Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Phạm Thị Minh Huyền (Bản 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Phạm Thị Minh Huyền (Bản 2 cột)

I.Mục tiêu:

- Có biểu tượng về hai dường thẳng vuông góc.

- Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke

II. Đồ dùng dạy học:

 -Ê ke, thước thẳng (cho GV và HS).

III. Hoạt động dạy học.

 

doc 40 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 217Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Phạm Thị Minh Huyền (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9: Thứ 2 ngày 12 tháng 10 năm 2009 
Tiết 1: CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN.
.
Tiết 2:TẬP ĐỌC 
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
- Hiểu ND: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý. (trả lời được các câu hỏi SGK)
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 85, SGK 
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
- Tranh đốt pháo hoa.
III. Hoạt động dạy học.
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định:
2/ Bài cũ :
-Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài: Đôi giày ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-Gọi 1 HS đọc toàn bài và nêu nội dung chính của bài.
-Nhận xét và ghi điểm HS .
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài : 
-Treo tranh minh hoạ và gọi 1 HS lên bảng mô tả lại những nét vẽ trong bức tranh.
-Cậu bé trong tranh đang nói chuyện gì với mẹ? Bài học hôn nay cho các em hiểu rõ điều đó.
b. Hướng dẫn luyện đọc:
-Yêu cầu đọc toàn bài.
-Bài chia làm hai đoạn. 
Đoạn 1; từ đầu đến kiếm sống.
Đoạn hai là phần còn lại.
-Yêu cầu đọc nối đọan.
Sửa sai phát âm:dòng dõi, bất giác, nhễ nhại, tiếng bễ thổi,bắn tóe.
-Yêu cầu đọc nối lần hai.
-Giải thích từ mới: 
 Đoạn 1:
 H.Cương gọi hai người sinh ra mình là gì?.
 H.Thầy còn gọi là gì?
- Đoạn hai: 
H.Thế nào là dòng dõi quan sang?
H.Khi nói chuyện với mẹ Cương nghĩ đến gì?
H.Thấy nào là bất giác?
-Treo tranh hướng dẫn nghĩa từ “ phì phào” và từ “ cúc cắc”.
H.Hai từ đó trong bài được viết như thế nào?
Vì sao?
Hướng dẫn cách đọc.
* Toàn bài đọc với giọng trao đổi, trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng. Lời Cương đọc với giọng lễ phép, khẩn khoản thiết tha xin mẹ cho em được học nghề rèn. Giọng mẹ Cương ngạc nhiện khi nói cảm động dịu dàng khi hiểu lòng con.
Đọc mẫu cả bài.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
H. Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì?
H. Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình?
H Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
H.Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
H.Nhận xét cách nói chuyện của hai mẹ con:
a. Cách xung hô?
b. Cử chỉ trong lúc trò chuyện?
-Với câu hỏi này yêu cầu hai em thảo luận, sau đó trình bày.
Nhận xét và hỏi:
H.Qua tìm hiểu em nào nêu được nội dung bài?
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Yêu cầu đọc nối đoạn.
-Theo dõi nhận xét sửa sai.
-Yêu cầu đọc đoạn trong nhóm.
-Treo bảng hướng dẫn đọc diễn cảm.
Đoạn:
Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ thiết tha:
 -Mẹ ơi ! Người ta ai cũng phải có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp, hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
 Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhại mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi “phì phào” tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập “cúc cắc” và những tàn lửa đỏ hồng, bắn toé lên như khi đất cây bông.
H. Hãy cho biết GV đã nhấn giọng ở từ nào? H.Nhấn giọng từ ấy để làm gì?
H.Qua tìm hiểu nội dung bài, em nào cho cô biết bài này có ý nghĩa như thế nào?
-Yêu cầu đọc phân vai.
Nhận xét và tuyên dương bạn đọc hay.
4. Củng cố dặn dò.
H.Nêu lại nội dung, ý nghĩa của bài?
-Các em cần học giỏi để mai sau kiếm một nghề để sống và giúp đỡ ba mẹ.
-Về nhà đọc lại nhiều lần, chuẩn bị bài: Điều ước của vua Mi- đát.
-Nhận xét chung tiết học.
Cá nhân đọc hai đọan, trả lời các câu hỏi.
Theo dõi nhận xét bạn đọc.
-Cá nhân nêu nội dung vẽ trong tranh.
-Nhắc tựa.
-Cá nhân đọc toàn bài.
-Lắng nghe.
-Hai em đọc nối hai đọan.
- Phát âm lại.
-Hai em đọc nối hai đọan.
Là mẹ với thầy.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
Hai từ đó được viết trong ngoặc kép. Vì đó là từ có nghĩa đặc biệt.
-Theo dõi.
-HS đọc đoạn 1 để trả lời.
-HS đọc tiếp đoạn 2 trả lời.
-HS trả lời.
-HS thảo luận nhóm đôi rồi trả lời.
- HS đọc theo yêu cầu của GV.
-Hai em đọc nối hai đọan.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
- HS đọc phân vai .
- HS nêu .
.
Tiết 3: TOÁN 
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I.Mục tiêu:
- Có biểu tượng về hai dường thẳng vuông góc.
- Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke
II. Đồ dùng dạy học:
 -Ê ke, thước thẳng (cho GV và HS). 
III. Hoạt động dạy học.
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định:
2/ Bài cũ :
-GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 40, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với hai đường thẳng vuông góc.
 b. Tìm hiểu bài:
 -GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD.
H. Đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì ?
H.Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD là góc gì ? (góc nhọn, góc vuông,góc tù hay góc bẹt ?)
 -GV vừa thực hiện thao tác, vừa nêu: Cô (thầy) kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM, kéo dài cạnh BC thành đường thẳng BN. Khi đó ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại điểm C.
H. Hãy cho biết góc BCD, góc DCN, góc NCM, góc BCM là góc gì ?
H.Các góc này có chung đỉnh nào ?
 -GV: Như vậy hai đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C.
H. Hãy quan sát các đồ dùng học tập của mình, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng vuông góc có trong thực tế cuộc sống?
 -GV hướng dẫn HS vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau (vừa nêu cách vẽ vừa thao tác): Chúng ta có thể dùng ê ke để vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau, chẳng hạn ta muốn vẽ đường thẳng AB vuông góc với đường thẳng CD, làm như sau:
 +Vẽ đường thẳng AB.
 +Đặt một cạnh ê ke trùng với đường thẳng AB, vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê ke. Ta được hai đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau.
 -GV yêu cầu HS cả lớp thực hành vẽ đường thẳng NM vuông góc với đường thẳng PQ tại O.
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1:
 -GV vẽ lên bảng hai hình a, b như bài tập trong SGK.
H. Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV yêu cầu HS cả lớp cùng kiểm tra.
 -GV yêu cầu HS nêu ý kiến.
H.Vì sao em biết hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau ?
 Bài 2:
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài.
 -GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó yêu cầu HS suy nghĩ và ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình chữ nhật ABCD vào VBT.
 -GV nhận xét và kết luận về đáp án đúng.
 Bài 3:(a)
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
-GV yêu cầu HS trình bày bài làm trước lớp.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4:(HSK-G)
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
-GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố- dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe.
-Hình ABCD là hình chữ nhật.
-Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD đều là góc vuông.
-HS theo dõi thao tác của GV.
-Là góc vuông.
-Chung đỉnh C.
-HS nêu ví dụ: hai mép của quyển sách, quyển vở, hai cạnh của cửa sổ, cửa ra vào, hai cạnh của bảng đen, 
-HS theo dõi thao tác của GV và làm theo.
-1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.
-Dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau không.
-HS dùng ê ke để kiểm tra hình vẽ trong SGK, 1 HS lên bảng kiểm tra hình vẽ của GV.
-Hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau, hai đường thẳng PM và MQ không vuông góc với nhau.
-Vì khi dùng ê ke để kiểm tra thì thấy hai đường thẳng này cắt nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh I.
-1 HS đọc trước lớp.
-HS viết tên các cặp cạnh, sau đó 1 đến 2 HS kể tên các cặp cạnh mình tìm được trước lớp:
AB và AD, AD và DC, DC và CB, CD và BC, BC và AB.
-HS dùng ê ke để kiểm tra các hình trong SGK, sau đó ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau vào vở.
-1 HS đọc các cặp cạnh mình tìm được trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
-2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
-1 HS lên bảng, HS cả lớp làm bài vào VBT.
a) AB vuông góc với AD, AD vuông góc với DC.
b) Các cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau là: AB và BC, BC và CD.
-HS nhận xét bài bạn và kiểm tra lại bài của mình theo nhận xét của GV.
-HS cả lớp.
.
TiÕt4:©m nh¹c:
gi¸o viªn ©m nh¹c d¹y
.
CHIỀU:
Tiết 1+ 2:LUYỆN TIẾNG VIỆT 
ÔN TẬP
I Mục tiêu: 
- Rèn cách tìm danh từ và phân danh từ ra các nhóm cho HS.
- Tạo thói quen phân từ ,viết văn cho HS. 
III. Hoạt động dạy học.
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ: 
H: Thế nào là danh từ?
2. Dạy bài mới: 
 Bài 1: Tìm danh từ trong đoạn văn sau:
 Mùa xuân đã đến. Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò đuổi nhau xập xè quanh những mái nhà. Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên mấy bãi soi dài nổi lên ở giữa sông, những con giang, con sấu cao gần bằng người, theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xoá.
Bài 2: Cho các từ sau:
Bác sĩ, nhân dân, hy vọng, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, mơ ước, xe máy, sóng thần, hoà bình, chiếc, mong muốn, bàn ghế, gió mùa, truyền thống, xã, tự hào, huyện, phấn khởi.
a. Xếp các từ trên vào 2 nhóm: danh từ và không phải là danh từ
b. Xếp các danh từ vào các nhóm danh từ chỉ: người, vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị.
Bài 3: Nghĩa của các từ: Nhà cửa, ăn uống, sách vở có gì khác so với nghĩa của các từ đơn: nhà, cửa, ăn, uống, sách, vở
HS nêu yêu cầu rồi làm
GV: Từ phức nghĩa mang tính khái quát, tổng hợp
Từ đơn mang tính cụ thể
3. Củng cố - dặn dò: Dặn HS về học bài
- HS nối tiếp trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
-HS nêu yêu cầu của đề
-HS làm vào nháp rồi trình bày
-Lớp bổ sung kết luận
 Đáp án:
Danh từ gồm: mùa xuân, buổi chiều, đàn chim én, dãy núi, bến đò, mái nhà, ngày, mưa phùn, người ta, bãi soi, sông, con,giang, con sến, người, bụi mưa
- HS nêu yêu cầu của đề
- HS làm nháp rồi trình bày – 2 HS lên bảng làm 
 Đáp án:
Không phải danh từ: phấn khởi, tự hào, mong muốn, hy vọng, mơ ước
- HS nêu yêu cầu của đề
- HS làm nháp rồi trình bày – 2 HS lên bảng làm 
.
Tiết 3:LUYỆN TOÁN
 ÔN TẬP
I Mục tiêu: 
- Rèn cho HS cách làm dạng toán: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó,dạng toán tìm số trung bình cộng của nhiều số.
- Tạo thói quen nhận dạng toán cho HS.
II. Hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ: 
H: Muốn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó làm thế nào?
 2. Dạy bài mới: 
 Bài 1: Tìm hai số, biết:
a.Tổng hai số là175, hiệu hai số là 75.
b. Tổng hai số là396,  ... mình như nắm tay mẹ để mẹ đồng tình với nguyện vọng của mình. Tiết học này lớp mình sẽ thi xem ai là người ứng xử khéo léo nhất để đạt được mục đích trao đổi.
b. Tìm hiểu bài:
 * Tìm hiểu đề:
-Gọi HS đọc đề bài trên bảng.
-Phân tích, dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ quan trọng: nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh (chị), ủng hộ, cùng bạn đóng vai.
-Yêu câu đọc gợi ý: 
H.Nội dung cần trao đổi là gì?
H.Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là ai?
H.Mục đích trao đổi là để làm gì?
H.Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào?
H.Em chọn nguyện vọng nào để trao đổi với anh (chị)?
 * Trao đổi trong nhóm:
-Chia nhóm 4 HS . Yêu cầu 1 HS đóng vai anh (chị) của bạn và tiến hành trao đổi. 2 HS còn lại sẽ trao đổi hành động , cử chỉ, lắng nghe, lời nói để nhận xét, góp ý cho bạn.
 * Trao đổi trước lớp:
Đưa ra ví dụ học sinh làm mẫu trước lớp:
Em gái
-Anh ơi, sắp tới trường em có mở lớp dạy trường quyền. Em muốn đi học. Anh ủng hộ em nhé!
Anh trai
(kêu lên)
-Trời ơi! Con gái sai lại đi học võ? Em phải đi học nấu ăn hoặc học đàn. Học võ là việc của con trai, anh không ủng hộ em đâu!
Em gái 
(tha thiết)
-Anh lúc nào cũng lo em anh bị bắt nạt. Em học võ sẽ tự bảo vệ được mình, anh sẽ không phải lo nữa. Với lại anh em mình đều muốn lớn lên sẽ thi vào trường cảnh sát để theo nghề của bố. Muốn học trường cảnh sát thì phải biết võ từ bây giờ đấy anh ạ !
-Tổ chức cho từng cặp HS trao đổi.
-Yêu cầu HS dưới lớp theo dõi, nhận xét cuộc trao đổi theo các tiêu chí sau:
-Treo bảng phụ ghi các tiêu chí.
+Nội dung trao đổi của bạn có đúng đề bài yêu cầu không?
+Cuộc trao đổi có đạt được mục đích như mong muốn chưa?
+Lời lẽ, cử chỉ của hai bạn đã phù hợp chưa, có giàu sức thuyết phục chưa?
+Bạn đã thể hiện được tài khéo léo của mình chưa? Bạn có tự nhiên, mạnh dạn khi trao đổi không?
-Yêu cầu bình chọn cặp đóng vai hay và trong nhóm nhận xét đúng để tuyên dương.
4. Củng cố- dặn dò.
-Qua bài học các em biết bày tỏ ý kiến của mình, nhưng chúng ta chỉ bày tỏ những ý kiến đúng, phù hợp thôi.
-Về nhà tập bày tỏ ý kiến với người thân, chuẩn bị tiết sau ôn tập.
-Nhận xét chung tiết học.
-3 HS lên bảng kể chuyện.
-Nhắc tựa.
-Đọc đề, nêu yêu cầu.
-Cá nhân đọc lại gợi ý.
-Thảo luận nhóm đôi để trả lời.
-Các nhóm thảo luận trao đổi, đóng vai và nhận xét nội dung của nhóm mình.
Hai em làm mẫu.
-Từng cặp HS thao đổi, HS nhận xét sau từng cặp.
-Cặp đóng vai lên thực hiện.
.
Tiết 2: : MỸ THUẬT: 
VẼ TRANG TRÍ: VẼ ĐƠN GIẢN HOA, LÁ
I. Môc tiªu:
- Häc sinh hiểu h×nh d¸ng, mµu s¾c vµ ®Æc ®iÓm cña mét sè lo¹i hoa, l¸ ®¬n gi¶n. 
- Häc sinh biÕt c¸ch vÏ ®¬n gi¶n mét hoặc hai b«ng hoa, chiÕc l¸.
- Häc sinh vẽ đơn giản được một số bông hoa, chiếc lá.
- HSK-G: Biết lược bỏ các chi tiết, hình vẽ cân đối.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - ChuÈn bÞ mét sè hoa, l¸ thËt. - Bµi vÏ cña häc sinh c¸c líp tr­íc. 
 - Mét sè ¶nh chôp hoa, l¸ vµ h×nh hoa, l¸ ®· ®­îc vÏ ®¬n gi¶n; mét sè bµi vÏ trang trÝ cã sö dông ho¹ tiÕt hoa l¸. 
HS: - GiÊy vÏ, vë tËp vÏ 4, bót ch×, tÈy, mµu. Mét vµi b«ng hoa, chiÕc l¸ thËt
III/ Ho¹t ®éng d¹y – häc:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định: Hát
2/ Bài cũ :
Kiểm tra đồ dùng của HS.
3. Bài mới:
a.Quan s¸t,nhËn xÐt:
- GV yêu cÇu HS xem ¶nh chôp vµ hoa, l¸ thËt:
H. Tªn gäi cña c¸c lo¹i hoa, l¸?
H. H×nh d¸ng vµ mµu s¾c cña chóng cã g× kh¸c nhau?
- Gi¸o viªn giíi thiÖu mét sè hoa, l¸ thËt nh­ hoa hång, hoa cóc, ... l¸ b­ëi, l¸ trÇu kh«ng ... vµ h×nh c¸c lo¹i hoa, l¸ trªn ®· ®­îc vÏ ®¬n gi¶n ®Ó häc sinh thÊy sù gièng nhau, kh¸c nhau gi÷a h×nh hoa, l¸ thËt vµ h×nh hoa, l¸ ®· ®­îc vÏ ®¬n gi¶n.
b.C¸ch vÏ ®¬n gi¶n hoa, l¸:
- Gi¸o viªn cho c¸c em xem c¸c bµi vÏ ®¬n gi¶n hoa, l¸ ®Ñp cña c¸c b¹n häc sinh n¨m tr­íc ®Ó c¸c em häc tËp c¸ch vÏ.
+ VÏ hình d¸ng chung cña hoa, l¸.
+ VÏ c¸c nÐt chÝnh cña c¸nh hoa vµ l¸.
+ Nh×n mÉu vÏ nÐt chi tiÕt.
+ Chó ý l­îc bít mét sè chi tiÕt r­êm rµ, phøc t¹p;
+ VÏ mµu tù chän.
c.Thùc hµnh: 
+ Nh×n mÉu hoa, l¸ ®Ó vÏ; VÏ h×nh d¸ng chung c©n ®èi víi phÇn giÊy. T×m ®Æc ®iÓm cña hoa, l¸. 
- HS đặt đồ dùng lên bàn.
- HS quan s¸t tranh vµ tr¶ lêi:
- KÓ tªn mét sè lo¹i hoa, l¸ mµ em biÕt.
- Häc sinh nhËn xÐt, gi¸o viªn bæ sung ®Ó c¸c em nhËn thÊy hoa, l¸ cã h×nh d¸ng, mµu s¾c ®Ñp vµ mçi lo¹i ®Òu cã ®Æc ®iÓm riªng.
- HS chó ý quan s¸t, l¾ng nghe 
4.NhËn xÐt,®¸nh gi¸.
- Chän bµi vÏ cho HS nhËn xÐt vÒ: C¸ch s¾p xÕp, hoa l¸ râ ®Æc ®iÓm, MS t­¬i s¸ng hµi hoµ 
- Khen ngîi, ®éng viªn nh÷ng häc sinh, nhãm häc sinh cã hiÒu ý kiÕn ph¸t biÓu 
- GV nhËn xÐt chung giê häc.
5.DÆn dß HS: - ChuÈn bÞ ®å dïng cho bµi häc sau. Q/s¸t ®å vËt cã d¹ng h×nh trô.
 .
Tiết 3: TOÁN
THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT; THỰC HÀNH VẼ 
 HÌNH VUÔNG
I.Mục tiêu:
 -Giúp HS: Vẽ dược hình chữ nhật, hình vuông (bằng thước kẻ và ê ke)
II. Đồ dùng dạy học:
 -Thước thẳng và ê ke (cho GV và HS).
III/ Hoạt động dạy học.
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định:
2/ Bài cũ :
 -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS 1 vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước ; HS 2 vẽ đường thẳng đi qua đỉnh A của hình tam giác ABC và song song với cạnh BC.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được thực hành vẽ hình chữ nhật; hình vuông có độ dài cạnh cho trước. 
 b. Tìm hiểu bài:
 *GV vẽ lên bảng hình chữ nhật MNPQ và hỏi HS:
 H.Các góc ở các đỉnh của hình chữ nhật MNPQ có là góc vuông không ?
H.Hãy nêu các cặp cạnh song song với nhau có trong hình chữ nhật MNPQ?
 -Dựa vào các đặc điểm chung của hình chữ nhật, chúng ta sẽ thực hành vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh cho trước.
 -GV nêu ví dụ: Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4 cm và chiều rộng 2 cm.
 -GV yêu cầu HS vẽ từng bước như SGK giới thiệu:
 +Vẽ đoạn thẳng CD có chiều dài 4 cm. GV vẽ đoạn thẳng CD (dài 4 cm) trên bảng.
 +Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D, trên đường thẳng đó lấy đoạn thẳng DA = 2 cm.
 +Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, trên đường thẳng đó lấy CB = 2 cm.
 +Nối A với B ta được hình chữ nhật ABCD.
 *Hướng dẫn vẽ hình vuông theo độ dài cạnh cho trước :
H. Hình vuông có các cạnh như thế nào với nhau ?
 H.Các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc 
gì ?
 -GV nêu: Chúng ta sẽ dựa vào các đặc điểm trên để vẽ hình vuông có độ dài cạnh cho trước.
 -GV nêu ví dụ: Vẽ hình vuông có cạnh dài 3 cm.
 -GV hướng dẫn HS thực hiện từng bước vẽ như trong SGK.
c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1:(a trang 54)
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
 -GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm, sau đó đặt tên cho hình chữ nhật.
 -GV yêu cầu HS nêu cách vẽ của mình trước lớp.
H. Tính chu vi của hình chữ nhật?
 -GV nhận xét.
 Bài 2: (a trang 54)
 -GV yêu cầu HS tự vẽ hình, sau đó dùng thước có vạch chia để đo độ dài hai đường chéo của hình chữ nhật và kết luận: Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau.
Bài 1:(a trang 55)
-GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
-GV yêu cầu HS nêu cách vẽ của mình trước lớp. Hình vuông có độ dài cạnh là 4 cm, sau đó tính chu vi và diện tích của hình.
Bài 2: (a trang 55)
-GV yêu cầu HS quan sát hình thật kĩ rồi vẽ vào VBT, hướng dẫn HS đếm số ô vuông trong hình mẫu, sau đó dựa vào các ô vuông của vở ô li để vẽ hình.
 -Hướng dẫn HS xác định tâm của hình tròn bằng cách vẽ hai đường chéo của hình vuông (to hoặc nhỏ) giao của hai đường chéo chính là tâm của hình tròn.
Bài 3:(HSK-G)
 -GV yêu cầu HS tự vẽ hình vuông ABCD có độ dài cạnh là 5 cm và kiểm tra xem hai đường chéo có bằng nhau không, có vuông góc với nhau không.
 -GV yêu cầu HS báo cáo kết quả kiểm tra về hai đường chéo của mình.
 -GV kết luận: Hai đường chéo của hình vuông luôn bằng nhau và vuông góc với nhau.
4.Củng cố- dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học.
 -Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng vẽ hình, HS cả lớp vẽ hình vào giấy nháp.
-HS nghe.
+Các góc này đều là góc vuông.
-Cạnh MN song song với QP, cạnh MQ song song với PN.
-HS vẽ vào giấy nháp.
-Các cạnh bằng nhau.
-Là các góc vuông.
-HS vẽ hình vuông ABCD theo từng bước hướng dẫn của GV.
-1 HS đọc trước lớp.
-HS vẽ vào VBT.
-HS nêu các bước như phần bài học của SGK.
-Chu vi của hình chữ nhật là:
 (5 + 3) x 2 = 16 (cm)
-HS làm bài cá nhân.
-1 HS đọc trước lớp.
-HS vẽ vào VBT.
-HS nêu các bước như phần bài học của SGK.
-HS vẽ hình vào VBT, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
-HS tự vẽ hình vuông ABCD vào VBT, sau đó:
+Dùng thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét để đo độ dài hai đường chéo.
+Dùng ê ke để kiểm tra các góc tạo bởi hai đường chéo.
-Hai đường chéo của hình vuông ABCD bằng nhau và vuông góc với nhau.
-HS cả lớp.
.
Tiết 4: AN TOÀN GIAO THÔNG.
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ.
I.Mục tiêu:
HS biết mặt nước cũng là một loại phương tiện giao thông .Nước ta có bờ biển dài ,có nhiều sông rạch nên giao thông đường thuỷ thuận lợi và có vai trò rất quan trọng .
HS biết tên gọi các phương tiện giao thông đường thuỷ .
HS biết biển báo giao thông đường thuỷ (6 biển báo hiệu giao thông ) để đảm 
bảo an toàn khi đi trên đường thuỷ .
III/ Hoạt động dạy học.
Giáo viên
 Học sinh
1. Ổn định: Hát
2/ Bài cũ :
H.Hãy nêu điều kiện đường đi an toàn?
H.Hãy nói cách đi đường đi an toàn?
-Nhận xét đánh giá.
3.Bài mới : 
a.Giới thiệu bài:
- Ngoài đường bộ và đường sắt ta còn có thể đi lại bằng đường giao thông nào nữa ? 
- Hôm nay ta học bài đường thuỷ còn đường không ta học vào lớp sau .
HOẠT ĐỘNG 1 :
- Treo tranh một số con sông lớn đó là con đường giao thông trên mặt nước .
- Rút ra kết luận 
 HOẠT ĐỘNG 2:
- GV liên hệ đến HS 
H. Những nơi nào có thể đi lại trên mặt nước ?
- GV giảng : Người ta chia giao thông làm hai loại GTĐT nội địa và giao thông đường biển chúng ta chỉ học về giao thông nội địa .
-Trên đường thuỷ cũng có tai nạn giao thông để đảm báo an toàn giao thông phải có các biến báo hiệu .
- Liên hệ đến HS 
- GV đính 6 biển báo hiệu trên bảng cho HS nhận xét, rút ra kết luận .
4/ Củng cố -dặn dò :
-Cho HS hát bài “Con kênh xanh xanh “
- Cho HS xem một số hình ảnh về các con sông.
-Chuẩn bị bài sau .
-Nhận xét tiết học 
-Cá nhân nêu.
-Bằng đường thuỷ và đường không .
- Ngoài giao thông đường bộ giao thông đường sắt ta còn sử dụng các loại tàu thuyền đi lại trên mặt nước gọi là GTĐT .
-Mặt sông ,mặt biển ,ồ ,kênh 
- HS quan sát.
- HS nhận xét về màu sắc hình vẽ, viền .
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_9_pham_thi_minh_huyen_ban_2_cot.doc