Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 - Đinh Văn Phấn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 - Đinh Văn Phấn

Tiết 3: TẬP ĐỌC.

Bài 15: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I- Mục tiêu:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.

- Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài).

HS khá, giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ; trả lời được CH3.

II- Đồ dùng dạy học .

 Gv : Tranh + soạn bài

III- Các hoạt động dạy và học .

 

doc 33 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 26/01/2022 Lượt xem 225Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 - Đinh Văn Phấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8: 
Thứ hai ngày 10/10/2011
Tiết 1: CHÀO CỜ.
(LỚP 5B)
-----------------------------------------------------------------------
Tiết 2: THỂ DỤC.
(Đ/C TÌNH DẠY)
-----------------------------------------------------------------------
Tiết 3: TẬP ĐỌC.
Bài 15: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I- Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.
- Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài).
HS khá, giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ; trả lời được CH3.
II- Đồ dùng dạy học .
 Gv : Tranh + soạn bài 
III- Các hoạt động dạy và học .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. KTBC (5p)
 Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài (Ở vương quốc tương lai)
 Nhận xét- cho điểm 
 *Nội dung bài cũ .
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài .
 GV giới thiệu và ghi đầu bài 
2. Luyện đọc (13p)
 Gọi 1 hs khá đọc bài 
 *Bài có mấy khổ thơ 
 * HS đọc nối tiếp lần 1
- Luyện đọc từ khó và từ sai 
 * HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ chú giải .
Cho HS hoạt động nhóm 2 
- Tổ chức cho hs thi đọc 
Nhận xét – tuyên dương 
*Gọi 1 HS đọc tòan bài .
3. Tìm hiểu bài (10p)
- Cho hs đọc thầm bài thơ 1 lần và trả lời câu hỏi .
CH: Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài ?
CH: Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì ?
CH: Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ , những điều ước ấy là gì ?
- Gọi 1 HS đọc khổ 3,4
- Cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 3 sgk 
- Gọi các nhóm báo cáo 
CH: Con thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao ?
NX – giải thích
CH: Con có nhận xét gì về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ?
4.Luyện đọc lại (10p)
*GV đọc mẫu – cách đọc toàn bài 
- Gọi hs nêu cách đọc ,
- Luyện đọc cá nhân 4 HS 
*Cho HS hoạt động nhóm đôi học thuộc lòng bài thơ và thi đọc diễn cảm 
- NX - tuyên dương 
C. Củng cố – Dặn dò .(2p)
* Nêu lại nội dung bài 
 NX giờ học 
 Chuẩn bị bài sau .
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi 
- HS ghi vở 
- 1 HS đọc bài 
- 4 khổ thơ 
- 4 HS đọc
- 4 Hs đọc+ TLCH 
*HS hoạt động nhóm 2 đọc bài mỗi em đọc 2 khổ thơ 
*Vài nhóm thi đọc 
1 HS đọc toàn bài 
“ Nếu chung mình có phép lạ” được lặp lại ở đầu 4 khổ thơ và 2 dòng thơ cuối cùng .
- Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết .
- Khổ thơ 1 :Các bạn ước muốn cây mau mau lớn để cho quả .
- Khổ thơ thứ 2: Các bạn ước trẻ con thành người lớn ngay để làm việc .
-Khổ thơ thứ 3:...trái đất không còn mùa đông .
- Khổ thơ 4:..trái đất không còn bom đạn .
*1 HS đọc bài 
*HS thảo luận câu hỏi 3 sgk
*Vài nhóm báo cáo 
- HS nêu ý kiến và nhận xét những bạn có điều ước hay 
- 3 HS nêu 
* Nội dung bài thơ: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp 
- HS theo dõi và phát hiện giọng đọc .
- Toàn bài đọc giọng hồn nhiên, vui tươi .
- 4 HS đọc bài 
- HS hoạt động nhóm đôi học thuộc lòng bài thơ và thi đọc diễn cảm.
- 5-6 nhóm đọc bài 
--------------------------------------------------------------------
Tiết 4: LỊCH SỬ.
(Đ/C DƯỠNG DẠY)
---------------------------------------------------------------------
Tiết 5: TOÁN.
Bài 34: BIỂU THỨC CÓ CHỮA BA CHỮ
I- Mục tiêu
- Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa ba chữ.
- Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản chứa ba chữ.
Bài 1, bài 2
II- Đồ dùng dạy - học
Để bài toán chép sẵn.
Giáo viên vẽ sẵn bảgn ở phần ví dụ.
III- Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ(3p)
 - Kiểm tra vở bài tập của một số học sinh.
 - Nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:(1p)
 sẽ được làm quen với biểu thức có chứa ba chữ và thực hiện tính giá trị của biểu thức theo giá trị cụ thể của chữ.
Giá trị của biểu thức có chứa ba chữ.
2. Nội dung bài(10p)
a. Tìm biểu thức có chứa ba chữ
- Yêu cầu đọc bài toán ví dụ.
? Muốn biết cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm như thế nào ?
- Treo bảng số.
? Nếu An câu được 2 con cá. Bình câu được 3 con cá, Cường câu được 4 con cá thì cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ?
- Giáo viên viết số cá của An, Bình, cương và cố cá của cả ba người.
- Làm tương tự với các trường hợp khác. 
- Giá trị a+b+c được gọi là biểu thức có chứa ba chữ.
- Yêu cầu nhận xét để thấy biểu thức có chứa ba chữ luôn có dấu tính và ba chữ (ngoài ra còn có thể có thêm phần số) 
b. Giá trị của biểu thức có chứa ba chữ: 
Hỏi và víêt bảng: Nếu a=2, b=3, c=4 thì a+b+c bằng bao nhiêu ?
- Nên 9 là một giá trị của biểu thức a+b+c.
- Tương tự với các trường hợp khác còn lại.
? Khi biết giá trị cụ thể của a, b, c thì muồn tính giá trị của biểu thức a+b+c ta làm như thế nào ?
- Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số ta tính được gì ?
3. Luyện tập 
Bài 1: (9p)
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu học sinh đọc biểu thức trong bài và làm bài.
Bài 2: (10p)
? Nếu a=5, b=7, c=10 thì giá trị của biểu thức a+b+c là bao nhiêu ?
- Hỏi tương tự các phần còn lại.
- Nhận xét, cho điểm.
- Yêu cầu đọc đề sau đó yêu cầu tự làm bài. 
? Mỗi lần thay các chữ bằng số ta tính được gì ? 
Bài 3: (8p)
- Yêu cầu đọc đề và tự làm bài. 
- Chữa bài và cho điểm học sinh. 
C.Củng cố – dặn dò (2p)
Tổng kết giờ học.
Về nhà học và chuẩn bị bài sau. 
- Ghi đầu bài 
- hs đọc
- Ta thực hiện phép cộng số cá của cả ba bạn với nhau.
- Cả ba bạn câu được: 2 + 3 +4 con cá.
- Học sinh nêu tổng số cá của cả ba người để hoàn thanh bảng số cá.
- Nhắc lại. 
- Nếu a = 2, b = 3, c = 4 thì 
a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9.
- Tìm trong từng trường hợp 
- Ta thay các chữ a, b và c bằng các số rồi thực hiện tính giá trị biểu thức. 
- Mỗi lần thay bằng số ta tính được giá một giá trị của biểu thức 
a +b +c.
- Tính giải thích của biểu thức.
- Biểu thức a+b+c.
- Làm bài 
- Nếu a=5, b=7, c=10 thì giá trị của biểu thức a+b+c là 22.
- 3 học sinh lên bảng làm bài.
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- Nếu a=9, b=5, c=2 thì giá trị của biểu thức a x b x c = 9 x 5 x 2 =90.
- Nếu a= 15, b= 0, c=37 thì a x b x c = 15 x 0 x 37 =0. 
- Tính được giá trị của biểu thức a x b x c.
- 3 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm một ý, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a. m+n+p = 10+5+2 = 17; m+(n+p) = 10 +(5+2)= 10+7=17.
b. m-n-p = 10-5-2 = 3
m- (n+p)= 10 – (5+2)= 10 -7 =3. 
-------------------------------------------------------------------
Tiết 6: KĨ THUẬT.
 KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI 
KHÂU THƯỜNG (2 tiết)
I/ Mục tiêu:
 - HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
 - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường.
 - Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống. 
II/ Đồ dùng dạy- học:
 - Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường có kích thước đủ lớn để HS quan sát được .Và một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải(áo, quần, vỏ gối).
 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: 
 + Hai mảnh vải hoa giống nhau, mỗi mảnh vải có kích cỡ 20 x 30cm.
 + Len (hoặc sợi) chỉ khâu.
 + Kim khâu len, kim khâu chỉ, thước may, kéo, phấn vạch.
III/ Hoạt động dạy- học:
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: Kiểm tra dụng cụ học tập.
2. Dạy bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. 
 b) Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 3: HS thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
 - GV nhận xét và nêu lại các bước khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường:
 + Bước 1: Vạch dấu đường khâu.
 + Bước 2: Khâu lược.
 + Bước 3: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu thời gian yêu cầu HS thực hành.
 - GV chỉ dẫn thêm cho các HS còn lúng túng và những thao tác chưa đúng.
 * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS
 - GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành. 
 - GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm: 
 + Khâu ghép được hai mép vải theo cạnh dài của mảnh vải. Đường khâu cách đều mép vải.
 + Đường khâu ở mặt trái của hai mảnh vải ghép và tương đối thẳng.
 + Các mũi khâu tương đối cách đều nhau và bằng nhau.
 + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
 - GV gợi ý cho HS trang trí sản phẩm và chọn ra những sản phẩm đẹp để tuyên dương nhằm động viên, khích lệ các em.
 - Đánh giá sản phẩm của HS. 
 3.Nhận xét- dặn dò:
 - Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.
 - Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Khâu đột thưa”.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
 -HS nhắc lại quy trình khâu ghép mép vải.(phần ghi nhớ).
-HS lắng nghe.
-HS thực hành
- HS theo dõi.
-HS trình bày sản phẩm. 
-HS tự đánh giá các sản phẩm theo tiêu chuẩn.
-Cả lớp.
===============================================
Thứ ba ngày 11/10/2011
BUỔI SÁNG:
Tiết 1: TOÁN.
Tiết 35: TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
I. Mục tiêu
- Biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.
Bài 1: a) dòng 2, 3; b) dòng 1, 3, bài 2
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng số nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Ổn định: 1p
B. Kiểm tra bài cũ: 3p
- Gọi 3 học sinh lên chữa bài tập 4.
- Kiểm tra vở bài tập của một số học sinh.
- Nhận xét và cho điểm.
C. Bài mới: 30p
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu với các em một T/C khác của phép cộng: Tính chất kết hợp.
2. Nội dung bài: Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng.
- Treo bảng số.
- Yêu cầu học sinh thực hiện tính giá trị của biểu thức (a+b) +c và a+ (b+c) trong từng trường hợp để điền vào bảng.
? Hãy so sánh giá trị của biểu thức 
(a+b) +c với giá trị của biểu thức a+ (b+c) khi a=4, b=5, c=6 ?
? Tương tự với các phần còn lại ?
? Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a+b) +c luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức a +b+c) ? 
- Vậy ta có thể viết (a+b) +c=a+ (b+c)
- Chỉ vào bảng và nêu:
* (a+b) được gọi là một tổng hai số hạng, biểu thức (a+b)+c có dạng là một tổng hai số hạng cộng với số hạng thứ ba, số hạng thứ ba ở đây là c. 
* Xét biểu thức a+ (b+c) thì ta thấy a là số thứ nhất của tổng (a+b), còn (b+c) là tổng của số thứ hai và số thứ ba trong biểu thức (a+b)+c 
* Vậy kết luận: (SGK), giáo viên ghi bảng.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại kết luận.
3. Luyện tập 
Bài 1 
? Bài tập yêu cầu ta làm gì ?
- Giáo viên viết 4367 + 199 + 501
- Yêu cầu ... ần 7)-BT1.
- Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV (BT2, BT3).
II. Đồ dùng dạy học 
 Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. KTBC(5p)
- Gọi HS kể lại câu chuyện (Vào nghề) theo 4 đoạn đã học 
- GV: Nhận xét tiểu kết nội dung 
B. Bài mới(30p)
* Giới thiệu và ghi đầu bài 
* Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1
Gợi ý:
- Chuyển thể lời thoại giữa Tin Tin và em bé thứ nhất ở màn 1
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi 
- Nhận xét – bổ sung 
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu 
Gợi ý bài tập 2
Yêu cầu mỗi em Mi Tin và Tin Tin đi thăm một nơi
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu 
CH:So sánh trình tự thời gian từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 thay đổi như thế nào?
- Nhận xét cho HS làm vở bài tập 
 Gọi HS đọc lại bài 3
C. Củng cố dặn dò(2p)
 - Nêu nội dung chính 
 - Liên hệ 
 - Nhận xét giờ học 
- 2 HS kể 
 Lớp nhận xét 
Ghi vở
- 2 HS đọc yêu cầu bài tập 
- Tin Tin và Mi -tin đến thăm phân xưởng xanh. Thấy một em bé đang cầm một cỗ máy có đôi cánh xanh. Tin-tin hỏi:
“Bạn làm gì với đôi cánh xanh này?” Em bé nói: “Mình dùng vào việc chế tạo ra nhiều chiếc máy khác trên trái đất ”...
- Kể màn 1 và màn 2 cho nhau nghe theo trình tự thời gian .
 - 2 nhóm báo cáo trước lớp 
Nhận xét bạn kể 
- 2 HS đọc yêu cầu 
- Thảo luận nhóm đôi 
- Mỗi em đóng vai một bạn “Mi-tin hoặc Tin-tin” để kể cho nhau nghe 
VD: Trong khu vuờn kì diệu Mi-tin vừa bước vào khu vườn huyền ảo đã thấy một bé gái mang một chùm quả trên đầu gậy .Mi-tin khen chùm lê đẹp quá ! Em bé nói: đây đâu phải là chùm lê mà là nho đấy ...
- 2 HS đọc yêu cầu 
- HS suy nghĩ trả lời
Cách 1 :
Mở đầu đoạn 1: Trước hết, hai bạn rủ nhau đi thăm ...
Mở đầu đoạn 2: Rời công xưởng xanh Tin - tin và Mi - tin cùng đến 
Cách 2:
Mở đầu đoạn 1:
Mi - tin đến khu vườn kì diệu...
Mở đàu đoạn 2:
Trong khi Mi - tin đang ở khu vườn kì diệu thì Tin -tin đến phân xưởng xanh ...
2 hs nêu lại nội dung 
----------------------------------------------------------------------
Tiết 2: TOÁN.
Tiết 38: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu
Biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Bài 1 (a, b), bài 2, bài 4 
II.Đồ dùng dạy học 
 Bảng phụ , phiếu 
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. KTBC(5p)
CH:Nêucách tìm số bé , số lớn ?
Nhận xét – ND bài cũ
B.Bài mới
*Giới thiệu và ghi đầu bài 
*Hướng dẫn hs làm bài tập 
Bài1 a,b (10’)
Gọi hs đọc yêu cầu 
Cho hs làm vở , bảng lớp 
Nhận xét , chữa bài 
Bài 2(10’):
*Gọi hs đọc yêu cầu 
Cho hs tìm hiểu đề 
Tóm tắt:
Tuổi chị:
 8tuổi 36
Tuổi em: tuổi
Nhận xét , chữa bài
Bài 3(Nếu còn thời gian)
- Gọi hs đọc yêu cầu 
Hướng dẫn hs giải vở , nêu miệng 
- Khuyến khích hs khá giải theo hai cách.
Tóm tắt :
SGK:
 17q 65q
SĐT:
Nhận xét chữa bài 
Bài 4(10’)
* Gọi hs đọc yêu cầu
- Hướng dẫn hs giải vở 
Tóm tắt:
PXT1:
 120sp 1200
PXT2: sp
Nhận xét , chữa bài 
Bài 5(Hướng dẫn học ở nhà):
*Gọi hs đọc yêu cầu 
C. Củng cố, dặn dò (2p)
*Củng cố cách tìm số lớn , số bé
Nhận xét, giờ học .
2 hs nêu
C1: Số bé = (tổng-hiệu):2
 Số lớn = số bé + hiệu
C2: Số lớn=(tổng + hiệu):2
 Số bé = số lớn – hiệu
Ghi đầu bài 
- 2 HS đọc yêu cầu 
a, Số lớn = (24+6):2=15
 Só bé = 15 – 6 = 9
b, Số lớn = (60+12):2=36
 Số bé = 36-12 = 24
c, Số lớn = (325+99):2 = 212
 Số bé = 212 – 99 = 113
- 2 HS đọc yêu cầu 
Giải bảng , vở 
 Giải 
Tuổi của chị là
 (36+8):2 = 22(tuổi)
Tuổi của em là:
22- 8 = 14 (tuổi)
 Đáp số : Chị : 22tuổi 
 Em : 14tuổi
- 2 HS nêu yêu cầu 
- HS làm bài
 Giải 
Số sách giáo khoa học sinh mượn là:
(65+17):2 = 41 (quyển)
Số sách đọc thêm là:
41 – 17 = 24 (quyển)
 Đáp số :SGK: 41quyển
 SĐT: 24quyển
- 2 HS đọc yêu cầu 
- Làm vở , bảng 
Giải
Phân xưởng thứ nhất làm được là:
(1200-120):2=540(sản phẩm)
Phân xưởng thứ hai làm được là:
540+120 = 660 (sản phẩm)
Đáp số : 540 sp
660 sp
Giải
Đổi 5 tấn 2 tạ = 52 tạ
Số thóc thửa ruộng thứ nhất thu được là :
(52+8):2 = 30(tạ) = 3000(kg)
Số thóc thửa ruộng thứ hai thu được là:
30 - 8 = 22 (tạ) = 2200(kg)
Đáp số:TRTN:3000kg thóc
TRTH: 2200kg thóc
- 2 hs nhắc lại
Tiết 3: TIẾNG ANH.
(Đ/C HƯƠNG DẠY)
---------------------------------------------------------------------------
Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
Bài 16: DẤU NGOẶC KÉP
I. Mục tiêu 
- Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép (ND Ghi nhớ).
- Biết vận dụng những hiểu biết đã học để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết (mục III).
II. Đồ dùng dạy học 
 Phiếu học tập , tranh ...
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. KTBC (5p)
CH: Em hãy nêu cách viết tên người tên địa lí nước ngoài ?
-Nhận xét – chữa bài
*Nội dung bài cũ 
B. Bài mới
- Giới thiệu và ghi đầu bài
I.Nhận xét(12p)
II.Ghi nhớ(2p)
III. Luyện tập(15p)
Bài 1:
Gọi HS đọc yêu cầu 
- Dán bảng phụ ghi nội dung bài tập 
CH: Những cụm từ nào, câu nào đặt trong dấu ngoặc kép?
CH: Những cụm từ đó, câu đó là lời của ai?
CH: Em hãy nêu tác dụng của dấu ngoặc kép ?
* Tác dụng của dấu ngoặc kép để trích lời dẫn, lời nói trực tiếp của nhânvật
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu 
CH: Bức tranh vẽ hình ảnh con gì?
Giảng : Tắc kè là một con vật nhỏ, hình dáng hơi giống thạch thùng, thường kêu tắc kè.
CH: Từ “ lầu”chỉ cái gì?
CH: Tắc kè hoa có xây được lầu theo nghĩa trên không?
CH: từ “lầu” trong khổ thơ ý nói gì?
- Dấu ngoặc kép trong trường hợp này là gì?
CH: Em hãy nêu tác dụng của dấu ngoặc kép?
- Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Cho HS dùng bút chì gạch chân dưới lời nói trực tiếp của nhân vật trong đoạn văn.
- Nhận xét chữa bài 
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu 
- Cho HS thảo luận nhóm đôi
- Gọi các nhóm báo cáo 
- Nhận xét, chữa bài
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu 
- Tổ chức trò chơi thi tìm từ nhanh, tìm từ đặc biệt trong đoạn văn .
- NX tuyên dương.
C. Củng cố dặn dò (2p)
- Nhận xét chữa bài 
- Củng cố lại nội dung 
- Nhận xét giờ học 
- 2 HS lên bảng viết , lớp viết bảng con
- Ghi đầu bài
- 2 HS đọc yêu cầu
- Đọc thầm 
- Cụm từ:“người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận” “đầy tớ trung thành của nhân dân”
- Câu: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”
- Lời của Bác Hồ
- Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật, có thể là mọt cụm từ hay một câu trọn vẹn
- 2 HS đọc yêu cầu
-Tranh vẽ con tắc kè 
- Chỉ ngôi nhà to, cao, sang trọng, đẹp đẽ.
- Không xây được nhà như nghĩa trên
- Dùng để chỉ cái tổ của tắc kè , đề cao giá trị của cái tổ đó .
- Dùng để đánh dấu từ “lầu” với nghĩa đặc biệt.
- 5-6 HS nêu ghi nhớ sgk
- 2 HS đọc yêu cầu 
- Làm vở bài tập gạch chân 
“em đã làm gì để giúp đỡ mẹ”
- 2 HS đọc yêu cầu 
- Thảo luận nhóm đôi, báo cáo.
- Đề bài của thầy giáo và các câu văn của HS không phải là lời thoại trực tiếp, do dó không thể viết xuống dòng đặt sau dấu gạch đầu dòng được.
- HS thảo luận, báo cáo 
- Đáp án: “vôi vữa” “trường thọ” “ đoản thọ”
----------------------------------------------------------------
Tiết 5: TIẾNG VIỆT TỰ CHỌN.
ÔN LUYỆN VỀ TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I- Mục tiêu: 
- Biét cách phát triển câu chuyện và sắp xếp các đoạn văn kể chuyện theo trình tự thời gian.
- Biết viết câu mở đầu đoạn để liên. kết các đoạn văn theo trình tự thời gian.
- Có ý thức dùng từ hay, viết đúng ngữ pháp và chính tả.
II- Các hoạt động dạy và học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới:
Đề bài: Viết các câu mở đầu cho từng đoạn văn kể lại câu chuyện “Vào nghề” bằng lời của người kể chuyện.
- GV ghi nhanh các cách mở đoạn khác nhau của từng HS vào bên cạnh.
Đoạn 1: - Mở đầu:
 - Diễn biến:
 - Kết thúc:
Đoạn 4: - Mở đầu:
 - Diễn biến:
 - Kết thúc:
4. Củng cố: GV hệ thống bài học
5. Dặn dò: Về học bài, chuẩn bị bài sau
- HS hoàn thành bài tập trong vở bài tập và làm thêm bài tập sau:
- 1 HS đọc đề bài, cùng GV xác định mục đích yêu cầu đề bài.
- HS dựa vào cốt truyện “ Vào nghề” để viết câu mở đầu cho từng đoạn.
- HS hoạt động cặp đôi.
- HS phát biểu theo cách mở đoạn của mình.
 Tết no-en năm ấy, cô bé Va-li-a 11 tuổi được bố mẹ đưa đi xem xiếc. / Tết ấy, Va-li-a tròn 11 tuổi, bố mẹ cho em đi xem xiếc.
 Chương trình xiếc hôm ấy hay tuyệt, nhưng Va-li-a thích hơn cả là tiết mục co gái xinh đẹp vừa phi ngựa vừa đánh đàn,
 Từ đó, lúc nào Va-li-a cũng mơ ước một ngày nào đó sẽ trở thành một diễn viên xiếc vừa phi ngựa vừa đánh đàn.
 Thế rồi cũng đến ngày Va-li-a trở thành một diễn viên thực thụ./ Chẳng bao lâu, Va-li-a trở thành một diễn viên được biểu diễn trên sân khấu. 
 Mỗi lẫn Va-li-a bước ra sàn diễn, những tràng vỗ tay nồng nhiệt lại vang lên
 Thế là mơ ước thuở nhỏ của Va-li-a đã trở thành sự thực.
-----------------------------------------------------------------------
Tiết 6: SINH HOẠT TUẦN 8
I/ Yêu cầu
 	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
	- Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS
II/ Lên lớp
	1. Tổ chức: Hát
	2. Bài mới
*Lớp trưởng báo cáo tình hình lớp.
- Đạo đức
- Học tập
- Các hoạt động khác
*GV đánh giá nhận xét:
 a. Nhận định tình hình chung của lớp
	Ưu điểm:
	 + Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ.
	 + Đầu giờ trật tự truy bài nghiêm túc.
	- Học tập: Nền nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp
	- Thể dục: Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác
 - Có ý thưc đoàn kếtvới bạn, lễ phép với thầu cô giáo 
Nhược điểm:
- Nhiều em còn quên sách vở, bảng con: Thắng, Công
- Một số em chưa làm bài tập: Thiệp, Hà, Ái
- Một số em còn nghịch trong lớp: Thiệp, Hà
b. Kết quả đạt được
 - Tuyên dương: Hường, Doanh, Thảo, Trang, Dũng, Huyền Hăng hái phát biểu XD bài 
c. Phương hướng:
 	 - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.
 - Khắc phục những nhược điềm còn tồn tại 
 - Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập giành nhiều hoa điểm tốt
 - Mua đầy đủ sách vở phục vụ cho việc học.
*Phần bổ sung: .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_8_nam_hoc_2011_2012_dinh_van_phan.doc