I /. Mục đích yêu cầu:
Giúp HS:
- Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
-Không chơi đùa gần hồ ao sông suối;giếng,chum vại bể nước phải có nắp đậy.
-Chấp hành các qui định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ.
- Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ
- Thực hiện được các qui tắc an toàn phòng tránh đuối nước
II /- CHUẨN BỊ
GV: hình 36, 37 SGK
HS : VBT
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
A. Kiểm tra bài cũ: Khi bị bệnh cần ăn uống như thế nào?
- HS trả lời, GV nhận xét ghi điểm
Kế hoạch giảng dạy lớp 4 Tuần 9 ( Từ ngày 12/10 đến ngày 16/10/2009 ) Thứ ngày Môn học Tiết Tên bài dạy Thứ 2 12/10 Chào cờ Tâp đọc Toán Khoa học Kĩ thuật 9 17 41 17 9 Thưa chuyện với mẹ Hai đường thẳng vuông góc Phòng tránh tai nạn đuối nước Khâu đột mau ( Tiết 1 ) Thứ ba 13/10 Chính tả Toán Địa lí LT&C Đạo đức 9 42 9 17 9 Nghe viết : Thợ rèn Hai đường thẳng song song Hoạt động sản xuất của người dân Mở rộng vốn từ : ước mơ Tiết kiệm thời giờ ( tiết 2 ) Thứ tư 14/10 Toán Khoa học Lịch sử Kể chuyện Mĩ thuật 43 18 9 9 9 Vẽ hai đường thẳng vuông góc Ôn tập : Con người và sức khoẻ Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân Kể chuyện được chứng kiến, tham gia. Vẽ trang trí : Vẽ đơn giản hoa lá Thứ năm 15/10 Thể dục Âm nhạc Tập đọc Toán Tâp làm văn 17 9 18 44 17 Đt chung của bài TD phát triển chung ...Bài 9-Ôn tập : Ngựa ta phi nhanh Điều ước của vua Mi Đát Vẽ hai đường thẳng song song Luyện tập phát triển câu chuyện Thứ sáu 16/10 Toán LT&C Thể dục Tập làm văn HĐTT 45 18 18 18 9 Thực hành vẽ hình chữ nhật, hình vuông Động từ ĐT lưng, bụng của bài TD phat triển chung... Luyện tập : Trao đổi ý kiến với người thân Tuần 9 Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2009 Tập đọc Tiết 17 :Thưa chuyện với mẹ I./ Mục đích yêu cầu : 1. Đọc thành tiếng: - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. -Đọc đúng các từ: mồn một, quan sang, cúc cắc, bắn toé... Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại. 2.Đọc-hiểu: - HiểuTN : dòng dõi quan sang, bất giác, đầy tớ.. - HiểuND : Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quí. TRả LờI ĐƯẻc các câu hỏi trong SGK. II /. Chuẩn bị GV: tranh minh hoạ SGK, bảng phụ III/. Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS đọc nối tiếp nhau bài “Đôi giày ba ta mầu xanh” và trả câu hỏi về nội dung từng đoạn. - GV nhận xét, cho điểm. B. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài : - GV giới thiệu bài bằng tranh 2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc: - 1 HS khá đọc toàn bài. - HS chia đoạn : 2 đoạn . Đoạn 1: Từ ngày phải nghỉ học...để kiếm sống Đoạn 2: Mẹ Cương...đốt cây bông - HS đọc nối tiếp 2 đoạn của bài( 2 lượt) + Lượt 1: GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS + Lượt 2: GV giúp HS hiểu nghĩa một số từ mới ,( HS đọc phần chú giảI SGK) , HS đặt câu có từ “ thầy” - HS luyện đọc theo nhóm đôi - 1 HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu b-Tìm hiểu bài * Đoạn 1 - Gọi 1 HS đọc đoạn 1, lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi 1 SGK + GVghi bảng : vất vả, kiếm sống, đỡ đần + HS rút ý1. - GVchốt ý1 : Uớc mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp mẹ - HS (TB, yếu ) nhắc lại . * Đoạn 2 - HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi 2,3,4 SGK + GV ghi bảng : nắm tay mẹ, thiết tha, đáng trọng. - HS rút ý 2: - GV chốt ý 2 : Cương thuyết phục mẹ hiểu nghề nghiệp nào cũng cao quý. - 1 HS đọc toàn bài, nêu nội dung chính của bài. - GV chốt nội dung bài: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ hiểu và đồng tình với em: Nghề thợ rèn không phải là nghề hèn kém. Câu chuyện có ý nghĩa: Nghề nào cũng đáng quý. - HS ( TB, yếu ) nhắc lại c. Luyện đọc diễn cảm : - HS đọc tiếp nối 2 đoạn. Tìm giọng đọc - GV hướng dẫn HS luyện đoc đoạn 2 ( Bảng phụ ) - HS đọc trong nhóm . Các nhóm thi đọc - HS bình chọn bạn đọc đúng đọc hay IV/. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: “Điều ước của vua Mi Đát”. Toán: Tiết 40: hai đường thẳng vuông góc. I: Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh: - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. - Biết 2 đg thẳng vuông góc tạo ra 4 góc vuông, chung đỉnh. - Biết dùng ê ke kiểm tra được 2 đg thẳng vuông góc. II Đồ dùng: VBTT II: Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: H/s làm bài 3 sgk. 2. Bài mới: Gtb Hoạt động 1: GT 2 đg thẳng vuông góc GV vẽ HCN - ABCD ? HS đọc 4 góc vuông - GV kéo dài 1 đỉnh góc vuông GV khi đó ta được 2 đg thẳng vuông góc. HS lấy VD về 2 đg thẳng vuông góc . Hoạt đông 2: Luyện tập: - H/s lần lượt làm các bài tập :1,2,3(a).HS nào hoàn thành thì làm hết các bài còn lại. - HS đọc Y/C bài tập - HS làm VBTT - HS trình bầy trên lớp nhận xét GV KL IV: Hoạt động nối tiếp: - Làm bài tập ở nhà - Chuẩn bị bài học sau --------------------------------------------------------- Khoa học Tiết 17:Phòng tránh tai nạn đuối nước I /. Mục đích yêu cầu: Giúp HS: - Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước. -Không chơi đùa gần hồ ao sông suối;giếng,chum vại bể nước phải có nắp đậy. -Chấp hành các qui định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ. - Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ - Thực hiện được các qui tắc an toàn phòng tránh đuối nước II /- Chuẩn bị GV: hình 36, 37 SGK HS : VBT III/. Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: Khi bị bệnh cần ăn uống như thế nào? - HS trả lời, GV nhận xét ghi điểm B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp. Hoạt động1: Hướng dẫn HS thảo luận về các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước. * Cách tiến hành: - HS thảo luận theo nhóm đôi: Kể tên một số việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước? - Học sinh thảo luận và trình bày trước lớp - Giáo viên và học sinh nhận xét bổ sung, kết luận: + Không chơi đùa gần ao, hồ, sông, suối. Giếng nước phải xây thành cao, có nắp đậy. Chum, vại, bể nước phải có nắp đậy. + Chấp hành tốt các qui định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông. Hoạt động2: Một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi. * Cách tiến hành: - GV nêu: Nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu? - HS thảo luận theo nhóm đôi, nói cho nhau nghe và trình bày trước lớp nội dung trên. - GV và học sinh nhận xét bổ sung và kết luận: + Không xuống nước bơi lội khi đang ra mồ hôi. + Đi bơi ở các bể bơi phải tuân theo nội qui của bể bơi. + Không bơi khi vừa ăn no hoặc quá đói. Hoạt động3: Thảo luận theo các tình huống: * Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 3 nhóm, nêu tình huống như SGV trang 79. - Các nhóm lên bốc thăm và thảo luận theo từng tình huống của nhóm mình bốc thăm được. - Học sinh cùng thảo luận đưa ra cách ứng xử phù hợp trong từng tình huống. - Giáo viên nhận xét bổ sung. IV/. Củng cố -dặn dò: Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm bài tập ở vở bài tập Kĩ thuật Tiết 9 : Khâu đột thưa . I./ Mục đích yêu cầu: - HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa. - Khâu được mũi khâu đột thưa.Các mũi khâu có thể chưa đều nhau.Đường khâu có thể bị dúm. HS khéo tay khâu đều ,ít dúm . - Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận II Chuẩn bị : - GV: Quy trình khâu mũi khâu đột thưa, mẫu đường khâu đột thưa bằng len trên bìa, vải khác màu, mội mảnh vải trắng kích thước 20, 30 cm, len khác màu vải, kim khâu len, kéo , thước, phấn vạch. - HS cũng chuẩn bị các vật liệu như trên. .III./ Các hoạt động dạy học chủ yếu: *Hoạt động 1: Quan sát nhận xét. - YC học sinh quan sát mẫu. để nêu nhận xét về mũi khâu đột thưa. - Học sinh nêu- giáo viên nhận xét bổ sung . - YC học sinh đọc mục 1 của phần ghi nhớ. *Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác thao tác kĩ thuật. - Giáo viên treo tranh quy trình lên bảng, hướng dẫn HS quan sát và nêu các bước khâu đột thưa. - Hướng dẫn HS quan sát hình 2 để nêu cách vạch dấu. - HS vạch dấu theo 2 cách như khâu thường. - Giáo viên hướng dẫn 2 lần thao tác kĩ thuật khâu đột thưa.(từng mũi kim) - Hướng dẫn học sinh thao tác khâu lại mũi và nút chỉ cuối cùng như SGK - YC học sinh thực hiện các thao tác khâu các mũi kim trước lớp. Học sinh khác quan sát và nhận xét . - Học sinh đọc phần ghi nhớ - Tổ chức cho học sinh tập khâu mũi khâu đột thưa trên giấy ô li. IV/. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học - Dặn chuẩn bị đồ dùng tiết sau. Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2009 Chính tả Tiết 9: Nghe viết :Thợ rèn I/ Mục đích yêu cầu: Giúp HS : - Nghe-viết đúng chính tả, trình bày đúng trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ. - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt uôn / uông. II/ . Chuẩn bị - GV: Bảng phụ để làm BT2. - HS: VBT III./ Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng nghe GV đọc để viết các từ: con dao, rao vặt, giao hàng, đắt rẻ, hạt dẻ, cái giẻ...Còn HS dưới lớp viết vào vở nháp. - HS cả lớp nhận xét kết quả trên bảng, GV nhận xét ghi điểm. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu trực tiếp bằng lời 2. HD HS nghe-viết chính tả - GV đọc toàn bài một lần, lớp theo dõi SGK - Lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi về nội dung bài: (Sự vất vả và niềm vui trong lao động của người thợ rèn) - HS viết các từ khó, dễ lẫn trong bài vào vở nháp - GV nhắc nhở HS trước khi viết bài: ghi tên bài vào giữa dòng, sau dấu chấm viết hoa. - GV đọc từng câu, bộ phận ngắn trong câu. HS viết bài. - GV đọc cho HS soát lại bài . Tự sửa lỗi bằng chì vào lề vở. d. Thu chấm, nhận xét bài của HS ( từ 7- 10 bài ) 3. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 2b: Trò chơi “tiếp sức” : Điền vào chỗ trống: uôn hay uông - GV gắn 3 bảng phụ ghi sẵn nội dung BT lên bảng , 1 HS đọc to nội dung BT - GVchia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử 5 bạn tham gia chơi - GV phổ biến trò chơi, luật chơi - HS bắt đầu chơi. - Hết thời gian qui định . Đại diện nhóm đọc kết quả . Lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc. IV/. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà hoàn thành bài tập trong VBT ------------------------------------------------------------------------ Toán Tiết 41:Hai đường thẳng song song I./ Mục đích yêu cầu: Giúp HS có biểu tượng về hai đường thẳng song song ( Là hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau ) - Nhận biết được 2 đg thẳng //. II /. Chuẩn bị - GV: Thước, ê ke - HS :VBT. III/. Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ : HS trả lời : Hai đường thẳng vuông góc tạo thành mấy góc vuông ? B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học 2. Giới thiệu hai đường thẳng song song - GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng, kéo dài về hai phía hai cạnh đối diện nhau. - Tô màu cho HS biết và giới thiệu hai đường thẳng AB và CD song song với nhau. A B D C - Tương tự để HS nhận biết hai đường thẳng AD và CB cũng son ... ng AB C D và lấy 1 điểm E ngoài đường thẳng AB E + HS vẽ đường thẳng MN đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB + HS vẽ đường thẳng đi qua E A B B và vuông góc với đường thẳng MN vừa vẽ. N + GV nêu: Gọi tên đường thẳng vừa vẽ là CD, có nhận xét gì về đường thẳng CD và AB ? + GV kết luận: Vậy chúng ta đã vẽ được đường thẳng đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước. - GV nêu lại trình tự các bước vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB như phần bài học trong SGK - Gọi HS nhắc lại. 2. Hướng dẫn thực hành Bài 1 : Vẽ đừơng thẳng AB đi qua điểm M và song song với đừng thẳng AB - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập - HS hoạt động cá nhân vào vở nháp, 2 HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét. GV chốt kết quả đúng. Bài 2 (HS nào hoàn thành BT1,3 thì làm B2) Nêu tên các cặp cạnh song song với nhau trong tứ giác ADCB - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập - HS hoạt động cá nhân vàovở nháp, HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét. GV chốt kết quả đúng: Trong tứ giác ADCB có cặp cạnh AD và BC song song với nhau; cặp cạnh AB và CD song song với nhau Bài 3 : Vẽ đường thẳng đI qua B và song song với AD. Dùng êke kiểm tra góc vuông. - 1 HS đọc yêu cầu, yều cầu HS thảo luận nhóm đôi, 2 HS lên bảng làm bài. Lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng. IV/. Củng cố, dặn dò GV nhận xét giờ học dặn HS về nhà làm bài tập trong VBT. Tập làm văn Tiết 17: Luyện tập phát triển câu chuyện I Mục đích yêu cầu: - Dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu và gợi ý trong SGK bước đầu kể lại câu chuyện theo trình tự không gian. - Biết dùng lời kể chính xác, sáng tạo, lời kể hấp dẫn, sinh động. II /. Chuẩn bị - GV: Tranh minh hoạ trong SGK , bảng phụ .Giấy khổ to và bút dạ- - HS : VBT III./ Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng kể lại truyện ở vương quốc tương lai theo trình tự không gian và thời gian. - GV nhận xét cách kể chuyện, cho điểm HS B. Dạy hoc bài mới 1. Giới thiệu bài : Giới thiệu bằng tranh 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài1 : Đọc và tìm hiểu nội dung văn bản kịch - 4 HS đọc theo vai : Yết Kiêu , người cha , nhà vua ,người dẫn chuyện. - GV đọc diễn cảm 1 lần - HS trả các câu hỏi và nêu được: + Cảnh 1 có 2 nhân vật: Người cha và Yết Kiêu + Cảnh 2 có 2 nhân vật: Nhà vua và Yết Kiêu + Yết Kiêu là người căm thù giặc ngoại xâm, quyết chí diệt giặc. + Cha Yết Kiêu là người yêu nước, tuổi già, cô đơn,bịi tàn tật vẫn động viên con đi đánh giặc. + Những sự việc trong hai cảnh của vở kịch diễn ra theo trình tự thời gian Bài 2 : Kể lại câu chuyện Yết Kiêu theo gợi ý trong SGK - Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung BT ? Câu chuyện Yết Kiêu kể như gợi ý trong SGK là kể theo trình tự nào? GV nhắc HS : Khi kể chuyện theo trình tự không gian chúng ta có thể đảo lộn trật tự thời gian mà không làm cho câu chuyện bớt hấp dẫn. - HS giỏi chuyển mẫu văn bản kịch sang lời kể chuyện - GV chuyển mẫu 1 câu đoạn 2. - Tổ chức cho HS phát triển câu chuyện +HS thảo luận theo nhóm đôi và làm bài trong VBT - HS thi kể trước lớp + Gọi HS kể từng đoạn truyện. GV nhận xét. + Gọi 1 HS kể toàn truyện, HS nhận xét. GV nhận xét cho điểm HS. IV/. Củng cố, dặn dò Nhận xét tiết học . Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện và chuẩn bị bài ----------------------------------------- Thứ sáu ngày 16 tháng 10năm 2009 Toán Tiết 44: Thực hành vẽ hình chữ nhật,hình vuông I./ Mục đích yêu cầu: Giúp HS : Biết sử dụng thước và ê ke để vẽ hình chữ nhật ,hình vuông. II/ . Chuẩn bị - GV: thước kẻ, ê ke - HS: thước kẻ, ê ke, VBT T 4 III./ Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng: 1 HS vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước 1 HS 2vẽ đường thẳng đi qua đỉnh A của hình tam giác ABC và song với cạnh BC - GV chữa bài, cho điểm HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp 2. Hướng dẫn vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật MNPQ và hỏi: ? các góc ở các đỉnh hình chữ nhật có vuông không? và nêu các cặp cạnh song song với nhau có trong hình chữ nhật. - Dựa vào đặc điểm chung của hình chữ nhật, chúng ta sẽ thực hành vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh cho trước : dài 4cm, rộng 2cm GV nêu , HS vẽ từng bước như SGK A B C D 3. Thực hành vẽ hình vuông HD vẽ hình vuông theo độ dài cạnh cho trước - GV hỏi: HV có các cạnh như thế nào với nhau? + Các góc ở đỉnh HV là góc gì? - GV nêu: Chúng ta sẽ dựa vào các đặc điểm trên để vẽ HV có độ dài các cạnh cho trước. - GV nêu ví dụ: Vẽ hình vuông có cạnh dài 3 cm. - GV hướng dẫn HS từng bước vẽ như SGK: + Vẽ đoạn thẳng DC = 3cm + Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D tại C. Trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳng DA = 3cm, CB = 3cm. + Nối A với B ta được hình ABCD. 1 HS lên bảng vẽ, HS dưới lớp vẽ vào giấy nháp. HS cả lớp nhận xét kết quả trên bảng lớp. GV nhận xét chung. 4. Hướng dẫn thực hành Bài1Ltr 54 Vẽ và tính chu vi hình chữ nhật. - 1 HS đọc yêu cầu. - HS tự làm bài vào nháp . Sau đó gọi 1HS lên bảng lớp chữa bài, HS cả lớp chú ý theo dõi và nhận xét. GV chốt kết quả đúng :(5+ 3 ) x 2 = 16 ( cm ) Bài 2 :tr 54 Vẽ hình chữ nhật ABCD , kiểm tra độ dài của 2 đường chéo . - HS đọc yêu cầu BT - GV giúp HS nắm vững yêu cầu BT - HS tự làm bài vào vởô li, gọi 1 HS lên bảng chữa bài. - HS cả lớp theo dõi và nhận xét. GV chốt kết quả đúng : AC = 5cm ; BD = 5cm ; AC = BD Vậy : Hai đừơng chéo của hình chữ nhật bằng nhau Bài 1a, 2a tr 55, thực hành vẽ hình vuông. IV/. Củng cố.dặn dò: Nhận xét tiết học . Dặn HS về nhà làm các bài tập trong VBT. ---------------------------------------------------------- Luyện từ và câu Tiết 18: động từ I./ Mục đích yêu cầu: Hs hiểu: - Thế nào là động từ - Nhận biết được động từ trong câu văn, hoặc thể hiện qua tranh vẽ. II /. Chuẩn bị - GV:Bảng phụ, giấy khổ to và bút dạ, bảng phụ chép bài 2 tr 59 - HS :VBT III./ Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS đọc thuộc lòng các câu tục ngữ và tình huống sử dụng các câu tục ngữ. - GV nhận xét, cho điểm HS B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài : GVnêu mục đích yêu cầu cầu của tiết học 2 . Phần nhận xét: - GV gắn bảng phụ đã chuẩn bị lên bảng. - 2 HS đọc tiếp nối phần nhận xét - YC HS thảo luận theo nhóm đôi nội dung của 2 bài tập sau đó gọi HS các nhóm phát biểu, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận lời giải đúng : * Các từ chỉ hoạt động của : + anh chiến sĩ : nhìn , nghĩ + thiếu nhi : thấy * Chỉ trạng thái của các sự vật : + của dòng thác : đổ ( hoặc đổ xuống ) + của lá cờ : bay 3. Ghi nhớ: - GV giúp HS nêu và rút ra ghi nhớ. - HS ( TB, yếu ) nhắc lại ghi nhớ - HS lấy ví dụ về động từ chỉ hoạt động và trạng thái. 4. Luyện tập: Bài 1: Làm theo mẫu : - GV chia lớp thành 4 nhóm, phát giấy và bút dạ cho các nhóm. - 1HS đọc yêu cầu BT - Yêu câu các nhóm thảo luận và tìm từ. Nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng để các nhóm khác bổ sung, GV kết luận về những từ đúng. Tuyên dương những nhóm tìm được nhiều từ đúng. Bài 2 : Gạch dưới động từ trong đoạn văn cho trước - GVgắn bảng phụghi nội dung BT 2 , gọi 1 HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập ,cả lớp đọc thầm -YC HS thảo luận nhóm đôi và làm bài, gọi 1 HS làm nhanh trên bảng phụ, HS khác nhận xét, bổ sung. GV chốt lại lời giải đúng : a. đến, yết kiến, cho, nhận, xin, làm, dùi, có thể, lặn b. mỉm cười, ưng thuận, thử, bẻ, biến thành, ngắt, thành, tưởng, có Bài 3 : Trò chơi “ Xem kịch câm” - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - GV nêu nguyên tắc chơI ( mỗi nhóm 2 em ) - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ SGK - Lần lượt 2 HS lên bảng mô tả động tác, HS dưới lớp quan sát nêu tên hoạt động, trạng thái. được các bạn HS thể hiện bằng cử chỉ, động tác không lời. - GV nhận xét, cho điểm. IV/. Củng cố, dặn `dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà hoàn thành nội dung trong VBT Tập làm văn Tiết 18: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân I./ Mục đích yêu cầu: -Xác định được mục đích trao đổi. -Xác định được vai trong trao đổi. -Lập được dàn ý ( nội dung ) của bài trao đổi để đạt mục đích. -Đóng vai trò trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục để đạt được mục đích đề ra. -Luôn có khả năng trao đổi với người để đạt được mục đích. II/ - Chuẩn bị - GV: Bảng lớp viết sẳn đề bài. - HS : VBT TV4 III/.Các hoạt động dạy học chủ yếu: A- Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 HS lên kể câu chuyện về Yết Kiêu đã chuyển từ thể kịch. - GV nhận xét, đánh giá. B- Dạy học bài mới 1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2- Hướng dẫn làm bài tập a- Tìm hiểu đề bài - YC HS đọc đề bài - GV đọc lại đề bài, phân tích đề bài dùng phấn màu ghạch chân dưới các từ quan trọng. - YC HS đọc gợi ý: YC HS trao đổi và trả lời câu hỏi: + Nội dung cần trao đổi là gì + Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là ai? + Mục đích trao đổi là để làm gì? + Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào? + Em chọn nguyện vọng nào để trao đổi với anh (chị) - HS trả lời câu hỏi b-Trao đổi trong nhóm - GV chia lớp thành các nhóm, N1: 4HS, N2: 4 HS, N3: 4, N4: 6HS, yêu cầu HS các nhóm đóng vai anh ( chị ) của bạn và tiến hành trao đổi, các HS còn lại theo dõi hành động, cử chỉ, lắng nghe lời nói để nhận xét, góp ý cho bạn. c-Trao đổi trước lớp -Tổ chức cho hàng cặp HS trao đổi, HS cả lớp theo dõi, nhận xét cuộc trao đổi theo các tiêu chí sau: + Nội dung cuộc trao đổi của bạn có đúng đề bài không? + Cuộc trao đổi có đạt được mục đích mong muốn không? + Lời lẽ, cử chỉ của hai bạn đã phù hợp chưa, có giàu tính chất thuyết phục chưa? + Bạn đã thể hiện được tài khéo léo của mình chưa? Bạn có tự nhiên, mạnh dạn khi trao đổi không? IV/. Củng cố, dặn dò - Khi trao đổi ý kiến với người thân cần chú ý điều gì ? - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà viết lại cuộc trao đổi vào VBT. ------------------------------------------------------------- HĐTT I Mục đích yêu cầu: Giúp HS Biết ưu, khuyết điểm trong tuần Kế hoạch tuần tới Rút được kinh nghiệm II/.Hoạt động 1.Ưu điểm tuần9 - ổn định tổ chức lớp Đi học chuyên cần Vệ sinh trường, lớp cá nhân sạch sẽ 2.Khuyết điểm Chưa chú ý nghe giảng bài 1 số bạn chưa sạch đep ,cẩu thả trong khi làm bài... 3.Kế hoạch tuần tới Duy trì nề nếp Tích cực học tập...... II/ Hoạt động nối tiếp : GV dặn về nhà làm BT và giúp đỡ GĐ.
Tài liệu đính kèm: