Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - A Ghíp

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - A Ghíp

Tiết 2: Tập đọc

Thưa chuyện với mẹ

I. Mục tiêu

1. Đọc tương đối trôi chảy toàn bài. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại (lời Cương: lễ phép, nài nỉ thiết tha; lời mẹ Cương: lúc ngạc nhiên, khi cảm động, dịu dàng.

2. Hiểu những từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp em hiểu, mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quí.

* HS yếu đọc đúng từ khó trong bài. Đọc được 1 đoạn của bài

II. Đồ dùng dạy học

GV:Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ đốt cây bông.

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 32 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 122Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - A Ghíp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 9
NGÀY
MÔN
TÊN BÀI DẠY
TL
ND tăng giảm
HĐ khác
Thứ 2
20/ 10/ 08
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Khoa học
Đạo đức
Tuần 9
Thưa chuyện với mẹ
Hai đường thẳng song song
Phòng tránh tai nạn đuối nước
Tiết kiệm thời giờ ( T.1)
 30’
50’
45’
35’
30’
Huy động HS ra lớp
Thứ 3
21/ 10/ 08
Thể dục
Toán
Mĩ thuật
LT và câu
Kể chuyện
Bài 17
Vẽ hai đường thẳng vuông góc
VTT: Vẽ đơn giản hoa lá
MRVT: Ước mơ
Kể chuyện được chứng kiến hoặc 
35’
45’
35’
45’
40’
Thứ 4
22/ 10/ 08
Toán
Tập đọc
Kỹ thuật
Tập L văn
Âm nhạc
Vẽ hai đường thẳng song song
Điều ước của vua Mi-đát
Khâu đột thưa(T.2)
Luyện tập phát triển câu chuyện
Ôn tập : Trên ngựa ta phi nhanh
45’
50’
35’
45’
30’
Thứ 5
23/ 10/ 08
Thể dục
Toán
Chính tả
LT và câu
Khoa học
Bài 18
Thực hành vẽ hình chữ nhật
Nghe viết: Thợ rèn
Động từ
Ôn tập: Con người và sức khỏe
30’
45’
45’
45’
35’
Sinh hoạt chuyên môn
Thứ 6
24/ 10/ 08
T. làm văn
Lịch sử
Toán
Địa lí
Sinh hoạt
Luyện tập trao đổi ý kiến ...
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
Thực hành vẽ hình vuông
Hoạt động SX của người dân ở 
Tuần 9
35’
50’
40’
35’
30’
Lao động dọn vệ sinh
 Văn Lem, tháng 10 năm 2008
 Thứ hai ngày 20 tháng 10 năm 2008
Tiết 2: Tập đọc 
Thưa chuyện với mẹ
I. Mục tiêu
1. Đọc tương đối trôi chảy toàn bài. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại (lời Cương: lễ phép, nài nỉ thiết tha; lời mẹ Cương: lúc ngạc nhiên, khi cảm động, dịu dàng.
2. Hiểu những từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp em hiểu, mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quí.
* HS yếu đọc đúng từ khó trong bài. Đọc được 1 đoạn của bài
II. Đồ dùng dạy học
GV:Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ đốt cây bông.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động GV
Ổn định
 Bài cũ
- Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
-Giáo viên nhận xét ghi điểm
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài: dùng tranh giới thiệu
b) Luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc bài.
- GV chia đoạn: 2 đoạn
- Gọi HS đọc tiếp nối nhau theo đoạn.
- GV sửa lỗi, phát âm ngắt giọng. Cho HS đọc từ khó trong bài
- Gọi học sinh đọc phần chú giải.
- Y/C HS luyện đọc theo cặp
* Theo dõi nhóm yếu
- Gọi học sinh đọc toàn bài.
- Giáo viên đọc mẫu. 
c. Tìm hiểu bài
 Hoạt động HS
Hát
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe
- 1 HS khá đọc bài
- Học sinh đọc tiếp nối ( 2 lượt)
* HS yếu: 2-3 em đọc 1 đoạn
* HS yếu đọc từ khó
- 1 em đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp
- 1-2 học sinh khá đọc toàn bài.
- Học sinh lắng nghe.
-Gọi HS đọc bài , trả lời câu hỏi ( SGK)
* Hướng dẫn HS yếu trả lời
- Gọi học sinh đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 4 SGK.
- Nêu nội dung chính của bài.
* Luyện đọc diễn cảm
- Yêu cầu học sinh đọc phân vai.
- Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm đoạn văn sau:”Cương thấy nghèn nghẹn... đốt cây bông”.
- Học sinh đọc bài và tiếp nối nhau trả lời.
- 1 học sinh đọc. Học sinh trao đổi và trả lời câu hỏi.( HS khá, giỏi trả lời)
- HS khá, giỏi nếu ( HS yếu nhắc lại )
ND: Cương ước mơ trở thành thợ rèn vì em cho rằng nghề nào cũng đáng quí và cậu đã thuyết phục được mẹ.
- Yêu cầu học sinh đọc trong nhóm
* Theo dõi HD nhóm yếu đọc
- Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố dặn dò
+ Câu chuyện của Cương có ý nghĩa gì?
+ Nhận xét tiết học
+ Về nhà học bài..
- 2 học sinh ngồi cùng bàn luyện đọc.
- 3 - 5 khá, giỏi tham gia thi đọc.( HS yếu đọc đúng đoạn đó)
- Trả lời
 -------------------o0o-------------------------
	Tiết 3:	Toán 
Hai đường thẳng song song
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Nhận biết được hai đường thẳng song song.
- Biết được hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau.
* HS yếu: Làm được bài tập SGK
II. Đồ dùng dạy học
GV:Thước thẳng và ê ke
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động GV
1. Ổn định
2.Bài cũ
- Hai đường thẳng vuông góc với nhau thì tạo thành mấy góc vuông có đỉnh như thế nào?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Giới thiệu hai đường thẳng song song.
- Giáo viên vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và yêu cầu học sinh nêu tên hình.
- Giáo viên dùng phấn màu kéo dài 2 cạnh đối diện AB và DC về hai phía và nêu: kéo dài hai cạnh AB và DC của hình chữ nhật ABCD ta được hai đường thẳng song song với nhau.
- GV yêu cầu học sinh tự kéo dài 2 cạnh đối còn lại của hình chữ nhật là: AD và BC và hỏi: kéo dài 2 cạnh AC và BD của hình chữ nhật ABCD chúng ta có 2 đường thẳng song song không?
* Giáo viên: Hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau.
- Em hãy tìm cho cô 2 đường thẳng song song có trong thực tế cuộc sống.
- Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ 2 đường thẳng song song
* Theo dõi HD HS yếu vẽ
c. Luyện tập
Bài 1: Giáo viên vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó chỉ cho học sinh thấy rõ hai cạnh AB và DC là một cặp cạnh song song với nhau.
- GV: ngoài cặp cạnh AB và DC trong hình chữ nhật ABCD còn có cặp cạnh nào song song với nhau?
- GV: vẽ lên bảng hình vuông MNPQ và yêu cầu học sinh tìm các cặp cạnh song song với nhau có trong hình vuông MNPQ.
* Theo dõi HD HS yếu làm
Bài 2: Cho biết các hình tứ giác...
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình và nêu các cạnh song song với cạnh BE.
- Yêu cầu học sinh tìm các cạnh song song với AB (hoặc BC, EG, ED)
* Theo dõi HD HS yếu tìm
Bài 3:
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trong bài.
H: Trong hình MNPQ có các cặp nào song song với nhau?
H:Trong hình EDIHQ có các căp cạnh nào song song với nhau
3. Củng cố- Dặn dò
- Y/C 2 HS vẽ 2 đường thẳng song song
H: 2 đường thẳng song song có cắt nhau không?
- Nhận xét tiết học.
- Giao bài về nhà cho HS
 Hoạt động HS
- Hát
- Tạo thành 4 góc vuông và có chung đình.
- lắng nghe.
-Nêu: hình chữ nhật ABCD
- Theo dõi thao tác của giáo viên vẽ
- Được hai đường thẳng song song.
- 3 em nhắc lại.( HS yếu)
- 2 mép đối diện của quyển sách hình chữ nhật, 2 cạnh đối diện của bảng đen, của cửa sổ, cửa kính...
- Học sinh vẽ hai đường thẳng song song.
- Quan sát hình.
- Cạnh AD và BD song song với nhau.
- Cạnh MN song song với QP, cạnh NQ song song với NP.
- 1 học sinh đọc.
- Các cạnh song song với BE là AG, CD.
- Đọc đề bài và quan sát hình.
TL: MN // QP
TL: DI // HG, DG // IH
- 2 HS lên vẽ ( HS yếu vẽ)
- Trả lời
	------------------o0o--------------------
	Tiết 4	Khoa học 
Phòng tránh tai nạn đuối nước
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước. 
- Nêu được một số điều cần thiết khi đi bơi hoặc tập bơi
- Nêu được tác hại của tai nạn sông nước
- Luôn có ý thức phòng tránh tai nạn sông nước và vận động các bạn cùng thực hiện.
II. Đồ dùng dạy học
GV:Các hình minh họa trang 36, 37 SGK
 - Ghi sẵn câu hỏi thảo luận vào bảng
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động GV
1. Bài cũ
- Gọi học sinh lên trả lời câu hỏi:
+ Em hãy cho biết khi bị bệnh cần cho người bệnh ăn uống như thế nào?
+ Khi người thân bị tiêu chảy em sẽ chăm sóc như thế nào?
- Nhận xét ghi điểm
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Giảng bài
 Hoạt động HS
- 1 em trả lời.
- 1 em trả lời.
- lắng nghe.
Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp
 phòng tránh tai nạn đuối sức
- Học sinh hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi sau:
1. Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ 1, 2, 3. Theo em việc nào nên làm? Việc nào không nên làm? Vì sao?
2. Theo em chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn sông nước?
- 4 nhóm tiến hành thảo luận
+ Mô tả
+Chúng ta phải vâng lời người lớn khi tham gia giao thông trên sông nước 1
- Gọi HS đọc trước lớp ý 1, 2 mục bạn cần biết.
+ Không chơi đùa gần ao, sông, suối. Giếng nước phải xây thành cao, có nắp đậy....
+ Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện GT đường thủy....
HĐ 2: Thảo luận về một số nguyên
 tắc khi tập bơi hoặc đi bơi
- Tiếp tục cho học sinh hoạt động nhóm.
- Yêu cầu các nhóm quan sát hình 4, 5 trang 37 SGK thảo luận và trả lời câu hỏi:
1. Hình minh họa cho em biết điều gì?
2. Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu?
3. Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều gì?
- Nhận xét các ý kiến của học sinh.
- Kết luận: Chỉ tập bơi hoặc tập bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ,...
Hoạt động 3: Thảo luận (hoặc đóng vai)
- Tiến hành thảo luận.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận:
1. Hình 4: Các bạn đang bơi ở bể bơi đông người. 
Hình 5: minh họa các bạn nhỏ đang bơi ở biển
2. ở bể bơi có người và phương tiện cứu hộ.
3. Trước khi bơi phải vận động, tập các bài tập để không bị cảm lạnh hay “chuột rút”, tắm bằng nước ngọt trước khi bơi.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận.
+ Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm.
+ Các nhóm thảo luận và trả lời: nếu mình trong tình huống đó, em sẽ làm gì?
c. Củng cố, dặn dò:
- Em cần làm gì để phòng tránh tai nạn dưới nước?
- Học sinh về nhà học thuộc mục bạn cần biết
- Nhận xét tiết học
+ Học sinh nhận phiếu và thảo luận (5 nhóm)
- Trả lời
	----------------o0o--------------------
Tiết 5:	Đạo đức 
Tiết kiệm thời giờ (T.1)
I. Mục tiêu: học sinh học xong bài này có khả năng:
 1. Hiểu được
 - Thời giờ là cái quí nhất, cần phải tiết kiệm
 - Cách tiết kiệm thời giờ
 2. Biết quí trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm
II. Tài liệu và phương tiện
	- Mỗi học sinh 3 tấm bìa: xanh, đỏ, vàng
	- Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động GV
1. Bài cũ
H:Hằng ngày em đã tiết kiệm tiền của như thế nào?
- Nhận xét.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
 Hoạt động HS
- 1 em lên trả lời.
- Lắng nghe
b. HĐ 1: Tìm hiểu truyện kể
- GV dán tranh và kể câu chuyện: “Một phút”.
+ Mi chi a có thói quen dùng thời giờ như thế nào?
+ Chuyện gì xảy ra với Mi chi a?
+ Sau chuyện đó Mi chi a hiểu ra điều gì?
+ Em rút ra bài học gì từ câu chuyện đó?
- Yêu cầu học sinh phân vai đóng lại câu chuyện Mi chi a
+ Từ câu chuyện của Mi chi a ta rút ra bài học gì?
c.HĐ 2: Thảo luận nhóm BT2
- Lắng nghe 
+ Thường chậm trễ hơn mọi người.
+ Mi chi a thua cuộc thi trượt tuyết.
+ 1 phút cũng làm nên chuyện quan trọng. 
+ Em phải quí trọng và tiết kiệm thời giờ.
- Vai: Mi chi a, mục Mi chi a, bố Mi chi a
KL: Cần phải biết quí trọng và tiết kiệm ... nào có vài trò chủ đạo trong quá trình trao đổi chất?
-Hơn hẳn những sinh vật khác con người cần gì để sống?
+ Nhóm 2
-Hầu hết thức ăn, đồ uống có nguồn gốc từ đâu?
-Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn.
+ Nhóm 3
-Tại sao chúng ta phải diệt ruồi?
-Để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy ta phải làm gì?
+ Nhóm 4
-Đối tượng nào hay bị tai nạn sông nước?
-Trước và sau khi bơi hoặc tập bơi cần chú ý điều gì?
- HS nêu
----------------------------------------
 Thứ sáu ngày 24 tháng 10 năm 2008
Tiết 1	Tập làm văn 
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
	I. Mục tiêu:
	- Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi
	- Lập được dàn ý của bài trao đổi đạt mục đích.
	- Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục, đạt mục đích đặt ra.
	II. Đồ dùng dạy học
	GV:Bảng phụ viết sẵn đề bài Tập làm văn
	III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động GV
1. Bài cũ
- Gọi học sinh kể câu chuyện về Yết Kiêu đã được chuyển thể từ kịch.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn làm bài
a) Tìm hiểu đề bài
- Giáo viên đọc lại phân tích, dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng: nguyện vọng, môn năng khiếu trao đổi, anh (chị), ủng hộ, cùng bạn đóng vai.
- Gọi học sinh đọc phần gợi ý: yêu cầu học sinh trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Nội dung cần trao đổi là gì?
+ Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là ai?
+ Mục đích trao đổi để làm gì?
+ Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào?
+ Em chọn nguyện vọng nào để trao đổi với anh (chị)?
b) Trao đổi trong nhóm: giáo viên phát giấy khổ to.
* Theo dõi HD nhóm yếu
c) Trao đổi trước lớp
Học sinh trao đổi theo các tiêu chí sau:
+ Nội dung trao đổi của bạn có đúng đề bài yêu cầu không?
+ Cuộc trao đổi có đạt được mục đích như mong muốn chưa?
+ Lời lẽ, cử chỉ của 2 bạn đã phù hợp chưa, có giàu sức thuyết phục chưa?
+ Bạn đã thể hiện được tài khéo léo của mình chưa? Bạn có tự nhiên, mạnh dạn khi trao đổi không?
- Nhận xét.
3. Củng cố dặn dò	
- Yêu cầu học sinh nhắc lại điều cần ghi nhớ khi trao đổi ý kiến của người thân 
- Viết bài trao đổi ở lớp vào vở.
- Chuẩn bị bài ở tuần 11
- Nhận xét tiết học
 Hoạt động HS
- 3 học sinh lên kể chuyện.
- lắng nghe.
- 2 học sinh đọc 
- Học sinh lắng nghe.
+ Về nguyện vọng muốn học thêm môn năng khiếu của em.
+ Em trao đổi với anh chị của em.
+ Làm cho anh chị hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn thắc mắc mà anh chị đưa ra để anh chị hiểu và ủng hộ em thực hiện nguyện vọng ấy.
+ Em và bạn trao đổi, bạn đóng vai chị (anh) của em.
+ Em muốn đi học múa vào các buổi tối.
+ Em muốn đi học vẽ vào các buổi sáng thứ 7 và chủ nhật.
+ Em muốn đi học võ ở câu lạc bộ võ thuật.
- 4 nhóm ghi ý kiến vào giấy khổ to.
- Các nhóm trình bày
-nắm vững mục đích trao đổi, xác định đúng vai. Nội dung trao đổi rõ ràng, lôi cuốn. Thái độ chân thật, cử chỉ tự nhiên.
- 2-3 HS nêu
	--------------o0o------------------
Tiết 2	Lịch sử 
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh nêu được:
- Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc do các thế lực tranh giành quyền lực gây ra chiến tranh liên miên, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.
- Đinh Bộ Lĩnh đã có công tập hợp nhân dân dẹp loạn, thống nhất lại đất nước (năm 968)
II. Đồ dùng dạy học
GV: - Phóng to các hình trong SGK. Phiếu học tập cho học sinh
 - Sưu tầm các tư liệu về Đinh Bộ Lĩnh
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ
+ Nêu tên 2 giai đoạn lịch sử đầu tiên trong lịch sử nước ta, mỗi giai đoạn bắt đầu từ năm nào đến năm nào?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài
HĐ 1: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
- 1 em trả lời
- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân.
+ Đinh Bộ Lĩnh có công gì?
+ Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì?
+ Giáo viên giải thích các từ ngữ: 
Hoàng Hà: là Hoàng Đế, ngầm nói vua nước ta ngang hàng với Hoàng đế Trung Hoa.
Đại Cổ Việt: nước Việt lớn
Thái Bình: yên ổn, không có loạn lạc và chiến tranh.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Giáo viên phát phiếu giao việc cho học sinh, yêu cầu các nhóm lập bảng so sánh tình hình đất nước trước và sau khi thống nhất theo mẫu
+ Lớn lên gặp loạn lạc. Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng lực lượng đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân. Năm 968 ông đã thống nhất được giang sơn.
+ Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình.
- Vài em nhắc lại.
- Thảo luận, lập bảng so sánh
:
Thời gian/ Các mặt
Trước khi thống nhất
Sau khi thống nhất
- Đất nước
- Triều đình
- Đời sống của nhân dân
- Bị chia thành 12 vùng
- Lục đục.
- Làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá, dân nghèo khổ, đổ máu vô ích
- Đất nước qui về một mối.
- Được tổ chức lại qui củ.
- Đồng ruộng trở lại xanh tươi, ngược xuôi buôn bán, khắp nơi chùa tháp được xây dựng
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố dặn dò
-Qua bài học, em có suy nghĩ gì về Đinh Bộ Lĩnh?
-Gọi vài em đọc mục bạn cần biết
- Về nhà các em học thuộc bài và trả lời câu hỏi 3 cuối bài.
- Nhận xét tiết học.
- Đại diện nhóm thông báo kết quả làm việc của nhóm trước cả lớp.
- Trả lời
- 2-3 HS nêu
	------------------o0o------------------
 Tiết 3	Toán 
Thực hành vẽ hình vuông
	I. Mục tiêu:
	-Giúp học sinh biết sử dụng thước kẻ và ê ke để vẽ được một hình vuông biết độ dài một cạnh cho trước.
* HS yếu vẽ được hình vuông
	II. Đồ dùng dạy học
	GV:Thước kẻ và ê ke
	III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động GV
1. Bài cũ
- Hai đường chéo của hình chữ nhật như thế nào với nhau?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
2.1. Vẽ hình vuông có cạnh 3cm
- Hình vuông là hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài và chiều rộng bằng nhau.
+ Vẽ đường thẳng DC = 3cm
+ Vẽ đường thẳng DA vuông góc DC tại D và lấy DA = 3cm
+ Vẽ đường thẳng CD vuông góc DC tại C và lấy CB = 3cm.
+ Nối A với B ta được hình vuông ABCD.
3. Luyện tập
Bài 1: Yêu cầu học sinh vẽ được hình vuông cạnh 4cm (như SGK)
- Y/C HS tính chu vi và diện tích hình vuông MNQP.
Bài 2: vẽ theo mẫu
a) 
b) 
Bài 3:
+ Vẽ hình vuông ABCD cạnh là 5cm, rồi kiểm tra xem hai đường chéo AC và BD:
a) Có vuông góc với nhau không?
b) Có bằng nhau hay không?
 A 5 cm B
 5 cm 
 D	C
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
- Thu 1 số vở chấm.
3. Củng cố, dặn dò
- Các em vẽ hình vuông chỉ cần biết số đo mấy cạnh? Cho ví dụ và vẽ
- Về nhà hoàn thành bài vào vở
- Nhận xét tiết học
Hoạt động HS
- 1 em lên bảng trả lời.
- lắng nghe, nhắc lại.
 A	B
 D	 3cm C
 M	N
 P	Q
- Chu vi hình vuông:
4 x 4 = 16cm
- Diện tích hình vuông:
4 x 4 = 16cm2
- Đọc y/c
a) Hai đường chéo không vuông góc với nhau.
b) 2 đường chéo AC và BD bằng nhau.
- Nêu
	----------------------------------------
Tiết 4	Địa lý 
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết:
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (khái thác sức nước, khai thác rừng)
- Dựa vào lược đồ, tranh, ảnh để tìm kiến thức.
- Xác lập mối quan hệ địa lý giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
- Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
 - Tranh, ảnh nhà máy thủy điện và rừng ở Tây Nguyên
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động GV
1. Bài cũ
- Kể tên những loại cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên.
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Giảng bài
Hoạt động 1: Khai thác sức nước
 Hoạt động HS
- 2 học sinh lên trả lời câu hỏi.
- lắng nghe.
- Yêu cầu học sinh quan sát lược đồ và trả lời:
+ Kể tên một số con sông lớn ở Tây Nguyên?
+ Tại sao các sông ở Tây Nguyên lắm thác ghềnh?
+ Người dân Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì?
+ Những con sông này bắt nguồn từ đâu?
+ Các hồ nước do Nhà nước và nhân dân xây dựng có tác dụng gì?
+ Vị trí thuỷ điện Ya Ly và cho biết nó nằm ở đâu trên con sông nào?
Hoạt động 2: Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên
- Học sinh quan sát trả lời.
+ Sê San, Ba, Đồng Nai.
+ Các sông này chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác ghềnh.
+ Chạy tua bin sản xuất ra điện, phục vụ đời sống con người.
+ Học sinh tự trả lời.
+ Giữ nước, hạn chế những cơn lũ bất thường.
+ Nằm trên con sông Sê san.
- Hoạt động nhóm
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát H6, 7 và đọc mục 4SGK và trả lời.
Nhóm 1 và 2
+ Tây Nguyên có những loại rừng nào?
+ Vì sao ở Tây Nguyên lại có những loại rừng khác nhau?
+ Rừng Tây Nguyên cho ta những sản vật gì? Quan sát hình 8, 9, 10. 
Nhóm 3 và 4
+ Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên?
+ Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng?
* Theo dõi HD nhóm yếu
3. Củng cố, dặn dò
+ Về nhà học bài
+ Nhận xét tiết học
- 4 nhóm.
- 1 em đọc mục 4SGK và trả lời.
+ 2 loại: rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp vào mùa khô.
+ Do khí hậu ở Tây Nguyên có 2 mùa mưa và khô rõ rệt.
+ Nhất là gỗ. Ngoài gỗ rừng còn có tre, nứa, mây, các loại cây làm thuốc và thú quý.
+ Khai thác rừng bừa bãi, đốt phá rừng làm nương rẫy, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp không hợp lý và tập quán du canh, du cư.
+ Khai thác rừng hợp lý.
+ Tạo điều kiện để đồng bào định canh, định cư.
+ 2 - 3 em đọc mục bạn cần biết
	--------------------------------------
 Tiết 5 	 SINH HOẠT CUỐI TUẦN.
 I. Mục tiêu:
 - Hs nắm được ưu , nhược điểm trong tuần. Nắm được kế hoạch tuần tới .
 - Rèn cho hs kỹ năng tính tự giác trong học tập, biết nhận lỗi sửa sai.
 - Giúp học sinh ý thức và thái độ học tập tốt hơn, và tích cực tham gia các hoạt động khác do trường, lớp tổ chức. 
 II. Hoạt động trên lớp:
	A. Nội dung sinh hoạt:
	1. Nhận xét hoạt động tuần qua :
	 *Ưu điểm: 
 - Các em đi học chuyên cần, đúng giờ, chăm học.
 - Ăn mặc đúng tác phong.
 - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
	 *Nhược điểm:
 -Còn có 1 số em chưa chú ý trong giờ học
	2. Kế hoạch tuần tới:
 - Tiếp tục chấn chỉnh và duy trì nề nếp học tập.
 - Duy trì sĩ số của lớp .
 -Tăng cường kiểm tra bài cũ, vở bài tập của HS.
 - Thường xuyên chấm chữa bài cho HS.
 - Nhắc nhở HS ăn mặc sạch sẽ , gọn gàng .
 - Tham gia lao động đầy đủ.
 - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_9_a_ghip.doc