Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Phương

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Phương

Toán

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

- Có kĩ năng viết và tính toán chính xác.

II.Đồ dùng dạy học:

- Bảng nhóm.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

1. Ổn định:

2. Bài cũ: – Viết số thập phân vào chỗ chấm:

 10dm 2cm = .dm 5km 75 m = .km

3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề.

 

doc 33 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 371Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2011
Tập đọc
Cái gì quý nhất ?
 ( Trịnh Mạnh)
I. Mục tiêu: 
- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt được lời người dẫn chuyện và lời nhân vật
- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất. 
- HS đọc bài rõ ràng, dứt khoát.
II.Đồ dùng dạy học: 
	GV: Tranh minh hoạ đọc trong SGK.
	 Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 
1.ổn định :
2 Bài cũ: Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
 H. Em hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ ? 
3. Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Gọi HS khá đọc toàn bài.
GV chia đoạn: 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến sống được không?
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến phân giải.
+ Đoạn 3: Còn lại
 Cho HS đọc đoạn nối tiếp GV theo dõi kết hợp sửa sai, giảng một số từ khó trong bài.
- Cho HS luyện đọc trong nhóm đôi..
- GV đọc mẫu toàn bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
 - 1 HS đọc đoạn 1 : Từ đầu . Phân giải 
H: Theo Hùng, Quý, Nam, cái quý nhất trên đời là gì?
H: Lý lẽ mỗi bạn đưa ra để bảo vệ ý kiến của mình như thế nào?
- Gọi HS đọc đoạn còn lại.
H: Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
H: Theo em khi tranh luận, muốn thuyết phục người khác thì ý kiến đưa ra phải như thế nào? Thái độ tranh luận ra sao?
H. Qua bài đọc giúp ta hiểu rõ thêm điều gì ?
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
- GV đọc mẫu đoạn.
- Cho HS luyện đọc trong nhóm. 
 Cho HS thi đọc (cho HS thi đọc phân vai)
- 1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm. 
- HS đọc nối tiếp (2 lần)
 - HS luyện đọc trong nhóm, sửa sai cho bạn, báo cáo, đọc thể hiện.
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
Hùng: Quý nhất là lúa gạo.
Quý: Vàng là quý nhất.
Nam: Thì giờ là quý nhất.
- HS trả lời.
- Vì nếu không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS theo dõi, trả lời câu hỏi
- HS nêu nội dung .
- HS luyện đọc trong nhóm.
-HS thi đọc diễn cảm.
4. Củng cố: - Gọi HS đọc bài nêu nội dung của bài.
H. Chọn tên gọi khác cho bài văn và nêu lí do vì sao em chọn tên gọi đó ?
5.Dặn dò: Về nhà luyện đọc bài nhiều lần, đọc trước bài mới.
.............................................................
Toán 
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Có kĩ năng viết và tính toán chính xác.
II.Đồ dùng dạy học: 
- Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 
1. ổn định: 
2. Bài cũ: – Viết số thập phân vào chỗ chấm: 
	10dm 2cm = ..............dm 5km 75 m = .............km 
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
- HS đọc yêu cầu bài 1.
H. Để thực hiện bài tập em làm như thế nào?
- Đổi thành hỗn số với đơn vị cần chuyển, sau đó viết dưới dạng số thập phân.
- GV nhận xét, chốt .
Bài 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
- HS nêu yêu cầu bài tập.
+ GV hướng dẫn những HS còn yếu từng bước:
Bước 1: 315cm = 300cm + 15cm
 = 3m 15cm
Bước 2 : 3m 15 cm = 3m Bước 3: 3m = 3,15m
 Vậy 315cm = 3,15cm
- Cho HS tự làm các phần còn lại.
- Lần lượt một số em lên sửa bài.
- GV nhận xét, sửa bài.
m
Bài 3: - HS nêu yêu cầu bài tập.
+ GV cho HS tự làm cá nhân. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu 
 Gọi HS lên sửa bài, nhận xét, chốt.
Bài 4: Cho HS thảo luận cách làm bài 4. 
HS làm bài còn lại trên bảng nhóm.
+ GV theo dõi, giúp đỡ. Thu bài chấm - nhận xét.
1 - 2 HS đọc nêu yêu cầu.
- 1-2 HS nêu cách làm.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- Lần lượt lên sửa bài.
1 - 2 HS đọc nêu yêu cầu.
 - 1-2 HS nêu cách làm.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- Lần lượt lên sửa bài. 
- Lớp nhận xét, sửa bài.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài 
- Lần lượt lên sửa bài 
- Lớp nhận xét, sửa bài
 - Làm bài vào bảng nhóm.
- Đại diện một số nhóm lên trình bày.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
3.Củng cố : GV nhận xét bài làm của HS, củng cố chỗ HS còn hay sai.
+ Nhận xét tiết, tuyên dương cá nhân học tốt.
4. Dặn dò: Xem lại bài, làm bài vở bài tập. 
.....................................................
Kỹ thuật 
Luộc rau
I. Mục tiêu: HS cần phải :
- Biết cách thực hiện công việc chuẩn bị và các bước luộc rau. 
- Biết liên hệ với việc luộc rau ở gia đình.
- Không yêu cầu học sinh thực hành luộc rau ở lớp.
II.Đồ dùng dạy học: 
	- Rau muống, rau cải củ còn tươi, non, nước sạch.
	- Nồi cỡ vừa, đĩa, bếp ga du lịch.
	- Phiếu đánh giá kết qủa học tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 
1)Kiểm tra bài cũ :
 	? Nêu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện.
- 1 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
2)Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1 : Tìm hiểu cách thực hiện các công việc chuẩn bị luộc rau
? Em hãy nêu những công việc chuẩn bị khi luộc rau ở gia đình em.
? Nêu tên các nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau.
? Nêu cách sơ chế rau.
- Gọi HS lên bảng thực hiện các thao tác sơ chế rau. GV và HS nhận xét và uốn nắn những thao tác chưa đúng.
HĐ2 : Tìm hiểu cách luộc rau
? Nêu cách luộc rau.
- Nhận xét và hướng dẫn HS cách luộc rau, GV lưu ý HS 1 số điểm sau :
+ Nên cho nhiều nước khi luộc rau để rau chín đều và xanh.
+ Nên cho 1 ít muối hoặc bột canh vào nước để rau đậm và xanh.
+ Đun to và đều lửa.
+ Tuỳ khẩu vị từng người mà luộc rau chín tới hoặc chín mềm.
+ Nếu luộc rau muống thì sau khi vớt ra đĩa, có thể cho quả sấu, me,... vào nước luộc đun tiếp hoặc vắt chanh....
HĐ3 : Đánh giá kết quả học tập 
- Hướng dẫn các thao tác chuẩn bị và luộc rau.
? Nêu cách chuẩn bị và cách luộc rau.
- 1 số HS trả lời câu hỏi.
- HS quan sát H1 và trả lời câu hỏi.
- HS quan sát H2 và mục 1b để trả lời câu hỏi.
- HS lên bảng thực hiện.
- HS quan sát H3 và đọc nội dung mục 2 thảo luận nhóm về những công việc và cách luộc rau.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS trả lời câu hỏi.
3, Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học.
	- Dặn HS : Về nhà giúp HS luộc rau; HS đọc trước bài “Rán đậu phụ”.
...........................................................
Chính tả (Nhớ - viết)
Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
I. Mục tiêu: 
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ tự do.
- Làm được BT2a/b hoặc BT3a/b, hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn.
- HS viết sạch đẹp, dúng chính tả.
II.Đồ dùng dạy học: 
- Giáy, bút dạ, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 
1. ổn định :
 2. Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng, lớp viết nháp
 - GV đọc cho HS viết: Tuyên truyền, khuyên, thuyết, khuyết, tuyệt. 
 - GV nhận xét.
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết đúng.
- HS đọc thuộc bài:Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà.
H. Bài thơ gồm mấy khổ? Viết theo thể thơ nào?
H: Theo em, viết tên loại đàn nêu trong bài ntn? 
- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài.
- Cho HS nhớ viết.
+ GV chấm 5 – 7 bài
+ GV nhận xét chung về những bài chính tả vừa chấm, sửa lỗi chung.
Hoạt động2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 2a: + Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2a.
+ GV yêu cầu: Thầy sẽ tổ chức trò chơi. Tên trò chơi là “Ai nhanh hơn”. 
+ Cho HS làm bài và trình bày kết quả.
+ GV nhận xét và chốt lại những từ ngữ các em tìm đúng, và tuyên dương những HS tìm nhanh, viết đẹp, viết đúng.
+ Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2b.
Bài 3: Hướng dẫn HS làm BT3
+ Cho HS đọc yêu cầu bài tập 3a
+ Cho HS làm việc theo nhóm. 
+ Cho HS trình bày.
 + GV nhận xét và kết luận.
Câu 3b: Cách tiến hành như câu 3a.
- 3 HS đọc thuộc lòng cả bài.
- Bài thơ gồm 3 khổ, viết theo thể thơ tự do.
- HS lắng nghe.
- HS nhớ lại bài thơ và viết chính tả, viết xong đổi vở cho bạn sửa bài.
Lắng nghe, thực hiện.
-1 HS đọc bài tập, lớp đọc thầm lại.
- 5 HS lên bốc thăm cùng lúc và viết nhanh từ ngữ mình tìm được lên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Các nhóm tìm nhanh .
- Đại diện các nhóm đem kết quả tìm từ của nhóm mình lên gắn trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
4.Củng cố: GV nhận xét tiết học. Tuyên dương HS viết đẹp, nhóm học tốt.
5. Dặn dò: Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở. Mỗi em viết ít nhất 5 từ láy.
.................................................................
Thể dục
Động tác chân - Trò chơi“ Dẫn bóng ”
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được tập hợp hàng dọc, hàng ngang nhanh, dóng thẳng hàng(ngang, dọc), điểm đúng số của mình.
- Biết cách thực hiện động tác chân của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II. Địa điểm-phương tiện:
1. Địa điểm: Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập
2. Phương tiện: GV chuẩn bị 1 còi, giáo án, tranh thể dục, các dụng cụ cho trò chơi
III. Nội dung và phương pháp tổ chức
Nội dung
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu
* Nhận lớp : Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Học động tác chân của bài thể dục phát triển chung
- Chơi trò chơi“ Dẫn bóng ”
* Khởi động:
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
Cán sự tập hợp báo cáo sĩ số và chúc GV “ Khoẻ”
 €€€€€€ 
 €€€€€€ 
 €€€€€€
 €
 ( GV) 
HS chạy theo hàng dọc do cán sự điều khiển sau đó tập hợp 3 hàng ngang. 
2. Phần cơ bản
* Học động tác chân.
* Chia nhóm tập luyện
* Thi đua giữa các tổ
* Chơi trò chơi“ Dẫn bóng ”
- GV nêu tên động tác, làm mẫu toàn bộ, sau đó làm mẫu chậm và phân tích kỹ thuật
- GV Phân tích trên tranh và cho HS tập 
- Cán sự điếu khiển GV đến các tổ quan sát sửa sai
- Từng tổ lên thực hiện do cán sự điều khiển GV cùng học sinh quan sát nhận xét.
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, luật chơi sau đó cho HS chơi thử và chơi chính thức. Trong quá trình chơi GV quan sát nhận xét uốn nắn. 
3. Phần kết thúc
- Cúi người thả lỏng
- Nhận xét giờ học.
- Cán sự điều khiển và cùng GV hệ thống bài học.
Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2011
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên
I. Mục tiêu:
- Tìm được các từ ngữ thể hiện sự so sánh, nhân hoá trong chuyện: Bầu trời mùa thu.
- Viết được đoạn văn tả cảnh đẹp quê hương, biết dùng từ ngữ, h/ả s/s, nhân hoá khi miêu tả.
- HS yêu thiên nhiên, đất nước.
II.Đồ dùng dạy học: 
	GV: Bút dạ và giấy khổ to. 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 
1. ổn định :
2. Bài cũ: H. Đặt 2 câu để phân biệt nghĩa của từ cao. 
 - GV nhận xét và cho điểm.
3.Bài mới: Giới thiệu bài- ghi đề.
Hoạt độ ...  phương
-tên của tác phẩm hoặc phù điêu
 Hs trả lời
- bức tượng , phù điêu hiện đang được đặt ở đâu?
- các tác phẩm đó được làm bằng chất liệu gì? 
Hs thực hiện theo nhóm
+ em hãy tả sơ lược và nêu cảm nhận về bức tượng hoặc bức phù điêu đó
Hoạt động 3: nhận xét đánh giá
GV nhận xét chung tiết học 
Nhắc hs sưu tầm ảnh về điêu khắc cổ
Sưu tầm một số bài trang trí của học sinh lớp trước
Hs lắng nghe
Thứ sáu ngày 21 tháng 10 năm 2011
Tập làm văn
LUYệN TậP thuyết trình, tranh luận
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ để trhuyết trình tranh luận một vấn đề đơn giản (BT1,2).
- Trình bày ý kiến của mình một cách rõ ràng, mạch lạc, dễ nghe để thuyết phục mọi người.
II.Đồ dùng dạy học: 
GV: Bảng phụ. Một vài tờ phiếu khổ to.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 
1. ổn định: 
2. Bài cũ: Gọi 2 HS 
H: Thế nào là đại từ? Cho VD? 
 + GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1 
+ HS đọc yêu cầu bài tập 1.
+ HS làm bài theo nhóm 
+ Tổ chức HS trình bày kết quả.
+ GV nhận xét và khen nhóm mở rộng lí lẽ và dẫn chứng đúng, hay có sứ thuyết phục.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2 
+ HS đọc yêu cầu bài tập
+ HS làm bài (GV đưa bảng phụ chép sãn bài ca dao).
+ Gọi HS trình bày.
+ GV nhận xét, khen những em có ý kiến hay, có sức thuyết phục đối với người nghe.
1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chọn nhân vật, nhóm trao đổi thảo luận, tìm lí lẽ dẫn chứng để thuyết phục các nhân vật còn lại.
 - Đại diện các nhóm trình bày, lớp nhận xét.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe
- HS làm bài.
- HS trình bày ý kiến.
- Lớp nhận xét.
4. Củng cố: + GV nhận xét tiết học, Tuyên dương.
5. Dặn dò: + Về nhà làm lại 2 bài tập vào vở, về nhà xem lại các bài học đề chuẩn bị kiểm tra giữa HKI.
Toán
Luyện tập chung
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết viết các số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu nhóm. 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 
1. ổn định:
2. Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm 2 phần bài tập sau (HS dưới lớp làm vào nháp). 
Viết số đo dưới dạng số thập phân theo đơn vị đã cho.
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ: Hướng dẫn thực hành.
Bài 1: HS nêu y/c, tự làm cá nhân và nêu kết quả.
(Gọi HS TB hoặc còn yếu lên làm bài tập này)
+ GV kiểm tra kết quả.
Bài 2: ( Giảm tải )
Bài 3: 
+ HS làm cá nhân đọc kết quả; đổi vở chữa bài. 
+ Gọi HS khá nêu kết quả.
Bài 4: Thực hiện tương tự bài 3.
Bài 5: 
 Yêu cầu HS nhìn vào hình vẽ và cho biết:
H: Túi cam nặng bao nhiêu?
- Thu bài chấm, nhận xét chung.
Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân ó đơn vị đo bằng mét.
a) 3m 6dm = 3,6m ; b) 4dm = 0,4m
c) 34m 5cm = 34,05m ; d) 345cm = 3,45m
- Viết STP thích hợp vào chỗ chấm.
- Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a) 3kg 5g = 3,005kg ; b) 30g = 0,03kg
c) 1103g = 1,103kg
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
1kg 800g 1kg 800g = 1800g
 1kg 800g = 1,8kg
- Nhìn vào khối lượng các quả cân (vì 2 đĩa cân thăng bằng)
4. Củng cố: + Nhắc lại nội dung luyện tập. Nhận xét tiết.
5. Dặn dò: + Về nhà xem lại bài, làm bài vở BT.
..
 Đạo đức
Tình bạn 
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
- Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
- Biết cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
II.Đồ dùng dạy học: 
GV: Tranh minh họa truyện , bảng phụ ghi nội dung bài 2.
III. Các hoạt động dạy và học:
1.ổn định : 
2.Bài cũ: H. Mỗi người phải có trách nhiệm gì đối với tổ tiên ? 
3. Bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện – rút ghi nhớ.
 + Hoạt động cả lớp 
- Gọi HS đọc câu chuyện.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn.
H: Câu chuyện gồm những nhân vật nào?
H: Khi đi vào rừng hai bạn đã gặp chuyện gì? 
H: Câu chuyện xảy ra như thế nào?
H: Em có nhận xét gì về hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật trong câu truyện?
H: Qua câu chuyện trên em có thể rút ra điều gì về cách đối xử với bạn bè?
+ GV nhận xét, chốt :
Kết luận: Khi đã là bạn bè, chúng ta cần biết yêu thương, đoàn kết giúp đỡ cùng tiến bộ, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn.
+ Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 2: Hoạt động cá nhân :
- GV dán nội dung bài 2 lên bảng. 
-Yêu cầu HS trao đổi nhóm hai về cách xử lí tình huống của mình. 
- Gọi HS lần lượt trình bày ý kiến của mình và giải thích lí do.
- GV yêu cầu HS tự liên hệ : Em đã làm được như vậy đối với bạn bè trong các tình huống tương tự chưa ? Hãy kể một trường hợp cụ thể.
GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống.
+ 1 HS đọc câu chuyện trong SGK, cả lớp đọc thầm. 
– HS thảo luận các câu hỏi theo nhóm bàn, trả lời các câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc lại ghi nhớ .
- 1 HS đọc các tình huống.
- HS trao đổi nhóm hai.
- HS trình bày ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung.
 4.Củng cố : GV yêu cầu mỗi HS nêu một biểu hiện của tình bạn đẹp.
- GV ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng.
 GV kết luận : Các biểu hiện của tình bạn đẹp là: Tôn trọng, chân thành, biết quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, biết chia sẻ buồn vui cùng bạn .
5. Dặn dò : Sưu tầm ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, .. về chủ đề tình bạn.
....................................................
Toán
ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra định kỳ giữa Học Kì I 
I. Mục tiêu: 
- Ôn tập về các dạng bài toán đã học để chuẩn bị cho kiểm tra định kì giữa học kì 1.
- HS làm thành thạo, chính xác các bài toán.
- Ôn tập tốt chuẩn bị cho kiếm tra giữa học kì 1.
II.Đồ dùng dạy học:
- Phiếu nhóm. 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 
1. ổn định: 
2. Bài cũ: – Viết số thập phân vào chỗ chấm: 
 73 mm = ..............m	 5km 75 m = .............km 
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động: Hướng dẫn HS làm bài ôn tập.
Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
- HS đọc yêu cầu bài 1.
H. Để thực hiện bài tập em làm như thế nào?
- GV nhận xét, chốt.
Bài 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
- HS nêu yêu cầu bài tập.
+ GV hướng dẫn những H S còn yếu từng bước:
Bước 1: 315cm = 300cm + 15cm
 = 3m 15cm
Bước 2 : 3m 15 cm = 3m Bước 3: 3m = 3,15m
 Vậy 315cm = 3,15cm
- Cho HS tự làm các phần còn lại.
- Lần lượt một số em lên sửa bài.
- GV nhận xét, sửa bài.
Bài 3: - HS nêu yêu cầu bài tập.
+ GV cho HS tự làm cá nhân. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu 
 Gọi HS lên sửa bài, nhận xét, chốt :
3km 245m = 3,245 km ; 5 km 34m = 5,034 km 
307m = 0,307 km
Bài 4: Cho HS thảo luận cách làm bài 4. 
HS làm bài còn lại trên bảng nhóm.
+ GV theo dõi, giúp đỡ. Thu bài chấm - nhận xét.
1 - 2 HS đọc nêu yêu cầu.
- 1-2 HS nêu cách làm.
-HS làm bài cá nhân vào vở.
- Lần lượt lên sửa bài.
1 - 2 HS đọc nêu yêu cầu.
 - 1-2 HS nêu cách làm.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- Lần lượt lên sửa bài. 
- Lớp nhận xét, sửa bài.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- Lần lượt lên sửa bài 
- Lớp nhận xét, sửa bài
- HS thảo luận nhóm bàn nêu cách làm bài 4. 
- Làm bài vào bảng nhóm.
- Đại diện một số nhóm lên trình bày.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
3.Củng cố : GV nhận xét bài làm của HS, củng cố chỗ HS còn hay sai.
+ Nhận xét tiết, tuyên dương cá nhân học tốt.
4. Dặn dò: Xem lại bài, làm bài vở bài tập. 
..................................................
Tiếng việt
LUYệN viết: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
I. Mục tiêu: 
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ tự do.
- Làm được BT2a/b hoặc BT3a/b, hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn.
- HS viết sạch đẹp, dúng chính tả.
II.Đồ dùng dạy học: 
- Giáy, bút dạ, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 
1. ổn định :
 2. Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng, lớp viết nháp: Tuyên truyền, khuyên, thuyết
 - GV nhận xét.
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết đúng.
- HS đọc thuộc bài: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà.
H. Bài thơ gồm mấy khổ? Viết theo thể thơ nào?
- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài.
- Cho HS nhớ viết.
+ GV chấm 5 – 7 bài
+ GV nhận xét chung về những bài chính tả vừa chấm, sửa lỗi chung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 2a: + Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2a.
+ Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2b.
Bài 3: Hướng dẫn HS làm BT3
+ Cho HS làm việc theo nhóm. 
+ Cho HS trình bày.
 + GV nhận xét và kết luận.
- 3 HS đọc thuộc lòng cả bài.
- Bài thơ gồm 3 khổ, viết theo thể thơ tự do.
- HS lắng nghe.
- HS nhớ lại bài thơ và viết chính tả, viết xong đổi vở cho bạn sửa bài.
Lắng nghe, thực hiện.
-1 HS đọc bài tập, lớp đọc thầm lại.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Các nhóm tìm nhanh .
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét.
4.Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Tuyên dương HS viết đẹp, nhóm học tốt.
Giáo dục tập thể
Sơ kết tuần
I. Mục tiêu: 
- Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
- HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. Tiến hành sinh hoạt lớp:
1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần 9:
- Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
- Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- GV tổng kết chung: 
 a) Nề nếp: Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ, duy trì sinh hoạt 10 phút đầu giờ.
 b) Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn yếu.
c) Học tập: Các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài: . . Tham gia tích cực phong trào thi đua giành “Hoa điểm 10”. Bên cạnh đó còn một số học sinh tiếp thu bài chậm, chưa chăm chỉ, chữ xấu, trình bày bài cẩu thả:.
2 .Kế hoạch tuần 10:
 - Học chương trình tuần 10.
 - Đi học chuyên cần, đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp, các tổ trưởng – lớp trưởng cần cố gắng và phát huy tính tự quản.
- Tham gia sinh hoạt Đội, Sao đầy đủ, lao động theo sự phân công.
 Trung Mỹ, ngày.tháng..năm.
 Chuyên môn duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_9_nam_hoc_2011_2012_nguyen_thi_phuong.doc