I. Mục tiêu
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại (lời Cương: lễ phép, nài nỉ thiết tha; lời mẹ Cương: lúc ngạc nhiên, khi cảm động, dịu dàng.)
- Hiểu nội dung bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý. (trả lời được các CH trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học
-Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ đốt cây bông.
-Bảng phụ viết sẵn câu văn ,đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .
III. Các hoạt động dạy - học
A/Kiểm tra bài cũ : Gọi 3 em lên bảng kiểm tra bài cũ .
- Đọc bài: Đôi giày ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi cuối bài .
+Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta .
+Tác giả của bài văn đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu tới lớp ?
Tại sao tác giả lại chọn cách làm đó ?
- Nêu nội dung chính của bài .
Giáo viên nhận xét, ghi điểm
Tuần 9 Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012 Toán : Tiết 41 Hai đường thẳng vuông góc I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. - Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê -ke -Bài tập cần làm Bài 1,bài 2 ,bài 3a . -Khuyến khích HS khá ,giỏi làm thêm bài 3 b và bài 4 . II. Đồ dùng dạy học: - Ê ke, thước thẳng (cho giáo viên và học sinh) III. Các hoạt động dạy học: A.Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu 3 HS mỗi em vẽ 1 góc: Góc nhọn? góc bẹt ? góc tù? Cho biết độ lớn các góc này như thế nào với nhau? Giáo viên nhận xét ghi điểm. B.Dạy học bài mới: 1) Giới thiệu bài : Giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với hai đường thẳng vuông góc -Giáo viên ghi đề bài lên bảng . -Yêu cầu 2 em nhắc lại . 2) Bài mới a/Giới thiệu 2 đường thẳng vuông góc - Giáo viên vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và hỏi: đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì? - Các góc đỉnh A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD là góc gì? -GV kéo dài hai cạnh BC và DC thành hai đường thẳng và nói: Hai đường thẳng này vuông góc với nhau tại điểm C . +Hãy cho biết góc BCD ,Góc DCN ,góc NCM ,góc BCM là góc gì ? +Các góc này có chung đỉnh nào ? - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các đồ dùng học tập của mình, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng vuông góc trong thực tế cuộc sống - Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ 2 đường thẳng vuông góc với nhau. Giáo viên vừa nêu cách vẽ vừa thao tác. *Dùng ê ke vẽ: + Vẽ đường AB . + Đặt 1 cạnh ê ke trùng với đường thẳng AB, vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê ke. Ta được 2 đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau. - Yêu cầu học sinh cả lớp vẽ đường thẳng OM vuông góc với đường thẳng ON tại O. b. Luyện tập Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài - Giáo viên vẽ lên bảng hai hình a, b như bài tập SGK/52 + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? +Yêu cầu HS dùng ê -ke để kiểm tra . Gọi 1 em lên bảng kiểm tra . -Yêu cầu HS nêu ý kiến . - Vì sao em nói hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau? Bài 2: - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài - Giáo viên vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, học sinh ghi các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình chữ nhật ABCD vào vở. * HCN có bốn cặp cạnh vuông góc với nhau. Gọi 1số học sinh nêu tên các cặp cạnh vuông góc với nhau . Bài 3 - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài. - HS dùng ê ke để kiểm tra góc vuông, nêu tên từng cặp đoạn thẳng. - Yêu cầu học sinh nêu tên các cặp đoạn thẳng đó viết vào vở . - Giáo viên thu vở chấm và nhận xét. b/Khuyến khích HS khá ,giỏi làm . Bài 4: Khuyến khích HS khá ,giỏi làm nếu còn thời gian HS nêu yêu cầu bài tập - HS dùng ê ke kiểm tra và nêu câu trả lời. - Nêu kết quả sau khi kiểm tra đo bằng ê ke -Hình ABCD là hình chữ nhật -Là các góc vuông . A B D C M N - Kéo dài cạnh BC và DC của hình chữ nhật ABCD ta được hai đường thẳng vuông góc với nhau. -Đó là các góc vuông -Chung đỉnh C . HS tìm các góc vuông trong lớp học VD :hai cạnh cửa sổ ,bảng đen ,quyển sách ,... C A B 0 D M 0 N - Hai đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau tạo thành bốn góc vuông có chung đỉnh O. - Ta thường dùng ê ke để kiểm tra hoặc vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau. Luyện tập Bài 1/50: Dùng ê -ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không ? a/ b/ H P I K M Q - Hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau, hai đường thẳng PM và MQ không vuông góc với nhau. -Vì khi dùng ê -ke kiểm tra thì thấy hai đường thẳng này cắt nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh I . Bài 2/50: Cho hình chữ nhật ABCD ,AB và BC là một cặp cạnh vuông góc với nhau .Hãy nêu tên từng cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình chữ nhật đó. A B D C -AB và BC là cặp cạnh vuông góc với nhau. -BC và CD là cặp cạnh vuông góc với nhau -CD và AD là cặp cạnh vuông góc với nhau -AD và AB là cặp cạnh vuông góc với nhau Bài 3/50 : Dùng ê -ke để kiểm tra góc vuông rồi nêu tên từng cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau có trong mỗi hình sau a) Góc đỉnh E và góc đỉnh D vuông. Ta có: AE, ED là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau. - CD, ED là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau. B A C E D b) Góc đỉnh N và góc đỉnh P vuông. Ta có: MN và NP là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau. - PN và PQ là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau. b/ P Q M N R Bài 4/50 : Cho hình tứ giác ABCD có góc đỉnh A và góc đỉnh D là các góc vuông . a/Hãy nêu tên từng cặp cạnh góc vuông với nhau . b/Hãy nêu tên từng cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau . A B D C a) AD, AB là một cặp cạnh vuông góc với nhau. AD, CD là một cặp cạnh vuông góc với nhau. b) Các cặp cạnh cắt nhau, không vuông góc với nhau: AB và BC, BC và CD. C. Củng cố dặn dò + Hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành mấy góc vuông? - Vẽ lại cho cô hai đường thẳng vuông góc với nhau? - Giáo viên nhận xét tiết học. Dặn dò : Các em về chuẩn bị bài : Hai đường thẳng song song . ------------------------------------------- Âm nhạc : Tiết 9 Ôn tập bài hát : Trên ngựa ta phi nhanh . Tập đọc nhạc : TĐN số 2 . Giáo viên âm nhạc soạn và dạy . ------------------------------------------- Tập đọc: Tiết 17 Thưa chuyện với mẹ I. Mục tiêu - Bước đầu biết đọc phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại (lời Cương: lễ phép, nài nỉ thiết tha; lời mẹ Cương: lúc ngạc nhiên, khi cảm động, dịu dàng.) - Hiểu nội dung bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý. (trả lời được các CH trong SGK) II. Đồ dùng dạy học -Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ đốt cây bông. -Bảng phụ viết sẵn câu văn ,đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc . III. Các hoạt động dạy - học A/Kiểm tra bài cũ : Gọi 3 em lên bảng kiểm tra bài cũ . - Đọc bài: Đôi giày ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi cuối bài . +Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta . +Tác giả của bài văn đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu tới lớp ? Tại sao tác giả lại chọn cách làm đó ? - Nêu nội dung chính của bài . Giáo viên nhận xét, ghi điểm B/Dạy học bài mới : 1) Giới thiệu bài: Dùng tranh giới thiệu - Bức tranh vẽ gì? + Vẽ một cậu bé đang nói chuyện với mẹ. Sau lưng cậu là hình ảnh lò rèn. Có những người thợ đang miệt mài làm việc. - Cậu bé trong tranh đang nói chuyện gì với mẹ, bài học hôm nay các em sẽ hiểu rõ điều đó. +Giáo viên ghi đề bài lên bảng .Yêu cầu 2 em nhắc lại . a) Luyện đọc -Yêu cầu HS đọc toàn bài . *Đọc nối tiếp từng đoạn GV chia đoạn của bài như sau: + Đoạn 1: Từ ngày phải nghỉ học... để kiếm sống. + Đoạn 2: Mẹ Cương... đốt cây bông. - Học sinh đọc bài tiếp nối theo trình tự: +Ghi bảng lỗi học sinh phát âm sai . - Giáo viên sửa lỗi, phát âm ngắt giọng. Lưu ý cho học sinh cần đọc đúng các từ . Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại. - Gọi học sinh đọc phần chú giải. GV giảng thêm một số từ : thưa (trình bày với người trên ) kiếm sống : (tìm cách ,tìm việc để có cái nuôi mình ); đầy tớ ( người giúp việc cho chủ ). *Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp . + Yêu cầu đại diện nhóm đọc trước lớp . GV nhận xét . - Gọi 1 - 2 học sinh đọc toàn bài. - Giáo viên đọc mẫu. Chú ý giọng đọc: trao đổi, thân mật, nhẹ nhàng. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tình cảm: mồn một, xin thầy, vất vả, kiếm sống, cảm động, nghèo quan sang, nghèn nghẹn, thiết tha, đáng trọng... b/Tìm hiểu bài * Luyện đọc Học sinh đọc toàn bài HS luyện đọc nối tiếp cả bài ,mỗi em đọc 1 đoạn . HS luyện đọc một số từ khó . - kiếm sống ,cảm động tuy nghèo nhưng dòng dõi quan sang ,nghèn nghẹn , thiết tha phì phào, cúc cắc - Con vừa bảo gì ? - Ai xui con thế ? - Con muốn giúp mẹ như thế là phải ... làm đầy tớ anh thợ rèn. HS nối tiếp nhau đọc lại lần 2 2 em đọc các từ chú giải : Thầy ,dòng dõi quan sang ,bất giác ,cây bông . HS luyện đọc theo cặp .Các em trong nhóm theo dõi chỉnh sửa lỗi cho nhau . 2 nhóm đọc trước lớp . + 1- 2 học sinh đọc toàn bài . * Tìm hiểu bài - Gọi học sinh đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi: +H: Từ “thưa” có nghĩa là gì? +H: Cương xin mẹ đi học nghề gì? Cương học nghề thợ rèn để làm gì? +H: “kiếm sống” có nghĩa là gì? - Gọi học sinh đọc đoạn 2, trả lời: +H: Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình? +H: Mẹ Cương nêu lý do phản đối như thế nào? +H: Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào ? -Gọi học sinh đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 4 SGK. +H:Nhận xét cách trò chuyện của hai mẹ con a/Cách xưng hô . b/Cử chỉ trong lúc trò truyện . + Cử chỉ trong lúc trò chuyện: - Gọi học sinh trả lời và bổ sung. -Nội dung chính của bài. -Gọi 2 em nêu lại nội dung bài . + “Thưa” có nghĩa là trình bày với người trên về một vấn đề nào đó với cung cách lễ phép, ngoan ngoãn. + Cương học nghề thợ rèn để giúp đỡ mẹ. Cương thương mẹ vất vả. Cương muốn tự mình kiếm sống. + “Kiếm sống” là tìm cách làm việc để tự nuôi mình. + Bà ngạc nhiên và phản đối. + Mẹ cho là Cương bị ai xui, nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang. Bố của Cương cũng sẽ không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn, sợ mất thể diện của gia đình. +Cương nghèn nghẹn, nắm lấy tay mẹ. Em nói với mẹ bằng những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. + Cách xưng hô: đúng thứ bậc trên, dưới trong gia đình. Cương xưng hô với mẹ lễ phép kính trọng. Mẹ Cương xưng mẹ gọi con dịu dàng, âu yếm. Qua cách xưng hô em thấy tình cảm mẹ con rất thắm thiết, thân ái. +Cử chỉ :thân mật,tình cảm. Mẹ xoa đầu Cương khi thấy Cương thương mẹ. Cương nắm lấy tay mẹ, nói thiết tha khi mẹ nêu lý do phản đối. Nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý. c/Luyện đọc diễn cảm- Yêu cầu học sinh đọc phân vai. - Yêu cầu học sinh đọc theo cách đọc đã phát hiện. +Lời Cương: lễ phép, khẩn khoản, thiết tha, xin mẹ cho em học nghề rèn và giúp em thuyết phục cha. +Mẹ Cương: ngạc nhiên khi nói Con vừa bảo gì? Ai xui con thế?, cảm động, dịu dàng khi hiểu lòng con: “Con muốn giúp mẹ... anh thợ rèn”; 3 dòng cuối bài đọc chầm chậm với giọng suy tưởng, sảng khoái, hồn nhiên thể hiện hồi tưởng của Cương về cảnh lao động hấp dẫn ở lò rèn. - Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm đoạn văn sau: Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ, thiết tha: - Mẹ ơi! Người ta ai cũng có một nghề. Làm ruộng hay buô ... ng hộ em thực hiện nguyện vọng ấy. + Em và bạn trao đổi, bạn đóng vai chị (anh) của em. + Em muốn đi học múa vào các buổi tối. + Em muốn đi học vẽ vào các buổi sáng thứ 7 và chủ nhật. + Em muốn đi học võ ở câu lạc bộ võ thuật. - 4 nhóm ghi ý kiến vào giấy khổ to. Học sinh nhận xét cuộc trao đổi theo các tiêu chí sau: + Nội dung trao đổi của bạn có đúng đề bài yêu cầu không? + Cuộc trao đổi có đạt được mục đích như mong muốn chưa? + Lời lẽ, cử chỉ của 2 bạn đã phù hợp chưa, có giàu sức thuyết phục chưa? + Bạn đã thể hiện được tài khéo léo của mình chưa? Bạn có tự nhiên, mạnh dạn khi trao đổi không? Ví dụ cuộc trao đổi: Em gái Anh trai (kêu lên) Em gái (tha thiết) Anh trai (gãi đầu, vẻ lúng túng) Em gái Anh trai Em gái Anh trai Em gái (vui mừng) - Anh ơi, sắp tới trường em có mở lớp dạy võ. Em muốn đi học. Anh ủng hộ em nhé! - Trời ơi, con gái sao lại đi học võ? Em phải đi học nấu ăn hoặc hoặc đàn. Học võ là việc của con trai, anh không ủng hộ em đâu. - Anh lúc nào cũng lo em bị bắt nạt. Em học võ sẽ tự bảo vệ được mình, anh vẽ không phải lo nữa. Mới lại anh em mình đều muốn lớn lên sẽ thi vào trường cảnh sát để theo nghề của bố. Muốn học trường cảnh sát thì phải học võ từ bây giờ đây anh ạ. - Nhưng anh vẫn thấy con gái mà học võ thì thế nào ấy. Chả còn ra con gái nữa. Thế sao em không học đàn? Bố mẹ có thể mua đàn cho em cơ mà. - Thầy dạy nhạc bảo tay em cứng, em không có khiếu học đàn, mà sao anh lại nghĩ học võ là không ra con gái? Anh đã thấy chị Thuý Hiền biểu diễn đẹp thế nào chưa, như là múa ấy, thật mê li - Em khéo nói lắm. Thôi được. Nhưng em học võ thì lấy thời gian đâu để học bài ở nhà và nấu cơm đỡ mẹ. - Anh yên tâm đi. Thời khoá biểu ở trường em rất hợp lý nên em đảm bảo sẽ không ảnh hưởng gì đến việc học và giúp đỡ mẹ. - Thế thì được, “nữ võ sĩ”. Anh sẽ ủng hộ em, sẽ thuyết phục bố mẹ đồng ý cho em đi học võ. - Có thế chứ. Em rất cảm ơn anh! C. Củng cố dặn dò - Yêu cầu học sinh nhắc lại điều cần ghi nhớ khi trao đổi ý kiến của người thân. (Nắm vững mục đích trao đổi, xác định đúng vai. Nội dung trao đổi rõ ràng, lôi cuốn. Thái độ chân thật, cử chỉ tự nhiên). - Viết bài trao đổi ở lớp vào vở. - Chuẩn bị bài ở tuần 11 - Nhận xét tiết học - Về nhà đọc truyện và trả lời câu hỏi SGK - Nhận xét tiết học -------------------------------------------- Sinh hoạt: Tiết 9 Hoạt động tập thể & Sơ kết tuần 9 I. Mục tiêu -HS biết ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành giáo dục .Biết những lời Bác căn dặn trong thư . Làm theo lời bác dạy . - Thông qua tiết sinh hoạt : HS nhận ra ưu, khuyết điểm của tuần 9 để có hướng khắc phục. - Thông qua thư Bác Hồ gửi từ đó các em thấy được nghĩa vụ học tập của mình để xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. II. Các hoạt động 1/ Hoạt động tập thể : Tìm hiểu về ngày Bác Hồ gửi thư cho học sinh . Học sinh biết ngày Bác Hồ gửi thư cho học sinh ,bác căn dặn những gì ? DÙ KHể KHĂN ĐẾN ĐÂU CŨNG PHẢI TIẾP TỤC THI ĐUA DẠY TỐT VÀ HỌC TỐT” (Lời của Chủ tịch Hồ Chớ Minh) Cỏch đõy 43 năm, ngày 15/10/1968, Chủ tịch Hồ Chớ Minh đó gửi bức thư cuối cựng cho toàn thể cỏn bộ, giỏo viờn, cụng nhõn viờn và học sinh, sinh viờn ngành Giỏo dục. Bức thư cú đoạn: “Mặc dự giặc Mỹ điờn cuồng đỏnh phỏ miền Bắc ỏc liệt, chỳng khụng những đó thất bại thảm hại trờn mặt trận chớnh trị, quõn sự, mà ta đó thắng chỳng trờn cả mặt trận giỏo dục và đào tạo cỏn bộ”. Đỏnh giỏ của Bỏc là sự khẳng định: giỏo dục và đào tạo cũng là một mặt trận, cụng học tập cũng là sự đúng gúp cho đất nước, cho xó hội. Từ đú, Bỏc Hồ căn dặn thầy và trũ ngành giỏo dục: “Dự khú khăn đến đõu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”. -Giáo dục các em vâng lời Bác xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ .Chăm chỉ học tập tốt 2. Sơ kết tuần 9: a. Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép Tồn tại: Còn một số em nghịch, chưa vâng lời: Thức ,Thuý Nề nếp: Tương đối ổn định Tồn tại: - Còn một số em để móng tay dài - Vệ sinh cá nhân chưa được sạch sẽ . b/Học tập: Nhìn chung các em có ý thức học tập tốt.Học bài và làm bài ở nhà đầy đủ Bên cạnh còn một số em lười học chưa chú ý học PB : Tín viết chữ cẩu thả . c/Các hoạt động khác : Các em có ý thức giữ vệ sinh sạch sẽ , tập thể dục sinh hoạt nghiêm túc .Thực hiện tốt kế hoạch của đội ,xe đạp xếp gọn gàng . *Lấy ý kiến : TD : ................................................................................................................................ PB: ................................................................................................................................. 3/Triển khai kế hoạch tuần 10.-Chấn chỉnh mọi nề nếp .Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ . Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ .Không chơi ao hồ ,chấp hành tốt luật ATGT và ANHĐ. Nhắc nhở các em nam cắt tóc ngắn . Nhắc nhở học sinh nộp tiền anh văn ,nộp các khoản theo quy định . Nhắc nhở học sinh chấp hành tốt nội quy trường lớp ,làm tốt kế hoạch của đội . --------------------------------------------------------------------------------------------------- Hát nhạc (Tiết 9) Ôn bài hát: Trên ngựa ta phi nhanh Tập đọc nhạc: TĐN số 2 I. Mục tiêu cần đạt - Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, biết thể hiện tình cảm của bài. - Học sinh biết hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu, nhịp, phách. Tập biểu diễn bài hát. - Đọc đúng cao độ, trường độ và ghép lời bài TĐN số 2: Nắng vàng. II. Chuẩn bị - Giáo viên: máy nghe, băng nhạc các bài hát 4 Bảng phụ có chép bài TĐN số 2: Nắng vàng và một số tranh minh họa. - Học sinh: SGK âm nhạc Một số nhạc cũ gõ Học thuộc bài trên ngựa ta phi nhanh. III. Các hoạt động dạy học 1. Phần mở đầu - Giáo viên giới thiệu nội dung bài học. - Học sinh nhắc lại. 2. Phần hoạt động a) Nội dung 1: Ôn tập bài hát trên ngựa ta phi nhanh - Yêu cầu học sinh nghe lại bài hát theo băng. - Yêu cầu học sinh hát đồng ca. - Giáo viên đệm nhạc. - Yêu cầu học sinh hát theo nhóm. - Yêu cầu học sinh tự gõ đệm và hát. - Yêu cầu học sinh hát theo tốp. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm một số động tác phụ họa: + Động tác 1: (câu 1 - 2 - 3)? + Động tác 2: (câu 4 - 5) + Động tác 3: (câu 6,7,8) b) Nội dung 2: Học bài TĐN số 2: Nắng vàng (đây là trọng tâm tiết học) - Giáo viên treo bảng phụ đã chép sẵn bài TĐN số 2 và hỏi: + Nốt nhạc thấp nhất, cao nhất trong bài? + Bài có những nốt gì? - Ôn bài hát trên ngựa ta phi nhanh và TĐN số 2. - Học sinh nghe 1 lần. - Hát 2 lần. - Học sinh hát 2 lần. - 2 nhóm. - Nhóm 1 hát, nhóm 2 gõ đệm và ngược lại. - 6 tốp, mỗi tốp 5 em. + Động tác phi ngựa. + Tay trái đưa ra phía trước, sang bên trái (câu 4), tay phải đưa ra phía trước sang bên phải (câu 5). + Như động tác 1 + Thấp nhất đô, cao nhất là sol. + Đồ rê mi sol - Yêu cầu học sinh luyện đọc theo tiết tấu. - Đen, trắng. - Yêu cầu học sinh vừa đọc câu nhạc (1 và 2) - Yêu cầu học sinh vừa đọc vừa gõ đệm theo phách. - Yêu cầu học sinh vừa đọc vừa gỗ đệm. - Ghép 2 câu nhạc với lời ca - Học sinh đọc tốc độ chậm từng câu nhạc. - Học sinh thực hiện với tốc độ trung bình. - Học sinh thực hiện với tốc độ nhanh hơn. - Vài em thực hiện. 3. Phần kết thúc - Giáo viên cho cả lớp đọc lại cả 2 lần, sau đó giáo viên nhận xét và dặn học sinh thực hiện bài tập ở nhà. - Nhận xét tiết học. Kỹ thuật (Tiết 18) Thêu lướt vặn (Tiết 1) I. Mục tiêu - Học sinh cách thêu lướt vặn và ứng dụng của thêu lướt vặn. - Thêu được cái mũi thêu lướt vặn theo đường vạch dấu. - Học sinh hứng thú học tập II. Đồ dùng dạy học - Tranh qui trình thêu lướt vặn - Mẫu thêu lướt vặn được thêu bằng sợi len trên vải khác màu - Vật liệu và vật dụng cần thiết + Một mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu có kích thước 20cmx30cm. + Len, chỉ thêu khác màu vải + Kim khâu len và kim khâu - Phấn vạch, thước, kéo III. Các hoạt động dạy học 1. Bài cũ - Chấm 1 số sản phẩm hôm trước chưa hoàn thành. - Giáo viên nhận xét đánh giá sản phẩm. 2/ Bài mới a) Giới thiệu bài b) Giảng bài Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu - Giáo viên giới thiệu mẫu thêu yêu cầu học sinh quan sát. - Yêu cầu học sinh quan sát hình 1a, 1b trả lời câu hỏi nhận xét về đặc điểm đường thêu lướt vặn - Giới thiệu một số sản phẩm - khăn tay, khăn thêu bằng mũi thêu lướt mặt, vỏ gối, cổ áo.. vặn. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn thao tác kỹ thuật. 1/Quan sát và nhận xét mẫu Thêu lướt vặn (hay còn gọi là thêu cành cây, thêu vặn thừng) là cách thêu để tạo thành các mũi thêu gói đều lên nhau và nối tiếp nhau giống như đường vặn thừng ở mặt phải đường thêu. ở mặt trái, các mũi thêu nối liên tiếp nhau giống đường khâu đột mau. 2/Hướng dẫn thao tác kỹ thuật (SGK) a/Đường vạch dấu b/Thuê các mũi thêu lướt vặn theo đường dấu. c/ Kết thúc đường thêu - Giáo viên treo tranh qui trình thêu lướt vặn. Hướng dẫn học sinh quan sát hình 2, 3, 4 SGK. - Học sinh quan sát H2 và trả lời câu hỏi SGK. - Yêu cầu học sinh ghi đường vạch dấu và đánh số thứ tự trên bảng. - Hướng dẫn học sinh quan sát hình 3a, 3b, 3c (SGK) và gọi học sinh nêu cách bắt đầu thêu, thêu mũi thứ nhất, mũi thứ hai. Yêu cầu học sinh thực hiện thao tác. - Yêu cầu học sinh đọc cách thêu mũi lướt vặn thứ ba, thứ tư, thứ năm.. - Yêu cầu học sinh quan sát H4SGK, nêu cách kết thúc đường thêu lướt vặn. Lưu ý một số điểm cho học sinh: + Thêu theo chiều từ trái sang phải + Thực hiện theo tình tự: đầu tiên đưa sợi chỉ thêu lên phía trên của đường dấu (hoặc về phía dưới). Dùng ngón cái của tay trái đè sợi chỉ về cùng một phía cho dễ thêu. Tiếp đó lùi kim về phía phải. Đường dấu 2 mũi để xuống kim. Cuối cùng, lên kim đúng vào điểm cuối của mũi thêu trước liền kề, mũi kim ở trên sợi chỉ. Rút chỉ lên được mũi thêu lướt vặn. + Vị trí lên kim và xuống kim cách đều nhau. + Không rút chỉ quá chặt và quá lỏng. - Giáo viên hướng dẫn nhanh các thao tác thêu lướt vặn lần hai. - Học sinh so sánh sự giống khác nhau giữa cách thêu lướt vặn và cách khâu đột mau (bài 6SGK) * Khắc sâu kiến thức cho học sinh: - Giống nhau: được thực hiện từng mũi thêu một. - Khác nhau: thêu lướt vặn được thực hiện theo chiều từ trái sang phải, còn khâu đột mau được thực hiện theo chiều từ phải sang trái. 3. Củng cố dặn dò - Gọi học sinh đọc mục ghi nhớ - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh - Tổ chức cho HS thêu lướt vặn trên giấy kẻ ô li với chiều dài mũi thêu và 1 ô - Giáo viên nhận xét tiết học
Tài liệu đính kèm: