Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Võ Thế Hải

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Võ Thế Hải

1.Mục tiêu:

- HS biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số.

- Rèn kĩ năng thực hành phân tích đề toán, dạng toán, tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.

- Giáo dục ý thức học tập tự giác tích cực.

2. Chuẩn bị : Bảng phụ viết sẵn đề bài toán/ tr 47.

3.Hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 20 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 351Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Võ Thế Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8	
Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2009.
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc
Nếu chúng mình có phép lạ (SGK/tr76).
1-Mục tiêu : 
- HS đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi mơ ước về một tương lai tốt đẹp.
 - Đọc hiểu: + Nội dung:Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.
- Giáo dục ý thức học tập, biết hướng tới những ước mơ cao đẹp.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc khổ thơ 1, khổ thơ 4 (SGK/tr 76).
3.Hoạt động dạy học chủ yếu :
A.Kiểm tra:- Đọc bài ở vương quốc Tương lai.
TLCH 2, 3 trong bài.
HSKG đọc bài.
HS TLCH, nhận xét bạn đọc.
B.Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài : 
b, Nội dung chính: (qua tranh)
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
- Đọc nối tiếp theo khổ thơ, kết hợp luyện đọc câu khó, từ khó.
 ( GV cho HS luyện đọc kết hợp tìm hiểu từ mới trong SGK)
GV đọc minh hoạ.
Giọng đọc diễn cảm, hồn nhiên, ngây thơ, nhấn giọng ở cá từ ngữ : nảy mầm nhanh, chớp mắt, đầy quả, tha hồ, trái bom....
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
- Câu hỏi 1/tr 77.
- Việc lặp lại rất nhiều lần câu thơ đó nói lên điều gì?
( GV cho HS thảo luận )
- Câu hỏi 2/tr 77.
- Câu hỏi 3/tr 77.(HS giỏi)
- Câu hỏi 4/tr 77 (GV cho HS nêu ý kiến của mình).
- Nêu ý nghĩa của bài học?
HĐ3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm- Đọc thuộc lòng (B.P).
*Chú ý : Giọng toàn bài hồn nhiên, ngây thơ.
GV cho HS nói lên mơ ước của mình và những suy nghĩ về mơ ước ấy.
HS quan sát tranh, mô tả một số hình ảnh chính của tranh, xác định yêu cầu giờ học.
HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
HS đọc nối tiếp theo khổ thơ lần1.
Sửa lỗi phát âm : nảy mầm, ngọt lành, thuốc nổ..
HS đọc theo cặp lần 2.
1-2 HS đọc cả bài.
HS nghe, học tập, phát hiện cách đọc.
HS đọc, thảo luận, TLCH tr 77.
-...Nếu chúng mình có phép lạ
-...ước muốn của các bạn rất tha thiết.
- Khổ thơ 1 : ...Cây mau lớn để cho quả
- Khổ thơ 2 : ..thành người lớn ngay để làm việc.
- Khổ thơ 3 : ..trái đất không còn mùa đông.
- ...trái đất không còn bom đạn...
-...ước không còn mùa đông : ước thời tiết dễ chịu, không còn tai hoạ đe doạ con người....
Mục 1.
HS luyện đọc lại theo từng khổ thơ, phát hiện cách đọc, thi đọc thuộc . HSTB đọc một hai khổ thơ, HSKG đọc cả bài.
HS bình chọn giọng đọc hay.
 C. Củng cố, dặn dò: - Liên hệ giáo dục : Biết ước mơ cao đẹp
 - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài : Đôi giầy ba ta màu xanh.
Tiết 3: Toán
 Luyện tập(SGK tr 46)
1.Mục tiêu: 
- Củng cố các kiến thức về tổng của 3 số, vận dụng tính chất của phép cộng để tính thuận tiện nhát.
- Rèn kĩ năng thực hành đặt tính, tính, tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải toán có lời văn.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: GV cho HS làm bài 1b/tr 46 để kiểm tra kiến thức cũ.
HS thực hành, nêu cách làm.
B. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học từ phần kiểm tra.
b, Nội dung chính: 
GV cho HS đọc, xác định yêu cầu bài tập, thực hành trong thời gian khoảng 15 phút, chữa bài.
Bài 2:Tính bằng cách thuận tiện nhất(dòng 1,2)
GV cho HS thi tính nhanh, nêu cách làm.
Bài 3 : Tìm x:(HS khá -giỏi)
GV cho HS thực hành, nêu tên thành phần và kết quả của phép tính, cách tìm số hạng chưa biết, số bị trừ.
Bài 4a:
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng toán nào?(HSKG)
Bài 5:Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật?(HSG)
GV cho hai HS lên bảng chữa bài.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS thực hành theo hướng dẫn của GV
HS làm trong vở, thi giải toán nhanh, 3 HS chữa bài trên bảng, nêu lại cách làm.
VD : 96 + 78 + 4 = (96 + 4) + 78 
 = 100 + 78 = 178
VD : x – 306 = 504 
x : số bị trừ ; 306 : số trừ.504 : hiệu số
x = 504 + 306 
x = 816
HS đọc, phân tích đề toán, giải toán trong vở , hai HS tóm tắt bài toán ( bằng lời, sơ đồ) , HS nêu lại đề toán , nêu lại cách làm.
- Tìm tổng của nhiều số.
* Đáp số : a, 150 người.
b, 5406 người.
* Đáp số : a, 36 cm ; b, 120 m.
C. Củng cố, dặn dò : - Ôn bài , chuẩn bị bài sau:Biểu thức có chứa hai chữ.
Tiết 4: L ịch sử 
Ôn tập ( SGK/tr24)
1. Mục tiêu: 
- Giúp HS ôn lại các giai đoạn lịch sử đã học : Buổi đầu dựng nước và giữ nước; Hơn một nghìn năm đấu tranh dành lại độc lập.
- HS biết kể các sự kiện lịch sử tiêu biểu trên trục thời gian.
- Giáo dục lòng tự hào dân tộc.
2.Chuẩn bị : Bảng phụ kẻ trục thời gian /tr 24.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu: 
A. Kiểm tra: + Ôn tập.
B. Dạy bài ôn tập
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
HĐ1: Làm việc với SGK.
GV cho HS làm việc cá nhân với SGK/tr 24, thực hiện các yêu cầu 2,3.
Thời gian : 15 phút, chữa bài.
HĐ2 : Thực hành chữa bài.
Bài 2 : Kẻ trục thời gian, ghi các sự kiện tiêu biểu vào mốc thời gian tương ứng.
GV cho 1 HS cữa bài trên bảng phụ.
Bài 3 : Kể lại bằng lời hoặc viết , vẽ hình về một trong ba nội dung sau : 
+ Đời sống người Lạc Việt.
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
+ Trình bày diễn biến và nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
HS KG có thể làm cả ba nội dung, HS trung bình chỉ yêu cầu thực hiện hoàn chỉnh một nội dung.
GV đặt câu hỏi gợi ý HS yếu nhớ lại các sự kiện lịch sử.
HS đọc , xác định yêu cầu của SGK, TLCH.
HS ghi các sự kiện lịch sử tương ứng vào mốc thời gian.
Khoảng 700năm Năm 179 CN Năm 938
HS thực hành trong nhóm, báo cáo trước lớp.
VD : Người Lạc Việt làm nhà sàn để tránh thú dữ và họp nhau thành các làng, bản. Họ thờ thần Đất, thần Mặt Trời.
Người Lạc Việt có tục nhuộm răng đen, ăn trầu, búi tóc, cạo trọc đầu....
HS có thể sử dụng hình minh hoạ ( bộ tranh lịch sử ).
HS nhận xét, bổ sung nội dung 
C. Củng cố, dặn dò: - Nêu nội dung chính của bài. 
 - Chuẩn bị bài sau :Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
Tiết 5 : Đạo đức
Bài 4 : Tiết kiệm tiền của (tiết 2)
I. Mục tiêu:
Giúp HS hiểu:
1. Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của và biết được ích lợi của tiết kiệm tiền của. 
2. HS biết tiết kiệm giự gìn sách vở đồ dùng đồ chơi... trong sinh hoạt hàng ngày.
3. Biết đồng tình ủng hộ những hành vi việc làm tiết kiệm không đồng tình với những hành vi làm lãng phí tiền của.
II Đồ dùng dạy - học
- Đồ dùng để chơi đóng vai.
- Bìa màu đỏ, xanh, trắng.
III .Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
-Vì sao cần tiết kiệm tiền của? 
+Nêu ghi nhớ SGK ?
- Nhận xét, đánh giá.
B .Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi bảng
2. Tìm hiểu bài:
*HĐ1: HS làm việc cá nhân HS làm bài tập 4 
- Trình bầy kết quả và giải thích
- Cả lớp trao đổi nhận xét GV chốt lại
- HS tự liên hệ.
- GV nhận xét
*HĐ2: Thảo luận nhóm 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ
-HS thảo luận GV quan sát
HS trình bầy kết quả lớp trao đổi thảo luận
GV chốt lại HS đọc phần ghi nhớ SGK
3 .Củng cố - dặn dò
- Hệ thống nội dung bài
- Đánh giá nhận xét giờ học. Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
- HS trả lời
- Ghi tên bài lên bảng
- Bài tập 4
- Các việc làm A, B, G, H, K là tiết kiệm tiền của
- Các việc làm C, D, Đ E, I là lãng phí tiền của
- Khen HS biết tiết kiệm tiền của, nhắc nhở HS khác thực hiện việc tiết kiệm tiền của
- Bài tập 5
a. Nhắc nhở bạn không nên xé sách vở làm đồ chơi.
b. Nhắc em không nên tiêu tiền lãng phí
- Đọc ghi nhớ SGK.
	Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2009.
Tiết 1: Thể dục.
Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái-đứng lại
I Mục tiêu: 
- Ôn tập động tác: Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác theo khẩu lệnh.
II - Địa điểm phương tiện.
- Một còi, bàn ghế.
III Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
T
Phương pháp tổ chức
1 Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học .
- Hát và vỗ tay.
- Trò chơi: Chim về tổ .
- Ôn động tác quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
2 Phần cơ bản:
a/ Ôn động tác quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
b/ Trò chơi vận động.
- Trò chơi: Ném chúng đích.
3 Phần kết thúc:
- Hát và vỗ tay theo nhịp .
- Nhận xét đánh giá.
6’
18’
6’
5’
-Lớp tập hợp theo hàng dọc nghe phổ biến nội dung, yêu cầu và phương pháp kiểm tra.
-Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
-HS nêu cách chơi, chơi trò chơi.
-GV điều khiển lớp ôn tập.
-Tổ chức 
+ Tập hợp HS theo 4 hàng ngang.
+ Lần lượt từng tổ thực hiện các động tác từ 2 đến 3 lần.
-Đối với HS xếp loại chưa hoàn thành cần cho luyện tập thêm 
-GV tập hợp HS theo hàng dọc, nêu tên trò chơi, HS nhắc lại luật chơi.
-Cả lớp cùng chơi.
-GV quan sát nhận xét, biểu dương thi đua giữa các tổ.
-Đứng tại chỗ vỗ tay và hát theo nhịp.
-GV công bố kết quả kiểm tra .
-Giao bài tập về nhà.
Tiết 2: Mĩ Thuật 
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Toán
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó (SGK/tr 47).
1.Mục tiêu: 
- HS biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số.
- Rèn kĩ năng thực hành phân tích đề toán, dạng toán, tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác tích cực. 
2. Chuẩn bị : Bảng phụ viết sẵn đề bài toán/ tr 47.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra : - Chữa bài 5 tiết trước.
B. Luyện tập:
a, GV nêu yêu cầu giờ học:( Ghi lại biểu thức tính tổng chiều dài, chiều rộng, hiệu của chiều dài, chiều rộng, đặt vấn đề ngược lại để tìm chiều dài, chiều rộng).
b, Nội dung chính: 
HĐ 1 : Giới thiệu dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số :
GV đưa đề toán , cùng HS phân tích đề toán kết hợp tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng (phân tích đến đâu, GV vẽ sơ đồ đến đó). 
GV hướng dẫn HS giải toán theo hướng dẫn SGK/tr 47. ( GV dùng miếng bìa che, mở phần hơn một cách hợp lí để HS nhận biết hai lần số bé).
- Nêu cách giải bài toán : Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số.
HĐ 2 : Hướng dẫn thực hành
Bài 1 GV cho HS đọc, phân tích đề toán, nêu cách làm, thực hành trong vở, chữa bài trên bảng.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng toán nào? Nêu cách giải toán?
Bài 2: Bài toán hai có gì giống với bài toán 1?
GV cho HS tự làm trong vở, chữa bài, nhắc lại cách làm.
GV khuyến khích HSKG làm bài theo cả hai cách trong cùng một khoảng thời gian.
Bài 3 (HSG) Cách tiến hành như bài 1 + 2.
GV chấm một số bài, đổi vở, kiểm tra kết quả.
HS chữa bài, đổi vở kiểm tra bài của bạn, báo cáo.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
a + b = 16 + 12 = 28 (tổng)
a – b = ...  nuôi là thế mạnh của người dân ở Tây Nguyên.
- Dựa và bảng số liệu biết được vật nuôi cây trồng được nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.
-Quan sát nhận xét vùng trồng cà phê Buôn Ma thuật.
- Giáo dục ý thức học tập, ham hiểu biết về các vùng miền.
2. Chuẩn bị: Lược đồ /tr 87.
 3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1, 2/tr 86.
HS TLCH theo nội dung đã học.
B. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học qua phần kiểm tra bài cũ.
b, Nội dung chính:
HĐ1 : Tìm hiểu : Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan.
GV cho HS làm việc với lược đồ SGK/tr87.
- Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên?
GV cho HS thực hành trên lược đồ chung.
(HSKG) có thể giới thiệu thành bài.
- Câu hỏi 2/tr 89.
GV chốt kiến thức về cây trồng , vật nuôi chính ở Tây Nguyên.
HĐ2 : Tìm hiểu: Chăn nuôi trên đồng cỏ.
GV cho HS đọc bảng số liệu/tr 89, giới thiệu về vật nuôi chính ở Tây Nguyên, chỉ trên lược đồ, giới thiệu trên hình minh hoạ.
Kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên?
*GV chốt kiến thức :Thông tin cần biết (SGK/tr 89).
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS xác định lại vị trí của Tây Nguyên trên bản đồ.
HS làm việc cá nhân với lược đồ cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên SGK/tr 87.
- ...cao su, cà phê, chè, hồ tiêu...
HS thực hành chỉ và giới thiệu trên lược đồ chung về các loại cây trồng chính ở Tây Nguyên, sự phân bố của các loại cây trồng này.
+ Thuận lợi : Đất tơi xốp, phì nhiêu.
+ Khó khăn : Vào mùa khô, nắng nóng kéo dài, nhiều nơi thiếu nước trầm trọng.
HS thực hành theo yêu cầu của GV.
-...bò, trâu, voi.
+ Thuận lợi : Đồng cỏ xanh tốt...
HS đọc, nhắc lại nội dung cần nhớ.
C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tiếp)
Tiết 4: Âm nhạc
Học hát : Bài trên ngựa ta phi nhanh
I/. Mục tiêu :
- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bàitrên ngựa ta phi nhanh 
- Trình bày bài trên ngựa ta phi nhanh theo cách hát đối đáp, kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay
II/. Chuẩn bị của giáo viên :
Bản nhạc bài trên ngựa ta phi nhanh có ký hiệu phân chia câu hát. 
II/. Họat động dạy học :
Nội dung 
HĐ của HS 
Học hát
Trên ngựa ta phi nhanh
1/. Giới thiệu bài hát 
-Phong Nhã là nhạc sĩ rất thân thuộc với thiếu nhi việt nam. Những bài hát “ng sáng tác được nhiều thế hệ thếu nhi đón nhận và yêu thích , như bài : ai yêu bác hồ chí minh hơn thiếu niên nhi đồng, ai yêu bác hồ chí minh hơn thiếu niên nhi đồng, bài ca sum họp, chi đội em là kế hoạch nhỏ, đội ta lớn lên cùng đất nước, đi ta đi lên (hành khúc đội TNTP Hồ Chí Minh ),kim đồng hát với thyăng long hà nội .... 
-GV treo bài trên ngựa ta phi nhanh tranh minh hoạ trên bảng .
-Bài hát trên ngựa ta phi nhanh gợi nên hình ảnh những em bé đang phi ngựa băng qua núi đồi, vượt lên phía trước. Nhạc sĩ Phong Nhã phỏng theo hình ảnh người anh hùng Thánh Gióng cưỡi ngựa đánh giặc để sáng tác nên bài hát này. 
2./ Nghe hát mẫu
HS nghe bài hát qua băng đĩa hoặc do GV trình bày.
3./ Đọc lời ca và giải thích từ khó: GV chỉ định 1-2 HS đọc lời ca.
GV giải thích “ vó câu” nghĩa là vó ngựa.
4./ Đọc lời ca theo tiết tấu lời ca: GV hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu 1 lần.
5./ Luyện thanh: 1-2 phút.
6./ Tập hát từng câu
GV bắt nhịp(1-2), HS vừa tập hát từng câu vừa gõ tiết tấu lời ca.
- Trong bài, những tiếng có dấu luyến là chỗ hát khó, GV có thể hát mẫu hoặc chỉ định HS có năng khiếu làm mẫu cho các bạn.
- Tập xong 2 câu, GV cho hát nối liền 2 câu, GV hướng dẫn các em chỗ lấy hơi, hát rõ lời, hát diễn cảm hoặc sửa cho các em chỗ hát chưa đúng.
- tập những câu còn lại tương tự.
7./ Hát cả bài
HS hát cả bài hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
8./ Củng cố bài:
- Tập kỹ năng hát đối đáp, chia lớp thành 2 nửa:
Nửa lớp hát: Trên đường gập ghềnh
Nửa lớp kia hát: Ngựa phi nhanh nhanh nhanh nhanh
Tiếp tục cho đến bạn bè yêu mến.
Từ câu Tổ quốc mẹ hiền đến hết bài, cả lớp hát hoà giọng.
Tập hát kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc.
GV chỉ định tổ, nhóm trình bày hát kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc.
HS chuẩn bị đồ dùng học tập
HS theo dõi
HS nghe bài hát
1-2 HS đọc lời
HS đọc lời theo tiết tấu
Luyện thanh
HS tập từng câu
Tập hát chỗ luyến
HS hát nối câu 1-2
HS tập những câu còn lại
HS hát và gõ theo tiết tấu lời ca
HS tập hát đối đáp
HS tập hát và gõ đệm với 2 âm sắc.
Tiết 5: Sinh hoạt
 Sinh hoạt Đội
1. Mục tiêu:
 - Đánh giá kết quả học tập, hoạt động tuần 8, đề ra phương hướng hoạt động tuần 9.
 - Rèn kĩ năng tự quản, nêu ý kiến.
 - Giáo dục ý thức học tập, xây dựng tập thể tiến bộ.
2. Nội dung: a, Chi đội trưỏng nêu yêu cầu chung, tổ chức cho các phân đội báo cáo, các cá nhân nêu ý kiến sau đó tổng hợp chung:
* Ưu điểm: 
- Thực hiện nghiêm túc nề lếp lớp học, tham gia tích cực mọi hoạt động tập thể do nhà trường đề ra.
- Tổ chức tốt hoạt động tập thể : phong trào luyện chữ viết, rèn nết người.
- Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, nề nếp học tập có nhiều tiến bộ.
- Ban chỉ huy đội có nhiều cố gắng trong việc quản lí , điều hành hoạt động của Chi đội.
- Tham gia hoạt động múa hát tập thể sân trường, lao động, vệ sinh trường lớp.
- Phát huy vai trò , tinh thần đoàn kết, tự giác, tích cực trong học tập của đôi bạn cùng tiến. - Nhiều -HS học tập tiến bộ, hăng hái phát biểu xây dựng bài : 
* Tồn tại:
- Một số HS chưa thực sự tích cực trong học tập, chữ viết chưa sạch đẹp, viết còn sai chính tả, sai mẫu .Còn có em nghỉ học không lý do như :Chiều
- Thực hiện truy bài đầu giờ chưa thật hiệu quả.
- Một số đội viên chưa chú ý học, tiếp thu chậm, không làm bài tập như : Chiều,Mừng,Vui,Thắm
b, Phương hướng: 
- Khắc phục tồn tại, phát huy các mặt mạnh đã đạt được.
- Thi đua chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam – 20/10.
- Tích cực tham gia hội học, hội giảng.
-Thực hiện tốt vệ sinh trường lớp, bảo vệ của công, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp.
- Tham gia giao thông an toàn.
- Tích cực học tập, nâng cao chất lượng toàn diện, ôn lại kiến thức cũ, rèn chữ viết đúng mẫu, viết đều đẹp.
- Tiếp tục thu, nộp các khoản quỹ đầu năm.
- Thanh toán các loại quỹ với nhà trường.
c, Nhận xét chung: GV nêu những yêu cầu chung, nhắc nhở HS rèn luyện trong học tập và tu dưỡng đạo đức.
Tiết 3: Hoạt động tập thể.
 Văn nghệ theo chủ đề : Chào mừng ngày 20-11
1. Mục tiêu:- Giúp HS biết lựa chọn và hát được các bài hát theo chủ đề : Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11.
- Rèn kĩ năng biểu diễn tự tin trước tập thể, kĩ năng hợp tác trong hoạt động văn nghệ, kĩ năng nhận xét, đánh giá.
2. Chuẩn bị: Một số tặng phẩm nhỏ cho HS, hoa điểm cho ban giám khảo đánh giá.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học, tổ chức cho HS tham gia hoạt động tập thể.
*Văn nghệ theo chủ đề : Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
GV cho HS nêu tên các bài hát theo chủ đề : VD :
+ Mái trường thân yêu.
+ ở trường cô dạy em thế.
+ Ngày đầu tiên đi học.
+ Hôm qua em tới trường.
+ Những bông hoa, những bài ca.
+ Bông hồng tặng cô......
GV cho các tổ biểu diễn các tiết mục đã chuẩn bị.
BGK được lựa chọn từ các tổ, đánh giá các tiết mục theo màu hoa, tổng kết cuộc thi , trao phần thưởng, động viên, khuyến khích tinh thần chuẩn bị của HS và tinh thần tập thể trong hoạt động.
HS tập tổ chức HĐ tập thể, giới thiêụ chơng trình, cùng tham gia.
HS hát bài hát yêu thích, có thể nêu cảm nhận về bài hát đó.
VD : Em yêu mái trường vì nơi đó có thầy cô và các bạn. Mái trường đã cùng em vui đùa thoả thích trong những ngày thơ ấu. Mái trường cho em biết bao kỉ niệm êm đềm, đã nâng bước chân tuổi thơ em...
HS nhận xét , đánh giá các tiết mục tham gia biểu diễn, HS có thể tham gia phỏng vấn nhanh các tiết mục văn nghệ
VD : Vì sao bạn lựa chọn bài hát này? – Qua lời ca, bạn muốn nhắn nhủ tuổi học trò chúng ta điều gì?
3. Củng cố dặn dò : - Nhận xét tinh thần chuẩn bị của các tổ.
- Chuẩn bị hoạt động tập thể tuần sau : Khéo tay hay làm : Món quà tặng cô.
 Tiết 2: Mĩ Thuật
 Tập nặn tạo dáng: Tạo dáng con vật quen thuộc 
1. Mục tiêu:- HS nhận biết được hình dáng , đặc điểm của con vật.
- HS biết cách nặn và nặn được con vật theo ý thích.
- Giáo dục ý thức học tập, biết yêu quý và chăm sóc, bảo vệ các con vật.
2. Chuẩn bị : Một số hình minh hoạ về các con vật, bài vẽ của HS năm trước.
HS : Chuẩn bị đất nặn, giấy nháp để lót đất nặn.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Nội dung chính:
a, Giới thiệu bài : - Kể tên một số con vật mà em biết, yêu quý?...bài...
b, Nội dung chính:
HĐ1 :Quan sát , nhận xét:
GV dùng một số tranh đã chuẩn bị đặt câu hỏi để HS hiểu về nội dung bài học.
- Nêu tên con vật có trong hình? Mô tả hình dáng, đặc điểm nổi bật của con vật? Hoạt động của con vật ra sao?
 - Giói thiệu về con vật em định nặn?
HĐ2 : Hướng dẫn cách nặn con vật:
GV nặn mẫu một con vật, kết hợp vừa nặn vừa phân tích các bước nặn ( GV nêu nhiệm vụ cho HS trước khi nặn : Quan sát và chỉ rõ các bước nặn con vật?).
- Nêu các bước nặn con vật?
GV giới thiệu bài nặn của HS năm trước để nhận xét về cách thể hiện, phối hợp màu sắc và các hình ảnh phụ để bài nặn thêm sinh động.
HĐ3 : Tổ chức cho HS thực hành.
GV tổ chức cho HS thực hành chọn và nặn các con vật theo ý thích. GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS yếu khi nặn.
HĐ4 : Đáng giá, nhận xét:
GV nêu các tiêu chí đánh giá, tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm, đánh giá, nhận xét.
HS báo cáo kết quả chuẩn bị, kết quả bài vẽ tiết trước.
..con gà, con mèo, con chó...
HS nghe, xác định yêu cầu của bài học.
HS quan sát, thực hiện yêu cầu của GV
HS mô tả về con vật định nặn (qua tranh hoặc do nhớ lại).
VD : Con gà trống : đầu tròn như quả trứng vịt, mào đỏ, cánh rộng, đuôi cong....
HS nêu.
HS quan sát, phân tích các bước nặn:
- Có hai cách nặn : Nặn từng bộ phận rồi dính ghép lại : + Nặn các bộ phận chính của con vật (thân, đầu).
+ Nặn các bộ phận khác (chân, tai đuôi...)
+ Ghép, dính các bộ phận của con vật.
+ Tạo dáng và sửa chữa hoàn chỉnh con vật.
- Nặn các con vật với các bộ phận chính từ một khối đất...sau đó thêm các chi tiết cho sinh động.
HS thực hành, thể hiện thêm dáng của con vật để bài nặn thêm sinh động.
HS trưng bày sản phẩm theo tổ (hoặc nhóm con vật theo điều kiện sống).
HS nhận xét bài nặn của bạn hoặc góp ý với bạn cách điều chỉnh để bài thêm đẹp.
3. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học.
– Chuẩn bị bài sau: Vẽ trang trí : Vẽ đơn giản hoa , lá.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_8_vo_the_hai.doc