Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - GV: Nguyễn Văn Viết - Trường TH Nguyễn Văn Trỗi

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - GV: Nguyễn Văn Viết - Trường TH Nguyễn Văn Trỗi

Tập đọc

Tiết 17: Thưa chuyện với Mẹ.

I. Mục tiêu :

 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật

 - Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nào cũng đáng quý.(trả lời được câu hỏi SGK)

 - Giáo dục HS có ước mơ và nghề nghiệp tương lai của mình và nghề nào cũng đáng quý.

II. Chuẩn bị :

 GV : Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ “đốt cây bông”.

 HS : SGK

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc 49 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 390Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - GV: Nguyễn Văn Viết - Trường TH Nguyễn Văn Trỗi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 9
Từ ngày 26/10 30/10/2009
Thứ
Tiết
Môn
Tiết
CT
Tên bài dạy
Hai
26/10
 1
2
3
4
5
 SHDC
Tập đọc
Kể chuyện
Mĩ thuật
Toán
 17
9
9
41
Thưa chuyện với mẹ
KC được chứng kiến hoặc đươc nghe
Vẽ trang trí: Vẽ đơn giản hoa lá
Hai đường thẳng vuông góc
Ba
27/10
1
2
3
4
5
Tập làm văn
Âm nhạc
Lịch Sử
Toán
Đạo đức
 17
9
9
42
9
LT phát triển câu chuyện
Ôn bài hát:Trên ngựa ta phi nhanh
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
Hai đường thẳng song song 
Tiết kiệm thời giờ
 Tư
28/10
1
2
3
4
5
Tập đọc
Thể dục
Toán
Khoa học
Kĩ thuật
18
17
43
17
9
Điều ước của vua Mi-đát
Ôn động tác ; Vươn thở, tay, chân, bụng
Vẽ hai đường thẳng vuông góc
Phòng tránh tai nạn đuối nước
Khâu đột thưa
 Năm
29/10
 1
2
3
4
5
LT & C
Thể dục
Toán
Chính tả
Địa lý
 17
18
44
9
9
MRVT: Ước mơ
Trò chơi
Vẽ hai đường thẳng vuông song song 
Nghe-viết : Thợ rèn
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tiếp theo)
 Sáu
30/10
1
2
3
4
5
Tập làm văn
LT&C
Toán
Khoa học
ATGT
SHTT
18
18
45
18
5
9
LT trao đổi ý kiến với người thân
Động từ
Thực hành vẽ hình vuông, hình chữ nhật
Ôn tập con người và sức khỏe
Bài 5: Giao thông đường thủy và phương tiện giao thông đường thủy
Thứ hai, ngày 26 tháng 10 năm 2009
Tập đọc
Tiết 17: Thưa chuyện với Mẹ.
Mục tiêu :
 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật
 - Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nào cũng đáng quý.(trả lời được câu hỏi SGK)
 - Giáo dục HS có ước mơ và nghề nghiệp tương lai của mình và nghề nào cũng đáng quý.
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ “đốt cây bông”.
HS : SGK
III. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2.KTBC
 Đôi giày ba ta màu xanh.
GV kiểm tra đọc 3 HS.
Tác giả của bài văn đã làm gì để vận động cậu bé Lái đi học? Tại sao tác giả lại chọn cách làm đó?
GV nhận xét ghi điểm
3.Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài.
Với bài đọc hôm nay, các em sẽ được làm quen với bạn Cương cùng ước mơ muốn trở thành thợ rèn của bạn. Cương đã làm gì để thực hiện ước muốn đó. Các em hãy nghe bài đọc hôm nay.
GV ghi tựa bài.
b/ Hướng dẫn HS hoạt động.
Hoạt động 1 : Luyện đọc
Chia đoạn : 4 đoạn.
Đoạn 1 : Từ đầu ® Ai xui con thế ?
Đoạn 2: Tiếp theo ® để kiếm sống
Đoạn 3 : Tiếp theo ® anh thợ rèn
Đoạn 4 : Phần còn lại.
Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa các từ mới trong SGK và từ khó (tranh)
GV nhận xét và yêu cầu phát âm lại những từ đọc sai hoặc khó phát âm
GV tổ chức giải nghĩa thêm một số từ:
Thưa :trình bày với người trên
Kiếm sống: tìm việc để có cái nuôi mình
Bất giác: chợt nghĩ đến 
Đầy tớ: người giúp việc cho chủ
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
 Đoạn 1+2:
Cương xin học thợ rèn để làm gì?
 ® GV chốt : Đoạn 1+2 nói lên ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ.
 Đoạn 3+4 :
Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
 ® GV chốt : Đoạn 3+4 cho thấy mẹ Cương không đồng ý với nghề mà cậu đã chọn. Nhưng Cương tìm cách thuyết thuyết phục mẹ. Qua câu chuyện này, chúng ta thấy mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
GV chia nhóm, giao việc và thời gian thảo luận 2’
Đọc thầm toàn bài,nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương (cách xưng hô, cử chỉ)
 ® GV nhận xét chốt: Bằng những cử chỉ, hành động ấy, Cương đã thuyết phục được mẹ, làm mẹ hiểu em muốn giúp mẹ, nghề em chọn cũng là 1 nghề tốt đẹp, đáng trọng như bao nghề khác.
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
GV lưu ý giọng đọc của nhân vật, cách nhấn giọng ngắt giọng trong đoạn văn.
GV nhận xét – đánh giá.
 4. Củng cố
 5. Tổng kết – Dặn dò :
Luyện đọc lại toàn bài.
Chuẩn bị:
Nhận xét tiết học.
 Hát 
HS đọc bài theo yêu cầu và trả lời câu hỏi.
HS nghe.
Hoạt động cá nhân, nhóm đôi.
HS nghe.
HS đánh dấu vào SGK.
HS luyện đọc nối tiếp nhau từng đoạn, cả bài (cá nhân, nhóm đôi)
HS luyện đọc: 
HS đọc thầm phần chú giải và nêu nghĩa các từ mới trong SGK : Thầy dòng dõi quan sang, đốt cây bông.
Hoạt động lớp, nhóm.
HS đọc – nhiều HS trả lời:
Cương thương mẹ vất vả, muốn học 1 nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ.
HS đọc và trả lời câu hỏi.
Mẹ cho là có ai xúi dại Cương, rồi bảo nhà Cương dòng dõi quan sang, bố Cương sẽ không chịu cho con đi làm thợ rèn vì sợ mất thể diện gia đình.
Cương nắm tay mẹ, nói với mẹ những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng coi thường.
Hoạt động nhóm 4 HS
Đại diện nhiều nhóm trình bày.
Cách xưng hô : đúng thứ tự trên dưới trong gia đình. Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng. Mẹ Cương xưng mẹ gọi con rất dịu dàng, âu yếm ® thể hiện quan hệ tình cảm mẹ con rất thân ái.
Cử chỉ : thân mật, tình cảm.
Cử chỉ của mẹ: cảm động, xoa đầu Cương khi thấy Cương biết thương mẹ.
Cử chỉ của Cương: khéo léo tìm cách thuyết phục mẹ (nêu dẫn chứng).
Hoạt động lớp, cá nhân.
Bảng phụ- HS dùng gạch xiên, gạch dưới để đánh dấu vào đoạn văn.
Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ .// Em nắm lấy tay mẹ,/ thiết tha ://
 HS nêu nội dung bài.
Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nào cũng đáng quý.(trả lời được câu hỏi SGK)
Kể chuyện
Tiết 9: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. 
 I.Mục tiêu :
- Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện kể lại rõ ý, biết trao đổi rõ về ý nghĩa câu chuyện.
 - Nói thành câu mạch lạc, kể có đầu có đuôi, biết kết hợip cử chỉ, ngữ điệu.
 II. Chuẩn bị :
GV : Chia nhóm và phát phiếu học tập.
HS : Làm việc với phiếu học tập theo nhóm.
 III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1. Ổn định:
 2.KTBC
 Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
Kể lại 1 câu chuyện em đã nghe, đã đọc về những ước mơ đẹp.
Nêu ý nghĩa câu chuyện.
Nhận xét – chấm điểm.
3. Dạy bài mới.
a/ Giới thiệu bài ghi bảng.
Giờ kể chuyện tuần này các em sẽ kể 1 câu chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia.
Chủ điểm của câu chuyện là ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè.
b/ Hướng dẫn HS hoạt động.	
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS phân tích đề.
GV ghi đề lên bảng lớp.
Tìm những từ ngữ quan trọng trong đề bài và gạch dưới.
GV tóm: Kể chuyện về 1 ước mơ đẹp của em hoặc 1 câu chuyện mà em biết về ước mơ đẹp của bạn bè, người thân.
* Lưu ý: bản thân em đã tham gia hoặc được chứng kiến phải là câu chuyện có thực dự việc nêu ra là việc thực, nhân vật trong câu chuyện là con người thực.
Hoạt động 2 : Gợi ý làm bài.
GV nhắc lại 3 hướng xây dựng cốt truyện trong gợi ý 2.
Chia 3 nhóm theo 3 hướng xây dựng cốt truyện.
GV ghi bảng.
 a) Mở đầu: Giới thiệu nhân vật ( em hay bạn bè, người thân ) ước mơ cụ thể.
 b) Diễn biến: Thấy gì? suy nghĩ gì?
c) Kết thúc: Mong ước thế nào? kết quả đạt được ra sao?
+ Hướng a: Chú trọng kể về nguyên nhân nảy sinh ước mơ ( sự việc trông thấy và tâm trạng ).
+ Hướng b: Chú trọng những việc làm cụ thể để đạt được ước mơ.
+ Hướng c: Chú trọng kể những việc đã làm để vượt khó khăn, đạt được ước mơ.
Hoạt động 3: Kể chuyện trước lớp.
GV nhận xét.
 4. Củng cố:
 5.Tổng kết – Dặn dò :
Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
Chuẩn bị:” Kiểm tra”.
 Hát 
HS kể – nêu.
Hoạt động lớp, cá nhân.
1 HS đọc đề.
HS làm.
Hoạt động lớp, nhóm.
HS đọc gợi ý trong SGK.
Lớp đọc thầm gợi ý và chọn hướng xây dựng cốt truyện.
Từng nhóm thảo luận.
Kể chuyện trong nhóm.
Vài HS kể chuyện
HS nêu ý nghĩa.
Mĩ thuật
Toán
Tiết 41: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
 I.Mục tiêu :
Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.
Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng êke.
 Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác.
 II. Chuẩn bị :
GV : Êke to, sách toán lớp 4.
HS : Êke nhỏ, sách toán + vở BT toán
* Bài 4 : Nếu còn thời gian.
Yêu cầu HS chỉ ra các cặp cạnh cắt nhau và không vuông góc có trong hình
 HS tự làm bài.
a/ AD và AB là cặp cạnh vuông góc với nhau
 AD và DC là cặp cạnh vuông góc với nhau
 b/ AB và BC cắt nhau mà không vuông góc với nhau
 BC và CD cắt nhau mà không vuông góc với nhau
Bài 3 b) Dùng ê ke kiểm tra góc vuông. Góc M, P là góc vuông.
GV nhận xét bổ sung.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2. KTBC: 
Góc nào là góc vuông, góc bẹt, góc tù, góc nhọn
3. Dạy bài mới.
a/ Giới thiệu bài ghi bảng.
	Giúp các em biết cách sử dụng êke để kiểm tra và vẽ góc vuông. Hôm nay chúng ta học bài hai đường thẳng vuông góc.
b/ Hướng dẫn HS hoạt động.
 Hoạt động 1 : Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc.
GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng, chỉ số 4 góc A,B,C,D đều là góc vuông.
Vẽ kéo dài 2 cạnh BC và DC (vừa vẽ vừa nói) thành 2 đường thẳng DM và BN.
Tô màu 2 đường thẳng DM và BN (đã kéo dài).
Chỉ cho HS biết : Hai đường thẳng DM và BN là 2 đường thẳng vuông góc với nhau.
Cho HS liên hệ một số hình ảnh xung quanh có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc với nhau.
Hoạt động 2: Vẽ 2 đường thẳng vuông góc bằng Êke
GV hướng dẫn 	 
GV kết luận : 2 đường thẳng AB và CB vuông góc với nhau.
Hoạt động 3: Thực hành
 * Bài tập 1:
GV hướng  ... ̃ nhật, cho HS đặt tên hình.
Cho HS làm vở, sau đó 2 HS lên sửa bảng lớp
Nhận xét.
Bài 2: Vẽ ( theo mẫu ).
- Yêu cầu HS dựa vào mẫu để vẽ hình chữ nhật.
- Hướng dẫn HS vẽ vào vở ô ly, mỗi ô ly là 1 cm.
GV kiểm tra vở, nhận xét.
4.Củng cố .
Nêu cách vẽ hình chữ nhật.Hình vuông.
Cho HS vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 4 cm.
 5.Tổng kết – Dặn dò :
 Chuẩn bị : “ Thực hiện vẽ hình vuông”.
 Nhận xét.
 Hát tập thể.
3 HS lên bảng lớp làm nháp
Nhận xét
Hoạt động lớp.
HS nhắc lại.
HS quan sát.
Cho HS nhắc lại.
Hoạt động cá nhân,lớp.
Đọc yêu cầu đề.
HS nêu.
HS làm vở.
 A B
 3cm
 D 5cm C
 HS vẽ.
Vẽ đoạn AB = 3 cm.
Vẽ 2 đường thẳng vuông góc với AB tai A và tại B.
Trên mỗi đường vuông góc lấy đoạn AD = 3 cm. BC = 3 cm.
Nối D với C ta được hình vuông ABCD.
 D	 C
 	3cm 
 A	 3cm 	 B
HS làm cá nhân.
AB = 4 cm.
BC = 3 cm.
Hình chữ nhật có chiều dài bằng chiều rộng.
HS thực hành vẽ hình vuông vào vỡ.
Khoa học
Tiết 18: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
 I. Mục tiêu :
 Ôn tập các kiến thức về:
 - Sự trao đổi chất giửa cơ thể người với môi trường.
 - Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
 - Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hóa.
 - Dinh dưỡng hợp lí.
 - Phòng tránh đuối nước.
 - Áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày.
 II. Chuẩn bị :
GV : 
 + Các phiếu câu hỏi ôn tập: Con người và sức khỏe 
 	+ Các tranh ảnh, mô hình( các rau, quả, con giống bằng nhựa) hay vật thật về các loại thức ăn.
 III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1. Ổn định
 2. KTBC:
 Phòng tránh tai nạn sông nước.
Nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu ?
Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn sông nước trong cuộc sống hằng ngày ?
Nhận xét.
 3. Dạy bài mới.
 a/ Giới thiệu bài ghi bảng.
 Hôn nay, chúng ta cùng ôn tập: con người và sức khỏe
 b/ Hướng dẫn HS hoạt động	
Hoạt động 1 : Trò chơi “ Ai nhanh ai đúng”.
GV chia lớp thành 4 nhóm và sắp xếp lại bàn ghế trong lớp cho phù hợp với họat động tổ chức trò chơi.
Cử từ 3 – 5 HS làm ban giám khảo, cùng theo dõi, ghi lại các câu trả lời của các đội.
GV phổ biến cách chơi và luật chơi
Cách tính điểm hay trừ điểm do GV quyết định và phổ biến cho HS trước khi chơi.
Vì vậy, trong cách tính điểm GV cần lưu ý đến cả điểm đồng đội.
 GV ( hoặc giao cho HS ) lần lượt đọc các câu hỏi và điều khiển cuộc chơi.
Lưu ý: Khống chế thời gian tối đa cho mỗi câu trả lời.
+ Câu 1: Cơ thể người phải lấy những gì từ môi trường và thải ra những gì trong quá trình sống của mình ? 
+ Câu 2: Nhờ cơ quan nào mà quá trình trao đổi chất ở bên trong cơ thể thực hiện được ?
+ Câu 3: Người ta còn có thể phân loại thức ăn theo cách nào khác ? 
+ Câu 4: Người ta có thể chia thức ăn thành mấy nhóm ?
+ Câu 5:Nêu tên thức ăn chứa nhiều chất bột đường ?
+ Câu 6: Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường ?
+ Câu 7: Nguyên nhân gây nên béo phì là gì ?
+ Câu 8: Làm thế nào để phòng tránh béo phì ?
 Hoạt động 2: Tự đánh giá.
GV yêu câu HS nhớ lại những hiểu biết của các em về vấn đề “ Thế nào là bữa ăn cân đối” ?
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức trên và chế độ ăn uống của mình trong tuần để tự đánh giá.
+ Đã ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món chưa?
+ Đã ăn phối hợp các chất đạm, béo động vật và thực vật chưa ?
+ Đã ăn các thức ăn có chứa các loại vi-ta-min và chất khoáng chưa?
Lưu ý: Ở những vùng khó khăn, GV đưa ra lời khuyên về các thức ăn thay thế. 
Ví dụ: Ăn các sản phẩm của đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ, ăn trứng, cá.
 4. Củng cố
HS thi đua vẽ
Hãy vẽ sơ đồ sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường?
GV nhận xét
 5. Nhận xét – Dặn dò :
Xem lại bài học.
Chuẩn bị: “Ôn tâp’”.( tt)
 Hát 
HS nêu
Hoạt động nhóm, lớp.
Cho các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi, các thành viên trao đổi thông tin đã học từ những bài trước.
HS nghe câu hỏi. Đội nào có câu trả lời sẽ giơ tay.
Đội nào giơ tay trước được trả lời trước.
Tiếp theo các đội khác sẽ lần lượt trả lời theo thứ tự giơ tay.
Ban giám khảo hội ý thống nhất điểm và tuyên bố với các đội.
+ Con người cần lấy thức ăn, nước uống từ môi trường như: rau, củ quả, thịt gà, và thải ra phân, nước tiểu, khí các-bô-níc.
 + Nhờ có cơ quan tuần hoàn.
+ Phân loại theo nguồn gốc, đó là thức ăn động vật hay thực vật. Phân loại theo lượng các chất dinh dưỡng được chứa nhiều hay ít trong thức ăn đó. 
 4 nhóm: Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường. Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm. Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo. Nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng.
 Gạo, bánh mì, mì sợi, ngô, cháo, bánh quy, khoai tây rán, củ khoai tây, khoai lang, chuối.
 Chất đườngbột là nguồn gốc chủ yếu cung cấp năng lượng cho cơ thể.
 + Hầu hết các nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em là do những thói quen không tốt về mặt ăn uống, chủ yếu là do bố mẹ cho ăn quá nhiều. Rất ít trường hợp là do di truyền hay là do bị rối loạn nội tiết.
 + Khi đã bị béo phì, cần:
Xem xét lại chế độ ăn, xem có ăn nhiều loại thức ăn giàu năng lượng quá không ?
Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm đúng nguyên nhân gây béo phì để điều trị hoặc nhận được lời khuyên về chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Khuyến khích em bé hoặc bản thân mình phải năng vận động, luyện tập thể dục, thể thao.
Hoạt động cá nhân, lớp
HS nêu
HS vẽ
 LẤY VÀO THẢI RA
Khí ô-xi 	 Khí cac-bo-nic
Thức ăn 	PhânNước Nước tiểu
An toàn giao thông
Bài 5: GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
I.Mục tiêu:
- HS biết mặt nước cũng là một loại giao thông. Nước ta có bờ biển dài, có nhiều sông, hồ, kênh, rạch nên giao thông đường thủy thuận lợi và có vai trò rất quan trọng.
- HS biết gọi tên các phương tiện giao thông đường thủy.
- HS biết các biển báo hiệu giao thông đường thủy (6 biển báo hiệu GTĐT) để đảm bảo an toàn khi đi trên đường thủy.
- HS nhận biết được các loại phương tiện GTĐT thường thấy và gọi tên của chúng.
- HS nhận biết 6 biển báo hiệu GTĐT.
- Thêm yêu quý Tổ quốc vì biết có điều kiện phát triển GTĐT.
- Có ý thức đi trên đường thủy cũng phải đảm bảo an toàn.
II.Chuẩn bị:
- Mẫu 6 biển báo hiệu GTĐT
III.Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định:
 2. KTBC:
 Lựa chọn đường đi an toàn.
 Điều kiện con đường an toàn.
 Điều kiện con đường kém an toàn.
 Nhận xét.
 3.Dạy bài mới.
 a/ Giới thiệu bài ghi bảng.
 b/ Hướng dẫn HS hoạt động.
 Hoạt động 1:
GV nêu vấn đề: Ở lớp 3 , chúng ta đã biết đến hai loại đường giao thông đó là giao thông đường bộ và giao thông đường sắt. Ngoài hai đường này ra, em nào biết người ta còn có thể đi lại bằng loại đường giao thông nào nữa ?
Giới thiệu bản đồ để giới thiệu sông ngòi và đường biển nước ta.
 Đó là những con đường giao thông trên mặt nước.
 Hoạt động 2:Tìm hiểu giao thông đường thủy.
Chia nhóm thảo luận câu hỏi: Những nơi nào có thể đi lại trên mặt nước được ?
Nhận xét chốt lại.
Người ta có thể đi ở trên mặt sông, trên hồ lớn, trên các kênh rạch, ở miền Nam có rất nhiều kênh tự nhiên và có kênh do người đào và có thể đi cả ở trên mặt biển
 KL: Giao thông đường thủy ở nước ta rất thuận tiện vì có rất nhiều sông, kênh rạch. GTĐT là một mạng lưới giao thông quan trọng ở nước ta.
 Hoạt động 3: Biển báo GTĐT nội địa.
Chia nhóm 4 bạn.
 Em hãy tưởng tượng có thể xảy ra những điều không may như thế nào ?
Trên đường thủy cũng có tai nạn giao thông, vì vậy để đảm bảo an toàn giao thông đường thủy, người ta cũng phải có các biển báo hiệu giao thông để điều khiển sự đi lại.
Em nào thấy biển báo hiệu giao thông đường thủy, hãy vẽ lại các biển báo đó cho các bạn (nếu HS vẽ không được GV giới thiệu).
 GV có thể tự chọn không nhất thiết phải giới thiệu hết 6 biển báo.
GV kết luận:
 4. Củng cố – Dặn dò:
 Nhận xét tiết học.
 Về nhà đọc lại bài, chuẩn bị tiết sau.
 2 HS nêu
- Cả lớp
-HS kể
+ Người ta đi lại bằng đường thủy, đường không
+ HS chỉ rõ những con sông lớn, nhỏ và kênh rạch ở miền Nam.
+ HS nêu ghi nhớ.
 - Mỗi nhóm 3 HS.
 - Các nhóm thảo luận.
 - Đại diện các nhóm trình bày.
 - Các nhóm khác bổ sung.
Thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm bổ sung.
HS nhận xét về hình dáng, màu sắc, hình vẽ trên biển báo.
SINH HOẠT TUẦN 9
 I.MỤC TIÊU:
 Nhận xét tình hình hoạt động trong tuần.
 Đưa ra kế hoạch tuần 9 để thực hiện.
 II. SINH HOẠT:
 Nhận xét tuần qua.
 + Vệ sinh lớp học, sân trường,
 + Vệ sinh cá nhân
 + Đồng phục
 + Thực hiện nội quy lớp học...
 + khen ngợi những em có cố gắng, tích cực trong học tập, động viên nhắc nhở những em chưa cố gắng
III. KẾ HOẠCH TUẦN 9:
 - Vệ sinh trong , ngoài lớp học trước khi vào học.
 - Thực hiện nội quy lớp học.
 - Hướng dẫn HS khá giỏi cách giúp đỡ HS yếu kém (trước khi vô học, khi ở nhà).
 - Kết hợp giáo dục đạo đức cho HS, nhắc nhở cách đi đường an toàn.
 - Nhắc nhở HS thực hiện ăn sạch uống sạch, rửa tay trước khi ăn uống, phòng ngừa cúm A (H1N1).
Nhận xét chung.
 Khối duyệt
 PHÒNG GD & ĐT HUYỆN VĨNH LỢI
 TRƯỜNG TH NGUYỄN VĂN TRỖI
 GIÁO ÁN
 Giaùo vieân: Nguyeãn Vaên Vieát
 Tuaàn 9
 NĂM HỌC 2009-2010

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 4 TUAN 9V.doc