Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - GV: Thái Trung Tâm - Trường Tiểu học Chuyên Mỹ

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - GV: Thái Trung Tâm - Trường Tiểu học Chuyên Mỹ

Tập đọc

Thưa chuyện với mẹ

I. Mục tiêu: - Hiểu những từ ngữ mới trong bài, hiểu nội dung, ý nghĩa bài tập đọc :Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ là chính đáng ,nghề nghiệp nào cũng đáng quý.

 - Đọc trôi chảy toàn bài, đọc diễn cảm phân biệt lời các nhanvật trong đoạn đối thoại.

- Giáo dục học sinh có những ước mơ chân chính và quyết tâm thực hiện ước mơ đó.

II. Đồ dùng dạy – học:- Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ "đốt cây bông".

III. Hoạt động dạy – học:

1.KT bài cũ: Gọi 1HS đọc toàn bài "Đôi giày ba ta màu xanh" và trả lời câu hỏi

-1HS đọc bài và nêu nội dung của bài

GV nhận xét cho điểm.

2. Dạy bài mới:a.G/thiệu bài: Nêu y/cầu giờ học.

b.Lyện đọc: - GV cho HS chia đoạn .

- Yêu cầu học sinh luyện đọc đoạn.

- Tổ chức cho HS luyện đọc toàn bài kết hợp luyện phát âm và giải nghĩa từ.

- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.

c.Tìm hiểu bài :

+ Cương xin mẹ đi học nghề gì?

+ Cương học nghề thợ rèn để làm gì?

 

doc 29 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - GV: Thái Trung Tâm - Trường Tiểu học Chuyên Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 9 Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2009
Tập đọc
Thưa chuyện với mẹ
I. Mục tiêu: - Hiểu những từ ngữ mới trong bài, hiểu nội dung, ý nghĩa bài tập đọc :Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ là chính đáng ,nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
 - Đọc trôi chảy toàn bài, đọc diễn cảm phân biệt lời các nhanvật trong đoạn đối thoại.
- Giáo dục học sinh có những ước mơ chân chính và quyết tâm thực hiện ước mơ đó.
II. Đồ dùng dạy – học:- Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ "đốt cây bông".
III. Hoạt động dạy – học:
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
27’
3’
1.KT bài cũ: Gọi 1HS đọc toàn bài "Đôi giày ba ta màu xanh" và trả lời câu hỏi 
-1HS đọc bài và nêu nội dung của bài
GV nhận xét cho điểm.
2. Dạy bài mới:a.G/thiệu bài: Nêu y/cầu giờ học.
b.Lyện đọc: - GV cho HS chia đoạn .
- Yêu cầu học sinh luyện đọc đoạn.
- Tổ chức cho HS luyện đọc toàn bài kết hợp luyện phát âm và giải nghĩa từ.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
c.Tìm hiểu bài :
+ Cương xin mẹ đi học nghề gì?
+ Cương học nghề thợ rèn để làm gì?
+ “ Kiếm sống” có nghĩa là gì?
+ Đoạn 1 nói lên điều gì ?
- GV ghi ý chính
+ Mẹ Cương phản ứng thế nào khi em trình bày ước mơ của mình?
+ Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
+ Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
+ Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
Cương thuyết phục để mẹ hiểu và đồng ý với em
+ Nội dung chính của bài này là gì?
c) Luyện đọc lại :
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho HS đọc phân vai.
- Y/c HS đọc theo cách đã nêu.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố - dặn dò :
+ Câu chuyện của Cương có ý nghĩa gì?
- GV nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc bài trước lớp.
HS nhận xét, chữa bài.
- HS nghe.
- 1 HS đọc bài và chia đoạn.
- HS đọc nối từng đoạn kết hợp luyện PÂ và giải nghĩa từ..
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài.
- Học sinh lắng nghe
+ Cương xin mẹ đi học nghề thợ rèn
+ Cương học nghề thợ rèn để giúp đỡ mẹ. Cương thương mẹ vất vả. Cương muốn tự mình kiếm sống.
+ “ Kiếm sống” là tìm cách làm việc để tự nuôi mình.
+ Đoạn 1 nói lên ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ.
+ Bà ngạc nhiên và phản đối.
+ Mẹ cho là Cương bị ai xui, nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang. Bố của Cương sẽ không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn, sợ mất thể diện của gia đình.
+ Cương nghèn nghẹn, nắm lấy tay mẹ. Em nói với mẹ bằng những lời thiết tha : Nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
 Cương ước mơ trở thành thợ rèn vì em cho rằng nghề nào cũng đáng quý và cậu đã thuyết phục được mẹ
- 3 HS đọc phân vai : HS nêu cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS tham gia thi đọc diễn cảm
- HS trả lời
- HS chuẩn bị bài sau : Điều ước của vua Mi-đát.
Toán 
Hai đường thẳng vuông góc
I. Mục tiêu: - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh.
- Biết dùng ê ke để kiểm tra 2 đường thẳng có vuông góc với nhau hay không.
II .Đồ dùng: Ê ke, phấn màu.
III. Hoạt động dạy – học:
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5'
32’
3'
1. KT bài cũ : HS lên bảng vẽ góc nhọn, góc bẹt , góc tù và dùng e ke để kiểm tra.1HS làm bài tập 2.
GV nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới:a.G/thiệu bài: Nêu y/c giờ học.
b. HDHS tìm hiểu bài.
- Giáo viên vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng cho thấy rõ 4 góc A, B, C, D đều là góc vuông.
 A B A B
 D C C D
- Giáo viên kéo dài 2 cạnh BC và DC thành 2 đường thẳng, tô mầu 2 đường thẳng ( đã kéo dài).
GV giải thích: DC ^ BC
- BC ^ DC tạo thành mấy góc vuông ?.
- Giáo viên chốt kết luận: Hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau.
3. Luyện tập :
Bài 1 :
HD HS dùng ê ke để kiểm tra 2 đường thẳng có trong mỗi hình có ^ nhau không.
 Các đường thẳng vuông góc với nhau: AB vuông góc với AD và BC; AB vuông góc với AB và CD,
Bài 2 : A B C
Cạnh BE song song với các cạnh :
AG, CD
 G E D
Bài 3 :Trong mỗi hình dưới đây: M N
- Các cặp cạnh song song với 
nhau là: MN và PQ; DI và GH
- Các cặp cạnh vuông góc với Q P
Nhau là : MQ và QP; 
MN và MQ; DI và IH, IH và HG
3.. Củng cố dặn dò :
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài.
-HS nhận xét, sửa chữa.
- HS nghe.
- HS quan sát và đọc thông tin trong SGK.
HS nhận xét về 2 đường thẳng vuôn góc tạo với nhau thành 2 góc vuông.
- Học sinh thực hiện kéo dài 2 đường thẳng song song.
- HS trả lời nêu kết luận.
- Học sinh thực hiện.
- HS nêu y/cầu bài tập.
 HS thực hành dùng ê ke kiểm tra xem góc nào là góc vuông rồi nêu từng cặp đường thẳng vuông góc với nhau.
- HS nêu y/cầu bài tập.
HS làm và chữa bài trước lớp.
HS nhận xét, bổ sung.
- HS nêu y/cầu bài tập.
HS thảo luận nhóm 4 để làm bài và
Chữa bài trước lớp.
 HS làm bài vào vở.
HS chữa bài và nhận xét.
Thứ ba ngày 3 tháng 11 năm 2009
Toán
 Hai đường thẳng song song
I. Mục tiêu:- Giúp học sinh có biểu tượng về hai đường thẳng song song (là hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau).
Nhận biết được hai đường thẳng song song.
II. Đồ dùng dạy – học: - Thước thẳng và ê - ke
III. Hoạt động dạy – học: 
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
32’
3’
1. KT bài cũ: - GV gọi 1HS lên bảng dùng ê ke đo góc để kiểm tra hai đường thẳng vuông góc với nhau
2. Dạy bài mới:a.G/thiệu bài: Nêu y/cầu giờ học.
b. Giới thiệu hai đường thẳng song song.- Giáo viên vẽ một hình chữ nhật (ABCD) lên bảng kéo dài về phía 2 cạnh đối diện (AB, DC). Tô màu 2 đường thẳng kéo dài này. 
-Giải thích 2 đường thẳng song song: AB//CD.
- Giáo viên chốt kiến thức: Hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau.
- HDHS liên hệ về 2 đường thẳng song song.
- Giáo viên vẽ hình ảnh 2 đường thẳng song song AB và DC.
 A B
	D	C
 c. Thực hành:
Bài 1: Nêu tên từng cặp cạnh song song.
a) Y/C HS nêu được các cặp cạnh song song có trong hình chữ nhật ABCD.
- AB // CD AD // BC
b) Yêu cầu HS nêu tương tự với hình vuông (MNPQ).
MN // PQ MP // NQ
Bài 2: Trong hình bên, cho biết các hình tứ giác ABEG, ACDG, BCDG.
Cạnh BE // với những cạnh nào?
 A B C 
 G E D
Bài 3: học sinh nêu được các cặp cạnh song song với nhau, các cặp cạnh vuông góc nhau 
3. Củng cố, dặn dò:- Nhận xét giờ học. 
 - Chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng dùng ê ke đo góc để kiểm tra,
 - HS nhận xét
-HS quan sát thao tác của giáo viên.
 A B
 D C
- HS nhắc lại và nhận xét về 2 đường thẳng song song (không bao giờ cắt nhau).
- HS liên hệ.
- HS quan sát và nhận dạng 2 đường thẳng song song.
- HS nêu y/cầu bài tập.
HS làm bài cá nhân và trình bày trước lớp.
HS nhận xét, chốt lại.
- HS nêu y/cầu bài tập.
HS thảo luận nhóm đôi dể tìm kết quả và nêu trước lớp.
HS nhận xét, sửa sai.
Kết quả đúng : BE // AG // CD
AB // EG; AC // GD
- HS nêu y/cầu bài tập.
 học sinh nêu:
a) MN // PQ, DI // GH
 Tập đọc
Điều ước của vua Mi - đát
I.Mục tiêu : Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài và nhân vật
- Đọc đúng các từ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ; đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm và giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. 
- Hiểu các từ ngữ : phép màu, quả nhiên, khủng khiếp, phán
- Hiểu nội dung bài : Những ước muốn tham lam không bao giờ mang lại hạnh phúc cho con người.
II. Đồ dùng : Tranh minh hoạ nội dung bài
III. Hoạt động dạy học:
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
27’
3’
1.KT bài cũ: 2 HS nối tiếp nhau đọc bài “ Thưa chuyện với mẹ” trả lời câu hỏivà nêu nội dung bài.
- GV nhận xét cho điểm.
2. Dạy bài mới:a.Giới thiệu bài - ghi bảng.
a.Luyện đọc:
- Tổ chức cho HS luyện đọc toàn bài kết hợp luyện phát âm và giải nghĩa từ.
- GV đọc mẫu toàn bài.
b, Tìm hiểu bài :
- Thần Đi-ô-ni-dốt cho vua Mi-đát cái gì?
- Vua Mi-đát xin thần điều gì?
- Theo em, vì sao vua Mi-đát lại ước như vậy?
- Thoạt đầu, điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào?
- Nội dung đoạn 1 là gì?
Điều ước của vua Mi-đát được thực hiện
- Khủng khiếp nghĩa là như thế nào?
- Vì sao vua Mi-đát phải xin thần Đi-ô-ni-dốt lấy lại điều ước?
 Đoạn 2 của bài nói lên điều gì?
+ Vua Mi-đát có được điều gì khi nhúng mình vào dòng nước trên sông Pác-tôn?
+ Vua Mi-đát hiểu ra điều gì?
+ Nội dung của đoạn cuối bài là gì?
c, Luyện đọc diễn cảm:
- GV tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm theo đoạn văn
- Y/c HS đọc trong nhóm
- Tổ chức cho HS thi đọc phân vai
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc bài trước lớp.
HS nhận xét, bổ sung.
- HS nghe.
- HS đọc nối đoạn kết hợp luyện phát âm và giải nghĩa từ.
- HS đọc đoạn trong nhóm.
- HS đọc trước lớp.
- HS nghe.
+ Thần Đi-ô-ni-dốt cho vua Mi-đát một điều ước.
+ Vua Mi-đát xin thần làm cho mọi vật ông chạm vào đều biến thành vàng.
+ Vì ông ta là người tham lam
+ Vua bẻ thử một cành sồi, ngắt thử một quả táo đều biến thành vàng. Nhà vua tưởng như mình là người sung sướng nhất trên đời.
- HS đọc đoạn 2
+ Khủng khiếp nghĩa là rất hoảng sợ, sợ đến mức tột độ
+ Vì nhà vua nhận ra sự khủng khiếp của điều ước : vua không thể ăn, ko thể uống bất cứ thứ gì. Vì tất cả mọi thứ ông chạm vào đều biến thành vàng. Mà con người không thể ăn vàng được.
+ Vua Mi-đát nhận ra sự khủng khiếp của điều ước
+ Ông đã mất đi phép màu và rửa sạch được lòng tham
+ Vua Mi-đát hiểu ra rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng những ước muốn tham lam
+ Những điều ước tham lam không bao giờ mang lại hạnh phúc cho con người
- 1 HS đọc đoạn văn GV nêu và tìm ra giọng đọc 
- HS luyện đọc nhóm đôi
Thể dục
Động tác Vươn Thở , Tay, Chân ,Bụng của bài thể dục phát triển chung
Trò chơi : Nhanh lên bạn ơi
I . Mục tiêu: - Thực hiện động tác Vươn Thở,Tay,và bước đầu biết cách thực hiện động tác chân ,lưng, bụng của bài thể dục phát triển chung.
Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác
- Trò chơi : “ Nhanh lên bạn ơi”. Y/c biết cách chơi và tham gia trò chơi được các trò chơi.
II . Địa điểm- phương tiện: - Địa điểm : Sân trường dọn VS.
- Phương tiện : 1,2 còi thước, cờ.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
TG
Nội dung
Phương pháp dạy học
5’
22’
3’
1 .Phần mở đầu
-GV tập hợp lớp, kiểm tra sĩ số
-Khởi động
-Chơi trò chơi tại chỗ “Kết bạn “
2.Phần cơ bản
-Bài thể dục phát triển chung
+ Ôn động tác vươn thở và tay
-GV vừa làm mẫu vừa hô cho HS tập
+ Học động tác Chân
-GV tập động tác
Nhịp 1 :hai tay dang ngang ... ng ngoặc kép
+ Con đi giết giặc đây cha ạ!
+ Cha ơi! Nước mất thì nhà tan
+ Để thần dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước
+ Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy
- Mỗi HS kể từng đoạn truyện
 -HS nhận xét 
 -Lớp bình chọn bạn kể hay nhất
- 1 HS đọc y/c của bài
- HS thảo luận nhóm 4và viết vào phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày 
- 1 HS đọc y/c của bài.
 HS thảo luận nhóm 4 làm bài.
Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
HS nhận xét, bổ sung
-Cả lớp làm bài vào vở
 Thứ năm ngày 5 tháng 11 năm 2009
Lịch sử
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
I . Mục tiêu: Nắm được những nét chinh về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
- Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, các thế lực cat cứ địa phương nổi dạy chia cắt đất nước. nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên.
- Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh.
II. Đồ dùng học tập.: Hình trong SGK, 
III. Hoạt động dạy – học:
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
27’
3’
1. Kiểm tra:
- Nêu tên hai giai đoạn lịch sử đầu tiên trong lịch sử nước ta? mỗi giai đoạn bắt đầu từ năm nào đến năm nào?
-Nêu các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kỳ này?
GV nhận xét, cho điểm
2.Dạy bài mới:a.Giới thiệu bài:nêu y/cầu giờ học.
 b.Các hoạt động học tập:
* HĐ 1:Tình hình đất nước sau khi Ngô Quyền mất
 GV nêu câu hỏi
-Sau khi Ngô Quyền mất tình hình nước ta như thế nào?
* GVKL : 
HĐ 2 : Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
 GV cho HS đọc bài
 GV nêu câu hỏi HS trả lời
 -Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh?.
 -Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì?
Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì?
GV chốt lại: 
Đinh Bộ Lĩnh quê ở Hoa Lư - Ninh Bình.Ông dã tập hợp lực lượng đem quân đi dẹp 12 xứ quân và lên ngôi vua lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt niên hiệu Thái Bình.
- Dựa vào nội dung bạn nào có thể kể lại chiến công dẹp loạn 12 sứ quâncủa Đinh Bộ Lĩnh
* Hoạt động 3 :Tổ chức cho HS thảo luận nhóm so sánh tình hình dất nước ta trước và sau khi được thống nhất.
 -Trước khi thống nhất:Đất nước bị chia thành 12vùng.Triều đình lục đục .Làng mạc ,ruộng đồng bị tàn phá,dân nghèo khổ,đổ máu vô ích.
 - Sau khi thống nhất:Đất nước quy về mọt mối,được tổ chức quy củ,ruộng đòng trở lại xanh tươi ,ngược xuôi buôn bán làm ăn,khăp nơi chùa tháp được xây dựng .
 - GV nhận xét
 - Rút ra bài học
3. Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS đọc phần bài học.
- Qua bài học, em có suy nghĩ gì về Đinh Bộ Lĩnh ?
- GV tổng kết giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau
- 2HS trình bày trước lớp.
HS nhận xét, bổ sung.
- HS nghe.
- 2HS đọc bài
 -Tìm hiểu nội dung
 - HS nối tiếp nhau trả lời
 -HS nhận xét, bổ sung.
 -1HS đọc tiếp phần 2
 -HS nối tiếp nhau trả lời
 -Cả lớp nhận xét
.
- 1,2 HS kể
- HS đọc thông tin trong SGK và thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
Các nhóm trình bày trước lớp.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 2,3 HS đọc phần bài học.
 Hướng dẫn học
I.Mục tiêu: 
-Rèn luyện kỹ năng sử dụng thước kẻ và ê - ke để vẽ hai đường thẳng song song đi qua đỉnh của một hình tam giác.
-Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l/n hoặc uôn/ uông.
II. Đồ dùng dạy – học: Phiếu bài tập.
III. Hoạt động dạy - h ọc:
TG
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò
2.Môn Toán.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài
 GV vẽ hình lên bảng
B
C
A
 Qua đỉnh A vẽ đường thẳng Ax song song với CB 
Qua đỉnh C vẽ đường thẳng C y song song AB.
Hai đường thẳng A x và C y cắt nhau tại D
 Nêu tên cac căp cạnh song song với nhau có trong hình tứ giác ABCD
3. Môn Chính tả.
Bài 2a : Điền l hay n vào chỗ trống.
+ Đây là cảnh vật ở đâu vào thời gian nào?
Tổ chức cho HS làm bài và trình bày trước lớp.
GV hỏi tại sao từ năm lạiđiền n mà không điền l ? Tương tự như các câu khác
GV nhận xét, chốt lại: 
Năm gian nhà nhỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè
Lưng dậu phất phơ màu khói bạc
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Phần b : uông hay uôn.
Tổ chức cho HS làm tương tự như phần a
GV nhận xét, chốt lại: 
- Uống nước nhớ nguồn.
- Anh đi anh nhớ quê nhà
4.Củng cố –Dặn dò:Nhận xét giờ học 
 Về ôn lại bài
 -HS đọc yêu cầu bài
 -HS quan sát
 -1HS lên vẽ đường thẳng đi qua A và song song với CB
 -1HS lên vẽ đường thẳng đi qua C và song song với AB và cắt nhau tại D
 - Cả lớp nhận xét
B
C
A
X
Y
D
 HS nêu các cặp cạnh sông song với nhau trong hình tứ giác là Dy song song vớiAB
 Dysong song với AB
 -HS nhận xét
.- HS đọc y/c bài tập .
+ Đây là cảnh vật ở nông thôn vào những đêm trăng.
HS làm bài theo nhóm 4và viết kết quả ra phiếu học tập.
Các nhóm cử đại diện trình bày trước lớp.
 -HS trả lời
HS nhận xét, sửa sai.
- HS đọc y/c bài tập .
HS làm bài theo nhóm 4 và viết kết quả ra phiếu học tập.
Các nhóm cử đại diện trình bày trước lớp.
HS nhận xét, sửa sai.
 Thứ sáu ngày 6 tháng 11 năm 2009
 Đọc sách thư viện
Chủ điểm : Măng mọc thẳng 
I.Mục tiêu :
Biết tìm và đọc những cuốn sách thuộc chủ đề đang học . Mămg mọc thẳng 
Giúp HS mở mang kiến thức , hiểu biết điều lí thú , bổ ích .
Có ý thức xây dựng cho tủ sách của thư viện thêm phong phú .
II. Các hoạt động dạy – học
Tgi
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
 2’
25’
3’
1. Kiểm tra bài cũ
- ổn định tổ chức lớp .
2. Bài mới 
Giới thiệu bài 
Sách là nguồn kiến thức quan trọng mà chúng ta chưa khám phá hết . Vậy chúng ta đọc sách ở đâu , đọc vào lúc nào giờ hoạt động tập thể này sẽ giúp các em được đọc sách để tìm hiểu vốn kiến thức mà chúng ta chưa biết . 
- GV giới thiệu về tủ sách của thư viện
Yêu cầu HS nêu tên chủ điểm đang học của tuần này .
GV chia lớp làm 4 nhóm , nêu nhiệm vụ của các nhóm .
GV cho HS đọc sách . ( 15 ‘ ) 
GV hướng dẫn HS đọc và ghi các tin các câu văn , câu thơ hay vào vở 
GV quan sát các nhóm .
Cho HS giới thiệu cuốn sách câu chuyện trong nhóm ( 5’ ) 
Cho HS trình bày trước lớp , giới thiệu với thầy cô giáo và các bạn cuốn sách em vừa đọc 
GV nhận xét chung những HS lên dọc sách . Biết tìm tòi , khai thác nội dung sách , truyện , nhận xét các em có gịong kể hay 
3. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học , dặn dò HS góp vào tủ sách dùng chung những quyển sách hay có nội dung lành mạnh để tủ sách được phong phú hơn . 
HS phải nắm được nội quy của lớp .
HS nghe GV giới thiệu bài 
3 HS nhắc lại tên bài 
HS lắng nghe yêu cầu 
Đại diện lớp xuống tủ sách tìm sách cho các bạn mỗi nhóm một chủ đề khác nhau .
HS đọc sách ghi chép những thông tin , những nhân vật quan trọng vào vào vở của mình ./
HS trong nhóm trao đổi về nội dung và ý nghĩa các tin mà các em vừa đọc được .
Đại diện nhóm trình bày . giới thiệu về tên sách tên tác giả , nhà xuất bản . 
Các bạn dưới lớp lắng nghe và đặt câu hỏi để bạn trả lời , sau đó nhận xét và bổ sung những thiếu sót mà bạn còn thiếu .
 Khoa học
Ôn tập : Con người và sức khoẻ
I. Mục tiêu :Ôn tập các kiến thức về :Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. + Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng. + Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá. II. Đồ dùng: Các phiếu câu hỏi ôn tập về chủ đề con người và sức khỏe.
III. Hoạt động dạy – học:
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
27’
3’
1.Kiểm tra: -Nêu được một số việc nên và không làm để phòng tránh tai nạn đuối nước?
 -1HS nêu nội dung bài
- GV nhận xét cho điểm.
2. Ôn tập
GV ôn
+ Quá trình trao đổi chất của con người.
- Cơ quan nào có vai trò chủ đạo trong quá trình trao đổi chất?
- Hơn hẳn những sinh vật khác con người cần gì để sống?
+ Các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể.
- Hầu hết thức ăn nước uống có nguồn gốc từ đâu?
- Tại sao chúng ta phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
+ Các bệnh thông thường
- Tại sao chúng ta phải diệt ruồi?
- Để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy ta phải làm gì?
+ Phòng tránh tai nạn sông nước.
- Đối tượng nào hay bị tai nạn sông nước?
- Trước và sau khi tập bơi ta cần phải chú ý điều gì?
 +bệnh béo phì.
 -Nêu tác hại của bệnh béo phì?
 -Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì?
 - Người bị bệnh béo phì có nguy cơ mắc bệnh gì?
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS về ôn tập 
 - Chuẩn bị cho giờ sau
- 2HS nêu trước lớp.
HS nhận xét, bổ sung.
 - HS tiến hành ôn tập
 -HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi
 -Cơ quan trao đổi chất
 -Con người cần không khí ,thức ăn, nước uống và thải ra khí các- bô -níc,phân và nước tiểu
-HS trả lời
 Cả lớp nhận xét
-Để phòng tránh bệnh tiêu chảy
 -Cho bệnh nhân uống nước cháo lãng pha muối ,hoặc uống nước ô-rê-dôn
 -HS nối tiếp nhau trả lời 
 -Cả lớp nhận xét
 Hướng dẫn học
I. Mục tiêu: - Rđóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục để đạt được mục đích đề ra
- Hiểu được ý nghĩa và tìm được động từ trong đoạn văn.
-Củng cố về tính chu vi hình vuông và hinh chữ nhật . Biết dùng ê ke để kiểm tra hai đường chéo
.II. Đồ dùng: -Ê ke và thước kẻ.
III. Hoạt động dạy học:
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
16’
18’
3’
1. Môn Luyện từ và câu:
Bài 2: Gạch dưới các động từ có trong đoạn văn .
- GV gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi
* đến- yết kiến- cho- nhận- xin- làm- dùi- có thể- lặn
* mỉm cười- ưng thuận- thử- bẻ- biến thành- ngắt- thành- tưởng- có.
Bài 3: Trò chơi kịch câm.
GV nêu cách chơi
Cho HS thảo luận cặp đôi.
 GV gọi từng cặp lên bảng một em làm động tác một em đoán 
- Tổ chức cho HS thi biểu diễn kịch câm
-Nhận xét tuyên dương nhóm diễnhay ,hấp dẫn.
2. Môn Toán.
Bài 1: (trang 54)
 Bài toán cho gì ?
 Bài toán hỏi gì?
 Chu vi hình chữ nhật là:(5+3) x2 =16 (cm)
 Đáp số:16 cm
Bài 1 (trang 55)
Bài toán cho gì? 
Bài tán hỏi gì?
 Chu vi hình vuông là:4 x4 =16 (cm)
 Đáp số:16 cm 
Bài2a(trang 54). D
A
C
B
3.Củng cố –Dặn dò: .-Nhận xét giờ Về ôn lai bài
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
 -HS làm bài theo cặp.
 -HS trình bày trước lớp.
 -HS nhận xét bổ xung.
- 1 HS đọc yêu cầucủa bài.
 -2HS thảo luận 
- 2 HS lên mô tả trước lớp.
 Các nhóm trình bày trước lớp.
HS nhận xét, bổ sung.
-HS đọc yêu cầu 
 -HS trả lời
 -HS lên bảng làm bài
 HS nhận xét
HS đọc yêu cầu bài
HS trả lời
HS lên bảng làm bài
HS đọc yêu cầu 
Hs thảo luận nhóm đôi
Đại diện nhóm lên dùng thước có vạch chia cm kiểm tra xem độ dài hai đường chéo có bằng nhau không 
 -HS nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9 Lop 4 ca ngay.doc