buôn Ma Thuột
- HS có ý thức học tập những hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
HS khá, giỏi: 
- Biết được những thuận lợi, khó khăn của điều kiện đất đai, khí hậu đối với việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi trâu, bò ở Tây Nguyên.
- Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người: đất ba dan-trồng cây công nghiệp; đồng cỏ xanh tốt-chăn nuôi trâu, bò,...
* Bảo vệ môi trường 
- Sự thích nghi & cải tạo MT của con ngời ở miền núi và trung du:
 +Làm nhà sàn tránh ẩm thấp, thú dửừ
 +Trồng trọt trên đất dốc
 +Khai thác khoáng sản rừng, sức nước.
 +Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan
II Đồ dùng dạy học: - GV: Bản đồ địa lý tự nhiên VN
III Các hoạt động dạy học:
1 Bài cũ: “Một số dân tộc ở Tây Nguyên” Kể tên những dân tộc sống ở Tây Nguyên?
2 Bài mới: Giới thiệu bài “ Hoạt động sản xuất của người dân Tây Nguyên”
* Hoạt động 1: Cây trồng ở Tây Nguyên 
- Mục tiêu: Giúp hs hiểu được loại cây công nghiệp trồng trên đất ba zan
- Cách tiến hành: 
-GV yêu cầu hs đọc mục 1, và quan sát tranh SGK, thảo luận TLCH: Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên, Chúng thuộc loại cây gì?Cây công nghiệp lâu năm nàođược trồng nhiều nhất ở đây? Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp?
- Nhóm trả lời. .-GV bổ sung giúp hs hoàn thiện câu hỏi.
-GV nêu kết luận.- Sự thích nghi & cải tạo MT của con ngời ở miền núi và trung du:
 +Trồng trọt trên đất dốc
 +Khai thác khoáng sản rừng, sức nước 
 +Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan
* Hoạt động 2: Vật nuôi ở Tây Nguyên
-Mục tiêu: Giúp HS nắm được ở TN nghề chăn nuôi nuôi những con vật nào trên đồng cỏ.
-Cách tiến hành: HS dựa vào hìmh 1, bảng số liệu, mục SGK , để trả lời câu hỏi: 
 Hãy kể những tên các vật nuôichính ở Tây Nguyên. Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên ? Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôitrâu, bò? Ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì?
- HS trả lời, GV cùng hS nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận
-Gọi hs đọc bài học
3 Củng cố : Gọi hs nêu những đặc điểm tiêu biểu của TN.
 Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
 Nhận xét tiết học.
IV Phần bổ sung:
________________________________________
Thứ năm ngày 13/10/2011 Đ/c Hấn dạy
_____________________________________________________________
Thứ sáu ngày 14/10/2011
Luyện từ và câu Tiết 15
Cách viết tên người, tên địa lý nước ngoài
SGK/78 - TGDK: 40 phút
I Mục tiêu:
- Nắm được qui tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài (ND Ghi nhớ).
- Biết vận dụng qui tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong các BT 1, 2 (mục III).HS khá, giỏi ghép đúng tên nước với tên thủ đô của nước ấy trong một số trường hợp quen thuộc (BT3).
II Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ 
III Các hoạt dộng dạy học:
1Bài cũ: Gọi 2 HS viết hoa 3 tên người , 3 tên địa lí Việt Nam. GV nhận xét, ghi điểm
2 Bài mới: Giới thiệu bài Cách viết tên người, tên địa lý VN
* Hoạt động 1: nhận xét:
- 1HS đọc yêu cầu, gợi ý của bài. Đọc các tên người, tên địa lí.
- GV yêu cầu hs nhận xét cách viết hoa tên người, tên địa lý đã cho
+ Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mất tiếng?
+ Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết thế nào? Cách viết các tiếng trong cùng một phận như thế nào? Cách viết tên người , tên địa lí nước ngoài có gì đặc biệt?
- HS trả lời, nhận xét.
- GV nêu KL: (SGK)
- Gọi 3-5 em đọc ghi nhớ 
* Hoạt động 2: Luyện tập VBT/47
Bài1:Tìm và viết lại cho đúng những tên riêng trong đoạn văn sau:
-Gọi 1hs đọc yêu cầu bài
-HS làm bài vào VBT. 1 em làm bảng phụ . Nhận xét 
- GV chốt lời giải đúng: Ac- boa, Lu-I Pa-xtơ, Ac-boa, Quy-dăng-xơ
Bài 2:Viết lại những tên riêng sau cho đúng quy tắc.
- HS thảo luận nhóm đôi, trình bày, HS nhận xét, sửa sai.
GV chốt lời giải đúng: An - be Anh- xtanh, Crít- xti-an An- đéc- xen, I-u-ri Ga- ga- rin.
 Tên địa lí: Xanh Pê -téc- bua, Tô- ki- ô, A-ma-dôn, Ni-a-ga-ra.
Lưúy cho HS cách viết tên ngườinước ngòaì.
3 Củng cố: Nêu cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài
 Nhận xét tiết học
 Dặn dò : Về nhà học bài
IV Phần bổ sung:. .. . . .. ..  . . . . .. .. . . . . . . .. . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . .. . . . . . . . . .. ..  . . .. . . . .. ..  . . . . .. .. . . . . . . .. . . 
___________________________________________
 Tập đọc Tiết 16
Đôi giày ba ta màu xanh
SGK/81-TGDK: 40 phút
I Mục tiêu: 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài (giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng hợp nội dung hồi tưởng).
- Hiểu nội dung: Chị phụ trách quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ, tranh minh họa bài học sgk.
III Các hoạt động dạy học: 
1 Bài cũ: Nếu chúng mình có phép lạ (2 em)
2 Bài mới: Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
-1HS đọc bài. GV chia đoạn ( 2 đoạn)
-HS đọc nối tiếp đoạn 3 lần . HD đọc từ khó, giải nghĩa từ mới, nhận xét cách đọc.
-HS luyện đọc theo cặp - 1 vài cặp đọc trước lớp, HS nhận xét.
- GV đọc cả bài
*Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
- HS đọc từng câu hỏi, GV yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn trả lời câu hỏi 
- GV, HS nhận xét, chốt ý đúng :
+ Câu 1: Cổ giày ôm sát chân. Thân làm bằng vải cứng, dáng thon thả, mùa vải như màu da trời
Những ngày thu. Phần thân gần sát cổ có hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang.
+ Câu 2: Thưởng cho cậu bé đôi giày ba ta trong buổi đầu đến lớp. Vì chị yêu thương Lái, muốn mang lại cho Lái niềm vui, muốn Lái đi học.
+ Câu 3: Tay Lái run run, môi mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày, lại nhìn xuống bàn chân., ra khỏi lớp, Lái cột đôi giày vào nhau đeo vào cổ, nhảy lung tung.
- Nêu ý nghĩa, GV ghi bảng.
* Hoạt động 3: Luyện đọci lại
-Gv đính bảng phụ ghi đoạn văn 2 lên bảng. – GV hướng dẫn cách đọc - HS đọc 
-Gọi HS đọc -HS đọc trong nhóm 
- 5 HS thi đọc trước lớp. Nhận xét tuyên dương
3 Củng cố : Bài văn nói lên điều gì? 
 Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau 
 Nhận xét tiết học.
IV Phần bổ sung:.
____________________________________________
Toán Tiết 38
 Luyện tập
 SGK/48 - TGDK: 35 phút
I/ Mục tiêu :Biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Bài 1 (a, b), bài 2, bài 4 
II Đồ dùng dạy học: 
III Các hoạt động dạy học:
1 Bài cũ: 2 em viết công thức tìm số bé, tìm số lớn. GV nhận xét .
2 Bài mới: Giới thiệu bài Luyện tập 
* Hoạt động 1: Thực hành VBT/44
Bài 1a: Giải toán
-Gọi 1 hs đọc yêu cầu bài
- HS nhắc lại cách tìm số bé
- HSl àm vào VBT, 1em làm bảng phụ
- HS c ... c. 
- Một số tranh ảnh minh họa nội dung bài hát
III. Hoạt dộng lên lớp :
1- Kiểm tra bài cũ: 
2- Bài mới:* Giới thiệu bài: GV cho HS xem tranh ảnh và hỏi: Trong bức tranh, ảnh có những cảnh gì?
- GV nhận xét đó chính là hình ảnh đất nước tươi đẹp hòa quyện với con người tạo thành bức tranh sinh động trong bài hát mà các em sẽ được học , bài TRÊN NGỰA TA PHI NHANH
	- GV giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Phong Nhã, tác giả bài hát
+ Nhạc sĩ Phong Nhã có nhiều bài hát viết cho thiếu nhi như: Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh, Hành khúc Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Chi đội ta làm kế hoạch nhỏ, các bài hát của ông có nét nhạc vui tươi, hình ảnh sinh động, lời ca đẹp, phù hợp với tâm hồn trẻ thơ, được phổ biến rộng rãi.
+ Bài hát Trên ngựa ta phi nhanh của nhạc sĩ Phong Nhã gợi lên hình ảnh những cậu bé phi ngựa băng qua các miền quê của đất nước, hiên ngang vượt lên phía trước
Hoạt động 3:* Dạy hát
	- GV mở băng nhạc cho HS nghe
	- Hướng dẫn HS đọc lời ca
	- GV dạy hát từng câu, đánh đàn theo giai điệu
	- GV đệm đàn cho HS luyện tập
	- Hát kết hợp gõ đệm
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca, gõ đệm theo phách 
Hoạt động 4:Củng cố, dặn dò
- Cả lớp hát lại bài 2 lần, GV đệm đàn
- HS kể tên một số bài hát khác của nhạc sĩ Phong Nhã
- Nghe lại băng mẫu bài hát 1 lần
- Về nhà học thuộc lời và tập biểu diễn bài hát, đọc bài đọc thêm: Năng khiếu kì diệu của loài chim
- Nhận xét tiết học
IV. Phần bổ sung :
....
________________________________________________
Mỹ thuật Tiết 8
Tập nặn tạo dáng con vật quen thuộc 
SGK: 21 - TGDK: 35 phút
I/Mục tiêu :
- Hiểu hình dáng, đặc điểm, màu sắc của con vật.
- Biết cách nặn con vật.
- Nặn được con vật theo ý thích.
HS khá giỏi: Hình nặn cân đối, gần giống con vật mẫu.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Tranh các con vật quen thuộc
III/ Các hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ
- Chấm một số bài GV nhận xét .sửa sai 
2. Bài mới:
Hoạt động 1 Quan sát nhận xét 
- Cho Hs quan sát tranh các con vật 
- Cho Hs kể các con vật mà em biết ,miêu tả hình dáng ,đặc điểm chính của chúng 
Hoạt động 2 Hướng dẫn cách nặn con vật (vẽ con vật )
- GV hướng dẫn cách nặn hoặc vẽ con vật yêu thích 
- Giúp HS nắm vững cách nặn hoặc vẽ 
Hoạt động 3:Thực hành 
- HS nhớ lại và thực hành vẽ hoặc năn con vật yêu thích , GV hướng dẫn sửa sai 
Hoạt động 3 : Củng cố dặn dò : 
- Cho HS trưng bày sản phẩm 
- GV nhận xét từng sản phẩm 
- Xem bài : Vẽ trang trí Vẽ đơn giản hoa,lá đoạn văn kể chuyện hoàn chỉnh 
* BVMT : 
- Yêu quý cảnh đẹp và có ý thức giữ gìn cảnh quan.
- Phê phán những hành động phá hoại thiên nhiên.
IV. Phần bổ sung :
..
_______________________________________________
Toán ( bổ sung ) Tiết 8 
Luyện tập tìm hai số khi biết tổng và hiệu 
Thời gian dự kiến : 35 phút 
I/ Mục tiêu: Học sinh nắm được :
- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ; vận dụng một số tính chất của phép cộng khi tính giá trị của biểu thức số.
- Giải được bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II/ Chuẩn bị:
 -Bảng phụ: Chép các bài tập.
 -HS: VBT – Toán 4, tập 1.
III/ Các hoạt động dạy – học:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
 GV mời 3 HS lên bảng giải bài tập: 2.
 Cả lớp cùng nhận xét, GV hướng dẫn sửa sai, chốt lại lời giải đúng.
3.Bài mới: Giới thiệu bài – GV ghi đề bài lên bảng.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 2 (dòng 1): Cho HS tự làm bài rồi hướng dẫn lớp chữa bài – Chẳng hạn:
 570 - 225 – 167 + 67 = 345 – 167 + 67 = 178 + 67 = 244 
 468 : 6 + 61 x 2 = 78 + 122 = 200.
Bài 3: Cho HS tự làm bài rồi hướng dẫn cả lớp chữa bài – Chẳng hạn:
178 + 277 +123 + 422 = (178 + 422) + (277 + 123)
 = 600 + 400 = 1000.
Bài 4: Cho HS tự tóm tắt bài toán (vào vở nháp) rồi HS tự làm bài, GV hướng dẫn chữa bài tập. Chẳng hạn.
Bài giải.
Hai lần số lít nước chứa trong thùng bé là:
600 – 120 = 480 (l).
Số lít nước chứa trong thùng bé là:
480 : 2 = 240 (l).
Số lít nước chứa trong thùng to là:
240 + 120 = 369 (l).
Đáp số: 240 l và 360 l
4.Củng cố - dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học – nhắc HS về nhà xem lại các bài tập.
 -Chuẩn bị các dụng cụ: ê ke, thước đo độ và xem trước bài học ở nhà.
IV/ Bổ sung: 
_______________________________________________
Thứ ba ngày 18/10/2011
Lịch sử Tiết 8
Ôn tập
SGK/24- TGDK: 35 phút
I Mục tiêu: 
- Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã h5c từ bài 1 đến bài 5:
+ Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN: Buổi đầu dựng nước và giữ nước.
+ Năm 179 TCN đến năm 938: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại nền độc lập.
- Kể lại một số sự kiện tiêu biểu về:
+ Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
+ Hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
+ Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
II Đồ dùng dạy học:
III Các hoạt động dạy học :
1 Bài cũ: Chiến thắng Bạch Đằng do ai lãnh đạo? Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng?
2 Bài mới: Giới thiệu bài
* Hoạt động 1 : Các giai đoạn lịch sử
- Mục tiêu: Giúp hs nhớ lại các gian đoạn lịch sử
- Cách tiến hành:
- HS thảo luận nhóm đôi, trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV kết luận SGK
* Hoạt động 2: Các sự kiện lịch sử tiêu biểu
- Mục tiêu: Hs nắm được các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục thời gian
- Cách tiến hành:
- Hs làm vào giấy nháp
- GV treo trục thời gian lên bảng , yêu cầu hs ghi
- Nhận xét tuyên dương
- GV nêu kết luận, Hs đọc ghi nhớ SGK
3 Củng cố : Nêu các sự kiện lịch sử tiêu biểu đã học
IV Phần bổ sung: 
.
______________________________________________
Tập làm văn Tiết 16
Luyện tập phát triển câu chuyện
SGK/84 - TGDK: 40 phút
I Mục tiêu:
- Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai (bài TĐ tuần 7)-BT1.
- Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV (BT2, BT3).
KN:
-Tư duy sáng tạo, phân tích, phán đoán
-Thể hiện sự tư tin
-Hợp tác
II Đồ dùng dạy học: 
III Các hoạt động dạy học :
1Bài cũ: 2hs kể câu chuyện đã học ở tiết trước .
- Các câu mở đầu đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian?
-Nhận xét ghi điểm.
2 Bài mới: Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Thực hành VBT/53
Bài 2:Dựa vào nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai , hãy ghi lại vắn tắt câu chuyện ấy theo trình tự thời gian .
a/ Trong công xưởng xanh
b/ Trong khu vườn kì diệu
- HS đọc yêu cầu, GV hướng dẫn HS làm bài tập
- GV làm mẫu lời thoại giữa Tin- tin và em bé thứ nhất.
- HS thảo luận nhóm đôi, trình bày, nhận xét, bổ sung. 
- HS khá giỏi thi kể, bình chọn người kể hay nhất.
Bài 3: Kể theo hướng: Tin-tin đến thăm công xưởng xanh, còn Mi - tin tới khu vườn kì diệu. Hoặc ngược lại.
+ Từng cặp HS suy nghĩ, tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian.
+ Hướng dẫn mẫu: Mi - tin đến thăm khu vườn kì điệu. Thấy một em bé mang ra một chùm quả nho trên đầu gậy, Mi tin khen : “ chùm lê to quá”, em bé nói đó không phải là lê mà là nho
HS làm VBT, GV chấm, chữa bài, nhận xét
3 Củng cố: Nhận xét tiết học
IV Phần bổ sung: 
__________________________________________
Toán Tiết 40
Góc nhọn , góc tù, góc bẹt
SGK/49 - TGDK: 35 phút
I Mục tiêu: 
Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (bằng trực giác hoặc sử dụng ê ke).
Bài 1, bài 2 (chọn 1 trong 3 ý)
II Đồ dùng dạy học : - GV: bảng phụ
 - HS: Ê ke
III Các hoạt động dạy học:
1 Bài cũ: 2 HS làm bài 3. GV nhận xét.
2 Bài mới: Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Giới thiệu góc nhọn , góc tù, góc bẹt
-Gv vẽ các góc (SGK) lên bảng chỉ cho HS quan sát
- GV chỉ các góc, cạnh, đỉnh của từng góc
- Góc nhọn: Đọc là góc nhọn đỉnh O, cạnh OA,OB.
- GV đặt êke vào góc nhọn ( như hình vẽ) để hs quan sát nhận thấy
-Tương tự giới thiệu góc tù, góc bẹt. Nêu như SGK
- GV có thể vẽ các góc ghi kí hiệu khác, cho HS quan sát và đọc
- HS nhắc lại.
* Hoạt động 2 : Thực hành:VBT/46
 Bài 1: Viết các từ “góc bẹt”, “góc từ”, “góc vuông”, “góc nhọn” vào chỗ chấm
- HS đọc yêu cầu, làm vào VBT. Gọi HS đọc lại bài. Nhận xét sửa sai
 GV: chốt ý đúng: A - Góc bẹt, B - Góc vuông, C - góc tù, D - góc nhọn.
 Lưu ý: Góc bẹt thì các điểm cùng thẳng hàng. Dùng thước e ke để kiểm tra góc.
Bài 2: Nối (theo mẫu)
- HS đọc yêu cầu , làm vào VBT, 1 em làm bảng phụ , gọi hs sửa bảng phụ.
3 Củng cố: Nêu đặc điểm của các góc vuông, nhọn, tù và góc bẹt
 Nhận xét tiết học
 Dặn dò: Về nhà học bài, xem bài tiếp theo
IV Phần bổ sung :
.
_____________________________________________
 Khoa học Tiết 16
Ăn uống khi bị bệnh
SGK/34,35 - TGDK: 35 Phút
I Mục tiêu: 
- Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh.
- Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch o-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.
* KNS :
KN:
Tự nhận thức về chế độ ăn, uống khi bị bệnh thông thường
-Ứng xử phù hợp khi bị bệnh
GD:
-Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- HS : Các nhóm chuẩn bị ô-rê zôn, 1 cốc có vạch chia, 1 bình nước hoặc 1 nắm gạo, 1 ít muối ,1 cái chén
III Các hoạt động dạy học:
1 Bài cũ: Nêu các biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh? Khi bị bệnh , em cần làm gì? 
2 Bài mới: Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thông thường
* Tự nhận thức về chế độ ăn, uống khi bị bệnh thông thường
- Mục tiêu: Nói về chế độ ăn uống
- Cách tiến hành:
-GV đặt vấn đề - GV giảng thêm triệu chứng 1 số bệnh
-GV nêu kết luận: SGK
* Hoạt động 2: pha dung dịch ô-rê-zôn và chuẩn bị vật liệu nấu cháo muối
- Mục tiêu: HS biết pha dung dịch ô - rê – zôn và nấu cháo muối
* Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS đọc lời thoại trong hình 4,5 SGK 
-Gọi HS đọc lời khuyên của bác sĩ
-GV yêu cầu các nhóm báo cáo về đồ dùng chuẩn bị nấu cháo muối và pha dung dịch ô-rê-zôn 
-Các nhóm pha theo sự hướng dẫn của GV - GV theo dõi và giúp đỡ
-Gọi đại diện vài nhóm lên thực hành trước lớp 
-GV nhận xét về hoạt động thực hành của HS
- HS nêu bài học
3 Củng cố : Em cần ăn uống như thế nào khi bị bệnh? Giáo dục HS có ý thức ăn, uống để chóng hết bệnh
 Dặn dò: Về học bài, xem bài tiếp theo
 Nhận xét tiết học
IV Phần bổ sung: 
_____________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_8_nam_hoc_2011_2012_chuan_kien_thuc_ki_na.doc