Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 - Lê Hữu Trình (Bản 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 - Lê Hữu Trình (Bản 2 cột)

I/ MỤC TIÊU: - Giúp HS rèn kĩ năng thực hiện phép chia phân số.

-Rèn HS tính cẩn thận ,chính xác

-Giáo dục HS vận dụng tốt kiến thức vào bài làm , trình bày sạch ,đẹp

II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Phiếu bài tập 1

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1-Ổn định: TT

2- Kiểm tra:H:Nêu cách chia phân số? Hiệp

HS Thiện làm BT4. Gv nhận xét

3-Bài mới: giới thiệu bài- ghi đề

 

doc 31 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 364Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 - Lê Hữu Trình (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8:
Ngày soạn :/3/2011 Ngày dạy thứ hai ngày 7/3/2011 
ĐẠO ĐỨC: CÓ GV CHUYÊN DẠY
TẬP ĐỌC (51 ) THẮNG BIỂN
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: -Đọc đúng các từ khó: vật lộn dữ dội,nam lẫn nữ, mênh mông, Đọc trôi chảy toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ , nhấn giọng ở các từ ngữ miêu tả sự đe doạ của cơn bão, gợi tả, tượng thanh, từ ngữ thể hiện sự bền bỉ , dẻo dai và tinh thần quyết thắng của những thanh niên xung kích. Đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể rõ ràng , chậm rãi, cảm hứng ca ngợi .
-Hiểu nghĩa các từ : mập, cây vẹt, xung kích, chão, Ca ngợi lòng dũng cảm , ý chí quyết thắng của con người trong cuộc chống thiên tai , bảo vệ con đê,bảo vệ cuộc sống bình yên.
- GD học sinh tinh thần dũng cảm, tinh thần đoàn kết chống lại sự nguy hiểm do thiên nhiên gây ra để bảo vệ cuộc sống con người.
* GDKNS: HS thể hiện sự cảm thơng. Ra quyết định, ứng phĩ. Đảm nhận trách nhiệm.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Tranh minh hoạ bài tập đọc. Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY : 1/Ổn định
2/ Bài cũ: Linh, Thảo Đọc thuộc lòng bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-GV nhận xét ghi điểm.
3/ Bài mới:Giới thiệu bài –ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 :(10’) Luyện đọc.
MT: Đọc đúng các từ khó: vật lộn dữ dội,nam lẫn nữ, mênh mông
-Gọi 1 HS khá đọc.
-Chia đoạn cho 3 HS đọc đoạn ( 2 lượt ).GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng em.
-Yêu cầu luyện đọc theo cặp sau đó gọi đại diện một số em đọc .
-Gọi 1 HS đọc toàn bài .
-GV đọc mẫu.
Hoạt động 2 : (15’)Tìm hiểu bài.
MT: -Hiểu nghĩa các từ : mập, cây vẹt, xung kích, chão, HS thể hiện sự cảm thơng. Ra quyết định, ứng phĩ. Đảm nhận trách nhiệm.
* Tranh minh hoạ thể hiện nội dung nào trong bài?
H: Cuộc chiến đấu giữa con người và bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và tìm những từ ngữ hình ảnh nói lên sự đe doạ của cơn bão biển.
H: Các từ ngữ và hình ảnh ấy gợi cho em điều gì?
H: Ý chính của đoạn 1 là gì?
-Yêu cầu đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi .
H: Tìm những từ ngữ , hình ảnh miêu tả cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển?
H: Đoạn 1 và đoạn 2 tác giả đã sử dụng biện pháp gì để miêu tả hình ảnh của biển cả?
H: Sử dụng các biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng gì?
H: Ý chính của đoạn 2 là gì?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và tìm những từ ngữ hình ảnh thể hiện lòng dũng cảm , sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển.
-GV yêu cầu : Hãy dùng tranh minh hoạ và miêu tả lại cuộc chiến đấu với biển cả của những thanh niên xung kích ở đoạn 3 
H: Ý chính đoạn 3 là gì?
* Bài tập đọc Thắng biển nói lên điều gì?
Đại ý : Bài văn ca ngợi lòng dũng cảm ,ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên.
Hoạt động 3: (5’)Đọc diễn cảm
MT: Đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể rõ ràng , chậm rãi, cảm hứng ca ngợi
-Gọi 3 HS đọc từng đoạn , cả lớp theo dõi , tìm cách đọc hay.
 -Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 2
( nhấn giọng ở các từ ngữ: ào, dữ dội, như một đàn cá voi lớn, , sóng trào qua,vụt ào,rào rào, vật lộn dữ dội, giận dữ điên cuồng,hàng ngàn người, quyết tâm chống giữ ).
-Nhận xét cho điểm HS.
4/Củng cố-Dặn dò.(5’)
* Đọc đoạn văn trên , hình ảnh nào gây ấn tượng nhất với em?Vì sao?
-GV nhận xét tiết học. Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài Ga-vrốt ngoài chiến luỹ.
-1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
-HS đọc đoạn:
+HS 1 :Mặt trời lên caocá chim nhỏ bé.
+HS 2: Một tiếng àochống dữ.
+HS 3: Một tiếng reo toquãng đê sống lại.
-Đọc theo nhóm đôi.
-Một số em đọc trước lớp.
-1 em đọc toàn bài.
-Tranh minh hoạ thể hiện nội dung đoạn 3 trong bài , cảnh mọi người dùng thân mình làm hàng rào ngăn dòng nước lũ.
-Cuộc chiến đấu giữa con người và bão biển được miêu tả theo trình tự :Biển đe doạ con đê,biển tấn công con đê, con người thắng biển ngăn được dòng lũ , cứu con đê.
-HS đọc và trả lời câu hỏi
-Các từ ngữ và hình ảnh ấy cho ta thấy cơn bão biển rất mạnh, hung dữ, nó có thể cuốn phăng con đê mỏng manh bất cứ lúc nào.
* Cơn bão biển đe doạ.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả: như một đàn cá voi lớn , sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào , một bên là biển, là gió trong cơn giận dữ điên cuồng ,một bên là hàng ngàn người với tinh thần quyết tâm chống giữ .
-Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh :như con cá mập đớp con cá chim, như một đàn voi lớn và biện pháp nhân hoá :biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh, gió giận dữ điên cuồng .
-Sử dụng các biện pháp nghệ thuật ấy để thấy được cơn bão biển hung dữ, làm cho người đọc hình dung được cụ thể , rõ nét về cơn bão biển và gây ấn tượng mạnh mẽ .
* Cơn bão biển tấn côngï.
-Đọc và trả lời câu hỏi: Những từ ngữ và hình ảnh thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển: hơn hai chục thanh niên mỗi người vác một vác củi vẹt , nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ , khoác vai nhau thành sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Họ ngụp xuống trồi lên , những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt , thân mình họ cột chặt lấy những cột tre đóng chắc , dẻo như chão, đám ngườikhông sợ chết đã cứu được con đê sống lại .
-1-2 em chỉ vào tranh mô tả lại .
* Con người quyết chiến quyết thắng cơn bão .
-Suy nghĩ và trả lời.
-2-3 em nhắc lại .
-HS đọc đoạn , cả lớp theo dõi , tìm cách đọc hay.
-Thi đọc diễn cảm.Bình chọn HS đọc hay nhất .
-HS trả lời.
TOÁN (126) LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU: - Giúp HS rèn kĩ năng thực hiện phép chia phân số.
-Rèn HS tính cẩn thận ,chính xác
-Giáo dục HS vận dụng tốt kiến thức vào bài làm , trình bày sạch ,đẹp
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Phiếu bài tập 1
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1-Ổn định: TT
2- Kiểm tra:H:Nêu cách chia phân số? Hiệp
HS Thiện làm BT4. Gv nhận xét
3-Bài mới: giới thiệu bài- ghi đề
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động1:(15’)luyện tập chia phân số
MT: -Giúp HS rèn kĩ năng thực hiện phép chia phân số.
Bài 1: Tính
Làm phiếu bài tập
Gv phát phiếu gợi ý hs thực hiện phép chia phân số,rồi rút gọn kết quả( đến tối giản)
HS lên bảng làm, dưới lớp làm phiếu BT,HS nhận xét bài trên bảng, Gv nhận xét chốt lời giải đúng ,HS đổi phiếu chấm bài cho nhau.
a);
b) ;
Bài 2:HS làm vở
-HS đọc yêu cầu, HS nêu cách “ tìm x” tương tự như đối với số tự nhiên.
HS lên bảng,cả lớp nhận xét, GV chốt kết quả:
a) b) 
 x= x=
 x= x= 
Hoạt động 2: (15’)Luyện tập phép nhân và giải toán
MT:Củng cố phép nhân và giải toán về phân số.
Bài 3: HS làm vở nháp.
-HS đọc yêu cầu,HS tính vào vở, 3HS lên bảng,cả lớp nhận xét,GV chốt kết quả:
a) b);
c) ;
*GV hướng dẫn hS nêu nhận xét:
-Ở mỗi phép nhân hai phân số đó là hai phân số đảo ngược với nhau.
-Nhân hai phân số đảo ngược với nhau thì có kết quả bằng 1.
4-Củng cố-dặn dò:(5’)Hệ thống lại bài học. GV nhận xét tiết học. Về làm BT 4 và chuẩn bị luyện tập.
-HS làm trên phiếu
HS nhận xét bài bạn trên bảng,đổi phiếu chấm bài cho nhau.
HS đọc yêu cầu,HS làm vào vở
-HS nêu cách tìm x
-HS lên bảng,cả lớp nhận xét
-HS đọc yêu cầu,HS làm vào nháp
-HS lên bảng,cả lớp nhận xét
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (51 ) LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Ôn tập và củng cố về câu kể Ai là gì? Xác định được câu kể Ai là gì?trong đoạn văn. Hiểu ý nghĩa , tác dụng của mỗi câu. Xác dịnh đúng CN,VN trong câu kể Ai là gì?
-Viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai là gì?Yêu cầu câu đúng ngữ pháp, chân thực, giàu hình ảnh, có sáng tạo khi viết.
- Giúp HS diễn đạt câu đầy đủ ý
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Bảng phụ viết 4 câu kể Ai là gì? Trong từng đoạn văn
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1-Ổn định: TT
2-Kiểm tra: (5’) 2 hS Huy, Tuấn lên bảng đặt câu ,mỗi hS đặt 2 câu kểAi là gì?
1 hS đứng tại chổ đọc BT4. HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng.
GV nhận xét ghi điểm.
3-Bài mới:giới thiệu bài- ghiđề
HĐ GIÁO VIÊN
HĐ HỌC SINH
Hoạt động 1: (10’) Củng cố câu kể Ai là gì?
MT: Ôn tập và củng cố về câu kể Ai là gì?
Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
-Yêu cầu hS tự làm , gọi HS lên bảng làm, HS nhận xét bạn làm trên bảng.
-GV kết luận lời giải đúng:
Câu kể ai là gì?
Tác dụng
* Nguyễn Chi Phương là người Thừa Thiên.
* Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội.
* Ông Năm là dân ngụ cư cuả làng này.
* Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân.
 -Câu giới thiệu
-Câu nêu nhận định
-Câu giới thiệu
-Câu nêu nhận định
H:Tại sao câu Tàu nào có hàng cần bốc lên là cần trục vươn tay tới không phải là câu kể Ai là gì?
Hoạt động 2:(20’) Xác định đúng CN-VN , viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai là gì?
MT: Xác định được câu kể Ai là gì ?Viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai là gì?
Bài 2: 
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
-Yêu cầu hS tự làm , sử dụng các kí hiệu đã quy định gọi HS lên bảng làm, HS nhận xét bạn làm trên bảng.
-GV kết luận lời giải đúng:
* Nguyễn Chi Phương// là người Thừa Thiên.
 CN VN
* ... ianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến Nam Bộ ngày nay.
Hoạt động 2: (10’)Các chúa Nguyễn tổ chức khai hoang
MT: Từ thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn đã đẩy mạnh việc khẩn hoang từ sông Gianh trở vào Nam Bộ ngày nay
Thảo luận nhóm
-GV yêu cầu hS thảo luận nhóm: Trình bày khái quát tình hình nước ta từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến đồng bằng sông Cửu Long.
-Các nhóm dựa vào SGK để thảo luận, sau đó cử người đại diện nhóm trả lời.
H:Ai là lực lượng chủ yếu trong cuộc khẩn hoang ở Đàng trong?
H:Chính quyền chúa Nguyễn đã có biện pháp gì giúp dân khẩn hoang?
H: Đoàn người khẩn hoang đã đi đến những đâu?
H: Người đi khẩn hoang đã làm gì ở những nơi họ đến?
-GV kết luận 
Hoạt động 3: (10’)Kết quả của cuộc khẩn hoang
MT: -Cuộc khẩn hoang từ thế kỉ XVI đã dần dần mở rộng diện tích sản xuất ở các vùng hoang hoá.
Làm việc cả lớp
-H: Cuộc sống chung giữa các dân tộc người ở phía nam đã đem lại kết quả gì?
-GV tổ chức cho HS trao đổi ,dẫn đến kết luận : Kết quả xây dựng cuộc sống hoà hợp, xây dựng nền văn hoá chung trên cơ sở vẫn duy trì những sắc thái văn hoá riêng của mỗi dân tộc.
4- Củng cố dặn dò:(3’)Gv tổ chức cho HS báo cáo kết quả tìm hiểu được về công cuộc khai hoang ở địa phương mình.
Gv nhận xét dặn HS về nhà học thuộc bài chuẩn bị bài sau “Thành thị ở thế kỉ XVI-XVII”
-HS xác định địa phận trên bản đồ
-HS chia thành các nhóm nhỏ mỗi nhóm 4 hS tìm hiểu trao đổi, cử đại diện trả lời.
-nhân dân, quân lính ,tù nhân.
-Cấp lương thực và nông cụ.
-Họ đến nhiều nơi
-Lập làng lập ấp mới. V73 đất để trồng trọt, chăn nuôi ,buôn bán
HS làm việc cả lớp
HS trả lời
HS báo cáo kết quả tìm hiểu
MĨ THUẬT: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT : XEM TRANH ĐỀ TÀI SINH HOẠT
I.Mục tiêu 
-Học sinh bước đầu hiểu về nội dung của tranh qua bố cục, hình ảnh và màu sắc.
- Biết cách khai thác nội dung khi xem tranh về các đề tài.
 - HS cảm nhận được và yêu thích vẻ đẹp của tranh thiếu nhi.
 * GDBVMT:HS yêu quý cảnh đẹp và có ý thức giữ gìn cảnh quan. Tham gia các hoạt động làm sạch đẹp cảnh quan môi trường.
II.Chuẩn bị: Sưu tầm tranh về các đề tài của HS lớp trước. sưu tầm tranh ở sách báo 
III.Các hoạt động dạy- học 1.Ổn định :
2.Bài cũ:(2’)Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3.Bài mới : Giới thiệu bài qua tranh.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: (20’)Xem tranh 
MT: Học sinh bước đầu hiểu về nội dung của tranh qua bố cục, hình ảnh và màu sắc. Biết cách khai thác nội dung khi xem tranh về các đề tài.
* HS yêu quý cảnh đẹp và có ý thức giữ gìn cảnh quan. Tham gia các hoạt động làm sạch đẹp cảnh quan môi trường.
1.Thăm ông bà: Tranh sáp màu của Thu Vân
Cho HS xem tranh và tìm hiểu nội dung qua các bức tranh
Cảnh thăm ông bà diễn ra ở đâu?
H:Trong tranh có những hình ảnh nào? Hãy miêu tả hình dáng cuả mỗi người trong từng công việc?
H:Màu sacé của bức tranh như thế nào?
H:Hãy nêu cảm nhận của bản thân về bức tranh?
GV: Bức tranh thể hiện tình cảm của các cháu đối với ồn bà. Tranh vẽ hình ảnh ông bà, các cháu với các dáng hoạt động rất sinh động thể hiện tình cảm thân thương và gần gũi của những người ruột thịt. Màu sắc trong tranh tươi sáng , gợi lên không khí ấm cúng của cảnh sum họp gia đình 
2. Chúng em vui chơi. Tranh sáp màu của Thu Hà 
H:Bức tranh vẽ đề tài gì?
H:Hình ảnh nào là hình ảnh chính trong tranh? Hình ảnh nào là hình ảnh phụ?
H:Các dáng hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh có sinh động không ?
H:Màu sắc trong tranh như thế nào?
Giảng : Bức tranh thể hiện cảnh vui chơi của thiếu nhi với những hình ảnh sinh động : em cầm hoa, em cầm bóng chạy nhảy tung tăng . Màu sắc tươi sáng rực rỡ càng làm cho tranh thêm đẹp và tươi sáng.
3. Vệ sinh môi trường chào đón Sea Game 22. Tranh sáp màu của Phương H:ThảoTên bức tranh là gì? Bạn nào vẽ?
 H:Trong tranh có những hình ảnh nào
 H:Những hình ảnh nào là hình ảnh chính, hình ảnh phụ?
H:Bạn Thảo vẽ tranh đề tài nào?
H:Các hoạt động trong tranh diễn ra ở đâu? Vì sao em biết?
H:Màu sắc của bức tranh như thế nào?
H:Em có nhận xét gì về bức tranh này?
Giảng : Bức tranh vẽ đề tài sinh hoạt của thiếu nhi: làm vệ sinh môi trường để chào đón ngày hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 được tổ chức ở nước ta vào 2003 tổ chức ở Hà Nội , thể hiện không khí sôi nổi hăng say 
HĐ 2: (7’)Nhận xét đánh giá
Giáo viên nhận xét và khen ngợi những học sinh có nhiều ý kiến xây dựng bài. 
4.Củng cố Dặn dò:(5’)Hệ thống lại các kiến thức đã học. Sưu tầm tranh, tập nhận xét về cách vẽ hình vẽ màu. Quan sát một số loại cây
- Học sinh quan sát tranh.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Thảo luận theo nhóm và trả lời.
- Đại diện các nhóm trả lời
lớp bổ sung nhận xét.
ĐỊA LÍ : (26 ) DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I. Mục tiêu : - Đọc tên và chỉ tên lược đồ, bản đồ các đồng bằng duyên hải miền Trung. Trình bày được đặc điểm của các đồng bằng duyên hải miền Trung 
- Biết và nêu được đặc điểm khí hậu của các đồng bằng duyên hải miền Trung 
- Nhận xét các thông tin trên tranh ảnh lược đồ 
II. Đồ dùng dạy học:Bản đồ, lược đồ ĐB duyên hải miền Trung , tranh ảnh đèo Hải Vân, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định :
2. Bài cũ:Chỉ vị trí và nêu tên hai vùng ĐBBB và ĐBNB trên bản đồ?
H: Cho biết các dòng sông nào đã bồi đắp lên vùng đồng bằng ĐBBB và ĐBNB?
H:Chỉ trên bản đồ những dòng sông chính : sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Cửu Long ?
3.Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ 1: (10’)Các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển .
MT: Trình bày được đặc điểm của các đồng bằng duyên hải miền Trung 
-GV treo và giới thiệu lược đồ dải đồng bằng duyên hải miền Trung . 
-Yêu cầu HS quan sát và cho biết :
H: Có bao nhiêu dải ở đồng bằng duyên hải miền Trung?
-GV yêu cầu HS lên chỉ và đọc tên các dải đồng bằng trên lược đồ.
H:Em có nhận xét gì về vị trí cuả các đồng bằng này?
H: Quan sát trên lược đồ em thấy các dãy núi chạy các dải đồng bằng này đến đâu ?
GV: Vì các dãy núi này chạy lan ra sát biển nên đã chia cắt đồng bằng duyên hải miền Trung thành các đồng băng nhỏ hẹp 
H: Em có nhận xét gì về tên gọi của các đồng bằng ?
-Treo lược đồ đầm phá ở thừa thiên Huế: Các đồng bằng ven biển thường có các cồn cát cao 20 – 30 m . Những vùng đất thấp trũng ở cửa sông , nơi có đồi cát dài ven biển bao quanh thường tạo nên các đầm phá. Nổi tiếng có phá Tam Giang ở Thừa Thiên Huế.
H:Ở các vùng có nhiều cồn cát cao thường có hiện tượng gì ? 
GV: Sự di chuyển của các cồn cát dẫn đến sự hoang hoá đất trồng. Hiện tượng không có lợi cho người dân sinh sống và trồng trọt 
H:Để ngăn chặn hiện tượng này người dân nơi đây phải làm gì ?
Kết luận: Đồng bằng duyên hải miền Trung thường nhỏ hẹp, nằm sát biển, có nhiều cồn cát và đầm phá. 
HĐ 2: (7’)Bức tường cắt ngang đồng bằng duyên hải miền Trung.
MT: Đọc tên và chỉ tên lược đồ, bản đồ các đồng bằng duyên hải miền Trung
 -Quan sát trên bản đồ và cho biết dãy núi nào đã cắt ngang dải đồng bằng duyên hải miền Trung ?
Kết luận : Dãy Bạch Mã và đèo Hải Vân, 2 dãy núi này chạy thẳng ra bờ biển nằm giữa Huế và Đà Nẵng có thể nói đây là bức tường chắn ngang đồng bằng duyên hải miền Trung 
H: Để đi từ Huế vào Đà Nẵng và từ Đà Nẵng ra Huế phải đi bằng cách nào?
H: Đường hầm Hải Vân có ích lợi gì so với đường đèo ?
HĐ 3:(10’) Khí hậu khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam .
MT: Biết và nêu được đặc điểm khí hậu của các đồng bằng duyên hải miền Trung 
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp đọc SGK và cho biết:
H: Khí hậu phía Bắc và phía Nam đồng bằng duyên hải miền Trung khác nhau như thế nào ?
H:Vì sao có sự khác biệt về nhiệt độ như thế?
H: Khí hậu ở đồng bằng duyên hải miền Trung có ảnh hưởng gì đến công việc sản xuất của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung?
KL: Do dãy núi Bạch Mã đã chắn gió lại. Gió lạnh từ phía Bắc bị chặn lại ở dãy núi này, do đó phía Nam không có gió lạnh và không có mùa đông.
4. Củng cố –Dặn dò:(3’)Học bài và tìm hiểu về người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Chuẩn bị: “Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải Miền Trung”
-Quan sát lược đồ , 1 HS lên bảng chỉ và gọi tên 
-Có 5 dải đồng bằng.
-Các đồng bằng nằm sát biển . phía bắc giáp ĐBBB, phía tây giáp dãy Trường Sơn, phía nam giáp với ĐBNB, phía đông là biển Đông.
-Các dãy núi chạy qua các đồng bằng và lan ra sát biển .
-Tên gọi của các dải đồng bằng lấy từ tên các tỉnh nằm trên vùng đồng bằng đó.
-Có hiện tượng di chuyển của các cồn cát 
-Trồng phi lao để ngăn gió di chuyển sâu vào đất liền 
--Quan sát và trả lời câu hỏi: Dãy núi Bạch Mã
-Đi bộ trên sườn đèo Hải Vân hoặc đi xuyên qua núi qua đường hầm Hải Vân .
-Đường hầm Hải Vân rút ngắn đoạn đường đi, dễ đi , hạn chế tắc nghẽn giao thông do đất đá ở núi đổ xuống. Đường đèo xa hơn và không an toàn, nhiều khi đường bị sụt lở do mưa lớn .
-HS thảo luận và trả lời:
-Do dãy núi Bạch Mã đã chắn gió lại. Gió lạnh từ phía Bắc bị chặn lại ở dãy núi này, do đó phía Nam không có gió lạnh và không có mùa đông 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_8_nam_hoc_2011_2012_le_huu_trinh_ban_2_co.doc