Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm 2011-2012 (Bản đẹp 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm 2011-2012 (Bản đẹp 2 cột)

TIẾT KIỆM THỜI GIỜ

I.Mục tiêu:

 - Nêu được ví dụ về tiết kkiệm thời giờ.

- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ .

- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập , sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lý.

II.Đồ dùng dạy học:

 -SGK Đạo đức 4.

 -Các câu truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.

 -Mỗi HS có 2 tấm bìa màu: xanh, đỏ

III.Hoạt động trên lớp:

 

doc 36 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/01/2022 Lượt xem 328Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm 2011-2012 (Bản đẹp 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM
TRÊN ĐÔI CÁNH ƯỚC MƠ
Tuần 9 
 Thứ hai 10-10-2011
Tiết 17- TẬP ĐỌC
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. Mục tiêu: 
-Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
 -Hiểu nội dung : Cương ước mơ trở thành một thợ rèn để kiếm sốngïnên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý .( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
KSN: Lắng nghe tích cưcï; giao tiếp; thương lượng.
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 85, SGK phóng to.
 -Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
 -Tranh đốt pháo hoa.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài Đôi giày ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
+Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta.
+Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày.
-Gọi 1 HS đọc toàn bài và nêu nội dung chính của bài.
-Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Treo tranh minh hoạ và gọi 1 HS lên bảng mô tả lại những nét vẽ trong bức tranh.
-Cậu bé trong tranh đang nói chuyện gì với mẹ? Bài học hôn nay cho các em hiểu rõ điều đó.
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc :
-Gọi HS đọc toàn bài.
-Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc ).GV sữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
_HS đọc nhóm đôi 
-GV đọc mẫu
* Tóm tắt nội dung: Cương ước mơ trở thành một thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ, Cương thuyết phục mẹ hiểu và đồng cảm với em: nghề thợ rèn không phải là nghề hèn kém.
 * Tìm hiểu bài:
-Gọi HS đọc đoạn 1 trao đổi và trả lời câu hỏi:
+Từ “thưa” có nghĩa là gì?
+Cương xin mẹ đi học nghề gì?
+Cương xin học nghề rèn để làm gì? 
+ “Kiếm sống” có nghĩa là gì?
-Tóm ý chính đoạn 1.
-Gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
+Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình?
+Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
+Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
-Tóm ý chính đoạn 2.
-Gọi HS đọc cả bài. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 4, SGK.
+Nhận xét cách trò chuyện của hai mẹ con:
a) Cách xưng hô.
b) Cử chỉ trong lúc nói chuyện.
-Gọi HS trả lời và bổ sung.
+Nội dung chính của bài là gì?
- Ghi nội dung chính của bài.
 * Luyện đọc:
-Gọi HS đọc phân vai. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay phù hợp từng nhân vật.
-Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn văn sau:
 Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ thiết tha:
 -Mẹ ơi ! Người ta ai cũng phải có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp, hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
 Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhại mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi “phì phào” tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập “cúc cắc” và những tàn lửa đỏ hồng, bắn toé lên như khi đất cây bông.
-Yêu cầu HS đọc trong nhóm.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
-Nhận xét tuyên dương.
3. Củng cố- dặn dò:
-Hỏi: +Câu truyện của Cương có ý nghĩa gì?
-Dặn về nhà học bài, luôn có ý thức trò chuyện thân mật, tình cảm của mọi người trong mọi tình huống và xem bài Điều ước của vua Mi-đát.
- Nhận xét tiết học.
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-1 HS lên bảng mô tả: Bức tranh vẽ cảnh một cậu bé đang nói chuyện với mẹ. Sau lưng cậu là hình ảnh một lò rèn, ở đó có những người thợ đang miệt mài làm việc.
-Lắng nghe.
-HS đọc bài tiếp nối nhau theo trình tự.
+Đoạn 1: Từ ngày phải nghỉ học  đến phải kiếm sống.
+Đoạn 2: mẹ Cương  đến đốt cây bông.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Cả lớp theo dõi, trao đổi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
+ “thưa” có nghĩa là trình bày với người trên về một vấn đề nào đó với cung cách lễ phép, ngoan ngoãn.
+Cương xin mẹ đi học nghề thợ rèn.
+Cương học nghề thợ rèn để giúp đỡ cha mẹ. Cương thương mẹ vất vả. Cương muốn tự mình kiếm sống.
+ “kiếm sống” là tìm cách làm việc để tự nuôi mình.
* Nói lên ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ.
-1 HS đọc thành tiếng.
+Bà ngạc nhiên và phản đối.
+Mẹ cho là Cương bị ai xui, nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang. Bố của Cương sẽ không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn, sợ mất thể diện của gia đình.
+Cương nghèn nghẹn nắm lấy tay mẹ. Em nói với mẹ bằng những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ có ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
*Cương thuyết phục để mẹ hiểu và đồng ý với em.
-1 HS đọc thành tiếng, HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Cách xưng hô: đúng thứ bậc trên, dưới trong gia đình, Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng. Mẹ Cương xưng mẹ gọi con rất dịu dàng, âu yếm. Qua cách xưng hô em thấy tình cảm mẹ con rất thắm thiết, thân ái.
+Cử chỉ trong lúc trò chuyện: thân mật, tình cảm. Mẹ xoa đầu Cương khi thấy Cương biết thương mẹ. Cương nắm lấy tay mẹ, nói thiết tha khi mẹ nêu lí do phản đối.
*Cương ước mơ trở thành thợ rèn vì em cho rằng nghề nào cũng đáng quý và cậu đã thuyết phục được mẹ.
-2 HS nhắc lại nội dung bài.
-3 HS đọc phân vai. 
-Hs lắng nghe.
-2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
-4 HS tham gia thi đọc. 
+Nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
Tiết 41 - TOÁN 
BÀI: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc .
 Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng Êke
 HS làm bài tập 1,2,3 a
II.CHUẨN BỊ:
 SGK
 Ê – ke (cho GV và HS)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HSKK
Khởi động: 
Bài cũ: Góc nhọn – góc tù – góc bẹt.
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc.
GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng. Yêu cầu HS dùng thước ê ke để xác định bốn góc A, B, C, D đều là góc vuông.
GV kéo dài hai cạnh BC và DC thành hai đường thẳng , tô màu hai đường thẳng này. Yêu cầu HS lên bảng dùng thước ê ke để đo và xác định góc vừa được tạo thành của hai đường thẳng này. 
GV giới thiệu cho HS biết: Hai đường thẳng BC và CD là hai đường thẳng vuông góc với nhau. 
Hai đường thẳng BC và DC tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh C .(SGK)
-Liên hệ với một số hình ảnh xung quanh có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc với nhau (hai đường mép quyển vở, hai cạnh bảng đen, hai cạnh ô cửa sổ)
Hướng dẫn HS vẽ hai đường thẳng vuông góc bằng ê ke (hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm nào đó)
 M
 N
 O
+ Bước 1: Vẽ góc vuông đỉnh O , cạnh OM, ON 
+ Bước 2: Kéo dài hai cạnh góc vuông để được hai đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau .
- Hai đường thẳng vuông góc OM và ON tạo thành 4 góc vuông .
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Yêu cầu HS dùng êke kiểm tra hai đường thẳng có trong mỗi hình có vuông góc với nhau không 
Bài tập 2:
Yêu cầu HS dùng ê ke kiểm tra góc vuông rồi ghi tên từng cặp cạnh vuông góc có trong hình.
Bài tập 3a:
- Yêu cầu HS dùng êke xác định được trong mỗi hình góc nào là góc vuông , rồi từ đó nêu tên từng cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau có trong mỗi hình đó .
Củng cố 
GV cho HS thi đua vẽ hai đường thẳng vuông góc qua điểm nào đó cho sẵn.
Dặn dò: 
Làm bài 3 , 4 trang 50 trong SGK
Chuẩn bị bài: Hai đường thẳng song song
HS sửa bài
HS nhận xét
HS dùng thước ê ke để xác định.
HS dùng thước ê ke để xác định.
HS đọc tên hai đường thẳng vuông góc với nhau.
HS liên hệ.
HS thực hiện vẽ hai đường thẳng vuông góc theo sự hướng dẫn của GV
1/
-Hai đường thẳng HI và IK vuông góc với nhau.
-Hai đường thẳng MP và MQ không vuông góc với nhau
2/ Trong hình chữ nhật BCD , ta có:
-BA vuông góc với BC
-DA vuông góc với DC
-CD vuông góc với CB
-AB vuông góc với AD
3a/
EA vuông góc với ED; ED vuông góc với DC
Bài 5
TIẾT 9 ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ
I.Mục tiêu:
 - Nêu được ví dụ về tiết kkiệm thời giờ.
Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ .
Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập , sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lý.
II.Đồ dùng dạy học:
 -SGK Đạo đức 4.
 -Các câu truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
 -Mỗi HS có 2 tấm bìa màu: xanh, đỏ 
III.Hoạt động trên lớp:
Tiết 1	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định: Cho HS hát.
2.KTBC:
 -GV nêu yêu cầu kiểm tra:
 +Nêu phần ghi nhớ của bài “Tiết kiệm tiền của”.
-Yêu cầu Hs liên hệ thực tế “Nêu những việc cần làm để tiết kiệm cho gia đình.”
 -GV ghi điểm.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: “Tiết kiệm thời giờ”
b.Nội dung: 
*Hoạt động 1: Kể chuyện “Một phút” –trong SGK/14-15
 -GV kể chuyện kết hợp với việc đóng vai minh họa của một số HS.
 -GV cho HS thảo luận theo 3 câu hỏi trong SGK/15.
 +Mi-chi-a có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào?
 +Chuyện gì đã xảy ra với Mi-chi-a trong cuộc thi trượt tuyết?
 +Sau chuyện đó, Mi-chi-a đã hiểu ra điều gì?
 -GV kết luận:
 Mỗi phút điều đáng quý. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu cách xử lí tình huống. Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/16) 
 -GV chia 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống.
 ØNhóm 1, 2 : Điều gì sẽ xảy ra nếu HS đến phòng thi bị muộn.
 ØNhóm 3, 4 : Nếu hành khách đến muộn giờ tàu, máy bay thì điều gì sẽ xảy ra?
 ØNhóm 5, 6 : Điều gì sẽ xảy ra nếu người bệnh được đưa đe ...  AH đi qua A, vuông góc với cạnh BC.
 +Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua A và vuông góc với AH, đó chính là đường thẳng AX cần vẽ.
 -GV yêu cầu HS tự vẽ đường thẳng CY, song song với cạnh AB.
 -GV yêu cầu HS quan sát hình và nêu tên các cặp cạnh song song với nhau có trong hình tứ giác ABCD.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
Củng cố 
Yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ hai đường thẳng song song.
Dặn dò: 
Làm bài 1, 2 trang 53 trong SGK
Chuẩn bị bài: Thực hành vẽ hình chữ nhật.
HS sửa bài
HS nhận xét
 C E D
 A B
-Vẽ đường thẳng AB đi qua điểm M và song song với đường thẳng CD.
-Chúng ta vẽ đường thẳng đi qua M và vuông góc với đường thẳng CD.
-1 HS lên bảng vẽ hình, HS cả lớp thực hiện vẽ hình vào vở.
-Vẽ đường thẳng đi qua điểm M và vuông góc với đường thẳng MN.
-Tiếp tục vẽ hình.
-Đường thẳng này song song với CD.
-1 HS đọc đề bài.
-HS vẽ hình theo hướng dẫn của GV.
-HS thực hiện vẽ hình (1 HS vẽ trên bảng lớp, cả lớp vẽ vào vở):
+Vẽ đường thẳng CG đi qua điểm C và vuông góc với cạnh AB.
+Vẽ đường thẳng đi qua C và vuông góc với CG, đó chính là đường thẳng CY cần vẽ.
+Đặt tên giao điểm của AX và CY là D.
-Các cặp cạnh song song với nhau có trong hình tứ giác ABCD là AD và BC, AB và DC 
Thứ sáu 14-10-2011
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. Mục tiêu: 
 -Xác định được mục đích trao đổi, vai trò trong cách trao đổi.
 -Lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích .
 -Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục .
 - KSN:Thể hiện sự tự tin, Lắng nghe tích cưcï; thương lượng;đặt mục tiêu, kiên định.
II. Đồ dùng dạy học: 
 Bảng lớp ghi sẵn đề bài.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi HS kể câu chuyện về Yết Kiêu đã được chuyển thể từ kịch.
-Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Đưa ra tình huống: Ti-vi đang có phim hoạt hình rất hay nhưng anh em lại giục em học bài, khi đó em phải làm gì?
-Khi khéo léo thuyết phục người khác thì em sẽ hiểu và đồng tình với những nguyện vọng chính đáng của chúng ta. Như cậu bé Cương trong bài Thưa chuyện với mẹ đã khéo léo dùng lời lẽ, việc làm của mình như nắm tay mẹ để mẹ đồng tình với nguyện vọng của mình. Tiết học này lớp mình sẽ thi xem ai là người ứng xử khéo léo nhất để đạt được mục đích trao đổi.
 b. Hướng dẫn làm bài:
 * Tìm hiểu đề:
-Gọi HS đọc đề bài trên bảng.
-GV đọc lại, phân tích, dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ quan trọng: nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh (chị), ủng hộ, cùng bạn đóng vai.
-Gọi HS đọc gợi ý: yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Nội dung cần trao đổi là gì?
+Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là ai?
+Mục đích trao đổi là để làm gì?
+Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào?
+Em chonï nguyện vọng nào để trao đổi với anh (chị)?
 * Trao đổi trong nhóm:
-Chia nhóm 4 HS . Yêu cầu 1 HS đóng vai anh (chị) của bạn và tiến hành trao đổi. 2 HS còn lại sẽ trao đổi hành động, cử chỉ, lắng nghe, lời nói để nhận xét, góp ý cho bạn.
 * Trao đổi trước lớp:
-Tổ chức cho từng cặp HS trao đổi.
Yêu cầu HS dưới lớp theo dõi, nhận xét cuộc trao đổi theo các tiêu chí sau:
+Nội dung trao đổi của bạn có đúng đề bài yêu cầu không?
+Cuộc trao đổi có đạt được mục đích như mong muốn chưa?
+Lời lẽ, cử chỉ của hai bạn đã phù hợp chưa, có giàu sức thuyết phục chưa?
+Bạn đã thể hiện được tài khéo léo của mình chưa? Bạn có tự nhiên, mạnh dạn khi trao đổi không?
-Bình chọn cặp khéo léo nhất lớp.
Ví dụ về cuộc trao đổi hay, đúng tiêu chuẩn (GV có thể cho HS diễn mẫu).
-3 HS lên bảng kể chuyện.
-Lắng nghe, trao đổi với nhau, trả lời câu hỏi tình huống.
*Em sẽ không xem ti vi mà đi học bài.
*Em sẽ nói với anh là em xem nốt phim hoạt hình này rồi em sẽ học bài cho đến khi xong mới đi ngủ.
-Lắng nghe.
-2 HS đọc thành tiếng.
-Lắng nghe.
-3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần.
Trao đổi và thảo luận cặp đôi để trả lời.
+Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em.
+Đối tượng trao đổi ở đây là em trao đổi với anh (chị ) của em.
+Mục đích trao đổi là làm cho anh chị hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn, thắc mắc mà anh (chị) đặt ra để anh (chị) hiểu và ủng hội em thực hiện nguyện vọng ấy.
+Em và bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh chị của em.
*Em muốn đi học múa vào buổi chiều tối.
*Em muốn đi học vẽ vào các buổi sang thứ bảy và chủ nhật.
*Em muốn đi học võ ở câu lạc bộ võ thuật.
-HS hoạt động trong nhóm. Dùng giấy khổ to để ghi những ý kiến đã thống nhất.
-Từng cặp HS thao đổi, HS nhận xét sau từng cặp.
Em gái
-Anh ơi, sắp tới trường em có mở lớp dạy trường quyền. Em muốn đi học. Anh ủng hộ em nhé!
Anh trai
(kêu lên)
-Trời ơi! Con gái sao lại đi học võ? Em phải đi học nấu ăn hoặc học đàn. Học võ là việc của con trai, anh không ủng hộ em đâu!
Em gái 
(tha thiết)
-Anh lúc nào cũng lo em bị bắt nạt. Em học võ sẽ tự bảo vệ được mình, anh sẽ không phải lo nữa. Mới lại anh em mình điều muốn lớn lên sẽ thi vào trường cảnh sát để theo nghề của bố. Muốn học trường cảnh sát thì phải biết võ từ bây giờ đấy anh ạ !
Anh trai
(gãi đầu vẻ lúng túng)
-Nhưng anh vẫn thấy con gái mà học võ thì thế nào ấy, chã còn ra con gái nữa. Thế sao không học đàn. Bố mẹ có thể mua đàn cho em cơ mà?
Em gái
-Thầy dạy nhạc bảo tay em cứng, em không có khiếu học đàn. Mà sao anh lại nghĩ là học võ thì không ra con gái? Anh đã thấy chị Thuý Hiền biểu diễn đẹp thế nào chưa? Như là múa ấy, thật mê li.
Anh trai
-Em khéo nói lắm, thôi được, nhưng em học võ thì lấy thời gian đâu để học bài ở nhà và nấu cơm đỡ mẹ?
Em gái
-Anh yên tâm đi. Thời khoá biểu ở trường em rất hợp lí nên em đảm bảo sẽ không ảnh hưởng đến việc học tập và việc giúp mẹ đâu.
Anh trai
-Thế thì được, nữ võ sĩ. Anh sẽ ủng hộ em, em sẽ thuyết phục bố mẹ đồng ý cho em đi học.
Em gái
(vui mừng)
-Có thế chứ. Em rất cám ơn anh.
3. Củng cố – dặn dò:
-Hỏi : +Khi trao đổi ý kiến với người thân, em cần chú ý điều gì?
-Dặn HS về nhà viết lại cuộc trao đổi vào vở và tìm đọc truyện về những con người có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
-Nhận xét tiết học.
Tiết 45 - TOÁN 
THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT
 HÌNH VUÔNG
 ( Ghép 2 Bài thực hành)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông bằng thước kẻ và ê ke. 
HS làm bài tập 1,atrang 54 ; Bài 1a/ trang 55	
HSKK: vẽ hình cùng bạn 
II.CHUẨN BỊ:
SGK
Thước thẳng và ê ke.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Vẽ hai đường thẳng song song.
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 2 cm.
GV nêu đề bài.
GV vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu lên bảng theo các bước sau:
Bước 1: Vẽ đoạn thẳng DC = 4 cm
Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D , lấy đoạn thẳng DA = 2 cm.
Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc 
với DC tại C, lấy đoạn thẳng CB = 2 cm.
Bước 4: Nối A với D . Ta được hình chữ nhật ABCD.
Hoạt động2: Vẽ hình vuông có cạnh là 3 cm.
GV nêu đề bài: “Vẽ hình vuông ABCD có cạnh là 3 cm”
Yêu cầu HS nêu đặc điểm của hình vuông.
Ta có thể coi hình vuông là một hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài là 3cm, chiều rộng cũng là 3 cm. Từ đó có cách vẽ hình vuông tương tự cách vẽ hình chữ nhật ở bài học trước.
GV vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu lên bảng theo các bước sau:
Bước 1: Vẽ đoạn thẳng DC = 3 cm
Bước 2: Vẽ đường thẳng AD
vuông góc với DC tại D, lấy đoạn thẳng DA = 3 cm.
Bước 3: Vẽ đường thẳng CB vuông góc với DC tại C, lấy đoạn thẳng CB = 3 cm.
Bước 4: Nối A với B. Ta được hình vuông ABCD
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:a/54
Cho HS thực hành vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm.
Nhận xét 
Bài tập 1a/55
Yêu cầu HS tự vẽ vào vở hình vuông.
GV quan sát kiểm tra 
Củng cố 
Nhắc lại các bước vẽ hình chữ nhật.
Dặn dò: 
Làm bài 1 trang 54 trong SGK
Chuẩn bị bài: Thực hành vẽ hình vuông.
HS sửa bài
HS nhận xét
HS quan sát và vẽ theo GV vào vở nháp.
Vài HS nhắc lại các thao tác vẽ hình chữ nhật.
Có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc vuông.
HS quan sát và vẽ vào vở nháp theo sự hướng dẫn của GV.
Vài HS nhắc lại thao tác vẽ hình vuông.
HS dùng thước vẽ 
Bạn kế bên kiểm tra 
HS dùng thước vẽ 
Bạn kế bên kiểm tra
HS thực hiện ở vở 
SINH HOẠT.
 1-Lớp trưởng điều hành lớp.
 -Tổ trưởng các tổ báo cáo hoạt động trong tuần: Học tập, đạo đức, trật tự ,vệ sinh , trực giao thông.
 -Lớp trưởng ghi nhận tổng hợp chung.
 2- GV :Nhận xét về kết quả đạt được, các mặt cần khắc phục.
-Nề nếp : trật tự lớp học , trật tự ra vào lớp.
 -Học tập :tinh thần học tập (thuộc bài, không thuộc bài, phát biểu ý kiến xây dựng bài) 
 -Vệ sinh: trong lớp, ngoài sân .
3- Kế hoạch tuần 10.
-Tiếp tục thực hiện tốt chăm sóc hoa kiểng.
-Thực hiện tốt công tác trực sinh, trực giao thông.
 - Tiếp tục ôân tập chuẩn bị thi giữa học kì I .
Duyệt của khới trưởng 
 Trưởng khới 
Trần Thị Thu
Duyệt của Ban giám hiệu 
Phó Hiệu trưởng
Phạm Thị Thu Nguyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L4 Tuan 9 chuan Vang Cong Liet.doc